19:35 EDT Thứ tư, 24/04/2024

Lớp Học Kinh Thánh Hàng Tuần


1. Những bài học Kinh Thánh hằng tuần cho mọi lứa tuổi
2. Các Bản Thánh Ca - Tôn Vinh

» Xem chi tiết


............................................................................................
 

............................................................................................................

Giải Đáp Thắc Mắc Hôm Nay


                               » Xem chi tiết

............................................................................................

Đang truy cậpĐang truy cập : 2


Hôm nayHôm nay : 687

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 11050

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1870877

Trang Chủ » Giải Đáp Thắc Mắc » Câu Hỏi

Câu Hỏi 46: Nghe mấy lời giảng luận, đã biết Tin Lành là đạo chánh rồi, song đạo Nho cũng là chánh, không đáng theo hay sao, mà phải theo đạo Tin Lành?

Thứ sáu - 06/05/2016 04:43
Câu Hỏi 46:  Nghe mấy lời giảng luận, đã biết Tin Lành là đạo chánh rồi, song đạo Nho cũng là chánh, không đáng theo hay sao, mà phải theo đạo Tin Lành?

Câu Hỏi 46: Nghe mấy lời giảng luận, đã biết Tin Lành là đạo chánh rồi, song đạo Nho cũng là chánh, không đáng theo hay sao, mà phải theo đạo Tin Lành?

Cảm ơn Chúa cho vị thính giả của chúng ta đã có lòng quan tâm và nhìn nhận Tin Lành của Chúa Jêsus Christ là Chánh đạo


TRẢ LỜI:

Cảm ơn Chúa cho vị thính giả của chúng ta đã có lòng quan tâm và nhìn nhận Tin Lành của Chúa Jêsus Christ là Chánh đạo. Còn về Nho học, chúng ta phải nhìn nhận Nho học của Đức Khổng Tử đã góp phần quan trọng cho nền văn mình tại Trung quốc cũng như tại VN chúng ta, đặc biệt là trong thời đại phong kiến hay quân chủ chuyên chế, đã giúp xây dựng ổn định xã hội Trung quốc bằng chủ trương Lễ Nhạc, cùng xây dựng con người theo như thuyết ‘chính danh’.

Tuy nhiên, vì Nho học cũng như Lão giáo, Mặc gia, nói chung là Bách Gia Chư Tử, thì đều là những triết lý nhân sinh mỗi triết gia như Khổng Tử, theo mỗi người mỗi cách mong kiến tạo một trật tự xã hội trước những rối loạn của thời Xuân Thu Chiến Quốc. Mà hễ Triết lý thì theo dòng thời gian sẽ trở nên không thích hợp nữa. Tôi xin nêu ra ba phương diện triết lý Nho giáo quan trọng:
Thứ nhất: Phương diện xã hội:

Nho giáo dạy người nam thì có ‘Tam Cang Ngũ Thường’, nữ thì ‘Tam Tòng Tứ Đức’. Tam Cang là: Quân thần cang, phụ tử cang, phu thê cang, nghĩa là đạo vua tô, đạo cha con và đạo vợ chồng. Nhưng ngày nay chế độ phong kiến hay quân chủ chuyên chế không còn, khuynh hướng của thế giới là Cộng Hòa Dân Chủ, vì vậy, ‘Quân Thần Cang’ đã không thế áp dụng. Còn về ‘Phụ Tử Cang’ theo triết lý Nho giáo là Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu –cha xử con chết mà con không chịu chết là bất hiếu, đã không còn thích hợp, xã hội ngày nay có khuynh hướng đối thoại giữa cha mẹ với con cái hơn là áp chế một chiều, giống như câu nói áo mặc sao qua khỏi đầu đã được đáp lại: Dạ, áo mưa!

Còn về Nữ giới thì Nho giáo dạy Tam Tòng: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, rõ ràng đã không còn thích hợp, với phong trào nam nữ bình đẳng, ấy là chưa kể tại Mỹ với văn hóa Ladies First, và người nam chỉ còn đứng hàng thứ năm trong xã hội.
Thực ra những lời dạy trong Nho giáo đều thuộc phương diện luân lý, đạo đức tối thiểu của con người đối với con người. Những lời dạy về luân lý không riêng gì Nho giáo mà hầu hết các tôn giáo cũng dạy, ngay cả người không theo tôn giáo cũng có bản tánh tự nhiên hình thành một nền luân lý đạo đức tối thiểu như chính Nho giáo dạy: Nhân chi sơ tính bổn thiện – Bản tánh con người từ lúc còn sơ sinh vốn là thiện, chỉ có điều là không hành thiện được, không giữ trọn cái thiện được, như Kinh Thánh phán: Đức Chúa Trời đã dựng nên người ngay thẳng; song loài người có tìm kiếm ra lắm mưu kế - Truyền. 7:29.

Riêng Tin Lành của Đức Chúa Trời qua Kinh Thánh thì không chỉ có mục đích dạy con người về luân lý đạo đức theo tiêu chuẩn con người, vì Chúa vốn đã ban cho con người khi Ngài dựng nên con người bản tánh đạo đức như chính Nho giáo cũng nhìn nhận Đức Chúa Trời Tạo Hóa đã ban cho con người bản tính lương thiện đạo đức qua câu nhân chi sơ tính bổn thiện. Do đó, suốt toàn bộ Kinh Thánh, Đức Chúa Trời dùng nhiều lần nhiều cách để kêu gọi con người nhìn nhận tội lỗi mà tổ phụ loài người đã phạm khi từ chối Chúa làm Chủ đời sống mình, đó chính là nguyên nhân dẫn đến những hỗn loạn suy đồi đạo dức của loài người, mà chính Đức Khổng Tử đã nhìn thấy, nên Người muốn tìm cách đưa ra một cách là dùng Lễ Nhạc. Nhưng như một vị thánh đồ đã nói trong Kinh Thánh: Vả, tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác thịt tôi, bởi tôi có ý muốn làm điều lành, nhưng không có quyền làm trọn… Vậy, tôi thấy có luật nầy trong tôi: khi tôi muốn làm điều lành, thì điều dữ dính dấp theo tôi – Rô-ma 7:18, 21. Chúa luôn kêu gọi loài người đừng theo trí khôn loài người tìm cách sửa đổi đạo đức, ổn định luân lý, mà phải ăn năn tội để nhận sự tha thứ của Ngài. Rất tiếc như Lời Chúa phán: vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sang danh Ngài và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại; họ đã đổi vinh hiển của Đức Chúa Trời không hề hư nát lấy hình tượng của loài người hay hư nát, hoặc của điểu, thú, côn trùng – Rô-ma 1:21-23.

Đó là lý do đời sống đạo đức cá nhân cũng như xã hội loài người tiếp tục suy đồi, đến nỗi Chúa Jêsus phán rằng: Tội ác thêm nhiều… Thay vì loài người chúng ta quay về theo lời dạy của Đức Chúa Trời qua Kinh Thánh là ăn năn tội, tiếp nhận Chúa Jêsus Christ là chính Đức Chúa Trời thành người chịu chết đền tội cho chính chúng ta để được tha tội, được đời sống bình an, ổn định, rồi tự nhiên sau đó hưởng được cuộc sống cá nhân vui thỏa, gia đình hạnh phúc, xã hội an bình.
Triết lý thì có lý trong một quan điểm nào đó, có lý trong một giai đoạn nào đó, nhưng Tin Lành của Chúa Jêsus Christ là Chân lý vượt thời gian, vượt không gian, cần cho mọi người miễn người đó nhận mình là người.

Thứ hai: Về phương diện Nho giáo liên hệ Đức Chúa Trời Tạo Hóa:
Trong những lúc nào đó, Đức Khổng tử cũng đã bày tỏ ý kiến của Người về Đấng Tạo Hóa, nói chung, Đức Khổng Tử vẫn tin có Thiên Mệnh – Mệnh Trời! nghĩa là Khổng Tử tin rằng có Trời, có Đấng Tạo Hóa, vì có Trời nên mới có Mệnh Trời. Chắc chắn đó là lý do Đức Khổng Tử đã khuyên dạy con người thời đó và đời sau cách ăn ở đẹp lòng Trời qua những câu: Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu – Lưới trời tuy thưa nhưng khó lọt, hoặc: Thiên bất dung gian – Trời không tha kẻ gian ác.
Như vậy, Đức Khổng Tử đã dạy chúng ta về một Đấng Tối Cao Chí Thánh, không dung chịu tội lỗi, cảnh cáo con người về hình phạt Trời dành cho kẻ phạm tội không chịu ăn năn, chứ không phải là một ý tưởng hù dọa. Thế thì nếu Bạn thính giả là người am tường Nho giáo, nhận lời dạy của Nho giáo là chánh đáng, chắc chắn sẽ theo lời dạy của Đức Khổng Tử quay về tìm kiếm Đức Chúa Trời Tạo Hóa, ăn năn tội với Trời và tin nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình để được tha tội, được làm con yếu dấu của Đức Chúa Trời. Bạn thính giả hãy chứng tỏ Bạn không pải là người khen Nho giáo bằng lời nói mà bằng hành động vâng theo lời dạy đó đi.

Thứ ba: Về phương diện cá nhân Đức Khổng Tử:
Người học tiểu sử của Đức Khổng Từ đều biết Người sanh năm 551-479 trước khi Chúa Jêsus giáng sanh tại Trung quốc thời Xuân thu. Từ năm 34 tuổi, Người dẫn học trò chu lưu khắp các nước thời đó để truyền bá học thuyết của Người nặng về tu dưỡng đạo đức, nhưng không được hoan nghinh. Đến năm Người 68 tuổi, Người quay về quê hương nước Lỗ chuyên tâm dạy học trò, đến năm 73 tuổi Người qua đời, được người đời tôn là Vạn Thế Sư Biểu – vị thầy muôn đời.
Theo lời ghi lại, trước khi chết, Đức Khổng Tử đã than rằng: Ước gì thêm cho ta vài năm nữa nghiên cứu kinh dịch mà bớt đi những lỗi nhỏ. Nghe câu nói của Đức Khổng Tử, chúng ta thấy đúng là một ‘thánh nhân’ vì Người thành thật nhận Người không phải là thánh, Người ước ao được bớt lỗi nhỏ thôi, không dám mong bớt đi lỗi lớn – ‘Thánh nhân’ là chỗ đó, trong khi đó tai hại là hầu hết con người đều tự cho mình là thánh, là không có tội.
Lời thú nhận của Đức Khổng Tử khiến tôi nhớ đến một vị Hoàng đế của nước Y-sơ-ra-ên tên Đa-vít đã sống vào khoảng 1.000 năm trước khi Chúa Jêsus giáng sinh. Dù vua Đa-vít là vua, có quyền tha tội thần dân trong nước, nhưng vua đã thưa với Đức Chúa Trời rằng: Kìa, tôi sanh ra trong sự gian ác, mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi… Vì tôi nhận biết các sự vi phạm tôi, tội lỗi tôi hằng ở trước mặt tôi. Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ một mình Chúa thôi, và làm điều ác trước mặt Chúa… (Thi. 51:5, 3-4).
Một người mà ngày nay hơn phẩn nửa dân số thế giới tôn là thánh, tên người là Phao-lô, đã nói: Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội… trong những kẻ có tội đó, tôi là người đứng đầu (I Tim. 1:15).

Một người là vua, một người là thánh của thế giới, một người là Vạn Thế Sư Biểu, thế mà còn nhận mình là tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời, thế thì Bạn là ai mà không mau mau bắt chước các vị đó ăn năn tội, quay về với Đức Chúa Trời Tạo Hóa để xin Chúa tha thứ, xin Chúa Jêsus dùng sự chết chuộc tội của Ngài tha tội cho bạn và bởi sự sống lại và sống đời đời của Ngài ban cho Bạn sự sống thỏa lòng, phong phú ở đất cũng như ở trời như Chúa hứa? Tôi đã làm điều đó, đã được Chúa ban phước, nên chia sẻ với Bạn mau lại hưởng phước cùng tôi.

Bây giờ tôi xin được trở lại câu hỏi của Bạn thính giả để nói về từ ngữ chánh.
Qua những điều tôi trình bày về giáo lý Tin Lành của Chúa Jêsus Christ theo lời dạy của Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời, Bạn thính giả thấy rõ từ ngữ chánh mà Bạn dùng để nói về Tin Lành của Chúa Jêsus Christ với từ ngữ chánh mà Bạn dùng với Đạo Nho hoàn toàn khác nhau.
Từ ngữ chánh của Nho giáo là so với tiêu chuẩn đạo đức luân lý của con người trên thế giới nầy, đặc biệt là thích hợp trong nền văn hóa thời Xuân thu, và thời phong kiến của Trung quốc, VN, cùng nước nào còn chịu ảnh hưởng văn hóa Trung quốc. Còn từ ngữ chánh dùng cho Tin Lành của Chúa Jêsus Christ là nói về Tin Lành của Đức Chúa Trời Tạo Hóa (Math. 24:14), là Tin Lành duy nhất của Chúa Jêsus đối với người muốn được cứu rỗi (Công vụ 4:12), là Tin Lành quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin (Rô. 1:16), là Tin Lành duy nhất không có Tin Lành nào khác (Galati 1:7), là Tin Lành đời đời (Khải. 14:6).

Như vậy, nếu Bạn thính giả của chúng tôi chỉ muốn sống làm một người thánh theo thế gian, tìm cách cố gắng đạt cho được phần nào nếp sống luân lý đạo đức theo tiêu chuẩn nào đó như tiêu chuẩn của Nho giáo đề ra, dù không còn thích hợp và nhất là không ai làm được ngay cả người soạn ra nó, để rồi ngày nào đó Bạn kết thúc cõi tạm là thế gian nầy, bước vào cõi đời đời không căn cứ những tiêu chuẩn của con người mà chỉ theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời Tạo Hóa là Đấng đã dựng nên Bạn và tôi, tiêu chuẩn đó là: Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác – ngoài Chúa Jêsus Christ – vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, hầu để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu (Công vụ 16:31); Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người (I Tim. 2:5). Kinh Thánh cũng phán: Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người; nhưng cuối cùng nó thành ra cái nẻo sự chết (Châm. 16:25).

Nhưng nếu Bạn thính giả hay bất cứ người nào muốn sống đời sống đạo đức, công bình, đẹp lòng Đức Chúa Trời và đẹp lòng người ta, ý thức được sự bất toàn của loài người nói chung, cá nhân mình nói riêng trong ước muốn sống đạo đức, thì cách duy nhất cần làm là mau mau vâng theo lời dạy của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh, giải quyết nguyên nhân làm cho mình không sống trọn lành được là tội lỗi, bằng cách ăn năn tội với Chúa, tiếp nhận công lao chịu chết chuộc tội của Chúa Jêsus cho chính mình, hầu cho Chúa tha tội và bởi quyền năng sống lại và sống đời đời của Chúa Jêsus, Ngài sẽ ban cho ban sự sống vĩnh phúc trên đất nầy ngay tức thì và Thiên đàng cõi đời sau nữa. Khi đó Bạn sẽ thấy rõ Bạn đã đi đúng Chánh Đạo khi đó những ước muốn sống đúng luân lý đúng đạo đức của Bạn sẽ thành! Mong lắm thay!
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn