16:37 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang Chủ » Thần Học » Thần học Mục vụ (ứng dụng)

Thần Đạo Học - Chương III - Các Mỹ Đức Của Đức Chúa Trời (P6)

Thứ sáu - 27/06/2014 15:39
Thần Đạo Học - Chương III - Các Mỹ Đức Của Đức Chúa Trời (P6)

Thần Đạo Học - Chương III - Các Mỹ Đức Của Đức Chúa Trời (P6)

Mỹ Đức là các Đức Tánh đẹp đẽ của Đức Chúa Trời. Thần học thường chia các Mỹ Đức của Đức Chúa Trời ra làm bốn Mỹ Đức: • Đức Thánh Khiết. • Đức Công Nghĩa. • Đức Nhân Ái. • Đức Thành Tín.
---------------------
 


CHƯƠNG III - PHẦN 6
CÁC MỸ ĐỨC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

**********************

 
“
Mỹ Đức là các Đức Tánh đẹp đẽ của Đức Chúa Trời. Thần học thường chia các Mỹ Đức của Đức Chúa Trời ra làm bốn Mỹ Đức:
• Đức Thánh Khiết
• Đức Công Nghĩa
• Đức Nhân Ái
• Đức Thành Tín

I. ĐỨC THÁNH KHIẾT.

A. ĐỊNH NGHĨA


1. Đức Thánh Khiết của Đức Chúa Trời là sự tự quyết tinh sạch trọn vẹn, tuyệt đối phân rẽ với tội lỗi và điều ác. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời khiến Ngài khác biệt rõ ràng với các thần khác, nhất là đương thời Cựu Ước:
• Sáng. 12:1, Khảo cổ học chứng minh rằng quê hương của cha mẹ Áp-ra-ham là U-rơ (11:28; 15:7; Nêh. 9:7), cách phía Đông bờ sông Euphates hơn 15 Km, giữa Vịnh Persian (cách Vịnh 200 Km) và thành Baghdad (cách Baghdad 350 Km), vị trí của nước Ba-by-lôn (nơi xây dựng tháp Ba-bên - Sáng. 11:1-9), là một nơi đầy dẫy hình tượng, là trung tâm về Tôn giáo, nhất là thờ thần Mặt trăng (thần Sin) là tối cao, được tôn làm thần của thành U-rơ, của chiến tranh và của hòa bình. Thần nầy có vợ là một nữ thần được thờ bên ngoài thành.Trong khi đó, Áp-ra-ham được Đức Chúa Trời kêu gọi đi vào sự thờ phượng một Thần Không Thấy Được.
• Sáng. 41:37-39. Nước Ai Cập cũng nổi tiếng về thờ các thần, ngoài vua Ai Cập là thần Râh (thần mặt trời), người Ai Cập còn thờ những thần như điểu thú côn trùng, như: thờ con bò (người Y-sơ-ra-ên chịu ảnh hưởng sự thờ lạy nầy, nên đã làm tượng con bò tượng trưng cho Đức Chúa Trời - Xuất. 32:1-6), thần Ruồi, thần Ếch Nhái…
Trong 10 tai vạ Đức Chúa Trời cho Môi-se thực hiện tại Ai Cập hầu hết liên quan đến các thần của người Ai Cập, ngoài thần rắn, thần bò, như:
• Tai vạ thứ 1: đánh hạ thần sông Nile - thần Hapi
• Tai vạ thứ 2 - ếch nhái: đánh hạ nữ thần Heka có đầu nhái
• Tai vạ thứ 3 - bụi đất thành muỗi: thần đất Seb, được tôn là cha của các thần (giống người Việt Nam gọi Trời là cha, Đất là mẹ)
• Tai vạ thứ 4 - đánh vào thần ruồi mòng
Dân số ký 25:1-2, các dân tộc tại Ca-na-an thờ các thần bằng những nghi thức tội lỗi.Trong khi đó, Đức Chúa Trời luôn đòi hỏi người thờ phượng Ngài phải là Thánh:
• Xuất. 20:1-17, qua 10 Điều Răn, Đức Chúa Trời đòi hỏi người thờ phượng Ngài chẳng những phải Thánh đối với Chúa (4 điều đầu), mà còn phải Thánh đối với con người (6 điều sau).
• Đặc biệt là trong Lêvi ký 19:1-2, Chúa phán rõ Hãy nên thánh, vì ta, Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi là thánh. Qua sách Lê-vi ký, Đức Chúa Trời đã truyền dạy cho dân Chúa sống THÁNH, ngoài việc dâng tế lễ, còn Thánh qua cách Ăn, Ở, Sinh Hoạt Vợ Chồng, Sinh Sản, Bịnh Tật - Động từ Tắm, Giặt, Rửa, được lập lại nhiều lần trong sách.
• Xuất. 15:11
• Ê-sai 6:3
• II Côrintô 7:1
• I Tês. 3:13; 4:7

2. Đức Thánh Khiết của Đức Chúa Trời là Tổng Hợp toàn thể các đức tánh khác của Đức Chúa Trời:
Đức Thánh Khiết của Đức Chúa Trời không phải là một trong các đức tánh khác của Ngài, mà là tổng hợp toàn thể các đức tánh khác, đứng đầu các đức tánh khác - Nếu Đức Chúa Trời không thánh khiết thì không thể yêu thương; không yêu thương thì không công nghĩa.
Nói cách khác, khi tổng hợp các đức tánh khác của Đức Chúa Trời lại thì kết quả là chiếu sáng ra Đức Thánh Khiết của Ngài. Giống như quang học chứng minh: Ánh sáng được mắt thường chúng ta nhận thấy là màu trắng, chính là sự tổng hợp của BẢY MÀU SẮC: Đỏ, Cam, Vàng, Lam, Xanh Tím, Đỏ Tím, Lục (Red, Orange, Yellow, Green, Blue, Indigo, Violet) qua Cầu Vồng (Mống)

B. BẰNG CỚ CHỨNG MINH ĐỨC CHÚA TRỜI THÁNH KHIẾT

1. Ngoại chứng:

a) Lương tâm loài người làm chứng:
Người xưa có câu: Nhân chi sơ, tánh bổn thiện, lời đó chứng minh loài người vốn được Đấng Tạo Hóa dựng nên có bản năng ghét dữ, thích điều lành. Điều đó chứng tỏ Đấng Tạo Hóa ấy rất là thánh khiết, ghét dữ mến lành.

b) Luật Đạo Đức làm chứng:
Chính trong lương tâm con người nhận biết Đấng Tạo Hóa ghét tội lỗi, ghét điều ác.
Thí dụ như khi thấy một đứa con bất hiếu chửi cha mắng mẹ, tự nhiên những người chung quanh sẽ nói: Trời trồng (Trời phạt) nó, hoặc thằng con Trời đánh.Những lời văn bình dân đó không cần ai dạy, chứng tỏ luật đạo đức trong con người biết Đấng Tạo Hóa là thánh khiết, không dung chịu tội lỗi.


 


 
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn