14:09 EDT Thứ ba, 16/04/2024

Trang Chủ » Thần Học » Thần học Mục vụ (ứng dụng)

Thần Đạo Học - Chương III - Luận Về Đức Chúa Trời Thực Hữu (P2)

Thứ sáu - 06/06/2014 03:49
Thần Đạo Học - Chương III - Luận Về Đức Chúa Trời Thực Hữu (P2)

Thần Đạo Học - Chương III - Luận Về Đức Chúa Trời Thực Hữu (P2)

Câu hỏi được đặt ra là Con người hữu hạn có thể biết Đức Chúa Trời là Đấng Vô Hạn không? Tiếng Việt Nam rất hay khi hỏi CÓ KHÔNG hoặc khi trả lời KHÔNG CÓ. Nên câu trả lời cho câu hỏi trên là: KHÔNG và CÓ.
---------------------------

CHƯƠNG III - PHẦN 2
NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ
ĐỨC CHÚA TRỜI

***********************

 

Câu hỏi được đặt ra là Con người hữu hạn có thể biết Đức Chúa Trời là Đấng Vô Hạn không?
Tiếng Việt Nam rất hay khi hỏi CÓ KHÔNG hoặc khi trả lời KHÔNG CÓ. Nên câu trả lời cho câu hỏi trên là: KHÔNG và CÓ.

I. KHÔNG THỂ BIẾT VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI!

So với muôn vật, Kinh thánh làm chứng rằng Đức Chúa Trời dựng nên con người là khôn ngoan hơn hết, nhưng so với Đức Chúa Trời thì loài người có đáng kể gì đâu (Êsai 2:22)
Văn hào André Maurois đã nói:
• Loài người phải học cách bày tỏ quyền năng của mình. Quyền năng chứ không phải vạn năng.
• Nhảy được từ mặt đất lên cung trăng, hay là lên được hỏa tinh, kim tinh, hoặc tới các sao chổi, các giải ngân hà đi nữa, kể ra cũng là rất mực tài tình và can đảm thật đấy. Nhưng so với vũ trụ thì có đáng kể gì đâu.
• Đừng thấy cái bóng to trên vách mà cho rằng minh vĩ đại.
Con người hữu hạn về:
• Gióp 14:1-2, con người bị hạn chế về thời gian sống (Thi thiên 90:10).
• Ê-sai 40:12-17; 25-26, con người bị hạn chế về sự hiểu biết.
Do đó con người KHÔNG thể hiểu biết Đức Chúa Trời Vô hạn.
Dù không thể hiểu biết Đức Chúa Trời, nhưng con người từ xưa đến nay vẫn cố tìm hiểu Đức Chúa Trời.
Bằng cớ:

1. Qua lý trí và trực giác của con người: - human reason and intuition
Con người từ xa xưa đã cố suy nghĩ và tưởng tượng ra một Đức Chúa Trời theo suy nghĩ của mình, hoặc mơ đến như các Bụt, các vị Tiên, hoặc thần, hoặc để ban phúc hoặc để giáng họa, trong các truyện cổ tích thần thoại cũng như qua các Tôn giáo của các dân tộc.
2. Qua truyền thống và kinh nghiệm - Tradition and Experience
Qua những điều người khác nói, hoặc do từ kinh nghiệm cá nhân, hoặc từ kết luận của các Tín điều Tôn giáo, hoặc truyền thống dân tộc (có thể là những huyền sử: Truyện Bành Tổ, Bà Nữ Oa, của Trung quốc; truyện Con Rồng Cháu Tiên của Việt Nam).
Tuy nhiên từ những sự tưởng tượng hoặc thần thánh hóa, con người đã tạo ra Một hay Nhiều Đức Chúa Trời sai lạc, đôi khi còn mang tánh chất phạm thượng với Chúa.

II. CÓ THỂ BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI!

Câu trả lời nầy không có gì mâu thuẫn với câu trả lời KHÔNG THỂ, nhưng trả lời trên phương diện về Đức Chúa Trời: Nếu Đức Chúa Trời không mặc khải thì con người không thể hiểu biết Đức Chúa Trời. Nói cách khác, con người có thể hiểu biết Đức Chúa Trời qua sự mặc khải của chính Ngài.
Mặc khải (apokalypsis) là gì?Mặc (mạc) là kín giấu, không nói ra (mặc niệm); Khải = mở ra cho xem.Mặc Khải là mở ra, vén ra cho xem những điều kín giấu, không nói ra được.
Từ ngữ nầy thường chỉ được dùng liên quan đến Đức Chúa Trời - Rôma 8:19; Êph. 3:3, 5.Bởi Đức Chúa Trời mặc khải (bày tỏ, tỏ ra) nhờ đó con người có thể hiểu biết về Đức Chúa Trời
Sự mặc khải của Đức Chúa Trời được tỏ ra qua hai loại:
• Sự mặc khải chung hay còn được gọi là sự Mặc Khải thiên nhiên, hay Mặc Khải Tổng quát (sự sáng tạo, con người, lịch sử thế giới)
• Và Sự Mặc Khải đặc biệt, hay Mặc Khải Cơ-Đốc Giáo (Kinh Thánh và Chúa Jêsus Christ).
Sự mặc khải là cần thiết, vì Đức Chúa Trời là siêu việt, cao cả hơn loài người trong bản chất, dù là con người trước khi phạm tội, cũng không thể nào nhìn thấy hay hiểu biết Đức Chúa Trời được.
Sau khi phạm tội, con người càng bị giới hạn hiểu biết về Đức Chúa Trời thêm nữa (Ê-sai 59:2; Cathương 3:40-47). Vì vậy nếu không được trợ giúp từ Đức Chúa Trời thì con người chỉ ở trong tối tăm, ngay cả khi đã được mặc khải, nếu Đức Chúa Trời không mở tâm trí cho con người thì con người cũng không nhìn thấy sự cao cả của Đức Chúa Trời.
Giăng 16:8
Công vụ 26:18, đặng m
Galati 1:15-16, một người khôn ngoan nhưPhao-lô cũng nhìn nhận nhờ Đức Chúa Trời‘bày tỏ Con của Ngài ra’.

III. MẶC KHẢI TỔNG QUÁT (Chung, Thiên nhiên)

Qua hàng thế kỷ, các lý luận triết học chính sử dụng BỐN bằng cớ cổ truyền để chứng minh sự Mặc Khải Tổng quát:

1. VŨ TRỤ LUẬN - Cosmological.
Lý luận nầy chủ trương: Vũ trụ nầy không thể tự nhiên mà có được, bằng cớ là các hiện tượng đều được giải thích bởi một nguyên nhân nào đó ở bên ngoài hiện tượng.
Thí dụ: Mưa là một hiện tượng được giải thích là do nguyên nhân nước bốc hơi gặp lạnh rơi xuống thành mưa.
Con người có khuynh hướng thích đi tìm nguyên nhân của sự việc, vì có Kết quả thì phải có một nguyên nhân - Vũ trụ là một kết quả đòi hỏi một nguyên nhân đầu tiên tương xứng và xác
thực. Khi nghĩ rằng phải có một Đấng tự quyết định thì tư tưởng loài người chúng ta mới thỏa mãn được.
Ngày nay khoa học tiến bộ rất xa nhưng cũng không bao giờ cổ võ cho một vũ trụ độc lập, nghĩa là tự xuất hiện.
Lý luận theo VŨ TRỤ LUẬN theo ba bước:



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn