01:40 EDT Thứ bảy, 20/04/2024

Trang Chủ » Thần Học » Thần học Mục vụ (ứng dụng)

Thần Đạo Học - Chương VI - Con Người

Thứ sáu - 10/10/2014 03:06
Thần Đạo Học - Chương VI - Con Người

Thần Đạo Học - Chương VI - Con Người

“Con người” - Hai tiếng 'con người' thật đơn giản nhưng cũng ẩn chứa đầy phức tạp. Nói như một Triết gia Tây phương đã nói con người là cây sậy biết suy tư. Cây sậy là loài yếu đuối
---------------------









CHƯƠNG VI

CON NGƯỜI

******************


“Con người” - Hai tiếng 'con người' thật đơn giản nhưng cũng ẩn chứa đầy phức tạp. Nói như một Triết gia Tây phương đã nói con người là cây sậy biết suy tư. Cây sậy là loài yếu đuối, nhưng suy tư là chuyện đòi hỏi nhiều suy nghĩ, từ những suy nghĩ đó ra biết bao vấn đề tốt hay xấu cho thế giới.
Thi thiên thứ 8, tác giả Thi thiên cũng nêu ra hai phương diện đó của 'con người' trong câu thứ 4, Loài người là gì, mà Chúa nhớ đến? Con loài người là chi, mà Chúa thăm viếng nó?. Những chữ là gì? là chi? nói lên thân phận con người không có giá trị, nhưng những chữ:mà Chúa nhớ đến, mà Chúa thăm viếng nó lại làm cho chúng ta có cái nhìn con người thật quý giá biết bao, đến nỗi Đức Chúa Trời phải nhớ con người và chỉ thăm viếng con người.
Lịch sử triết học đã trải qua những chặng đường gay go cũng vì chuyện 'con người', lịch sử khoa học thực nghiệm trải qua những gian khổ cũng vì muốn tìm tòi phục vụ cho con người.
Những vấn đề: Con người từ đâu mà có? Có để làm gì? Cuối cùng của con người đi về đâu? Những câu hỏi thật đơn giản nhưng ít nhất hơn 4.000 năm qua (hay 10.000 năm) vẫn còn là nỗi thắc mắc của nhân loại, nếu không nhờ Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời giải tỏa nó.

I. NGUỒN GỐC CON NGƯỜI:

Con người từ đâu mà có?Câu trả lời tùy vào từng thời đại.

1. Con người tự nhiên mà có:

Tự Nhiên thuyết chối bỏ sự sống tiền tại, cho rằng hễ vật chất đứng trong hoàn cảnh thích hợp, tự nhiên sanh hóa ra. Nói cách khác, sự sống tự nhiên mà có, không do sự sống tiền tại.
Ý kiến này giống như thuyết Âm Dương của triết gia Trung quốc khi giải thích dương là khí nhẹ nên bay lên; còn âm là khí nặng nên trầm xuống, âm dương sanh tứ tượng, tứ tượng sanh bát quái, ngũ hành, mà có vạn vật.
Ngay cả người Việt Nam bình dân cũng không đồng ý với thuyết này, bằng chứng là khi có một đứa con bất hiếu với cha mẹ, người lớn thường quở trách đứa con đó: ‘bộ mày từ đất nẻ chui ra chắc?’ Câu nói rõ ràng không chấp nhận 'tự nhiên mà có'.
Về mặt khoa học thực nghiệm cũng phản đối 'Tự Nhiên thuyết' này. Cho đến ngày nay chưa nhà khoa học nào tìm được bằng cớ chứng minh sự sống do từ những vật chết mà ra. Nhà sinh vật học Huxley (thế kỷ thứ 18) và John Tyndale (1820-93) đều đã phản đối thuyết này vì không có bằng cớ.

2. Tiến Hóa thuyết:

Ngày nay hầu như ai cũng nhận Tiến Hóa thuyết chỉ còn là một thuyết thuộc lịch sử, không còn ai để tin vào một quá trình tiến hóa nữa.
Tiến Hóa thuyết cho rằng căn nguyên muôn vật bắt đầu từ một tế bào đơn. Tế bào đơn vô cơ thể đó từ không gian lần lần tiến hóa trở nên những vật hữu cơ thể. Lúc đầu chỉ có những sinh
vật vô-tích chùy tức những động vật không có xương tiến hóa thành lên thành có xương (hữu tích chùy) thấp như cá, rắn. v.v…, rồi lên cao hơn là những động vật trên đất như điểu, thú, rồi cứ lần lần đến vượn người và tiến hóa thành người. Theo Tiến Hóa thuyết, tổ tiên của loài người là loài vượn người là loài đạt được trình độ khá nhất. Thuyết cũng chủ trương con người ban đầu thì khờ dại lần lần tiến lên khôn ngoan, từ dã man tiến hóa đến văn minh.
Hãy nghe vài ý kiến về Tiến Hóa thuyết:1 Lời Tựa Hồi còn nhỏ tôi say mê với câu chuyện về những con khủng long. Khi đi học trường phổ thông, lòng yêu thích sinh vật khiến tôi luôn đạt được điểm cao trong môn học ấy. Lên đại học tôi hãnh diện khi biết dùng một số bằng chứng về thuyết tiến hóa làm cho mấy người có đạo phải lúng túng. Trong thời gian ở trại tị nạn, tôi bắt đầu tin có Đức Chúa Trời vì sự che chở thiêng liêng trong chuyến vượt biên. Tuy nhiên với tư cách là kỹ sư, tôi chưa sẵn lòng từ bỏ những điều mà mình tin là khoa học, để tiếp nhận cách giải thích của Kinh thánh. Để dung hòa giữa khoa học và niềm tin, tôi thường lý luận: ‘À, có thể Đức Chúa Trời sử dụng thuyết tiến hóa để khiến một tế bào nguyên thủy đầu tiên biến dần thành các con vật phức tạp hơn và cuối cùng thành con người ngày nay…’ Một ngày kia lý luận ấy bị thách thức một cách nghiêm trọng, khi tôi có dịp đọc một bài viết về niềm tin và khoa học. Sau thời gian nghiên cứu cẩn thận các dữ kiện được đề cập đến, sự nghi ngờ về thuyết tiến hóa ngày càng lớn dần. Ý nghĩ về khả năng sáng tạo của Đức Chúa Trời bắt đầu đâm rễ trong tôi… Có thật thuyết Tiến hóa là một giả thuyết khoa học chân chính không? Phải chăng niềm tin chỉ dựa theo quan điểm duy tâm thuần túy, bất kể sự gia tăng của kỹ nghệ hiện đại? Dù duy vật hay duy tâm, cả hai trường phái đều dựa vào niềm tin bởi vì họ tin chắc vào điều mình không thấy để giải thích điều mình đang thấy là vũ trụ, sinh vật và con người. Người duy vật bác bỏ sự thực hữu của Đức Chúa Trời vô hình và đặt niềm tin vào Thuyết Tiến hóa dù nó phản khoa học… Có hai người bạn, một người duy vật và một người duy tâm. Người duy vật thách đố người duy tâm: ‘Đức Chúa Trời có ở đâu?’ Người duy tâm hỏi lại: ‘Ở đâu không có Đức Chúa Trời?’ (Có câu chuyện giống như vậy trong tiếng Anh, người duy vật nói: ‘Không ở đâu có Đức Chúa Trời - No where!’. Người tin Chúa trả lời: ‘Now here!’ - TTS)… Có một nhà du hành vũ trụ tuyên bố sau chuyến bay của mình rằng: ‘Chiếc tàu này do con người tạo nên. Tôi đã bay vào vũ trụ và trở về. Trên ấy tôi chẳng thấy Đức Chúa Trời ở đâu cả’. Lời nói của ông được rất nhiều người duy vật hưởng ứng và được dùng để giễu cợt những người duy tâm. Tuy vậy họ phải cứng lưỡi trước một lời bình luận của một người biết điều. Ông này nói: ‘Nếu anh bước ra khỏi con tàu vũ trụ mà không mặc áo giáp điều hòa nhiệt độ, áp suất và chống tia phóng xạ… Anh sẽ thấy Đức Chúa Trời ngay tức khắc’. Thật khủng khiếp, thời gian ngắn sau đó, Phi hành gia này chết cách đột ngột bí mật đến 30 năm sau cuộc điều tra vẫn không kết quả.Sau đây là một số so sánh giữa hai quan điểm duy vật và duy tâm:

THUYẾT DUY VẬT
THUYẾT DUY TÂM


a.Nguồn gốc
Tiến hóa từ loài vượn
Được ĐCT dựng nên
b.Bản chất
Là sinh vật cao cấp
Là hình ảnh của ĐCT

c.Vai trò
Tồn tại như muôn loài
Làm chủ thiên nhiên thay ĐCT

d.Tương lai
Tuyệt chủng hoặc tiến hóa thành loài khác.
Chết đời đời nơi Địa ngục hoặc sống đời đời nơi Thiên đàng.

e.Trách nhiệm
Mạnh ai nấy sống
Kính Chúa yêu người

f.Hậu quả
Chết là hết.
Có sự thưởng phạt công bình
Nói tóm lại, nếu loài người xuất hiện từ loài vật, sinh tồn như loài vật và tương lai như loài vật, thì chúng ta không có mục đích, không có lẽ sống cụ thể, không cần lương tâm, không có trách nhiệm đối với bất cứ Đấng nào cả, không cần biết sợ ai và chẳng có hi vọng cho tương lai.
Nếu được Đức Chúa Trời tạo dựng, ban ân huệ và sứ mạng thì chúng ta phải mang ơn Ngài, vâng lời Ngài và làm tròn trách nhiệm Ngài giao. Vì ý thức được hậu quả của đời này nên chúng ta cố gắng tránh tội lỗi và sống đức hạnh, khiêm nhường với hi vọng về tương lai huy hoàng mà Ngài hứa. Bởi không muốn đối diện với Đức Chúa Trời nên phần đông mọi người thích chọn Thuyết Duy Vật hơn Duy Tâm.
Mặc dù gặp biết bao nhiêu khó khăn để theo đuổi Thuyết Tiến Hóa, người duy vật vẫn TIN rằng có một ‘Thế lực’ nào đó mạnh hơn các định luật khoa học như định luật nhiệt động lực, sinh lý, di truyền… ‘Thế lực’ đó đã khiến những điều vô lý có thể xảy ra như việc tế bào sống đầu tiên được tạo thành bởi các vật chất vô sinh và bắt các đột biến di truyền có hại thành có lợi, hay điều khiển sự thay đổi may rủi thành những cơ cấu sinh lý tinh xảo, phức tạp và thích hợp với môi trường.
Con người xuất phát từ đâu? Con người ở đây làm gì và sau cõi đời này con người sẽ đi đâu?... Sau đây là câu trả lời của hai trường phái duy vật và duy tâm.

1. Câu trả lời Theo Trường Phái Duy Vật
Người là cháu chắt của một vi khuẩn nguyên thủy được tạo thành một cách tình cờ cách đây 3.5 tỉ năm trong đại dương mênh mông. Ngươi là một sản phẩm của kết hợp may rủi giữa các hóa chất, năng lượng và thời gian. Họ hàng gần nhất của người đánh đu từ cành cây này sang cành cây kia và ăn chuối ở sở thú.
Người chẳng qua là một tổ hợp của các phân tử và mớ thông tin di truyền lộn xộn. Người tồn tại trên một hành tinh nhỏ bé của một hệ Mặt Trời tầm thường giữa giải Ngân Hà ở một góc xa xôi của vũ trụ bao la, tối tăm, lạnh lẽo và vô nghĩa. Người chớp lên trong khoảng không, không có sự sống rồi biến đi, sự hiện diện của người trên Trái Đất này chẳng qua là sự sinh tồn không có dự định, phương hướng, không có mục đích, không có sự điều khiển và cuối cùng kết thúc trong sự băng hoại, đào thải.
Người chỉ là một sinh vật chẳng khác gì các con vi trùng, vi khuẩn, dù cao đẳng hơn chúng. Người chẳng có gì hơn ngoài thể xác. Người chẳng thể làm gì hơn là cố gắng tồn tại trong một thế giới đầy bon chen, giành giật, chiến tranh, đói khát và bệnh tật. Người băn khoăn tự hỏi không biết ngày tận thế của nhân loại có đến trước khi cuộc đời mình kết thúc một cách tự nhiên hay không? Tóm lại người đến từ một chốn hư không và sẽ đi vào cõi hư không. Người sẽ kết thúc cuộc du hành vũ trụ của mình trong một quan tài chôn dưới hai mét đất và trở nên thức ăn cho sâu bọ…

2. Câu Trả Lời của Trường Phái Duy Tâm
Bạn là sự sáng tạo đặc biệt của một Đấng Nhân Từ Khôn Ngoan và Quyền Năng. Bạn là đỉnh cao của Tạo hóa, là tuyệt tác của một Nghệ Sĩ Vĩ Đại số một trong vũ trụ. Bạn được dựng nên trong hình ảnh của Ngài, với khả năng tư duy, sáng tạo, cảm nhận và thờ phượng. Bạn được đặt trên cao hơn bất cứ một loài vật nào khác. Bạn khác thế giới sinh vật không chỉ vì mức độ phức tạp của cơ thể mà là sự siêu đẳng của tâm hồn và tâm linh. Không những bạn đặc biệt trong muôn loài vạn vật, nhưng còn đặc biệt trong vòng loài người. Đấng Sáng Tạo đã đạo diễn một hệ thống mật mã di truyền phong phú khiến bạn có một không hai trên thế gian, cũng như những bông tuyết chẳng bông nào giống bông nào cả. Mục đích Đấng Sáng Tạo tạo dựng bạn là để bạn thay Ngài cai quản thiên nhiên và liên hệ, tương giao, làm bạn và thờ phượng Ngài. Đấng Sáng Tạo yêu bạn tha thiết và mong muốn sự liên hệ của bạn đến mức mặc dầu bạn còn mang thái độ chống nghịch Ngài, Ngài đã phó mạng sống của Con Ngài là Chúa Giê-xu, hầu cho bạn có thể hòa thuận đời đời với Ngài. Nếu như bạn tiếp nhận món quà yêu thương ấy. Bạn có thể trở nên con cái của Ngài, Đức Chúa Trời, Chúa Tể của vũ trụ. Là con cái, mọi vi phạm của bạn được tha thứ. Đấng Thánh Khiết nhìn bạn trong chiếc áo choàng công nghĩa của Chúa Giê-xu. Ngài cũng ban thêm cho bạn những đặc ân và khả năng đặc biệt hơn để phục vụ vương quốc của Ngài. Cha Thiên Đàng là Đấng Chủ Quyền Tối Cao. Ngài chẳng cho phép điều gì xảy ra có thể làm hại bạn. Ngài yêu bạn đến mức luôn ở bên cạnh bạn, lắng nghe từng lời bạn bập bẹ thưa thốt. Ngài chữa lành mọi thương tổn thể xác, tâm hồn, tâm linh của bạn. Ngài có một chương trình tuyệt hảo cho đời sống bạn. Lời Hằng Sống của Ngài là Kinh thánh làm bản đồ đưa đường cho bạn, là Chân lý có khả năng đem lại sự tự do thực hữu, ban cuộc sống dư dật và vĩnh cửu. Ngài đặt để bạn trong một gia đình thuộc linh đầy yêu thương và sự nâng đỡ khi cần. Mục đích cuối cùng của cuộc đời bạn là sống vĩnh viễn trên Thiên Đàng cùng với Con Đức Chúa Trời là Chúa Giê-xu. Bạn sẽ vui thỏa muôn đời trước Ngai Vàng của Chúa Tể Vũ Trụ Tối Cao và say sưa trong công trình sáng tạo huyền diệu của Ngài. Bạn sẽ hưởng phước hạnh đời đời trong vòng tay của Đấng Yêu thương và gia đình tâm linh của những đồng loại cùng niềm tin. Bạn chọn câu trả lời nào theo trường phái Duy Vật hay Duy Tâm hoặc Duy Chúa?
Chúng ta cũng cần biết về Thuyết Tiến Hóa.2
2Nguyễn Kiên Trinh, Khoa học và Kinh thánh, sđd, tr.52-60.

KHÁI LUẬN VỀ THUYẾT TIẾN HÓA

Vào năm 1859, Charles Darwin cho xuất bản tác phẩm thời danh của ông, nhan đề ‘Nguồn gốc các chủng loại’ (Origin of Species) làm nổi bật Thuyết Tiến Hóa vốn có từ lâu trước. Thực ra tác phẩm vĩ đại của ông bàn về luật đào thải tự nhiên (Natural Selection) hơn là bàn về chính Thuyết Tiến Hóa. Trong Cơ-Đốc Giáo có ba phản ứng khác nhau: có người thừa nhận, có người chống đối, có người trốn tránh. Hầu hết là trốn tránh, không muốn đề cập đến vấn đề chông gai đó.
Thuyết Tiến Hóa nhấn mạnh một điểm là mọi đời sống hữu cơ đều phát xuất từ những hình thức đơn giản hơn. Sự biến đổi từ hình thức thô sơ tới hình thức phức tạp đòi những quãng thời gian dài, từng triệu, từng triệu năm.
Theo tiến hóa, loài thực vật và động vật ngày nay không còn giống với thực vật và động vật thời tiền sử. Những cơ thể đơn giản trở nên phức tạp hơn xưa. Nhưng các nhà tiến hóa cũng nhìn nhận thực tế có sự thụt lùi của nhiều cơ thể. Có những sinh vật đã đi từ đơn giản đến phức tạp rồi lại đi từ phức tạp đến đơn giản.
Trái với quan niệm của nhiều người, tiến hóa của sinh vật không nhất thiết phải liên hệ tới nguồn gốc sự sống. Tiến hóa hữu cơ và nguồn gốc sự sống là hai vấn đề riêng biệt.
Sau Thuyết Đào Thải Tự Nhiên của Darwin, có nhiều thuyết phụ khác chen chân vào, trong số đó có Thuyết Ngẫu Biến (Matutuon Theory) là nổi hơn cả. Thuyết này về sau đã được sửa chữa và gia nhập vào tân phái của Thuyết Darwin.

THÁI ĐỘ CỦA CƠ-ĐỐC GIÁO VỚI THUYẾT TIẾN HÓA

Ngày nay, trong Cơ-Đốc Giáo, có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề tiến hóa.
Có người tin vào đặc tính bất biến của các chủng loại. Họ nói: ‘Các chủng loại hiện có trên trái đất cũng vẫn còn y nguyên giống như lúc ban đầu do tay Chúa dựng nên’. Chúng ta sẽ nhận ra điều đó khi nào khoa học có thể định nghĩa cho minh bạch từng chủng loại của sinh vật trên trái đất.
Có người theo Thuyết Tiến Hóa giảm thiểu, nghĩa là có tiến hóa trong một giới hạn nào thôi
Có người tin rằng Đức Chúa Trời dựng nên ban đầu một hình thức tối thô sơ của sự sống, rồi sau đó Ngài hướng dẫn từng bước tiến cho sự sống đi từ thô sơ, đơn giản đến phức tạp, kiện toàn.
Trước đây, Cơ-Đốc nhân phải đứng trước hai thái độ quá khích. Hoặc phản khoa học, hoặc phản Kinh thánh. Ngày nay chúng ta tìm được một lập trường thỏa đáng hơn, vì khoa học ngày nay đã tiến xa hơn ngày Thuyết Tiến Hóa mới ra đời rất nhiều. Một khoa học gia đã nói: ‘Người ta có thể vừa tin vào sáng tạo vừa tin vào tiến hóa, miễn là người ta biết định nghĩa danh từ mình dùng’. Nói cách khác, nếu bạn hiểu rõ tiến hóa là gì và sáng tạo là gì thì đôi bên đâu có nghịch ý với nhau.
Một điều hiển nhiên, chắc chắn là: Các khám phá của khoa học giúp ta tin rằng các chủng loại đã có thay đổi ít nhiều trải qua các thời đại. Các loài cây và loài vật hiện nay là kết quả của sự tiến hóa có giới hạn.
Người tin vào thuyết Chủng Loại Bất Biến sẽ trưng ra những lời Kinh thánh dạy rằng các tạo vật sinh sản 'tùy theo loại'
Nhưng thực ra chưa ai thấu hiểu được ý nghĩa của chữ 'tùy theo loại' trong Kinh thánh. ‘Loại’ đây bao gồm những thứ gì? Những giống gì? Khoa sinh vật học chia ra hàng trăm thứ ‘loại’ khác nhau. Có phải Đức Chúa Trời dựng nên một loài chim tổ phụ rồi để cho nó sinh sản theo 'giai cấp' của nó, vì 'giai cấp' cũng là một trong các loại?
Có người cho ‘loại’ đồng nghĩa với giống, Nhưng này đây: hai giống thuốc lá vẫn sinh ra hai thứ thuốc riêng biệt, nhưng chúng có thể pha giống với nhau để sinh ra một giống thuốc thứ ba. Và chúng ta đã từng thấy những giống chim câu mới, chó mới, gà mới, lúa mới, cả đến giống cam mới, hoa mới… Tất cả những giống mới đó xuất hiện theo sự pha giống với nhau. Những sự đổi mới đó do tay người làm, tức để cho các giống loại lai với nhau, có thứ do sự thay đổi ở trong lòng hạt giống của riêng mỗi loại.
Như vậy bạn phải đối diện với vấn đề sự sống biến đổi thế nào từ ngày tạo dựng ban đầu. Ở đây, ta phải trả lời hai câu hỏi khác nhau: (1) Sinh vật thay đổi thế nào và (2) giới hạn của sự thay đổi là đến đâu?




 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn