13:31 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Trang Chủ » Thần Học » Thần học Mục vụ (ứng dụng)

Thần Đạo Học - Chương VIII - Hội Thánh (P2)

Thứ năm - 13/11/2014 21:58
Thần Đạo Học - Chương VIII - Hội Thánh (P2)

Thần Đạo Học - Chương VIII - Hội Thánh (P2)

I/. TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI THÁNH: Mathiơ 28:19-20 ghi lại trách nhiệm mà Chúa Jêsus Christ đã giao Hội thánh trải qua các thời đại phải thi hành, đó là trách nhiệm truyền giảng Tin Lành và gây dựng Hội thánh của Chúa Jêsus Christ.
---------------------------------









CHƯƠNG VIII - PHẦN 2
HỘI THÁNH

***********************

 


I/. TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI THÁNH:

Mathiơ 28:19-20 ghi lại trách nhiệm mà Chúa Jêsus Christ đã giao Hội thánh trải qua các thời đại phải thi hành, đó là trách nhiệm truyền giảng Tin Lành và gây dựng Hội thánh của Chúa Jêsus Christ.

A/ TRÁCH NHIỆM TRUYỀN GIẢNG TIN LÀNH

(Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân - Mathiơ 28:19a)
Trách nhiệm này được giải thích qua cách dịch khác là: ‘Vậy, hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ ta…. Hoặc theo sách Tin Lành Mác 16:15 là: ‘Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người... Và cuối cùng được chính Chúa Jêsus giải thích trong Công vụ 1:8, ‘Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất….

1. XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI THÁNH

Chúng ta phải khẳng định chắc chắn trách nhiệm hàng đầu của Hội thánh là truyền giảng Tin Lành. Nói hai từ 'truyền giảng' hay 'giảng Tin Lành', có thể bị hiểu lầm là những chiến dịch giảng rộng lớn, nên nói theo sự giải thích của Chúa Jêsus trong Công vụ 1:8 là làm chứng về Chúa Jêsus Christ cho người chưa tin Chúa Jêsus.
‘Làm chứng’ là gì?
Sứ đồ Giăng giải thích từ ngữ 'làm chứng rất chính xác trong thư I Giăng 1:1, ‘Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi ĐÃ NGHE, điều MẮT CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY, điều CHÚNG TÔI ĐÃ NGẮM, và TAY CHÚNG TÔI ĐÃ RỜ ĐẾN LỜI SỰ SỐNG.

'Làm chứng' có liên quan đến bốn phương diện:
• Chúng tôi đã NGHE
• Chúng tôi đã THẤY
• Chúng tôi đã NGẮM
• Chúng tôi đã RỜ (kinh nghiệm cá nhân)
Như vậy, 'làm chứng' là nói lại, thuật lại những điều mình đã nghe, đã thấy, đã ngắm (xem xét cẩn thận) và cá nhân đã kinh nghiệm những điều đã nghe, thấy, ngắm. Do đó, Đức Chúa Trời không thể dùng ma quỉ, hay người chưa tin Chúa Jêsus làm chứng được, ngay cả thiên sứ trên trời cũng không thể làm chứng về ơn cứu rỗi vĩ đại của Chúa Jêsus Christ, vì tất cả có thể nghe, có thể thấy, có thể ngắm nhưng không hề kinh nghiệm sự cứu rỗi, chỉ có Cơ-Đốc nhân mới là người được Đức Chúa Trời ban đặc ân làm chứng về sự cứu rỗi (Công vụ 16:16-18).
Nói đến 'làm chứng' thì nhiều Cơ-Đốc nhân nghĩ ngay đến trách nhiệm của cá nhân người tin Chúa Jêsus, nhưng cũng là trách nhiệm của Hội thánh. Khi Hội thánh tổ chức với phạm vi rộng rãi hơn, nhiều người hơn, thì được gọi là 'truyền giảng'.
Như chúng ta đã học từ Lời Chúa, trách nhiệm của tất cả Cơ-Đốc nhân là phải làm chứng (truyền giảng) về Chúa Jêsus Christ cho mọi người, không phải trách nhiệm của riêng ai, và trách
nhiệm này phải thi hành cho đến lúc Chúa Jêsus Christ tái lâm (I Côrintô 11:26), vì lúc bấy giờ ai cũng nghe, ai cũng thấy, ai cũng ngắm và ai cũng có thể kinh nghiệm về Chúa Jêsus Christ cho cá nhân mình. Không Cơ-Đốc nhân nào được quyền nói rằng tôi chỉ tin Chúa Jêsus mà thôi, hoặc như có mục sư nói: tôi chỉ có ơn giữ gìn Hội thánh thôi. Đó là những cám dỗ để tránh né trách nhiệm (Châm ngôn 24:11-12; Ê-xê-chi-ên đoạn 33)

2. TỔ CHỨC TRUYỀN GIẢNG

Muốn tổ chức truyền giảng, Hội thánh phải thực hiện những bước như sau:

a. Hội thánh phải có khải tượng:
Chúa Jêsus luôn khuyến giục các môn đồ quan tâm đến việc truyền giảng Tin Lành.
• Giăng 4:35, trong khi các môn đồ lần lữa chờ bốn tháng nữa mới đến mùa gặt, thì Chúa Jêsus cho họ biết rằng mùa gặt thật trúng và ngay trước mắt và Ngài đã chỉ cho họ đoàn dân trong làng Si-kha đang chạy ra tin nhận Chúa Jêsus làm Đấng Cứu Thế.
• Chúa Jêsus đã chọn 12 sứ đồ, rồi Ngài lại sai thêm 70 người nữa ra đi làm chứng về Tin Lành, nhất là trước và sau khi phát động việc truyền giảng, chính Chúa Jêsus Christ đã đi khắp các thành, các làng giảng Tin Lành.
• Chính Chúa Jêsus Christ đã mang khải tượng này như Mathiơ đã ghi trong 9:36-38, Ngài thấy đoàn dân đông thì động lòng thương xót, vì họ như chiên không có kẻ chăn, và Chúa Jêsus phán: Mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít.
Hội thánh phải có con mắt và tấm lòng như của Chúa Jêsus thì mới có thể thi hành việc truyền giảng Tin Lành được. Mắt của Chúa Jêsus THẤY đoàn dân cùng khốn, dù họ ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng trong mắt Chúa nhìn thì Ngài thấy họ đang ở trong ách nô lệ của ma quỉ, của thế gian, của xác thịt chính họ. Tấm lòng của Chúa Jêsus khi thấy thì THƯƠNG đoàn dân, Kinh thánh dùng từ ngữ Ngài 'động lòng', trái tim của Chúa Jêsus rung động (Ôsê 11:8).
Chính Chúa Jêsus Christ đã thuật ví dụ về Người Samari Nhơn Lành trong luca 10:29-37, để quở trách các thầy tế lễ và người Lê-vi THẤY người bị nạn mà KHÔNG THƯƠNG.
Rôma 9:1-3; 10:1, Phao-lô cũng mang khải tượng đem cứu rỗi cho đồng bào, bà con của ông là người Y-sơ-ra-ên, dù ông đang mang trách nhiệm truyền giảng cho người ngoại bang.
Nhìn lại người Việt Nam chúng ta, theo một thống kê quốc tế ghi nhận con số như sau:
• Phật giáo có 55%
• Công giáo La Mã có 7%
• Cao đài có 3%
• Hòa Hảo có 2%
• Các tôn giáo khác (nghĩa là trong đó có Tin Lành) hoặc không có tôn giáo là 33%
Qua thống kê đó, Tin Lành chắc chắn nằm trong số 33% và chưa tới 1%. Nếu tính hiện nay, lúc tôi viết những dòng chữ này, thì Hội thánh Việt Nam còn phải nổ lực nhiều lắm.
Vì vậy, mục sư phải nhờ ơn Chúa giảng dạy, chia sẻ khải tượng truyền giảng cho toàn Hội thánh mình chịu trách nhiệm. Những Chúa nhật, bài giảng hãy trình bày, kêu gọi Hội thánh quan tâm đến trách nhiệm truyền giảng, những buổi Tiệc thánh nhắc Hội thánh khi dự Tiệc Thánh là đã hứa nguyện làm theo mạng lịnh của Chúa như trong I Côrintô 11:26. Trong những buổi học Kinh thánh, mục sư nhờ ơn Chúa nêu lên nhu cần phải truyền giảng như đó là mạng lịnh của Đức
Chúa Trời ban, như những con số thống kê về nhu cần của gần 86 triệu người Việt Nam, dạy cách truyền giảng (làm chứng cá nhân hoặc chung), gây ý thức cho toàn Hội thánh ai cũng biết trách nhiệm truyền giảng của chính mình.

b. Hội thánh tổ chức Cầu nguyện:
Hội thánh phải nhớ truyền giảng Tin Lành là một cuộc chiến đấu chinh phục những người chưa được cứu cho Chúa Jêsus Christ, không phải là một cuộc trình diễn hay một cuộc dạo chơi. Hãy xem một cuộc chiến tranh của đời này, để giành lấy chiến thắng, các thế lực phải huy động toàn bộ hải, lục, không quân, tâm lý chiến,… để đạt cho được chiến thắng. Truyền giảng Tin Lành cũng vậy, Hội thánh cũng phải tập trung nhân lực tài lực.
Trước hết, mục sư và Ban Chấp sự nhờ ơn Chúa hiệp nhau thúc đẩy Hội thánh phải tập trung vào sự cầu nguyện cho việc truyền giảng Tin Lành bằng sự giảng dạy, bằng thông báo, bằng cổ động cá nhân từng người, và không bao giờ quên làm gương chính mình tham dự cầu nguyện. Kinh thánh cho Hội thánh nhiều bài học gương mẫu về sự cầu nguyện cho việc truyền giảng:
• Sáng. 18:22-32, Áp-ra-ham cầu nguyện cho hai thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ được tha thứ.
• Xuất. 32:30-32, Môi-se đã thiết tha cầu nguyện với tấm lòng sẵn sàng hi sinh sự sống của mình để dân tộc Y-sơ-ra-ên của ông được tha thứ.
• Giê. 9:1, Tiên tri Giê-rê-mi đã cầu nguyện với nước mắt tuôn tràn xin Chúa cho dân tộc Y-sơ-ra-ên của ông được tha thứ - Cathương 3:48-51.
• Rôma 9:1-3; 10:1, Phao-lô đã làm chứng rằng ông đã hết lòng cầu nguyện cho dân Y-sơ-ra-ên của ông được cứu.
Không phải tất cả các thánh đồ đó nhắm mắt nói vài lời, cũng không phải la hét, cũng đừng quan tâm cầu nguyện ngắn hay dài, nhưng cầu nguyện với tất cả tấm lòng yêu mến dân tộc, yêu thương tội nhân, mong muốn họ được cứu rỗi.
Mục sư và Ban Chấp Hành hãy tổ chức cầu nguyện tại nhà thờ, thúc đẩy cầu nguyện tại từng Tổ cầu nguyện giữa các gia đình tín hữu, kêu gọi các Ban Ngành trong Hội thánh dành thì giờ cầu nguyện, gởi thư kêu gọi các Hội thánh bạn cầu nguyện, nhắc nhở từng cá nhân cầu nguyện.
Trong các buổi cầu nguyện, hãy nêu tên các thân hữu định mời, phát danh sách thân hữu, phát phiếu hứa cầu nguyện mỗi tuần, tìm cách gia tăng sự cầu nguyện cho truyền giảng, kể cả kêu gọi một buổi hay một ngày kiêng ăn cầu nguyện trong tuần hoặc trong tháng.




 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn