06:48 EDT Thứ bảy, 20/04/2024

Trang Chủ » Thần Học » Thánh kinh Thông lãm

A-mốt

Thứ năm - 18/04/2013 05:26
A-mốt

A-mốt

I/. TÁC GIẢ: 1. Tên: Tên của Amốt có nghĩa là Gánh Nặng, Người mang gánh nặng Cũng có thể là biệt danh hơn là tên thật, vì ông muốn nói lên tấm lòng mang gánh nặng đối với tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên (phía Bắc).
-----------------------

I/. TÁC GIẢ:

1. Tên:
Tên của Amốt có nghĩa là Gánh Nặng, Người mang gánh nặng
Cũng có thể là biệt danh hơn là tên thật, vì ông muốn nói lên tấm lòng mang gánh nặng đối với tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên (phía Bắc).

2. Nghề nghiệp:
  • 1:1; 7:14, A-mốt là người chăn chiên. Theo cách nói của ông, tỏ ra Amốt làm nghề chăn thuê (trong bọn chăn – 7:14,  ta là một kẻ chăn), và người hái trái vả thuê (2 lần ông nhắc đến cây vả – 7:14; 8:2). Amốt dùng từ “sửa soạn”cây vả rừng (7:14). Hình như gia đình nghèo ,nên ông phải đi làm thuê.
  • So sánh với 7:12, câu nói của tiên tri giả A-ma-xia đầy vẽ khinh dể Amốt, thêm một bằng cớ cho thấy A-mốt nghèo, từng đi làm thuê để kiếm sống.
3. Nơi ởLàng Thê-cô-a:
  • Cách phía Nam Giê-ru-sa-lem độ 11 Km
  • Cách phía Nam Bết-lê-hem độ 8 Km
  • Một làng nhỏ trên đỉnh núi, nhìn xuống đồng bằng Giu-đê
  • Có ý kiến cho rằng đó là nơi Giăng Báp-tít lớn lên.
Kinh Thánh nhiều lần nhắc đến Thê-cô-a, dù đó chỉ là một làng nhỏ:
  • II Samuên 14:2, một người đàn bà Thê-cô-a nghèo nhưng khôn ngoan.
  • Nêhêmi 3:5, những người Thê-cô-a dự phần xây vách thành, người có quyền thế thì lại không làm. Có lẽ họ bỏ tiền ra để mướn người nghèo làm. Qua đó chúng ta thấy dân Thê-cô-a đa số đi làm thuê.
  • Đặc biệt, Amốt là người phía Nam (Giu-đa) lại thi hành chức vụ tại Y-sơ-ra-ên phía Bắc.
Điều chúng ta cần chú ý là giữa hai nước Giu-đa và Y-sơ-ra-ên đã phân chia thù nghịch nhau, nhưng Amốt đã không để cho chức vụ của ông vì cớ đó bị ảnh hưởng bởi sự chia rẽ dân tộc, giống như chức vụ của Phaolô (Rôma 1:14-15)
 
II/. NIỆN HIỆU:
1:1 cho biết Amốt thi hành chức vụ vào thời:
  • Giu-đa: đời vua Ô-xia – 787-735 TC.
  • Y-sơ-ra-ên: đời vua Giê-rô-bô-am – 790-749 TC.
Đây là thời kỳ cực thịnh của cả hai nước Bắc – Nam, sau gần 200 năm suy sụp vì chia rẽ, kể từ vua Salômôn chết (933 TC. – II Sử 26; II Vua 14:23-29). Tuy nhiên đây cũng là thời kỳ tội lỗi trong Y-sơ-ra-ên gia tăng đầy dẫy.
Theo Sử gia Josephus thì cơn động đất trong 1:1 nói đến xảy ra cùng thời với lúc Ô-xia bị bịnh (749 TC.)
Như vậy, Amốt sống đồng thời với Ô-sê (Ô-sê còn trẻ hơn Amốt)
III/. BỐI CẢNH:
  1. Thiên tai: 1:1
Cơn động đất được Amốt tả lại trong 8:8-11
  • Đất rúng động, dậy lên, lún xuống, dân cư than khóc (8)
  • Mặt trời bị che khuất (9)
  • Nhiều người chết (mất con trai – c.10)
  • Gây nên đói kém (c. 11)
Cơn động đất phải lớn lắm nên trong sách Amốt nhắc đến nhiều lần (1:1; 8:8-11; 9:5). Tiên tri Xa-cha-ri cũng nói đến trận động đất nầy (Xach. 14:5).
Ngoài ra nạn cào cào (7:1-2), gió nóng, sâu bọ (2:5; 4:9), ôn dịch (4:10).
  1. Tôn giáo:
    • 2:8, bàn thờ Chúa bị khinh dể, người ta phạm tội tà dâm tại nơi thánh.
    • 2:12, cám dỗ người Na-xi-rê uống rượu, không cho tiên tri nói tiên tri.
  2. Xã hội:
    • 1:4-6, những người giàu sống phung phí, chỉ lo ăn chơi
    • 2;6, có chế độ nô lệ, bán người với giá rẻ bằng đôi dép.
    • 5:12, hà hiếp, hối lộ
    • 8:5-6, mua bán giả dối.
Trước một tình trạng như vậy, Amốt đã gác qua mọi tị hiềm Nam – Bắc, dâng mình rao giảng Lời Chúa cho Y-sơ-ra-ên phía Bắc.
Trong 7:14-15, Amốt xác nhận ông không được huấn luyện để làm tiên tri, cũng không phải thuộc dòng dõi tiên tri, nhưng Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông. Amốt dùng từ ngữ: “Đức Giê-hô-va đã BẮT LẤY ta từ sau bầy” (7:15), nghĩa là Amốt cũng cảm biết địa vị kém thiếu, hoàn cảnh khó khăn, nên đã không muốn bước vào chức vụ. Dù vậy, Đức Giê-hô-va đã bắt lấy, đã thúc giục ông.

IV/. BỐ CỤC:
Đề mục: SỰ ĐOÁN PHẠT
Câu gốc: 3:2
  1. Bối Cảnh Sự Đoán Phạt: 1:1-2
  1. Thời gian: 1:1
  1. Theo lịch sử: 1:1a
  2. Theo biến cố: 1:1b
  1. Địa điểm: 1:2
  1. Phát xuất từ Giê-ru-sa-lem.
  2. Xảy ra tại phía Bắc (Cạt-mên)
  1. Đối tượng chịu Sự Đoán Phạt: 1:3 – 2:16
  1. Đối tượng phụ: 1:3 – 2:3
Các nước lân cận: Sy-ri (Đa-mách), Phi-li-tin (Ga-xa, Ty-rơ, Ê-đôm, Am-môn, Mô-áp
  1.  Đối tượng chính: 2:4-16
(Giu-đa và Y-sơ-ra-ên)
  1. Cảnh Trạng Sự Đoán Phạt: 3: - 6:
  1. Cung điện bị tàn phá: 3: (c. 9, 11, 15)
  2. Thiên tai: 4: (c. 7-10)
  3. Từ bỏ cuộc thờ phượng: 5: (c. 21-26)
  4. Bị bắt lưu đày: 6: (c. 7, 14)
  1. Thái Độ Đối Với Sự Đoán Phạt: 7: - 9:
  1. Tiên tri Amốt: 7:1-7
Xin Chúa tha thứ (c. 2, 5)
  1. Thầy tế lễ A-ma-xia: 7:8-17
Không tin (c. 12-13)
  1. Chính Đức Chúa Trời: 8: - 9:
Quyết định sự đoán phạt (8:23; 9:11)
Tha thứ (9:11-15)

V/. ĐẶC ĐIỂM:
  1. Đoạn 1: - 2:, TÁM TỘI ÁC
Tám tội ác bao gồm các nước chung quanh Palestine, và chính Giu-đa, Y-sơ-ra-ên. Tất cả các tội ác nầy đều có chung một mức độ: gấp ba, gấp bốn lần. Nhóm từ: gấp ba, gấp bốn lần có hai ý:
  1. Tội lỗi càng ngày càng gia tăng đền đầy trọn (Thành ngữ tiếng Việt là: ‘nhất hóa tam’)
  2. Đức Chúa Trời đã nhiều lần cảnh cáo, sửa phạt nhưng họ không chịu ăn năn.
BẢY NGỌN LỬA
(1:4, 7, 10, 12, 14; 2:2, 9)
Trong tám nước Chúa dùng Bảy Ngọn Lửa với 2 đoạn nầy và một ngọn lửa trong đoạn 7:4. Lửa thường chỉ về sự đoán phạt. Cũng có thể dùng về nghĩa đen của sự đoán phạt bằng lửa như Sáng. 19, cũng có thể dùng nghĩa bóng về đạo quân thù nghịch đến, đang khi tấn công họ phóng hỏa.
  1. Đoạn 3: - 6: BA SỨ ĐIỆP
Trong phần nầy có 3 sứ điệp đoán phạt, chia ra như sau:
 
LÝ DO ĐOÁN PHẠT ÁN PHẠT
3:1-10 3:11-15
4:1-11 4:12-13
5:1-15 5:16 – 6:

Mỗi sứ điệp đoán phạt bắt đầu với lời kêu gọi: “Hãy nghe”, kết thúc với lời kết luận: “Vậy nên”. Trong đoạn 5, mặc dù có câu 11 và 13 đều dùng chữ “vậy nên” (bởi đó) nhưng câu 16 mới là kết luận vì nhấn mạnh chính Chúa phán.



Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: A-mốt

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn