00:41 EDT Thứ bảy, 20/04/2024

Trang Chủ » Thần Học » Thánh kinh Thông lãm

Ca-Thương

Thứ tư - 17/04/2013 00:22
Ca-Thương

Ca-Thương

I/. TÊN SÁCH: 1. Chữ CA nghĩa là Bài hát, bài thi ca. Sách viết theo thể thi ca Hi-bá-lai gồm 5 bài thơ, có lẽ được sáng tác sao gởi nhiều bản cho dân Giu-đa ở Ai Cập, Ba-by-lôn, để những người Y-sơ-ra-ên lưu đày hát. Đây là thể thơ (thi ca) chiết cú, nghĩa là mỗi câu bắt đầu bằng một chữ cái theo thứ tự mẫu tự Hi-bá-lai. Loại thơ nầy rất được người Y-sơ-ra-ên ưa thích, vì dễ nhớ. Tiếng Hi-bá-lai có 22 phụ âm (chữ cái). Thơ Hi-bá-lai chú ý về ý hơn là về vần, nhạc.

----------------------------
 
I/. TÊN SÁCH:

1. Chữ CA nghĩa là Bài hát, bài thi ca.
Sách viết theo thể thi ca Hi-bá-lai gồm 5 bài thơ, có lẽ được sáng tác sao gởi nhiều bản cho dân Giu-đa ở Ai Cập, Ba-by-lôn, để những người Y-sơ-ra-ên lưu đày hát.
Đây là thể thơ (thi ca) chiết cú, nghĩa là mỗi câu bắt đầu bằng một chữ cái theo thứ tự mẫu tự Hi-bá-lai. Loại thơ nầy rất được người Y-sơ-ra-ên ưa thích, vì dễ nhớ.
Tiếng Hi-bá-lai có 22 phụ âm (chữ cái).
Thơ Hi-bá-lai chú ý về ý hơn là về vần, nhạc.


2. Chữ THƯƠNG nghĩa là xót xa, buồn rầu vì yêu thương.
Sách bày tỏ sự buồn rầu của Giê-rê-mi về thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy và dân sót kéo xuống Ai Cập (Giê. 39:2; 41:1-18; 43:7), khoảng thời gian nầy độ 3 tháng (586 TC.) Chính quyền dời đô về Mích-ba (40:8), cách Giê-ru-sa-lem độ 8 dặm về hướng Tây Bắc (tham khảo Giê. 52 như là tiểu dẫn của sách Ca-thương).
Đây là một ca khúc sầu thảm, mỗi chữ đã viết bằng nước mắt để thấy được tình yêu thương của Giê-rê-mi đối với dân tộc của ông. Giống như Chúa Jêsus Christ đã khóc về thành Giê-ru-sa-lem trong Mathiơ 23:37-39; Luca 19:41-44).

II/. TÁC GIẢ:

Tất cả các nhà giải nghĩa Kinh Thánh đều nhìn nhận Giê-rê-mi là tác giả.
  • Sử gia Josephus nhìn nhận.
  • Các học giả Y-sơ-ra-ên thuộc nhóm Massoretes (Nhóm hoàn chỉnh Cựu Ước bằng cách đặt các dấu nguyên âm (vowel signs). Bản Cựu Ước nầy là kiểu mẫu.
  • Các học giả Do thái giáo và Cơ-đốc Giáo hiện kim đều công nhận
  • C. J. Ellicott nói: “Có một sự tin tưởng tuyệt đối là không có người nào đang sống trong thời đó có thể diễn tả tình cảnh Giê-ru-sa-lem đặc sắc như Giê-rê-mi.
Trong Kinh Cựu Ước tiếng Hi-bá-lai, sách Ca-thương được đặt vào bộ gọi là Hagiographa (Hoặc gọi là Tác Phẩm Thánh gồm 5 quyển: Nhã Ca, Ru-tơ, Ca-thương, Truyền đạo, Ê-xơ-tê). Bộ nầy được đọc vào những ngày Đại lễ của người Y-sơ-ra-ên:
  • Nhã ca                   được đọc vào Lễ Vượt Qua
  • Ru-tơ                     được đọc vào Lễ Ngũ Tuần
  • Truyền đạo            được đọc vào Lễ Lều Tạm
  • Ê-xơ-tê                  được đọc vào Lễ Phu-rim
  • Ca-thương             được đọc vào Lễ Kỷ Niệm thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy (Giê. 52:6-7).
Trong bản Hi-lạp và Vulgate đặt sách Ca-thương sau sách Giê-rê-mi.
Ngày nay Giáo hội Công giáo Lamã đọc sách Ca-thương vào Lễ Tuần Thánh, nhắc lại cảnh thương khó của Chúa Jêsus.

III/. BỐ CỤC:
Đề mục: THÀNH GIÊ-RU-SA-LEM BỊ PHÁ:
Câu gốc: 2:8
  1. Cảnh Trạng Thành Giê-Ru-Sa-Lem Bị Phá: 1: - 2:
  1. Trong nhãn quan của con người: 1:
    1. Dân thánh: 1:1-6 (bị phu tù, c. 3)
    2. Dân Ngoại: 1:7-11 (khinh dể, c. 7c)
    3. Thành thánh: 1:12-19 (hãy chú ý sự thay đổi chủ từ TA)
    4. Người thánh: 1:20-22 (Giê-rê-mi)
  2.  Trong nhãn quan của Chúa: 2:
    1. Cho phép kẻ thù đến: 2:1-5 (c. 4)
    2. Từ bỏ nơi thánh: 2:6-10 (c. 6)
    3. Không thương xót: 2:11-22 (c. 17, dù tình trạng bi thảm đến nỗi mẹ phải ăn thịt con, thầy tế lễ bị giết, c. 20)
  1. Người Chứng Kiến Thành Giê-Ru-Sa-Lem Bị Phá: 3:
    1. Hoàn cảnh người chứng kiến: 3:1-18
      1. Chính mắt thấy: 3:1-2
      2. Cùng chịu hoạn nạn: 3:3-18 (c. 4, 14)
    2. Tâm trạng người chứng kiến: 3:19-66
      1. Hi vọng: 3:19-39 (c. 23, 32)
      2. Hòa mình: 3:40-66 (chúng ta, chúng tôi, Giê-rê-mi cùng đứng chung với dân Chúa).
  2. Thái Độ Đối Với Thành Giê-Ru-Sa-Lem Bị Phá: 4: - 5:
    1. Đối với dân Chúa: 4:
      1. Khuyên dân Chúa nhìn nhận tội lỗi quá khứ: 4:1-16 (c. 13)
      2. Khuyên đừng nhờ cậy con người: 4:17-22 (c. 17).
    2. Đối với Chúa: 5:
      1. Trình bày cho Chúa: 5:1-18 (c. 1)
      2. Kêu cầu Chúa (ăn năn): 5:19-22 (c. 21)
IV/. PHÂN TÍCH:
  1. Tổng quát:
Nhìn vào Bố Cục, chúng ta thấy sách Ca-thương giống như một bản nhạc, mà đoạn 3 là điệp khúc, vì:
  • Ý tưởng khác hơn
  • Số câu dài hơn gấp 3 lần (22 x 3)
Trong khi đó đoạn 1 và đoạn 2 nói về thành Giê-ru-sa-lem và Chúa. Đoạn 4: - 5: cũng vậy.
  • Ý tưởng 2 cặp bài thơ nầy giống nhau
  • Số câu giống nhau (đều có 22 câu)
Cả hai cặp nầy được xem như là phiên khúc.
  1. Chi tiết:
ĐOẠN 1: Tình cảnh thành Giê-ru-sa-lem:
Có thể chia làm 2 phần:
  • Câu 1-11, tất cả đều dùng ngôi thứ ba: “thành nầy” (1), của nó (2), Giu-đa (3), Giê-ru-sa-lem (7). Chính Tiên tri đang nói và mô tả thành Giê-ru-sa-lem.
  • Câu 12-22, có sự thay đổi chủ từ: Ta, của Ta (12). Những câu nầy đã nhân cách hóa thành Giê-ru-sa-lem, để thành tự nói về chính thành, than khóc cho phận của thành.
ĐOẠN 2: Cơn giận của Đức Giê-hô-va.
  • Câu 1-10, mô tả cơn giận của Đức Giê-hô-va.
Bằng đủ mọi cách nhấn mạnh vào sự kiện sỉ nhục mà Giê-ru-sa-lem đang chịu là bởi chính Đức Giê-hô-va giận và làm cho Giê-ru-sa-lem chịu như vậy.
30 lần dùng chữ: Chúa đã, Ngài đã… đi với động từ: Ném (c.1), nuốt (2), đổ xô, làm nhục, chặt, đốt (3)
  • Câu 11-12, có sự thay đổi chủ từ: Ta và ngươi.
Đây là những lời hô hào, kêu gọi dân thành Giê-ru-sa-lem ăn năn.
ĐOẠN 3: Sự buồn thảm của Tiên tri Giê-rê-mi
Trong đoạn nầy nói lên tấm lòng yêu thương dân tộc của Tiên tri Giê-rê-mi, ông đã lấy sự buồn thảm của dân Chúa như sự buồn thảm của chính ông. Vì vậy, có những câu chính Tiên tri nói. Những câu cả dân Y-sơ-ra-ên nói. Những câu cả hai cùng nói.
Tuy nhiên bối cảnh cũng chia ra làm 2 phần như các đoạn trước: [theo bản Hoa ngữ, câu 19 bắt đầu lời cầu nguyện]
  • Câu 1-39, tấm lòng đau thương:
    • Câu 1-21, mô tả sự đau thương
    • Câu 22-39, tâm trạng trong sự đau thương (với hi vọng)
  • Câu 40-66, Kêu gọi cầu nguyện với Chúa:
    • 40-47, cả nước cầu nguyện.
    • 48-66, cá nhân cầu nguyện.
ĐOẠN 4: Lý do Chúa giận.
Trong đoạn 2 mô tả cơn giận của Đức Giê-hô-va, còn đoạn 4 giải thích tại sao Chúa giận (c. 6, 13)
Bài ca nầy cũng có thể chia làm 2 phần
  • Câu 1-11, So sánh sự tương phản giữa Siôn xưa và Siôn nay.
  • Câu 12-22, Sự suy nghĩ và hành động của dân ngoại đối với thành Giê-ru-sa-lem, đặc biệt là của Ê-đôm.
ĐOẠN 5: Lời Cầu nguyện.
Mặc dù có 22 câu theo mẫu tự Hi-bá-lai, nhưng không theo thứ tự như loại thơ mẫu tự của 4 đoạn trước.
Những câu đôi (couplet) ngắn, nên đoạn nầy ngắn hơn 4 đoạn trước.
Đây là lời cầu nguyện của thành Giê-ru-sa-lem dâng lên Chúa:
  • 1-18, trình bày hoàn cảnh thống khổ lên cho Chúa.
  • 19-22, Nài xin sự thương xót của Chúa.
 
 
 
Đề mục: CHÚA PHẠT
Kinh thánh: Ca-thương 1:1-22
Câu gốc: Ca-thương 1:18a, “Đức Giê-hô-va là công bình, vì ta đã bạn nghịch cùng mạng Ngài.”
Mục đích: Giúp các con cái Chúa hoc biết bản tánh công bình của Chúa, hầu tỉnh thức ăn năn, không để Chúa phải hình phạt.
 
I/. TÌNH CẢNH BỊ CHÚA PHẠT:
  • Ca-thương 1:1-4
  • Chúng ta đã biết tiên tri Giê-rê-mi được gọi là Tiên tri của sự than khóc. Qua sách của ông, nhiều lần đã nhắc đến nước mắt của ông, đến nỗi được ví như suối, như nguồn lụy, và ông muốn khóc suốt ngày đêm.
  • Đặc biệt Tiên tri Giê-rê-mi đã viết riêng một bài ca xót thương, gọi cách khác đây là bài AI CA, bài ca ai bi sầu thảm. Chúng ta có thể coi những bài Ca-thương nầy là những giọt nước mắt của Tiên tri, hay mỗi lần khóc của ông.
  • Sách Ca-thương là những bài thơ, bài ca, diễn tả tâm trạng buồn thảm. Trong đau thương người ta dễ làm thơ. Đó là trường hợp của Tiên tri Giê-rê-mi.
  • Bây giờ trong đoạn 1 của sách Ca-thương, từ câu 1 đến câu 4, Giê-rê-mi đã mô tả tình cảnh đau thương mà Thành Giê-ru-sa-lem yêu dấu của ông bị Chúa phạt, đây cũng là nguyên nhân khiến ông phải khóc:
  • 1:1, Giê-rê-mi mô tả sự hoang vắng của thủ đô Giê-ru-sa-lem,
    • xưa đông lắm, nay ngồi một mình. Một sự so sánh cực hay, giống như gia đình chúng ta trong những ngày có tiệc tùng linh đình, đông đảo, như những Ngày Cưới. Sau đó, mọi người ra về hết. Sự trống vắng ấy mới thật sự là lớn lắm
Tác giả còn thêm trạng từ LẮM để nói lên sự đông đúcrồi khi đối lại, tác giả dùng động từ NGỒI một mình. Sự cô độc sẽ không có khi một mình làm việc, nhưng sự cô độc sẽ bộc lộ rõ ràng khi phải NGỒI MỘT MÌNH, không làm gì cả.
  • Xưa làm lớn giữa các dân, nay như đàn bà góa.
Nhóm từ “làm lớn giữa các dân” so với mệnh đề sau, cho thấy tác giả muốn nói Thành yêu dấu của ông như một cô thiếu nữ đẹp, đang thời xuân sắc, được mọi người ưa chuộng.
“Đàn bà góa”, Nếu chúng ta đọc I Vua 17:8-16, và Luca 18:3-6, I Tim. 5:9, khi Kinh thánh nói đến đàn bà góa, nghĩa là người phụ nữ đó đã già (trên 60 tuổi), nghèo, không ai giúp đỡ, cô độc.
Đem hai hình ảnh nầy so sánh với nhau, chúng ta thấy nổi bật sự đau khổ là dường nào, một người đàn bà góa nghèo đang ngồi nhớ lại quá khứ lúc mình còn kẻ đón người đưa.
  • Xưa là nữ chủ… nay phải nộp thuế.
Một chủ nhân được mọi người phục dịch, trở thành một nô lệ, phục dịch người khác.
  • 1:2, Tác giả đã nhân cách hóa Thành Giê-ru-sa-lem trở thành một thiếu nữ bị bỏ rơi, chẳng những không ai an ủi mà còn bị phản bội, bị thù ghét.
  • 1:3-4, tác giả đã giải thích lý do Giê-ru-sa-lem bị hoang vắng, ấy là vì dân Giu-đa, là dân sống trong thành đã bị bắt đày đi làm phu tù, bị đưa đi làm khổ sai.
  • Xét tình cảnh như thế, chính là tình cảnh mà Giê-rê-mi đã ghi lại trong sách của ông, Giê-rê-mi đoạn 40:1, 6. Lúc ấy người Ba-by-lôn đã xâm chiếm thành Giê-ru-sa-lem và đất Giu-đa, nhưng họ đã tha cho Giê-rê-mi ở lại trong xứ. Do vậy, Giê-rê-mi có cơ hội nhìn thấy cảnh đau thương trong thành.
  • Sự hoang vắng ở đây không phải là không có người, trái lại thành thì có đông người, nhưng không còn ai thân thuộc, không còn ai là đồng hương. Giống như một người đàn bà góa Việt nam sống trên đất Mỹ, không có một người Việt nam nào ở gần, không biết tiếng Mỹ.
  • Chúng ta đọc Kinh thánh hoặc nghe giảng, thường được nghe về một Đức Chúa Trời yêu thương thế gian ... Đức Chúa Trời là sự yêu thương ... Điều đó không có gì sai, nhưng có lẽ vì nghe mãi Đức Chúa Trời yêu thương, nên nhiều người trên thế giới, trong đó có những người trong chúng ta quên rằng: Đức Chúa Trời của chúng ta là đám lửa hay thiêu đốt, Đức Chúa Trời của những hình phạt. Và rủi thay, họ sống như Đức Chúa Trời chẳng bao giờ hình phạt. Họ xem chuyện Địa ngục, hồ lửa là chuyện hù dọa trẻ con, đến nỗi có người còn chủ trương một thứ tôn giáo Chúa chẳng bao giờ phạt, hoặc cuối cùng rồi Đức Chúa Trời cũng sẽ tha thứ hết.
  • Hãy đọc lại tình cảnh mà Giê-rê-mi nói đến trong sách Ca-thương để tỉnh thức trước khi Chúa phạt.
 
II/. LÝ DO BỊ CHÚA PHẠT:
  • 1:5-17
  • Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, có mấy lần nhắc đến Danh Đức Giê-hô-va đi kèm với sự giải thích lý do Chúa phải hành động đoán phạt của Chúa.
  • 1:5, “Vì Đức Giê-hô-va làm khốn khổ nó, BỞI CỚ TỘI LỖI NÓ NHIỀU LẮM”.
  • Chúa phạt vì: Tội lỗi nó nhiều lắm!
  • Anh chị em có để ý lý do nầy không? Không bao giờ Chúa phạt vì lý do tội lỗi ít quá, hay có tội, mà bao giờ cũng vì tội lỗi NHIỀU LẮM:
    • Sáng thế ký 6:5, 11-12, trước khi Đức Chúa Trời quyết định dùng nước lụt hình phạt loài người trên đất, Kinh thánh đã ghi lại tình trạng tội lỗi của thế giới thời đó: … sự hung ác của loài người trên mặt đất RẤT NHIỀU ...  XẤU LUÔN ... ĐỀU BẠI HOẠI... ĐẦY DẪY SỰ HUNG ÁC ... ĐỀU BẠI HOẠI.
    • Sáng. 18:20; 19:13, trước khi Chúa phạt dân hai thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, thì Kinh thánh đã ghi lại tình trạng tội lỗi của hai thành đó: ... THẬT LÀ QUÁ ... THẬT LÀ TRỌNG ... THẤU LÊN ĐẾN Đức Giê-hô-va...


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: Ca-Thương

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn