22:26 EDT Thứ năm, 18/04/2024

Trang Chủ » Thần Học » Thánh kinh Thông lãm

Ê-Sai

Thứ tư - 10/04/2013 03:49
Ê-Sai

Ê-Sai

I/. TÁC GIẢ: Tên sách là tên của người viết sách “Ê-sai” trong tiếng Hi-bá-lai có nghĩa là “Đức Giê-hô-va đã cứu”, cũng là Jêsus trong tiếng Hi-lạp 1:1, Ê-sai là con của A-mốt [không phải là tiên tri A-mốt. Kinh Thánh không nói gì về cha mẹ của Ê-sai] 8:3, Ê-sai có vợ là một nữ tiên tri 7:3 và 8:3, Ê-sai có hai con trai được đặt tên có ý nghĩa chỉ về tình hình của dân Chúa:
-----------------

I/. TÁC GIẢ:
  • Tên sách là tên của người viết sách
  • “Ê-sai” trong tiếng Hi-bá-lai có nghĩa là “Đức Giê-hô-va đã cứu”, cũng là Jêsus trong tiếng Hi-lạp
  • 1:1, Ê-sai là con của A-mốt [không phải là tiên tri A-mốt. Kinh Thánh không nói gì về cha mẹ của Ê-sai]
  • 8:3, Ê-sai có vợ là một nữ tiên tri
  • 7:3 và 8:3, Ê-sai có hai con trai được đặt tên có ý nghĩa chỉ về tình hình của dân Chúa:
Sê-a Gia-súp = dân còn sót lại sẽ trở về
Ma-he Sa-la Hát-bát = sự cướp mau tới
  • Ê-sai sống qua 4 đời vua: Ô-xia, Giô-tham, A-cha, và Ê-xê-chia
  • Ê-sai được kêu gọi vào chức vụ tiên tri vào năm vua Ô-xia băng (6:1 – 740 TC.). Có lẽ vào lúc ông được 25 tuổi (Dân. 8:24; II Sử 26:17,  mạnh dạn và còn trẻ), cho nên có thể Ê-sai sống từ 765 TC. Đến 700 TC.
  • Trong bản sách luật của người Y-sơ-ra-ên (Talmud), cho rằng vua Ma-na-se đã bắt Ê-sai để vào giữa 2 khúc gỗ rồi cưa (có lẽ thư Hêb. 11:37 đề cập đến cái chết của Ê-sai).
  • Lý do Ê-sai bị vua Ma-na-se giết là vì dân Giu-đa bội đạo, họ truy án và bắt tội Ê-sai tuyên bố đã thấy Chúa (6:1, xem Xuất. 33:2). Hoặc do vua Ma-na-se độc ác giết nhiều người vô tội, trong đó có Ê-sai (II Vua 21:16)
II/. BỐ CỤC SÁCH Ê-SAI:
Đề mục: ĐẤNG CỨU THẾ
Câu gốc: 1:18
  1. Nhu cần Đấng Cứu Thế – 1: - 39:
  1. Vì tội lỗi của dân thánh: 1: - 12:
    1. Tội lỗi của nước Giu-đa phía nam: 1: - 6:
    2. Tội lỗi của nước Y-sơ-ra-ên phía bắc: 7: - 12:
  2. Vì tội lỗi của toàn thế giới – 13: - 27:
    1. Mười (10) gánh nặng về dân ngoại: 13: - 23:
    2. Ngày đoán phạt chung: 24: - 27:
  3. Vì tội lỗi của Nơi Thánh – 28: - 39:
    1. Tội lỗi của Si-ôn: 28: - 33:
    2. Tội lỗi của Giê-ru-sa-lem: 34: - 39:
  1. Kế hoạch của Đấng Cứu Thế – 40: - 66:
  1. Giải cứu dân Chúa: 40: -48:
  2. Phục vụ như Tôi Tớ Đức Giê-hô-va: 49: -57:
  3. Lập Trời Mới Đất Mới: 58: - 66:
III/. ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁCH Ê-SAI:
  1. Đề cập nhiều về địa lý xứ Palestine:
Nhiều loại cây tại xứ Palestine:
  • Cây Bách – 2:13; 14:8; 37:24
  • Dưa, thông – 1:8.
  • Cây thông – 1:30
  • Vườn nho và cây nho – 3:14; 5:1-10; 16:16-17
  • Cây dẽ – 6:13
  • Cây vả – 34:4
  • Lúa mì – 36:17
  • Cây tạo giáp, cây sim, cây dầu – 41:19
  • Cây lật – 44:14
  • Gai – 55:13
Nói đến địa danh với những đặc sản:
  • Li-ban với cây bách cao lớn và Ba-san với cây dẽ- 2:13
  • Sa-rôn và Cạt-mên có nhiều hoa và đồng cỏ tốt – 35:2; 65:10
 Những suối nước nóng:
  • 30:25, có nhiều suối (35:6-7; 41:18; 58:11
  • 33:21, có sông nhưng không thuận tiện giao thông vì nước chảy xiết.
  • 57:6, có đá bóng láng dưới suối
Có nhiều khe đá, núi:
  • 2:10, 19, 21; 2:14
  • 7:19
  • 33:16
  • 54:10; 55:12
Có nhiều thú rừng:
  • 56:9
  • 59:11
  1. Sách được vị hoàng đế ngoại bang đọc:
II Sử ký 36:22-23; E-xơ-ra 1:2-3, xác nhận vua Si-ru đã đọc được sách Ê-sai 40: - 48:, tiên báo rằng Đức Chúa Trời cho Si-ru làm vua, đặc biệt là Chúa gọi đích danh SI-RU trước 200 năm.
  1. Sách được trưng dẫn trong Tân Ước:
Ít nhất có 9 phần của sách Ê-sai được trưng dẫn trong Tân Ước:
  • Mathiơ 1:23; 3:3; 4:14-16.
  • Giăng 12:38-40
  • Rôma 9:28-29, 33
  1. Sách có những phần thơ nhạc:
Đặc biệt sách Ê-sai có những phần dùng theo lối thơ nhạc:
5:1, đây là Bài ca có tựa đề “Vườn Nho”
42:10-13 là một bài hát mới
  • 42:10, hãy hát cho Đức Giê-hô-va một bài ca mới, bài ca tụng Ngài từ nơi đầu cùng đất. Các ngươi là kẻ đi biển, cùng mọi vật ở trong biển, các cù lao cùng dân cư nó.
  • 42:11, Hãy cất tiếng lên, đồng vắng cùng các thành nó, các làng Kê-đa ở cũng vậy! Hãy hát lên, hỡi dân cư Sê-la …
47:, đây là bài hát rủa sả chống vua Ba-by-lôn, theo nhịp đưa võng.
52:13 – 53:, đây là thể thơ. Theo đúng phần Kinh Thánh nầy gồm 5 khổ (đoạn thơ), mỗi khổ 5 câu:
  • 52:13-15         có 9 hàng
  • 53:1-3             có 10 hàng
  • 53:4-6             có 11 hàng
  • 53:7-9             có 13 hàng
  • 53:10-12         có 14 hàng
Cũng như các loại thi ca Hi-bá-lai khác, Ê-sai 52:13 – 53: không cần đều đặn, không cần êm ái, không lệ thuộc luật gieo vần nào.
Thí dụ: Ê-sai 53:5-6 theo nguyên văn bài thơ như sau:
Wehu’ meholal mippessha’ ê nù
Medhukka’ me’ ăwònòthênù
Mùsar Shelòmênu ‘alaw
Ubhahăbhuràtho nirpa’ lânù
Kullănù kass – ss’on ta ‘inù
‘Ish ledharko paninù
Wa Jahweh hiphgf ‘abô’eth ‘awon kullânù.[1]
Hai vần được chấm dứt bằng vần song âm: ênù, inùlânù.
Loại thơ nầy có phần nào giống thơ ngũ ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn tứ tuyệt [những biến thể của Thơ Đường] của Trung quốc và Việt-nam.
Qua những điểm đặc biệt nầy, chúng ta nhận ra một Ê-sai:
  • Có kiến thức rộng
  • Có uy tín lớn
  • Có nhiều ân tứ phục vụ Chúa như: văn chương, thơ, nhạc, và hiểu biết khoa học với bàn trắc ảnh của vua Ê-xê-chia
IV/. TỔNG LƯỢC SÁCH Ê-SAI:
ĐOẠN 1: Tội ác kinh khiếp của nước Giu-đa.
  • 1:2, sách tiên tri Ê-sai bắt đầu sứ điệp với lời tố cáo tội lỗi của dân Chúa đối với Chúa. Lời tố cáo nầy thay vì khuyên dạy kín đáo, thì được công khai giữa các từng trời, công khai cả đất, hàm ý là đã nhiều lần khuyên dạy nhưng không kết quả.
  • Tội lỗi của ai? Tội lỗi của nước Giu-đa và thủ đô Giê-ru-sa-lem (1:1, 8, 27).
  • Tội gì? 1:1-4, tội chối bỏ Đức Chúa Trời là Cha, tội bị phạt mà không chịu ăn năn tội sống giả dối đối với Chúa (1:5-31).
ĐOẠN 2: - 6: Khải tượng mới
  • Đoạn 2: đến đoạn 5:, khải tượng mới về dân Giu-đa liên quan đến sự cai trị của Đấng Mê-si (2:3-4; 4:2; 5:16, 26).
  • Đoạn 6:, Khải tượng mới đối với cá nhân của Ê-sai, những khải tượng nầy làm thay đổi con người của Ê-sai.
ĐOẠN 7: - 12:, Số phận của Y-sơ-ra-ên.
  • 6 đoạn đầu liên quan đến nước Giu-đa phía nam
  • 6 đoạn sau liên quan đến nước Y-sơ-ra-ên phía bắc (7:1-2):
    • Vì Y-sơ-ra-ên liên kết Sy-ri tấn công Giu-đa.
    • A-si-ri sẽ diệt Giu-đa
    • Đấng Mê-si sẽ can thiệp cứu Giu-đa (7:14; 9:5-6)
ĐOẠN 13: - 23:, Gánh nặng về Dân Ngoại.
Trong phần nầy chúng ta thấy xuất hiện những chữ “Gánh Nặng”.
  • ‘Gánh nặng’ là Lời Chúa phán trong sự hiện thấy có liên quan đến sự phán xét.
  • ‘Gánh nặng’ theo nghĩa đen là một sức nặng đè ép xuống, hàm ý chỉ về tâm trạng của Tiên tri lo lắng, có sự thúc giục muốn rao báo ra.
  • Các nước được nói đến trong phần nầy là:
    • Ba-by-lôn – 13:- 14:27
    • Phi-li-tin – 14:28-32
    • Mô-áp – 15: - 16:
    • Đa-mách [Sy-ri] – 17: - 18:
    • Ai Cập – 19: - 20:
    • Đồng vắng, biển – 21:1-10
    • Đu-ma [Ê-đôm] – 21:11-12
    • A-ra-bi – 21:13-17
    • Trũng dị tượng [Giê-ru-sa-lem] – 22:
    •  Ty-rơ – 23:
ĐOẠN 24: - 27:, Tương lai toàn thế giới.
Chúng ta có thể so sánh phần Kinh Thánh nầy với Khải huyền 19: đến 21:
 
Ê-SAI KHẢI HUYỀN ĐẠI Ý
24:1, 4-5, 19-20 19:15, 17-21 Đất bị hủy diệt
25:8 20:14; 21:4 Trời mới
26:21; 27:1 20:7-10 Satan bị diệt
Tiên tri Ê-sai rao báo với khải tượng càng ngày càng rộng lớn hơn:
  • 1: - 6: Khải tượng về nước Giu-đa
  • 7: - 12: Khải tượng về nước Y-sơ-ra-ên
  • 13: - 23: Khải tượng về dân ngoại
  • 24: - 27: Khải tượng về toàn thế giới
ĐOẠN 28: - 33:, Sáu sự “khốn thay” [ trong đoạn 5 đã có 6 ‘sự khốn thay’ liên hệ đến Giê-ru-sa-lem]
  • 28:1, khốn thay cho Ép-ra-im [tức là nước Y-sơ-ra-ên phía bắc, vì Giê-rô-bô-am là người kéo 10 chi phái phía bắc lập ra vương quốc Y-sơ-ra-ên thuộc chi phái Ép-ra-im] vì nó như một người say rượu.
  • 29:1, khốn thay cho Giê-ru-sa-lem vì nó sẽ bị vây, dù đã từng được giải cứu (5-8), nhưng họ vẫn đui mù (9-16).
  • 29:15, khốn thay cho những người bày mưu thâm độc, họ sẽ bị diệt (20-21)
  • 30:1-2, khốn thay cho những người bội nghịch, họ sẽ bị xấu hổ vì không được giúp đỡ (3, 5)
  • 31:1- 32:, khốn thay cho những người nhờ cậy Ai Cập vô ích (3), trong khi chính Chúa sẽ giải cứu
  • 33:1, khốn thay cho những người hại người, những người giả dối.
ĐOẠN 34: - 35: Sự đắc thắng khải hoàn.
  • 34:, sự đoán phạt các nước (1-2). Dù trong đoạn có nêu tên Ê-đôm (5, 6, 9), nhưng Ê-đôm chỉ là biểu tượng cho các nước.
  • 35:, là một trong những đoạn đẹp nhất của Kinh Thánh về sự đắc thắng của Hội Thánh trong ngày cuối cùng (c. 8 giống Khải huyền 22:15).
ĐOẠN 36: - 39:, Lịch sử cuối đời vua Ê-xê-chia
Biến cố nầy được ghi 3 lần trong Kinh Thánh:
  • II Vua 18: 19:
  • II Sử 32:
  • Ê-sai 36: - 39:
Đây là một phép lạ lớn vào lúc gần cuối đời tiên tri Ê-sai trong thời vua Ê-xê-chia.
  • 36: - 37:, lời cầu nguyện của vua Ê-xê-chia xin Chúa giải cứu Giê-ru-sa-lem.
  • 38: - 39:, lời cầu nguyện của vua Ê-xê-chia xin được chữa lành, và Chúa gia hạn cho vua sống thêm 15 năm.
ĐOẠN 40: - 48:, Quyền tối cao của Đấng Mê-si.
  • 40: - 41:, thuộc tánh của Đức Giê-hô-va: Toàn năng, Toàn tri (40:1217, 25-26, 28)
  • 42: - 45:, Trong sự cứu chuộc (42:8-9; 43:1-3, 10-11, 25; 45:5-8, 15-17).
  • 46: - 48:, Chúa cao cả (46:5, 9, 10; 47:4; 48:12-14, 20-22) phán xét Ba-by-lôn và những hình tượng của nó (46:1-2).
ĐOẠN 49: - 57:, Đày tớ của Đức Giê-hô-va [tư cách của Đấng Mê-si].
  • 49: - 52:, Đày tớ của Đức Giê-hô-va phục vụ đối tượng là dân Y-sơ-ra-ên (49:5), chuộc họ về cho Đức Giê-hô-va (51:11)
  • 53:, tinh thần phục vụ của Đày tớ Đức Giê-hô-va [chịu khổ và chết]
  • 54: - 57:, thành quả của Đày tớ Đức Giê-hô-va: đem lại vui mừng (54:1, 11); sửa phạt tội lỗi (56:9-12; 57:17, 21).
ĐOẠN 58: - 66:, Công việc của Đấng Mê-si.
  • 58: 62:, đối với dân Y-sơ-ra-ên:
Sửa phạt tội lỗi (58: - 59: [58:1; 59:2-4])
Giải cứu (60: - 62: [60:1-3, 15; 61:4; 62:12])
  • 63: - 66:, đối với toàn thế giới:
Đoán phạt (65:1-16 [c. 11-12, 13-16])
Lập Vương quốc Ngàn Năm 65:17 – 66:
V/. SỰ ỨNG  NGHIỆM LỜI TIÊN TRI CỦA Ê-SAI:
  1. Đương thời Ê-sai còn sống:
    • 8:4; 17:1-14, Sy-ri và Y-sơ-ra-ên bị A-si-ri tiêu diệt (II Vua 17:6).
    • 8:7-8, A-si-ri sẽ xâm lăng nhưng Giu-đa sẽ được giải cứu (36: - 37:)
    • 38:5, vua Ê-xê-chia được tăng tuổi thọ thêm 15 năm.
  2. Sau khi Ê-sai qua đời:
    • 39:5-7, Ba-by-lôn cướp phá Giê-ru-sa-lem và bắt Giu-đa lưu đày (II Vua 25:1-21)
    • 46:11, một nước phía Đông Ba-by-lôn sẽ lật đổ Ba-by-lôn [người Ê-lam và Mê-đi tiêu diệt Ba-by-lôn – 13:7]; đất Ba-by-lôn sẽ bị bỏ hoang vĩnh viễn [13:18-22]
    • 44:28; 45:1-4, vua Si-ru được gọi đích danh và vua Si-ru sẽ cho dân Y-sơ-ra-ên hồi hương xây lại thành Giê-ru-sa-lem cùng đền thờ.(45:13)
  3. Về Đấng Mê-si:
    • 7:14, Đấng Mê-si do người nữ đồng trinh sinh ra
    • 9:1-2, Đấng Mê-si bắt đầu chức vụ tại Ga-li-lê
    • 9:6-7, Đấng Mê-si làm vua
    • 11: - 12:, Đấng Mê-si sẽ cai trị đời đời.
    • 53, Đấng Mê-si chịu khổ và chết.
 
 
 
 
Đề mục: SÁCH TIÊN TRI Ê-SAI
Kinh thánh: Ê-sai 1:1-31
Câu gốc: Ê-sai 1:18
Mục đích: Học khái quát nội dung sách Ê-sai.
 
I/. BỐI CẢNH LỊCH SỬ SÁCH Ê-SAI:
  • 1:1
  • Trong câu 1 nầy chúng ta được giới thiệu phương diện bối cảnh lịch sử của sách Tiên tri Ê-sai.
  • Rõ ràng sách tiên tri Esai được viết vào triều đại các vua từ Ô-xia đến Giô-tham, A-cha và Ê-xê-chia. Dĩ nhiên nội dung sẽ có liên hệ đến một số trong những vấn đề thuộc các triều vua nầy.
  • Mở lại các sách Lịch sử trong Kinh thánh như sách Các Vua và sách Sử ký, Kinh thánh cho chúng ta biết rằng từ sau ngày vua Salômôn qua đời, nước Y-sơ-ra-ên mà Đa-vít đã dày công mở mang, đem lại sự thống nhất, đã bị chia cắt thành hai vương quốc thù nghịch nhau, gây cảnh huynh đệ tương tàn giữa 10 chi phái phía Bắc với 2 chi phái phía Nam.
  • Từ đó cả hai vương quốc đều suy yếu, bị các nước lân bang hà hiếp. Đời sống mọi người từ vua cho đến dân chúng, nhất là vương quốc phía Bắc là Y-sơ-ra-ên với thủ đô là Sa-ma-ri càng tệ hại hơn, đời sống đức tin nơi Chúa không còn gì nữa, sự thờ lạy hình tượng lan tràn khắp nơi. Vương quốc Giu-đa phía Nam với thủ đô là Giê-ru-sa-lem, có lúc cũng có vài vua tin kính Chúa, nhưng nói chung là cũng đi xuống.
  • Sự suy yếu nầy kéo dài hai trăm năm, từ khoảng 970 đến 740 TC., thì Giu-đa phía Nam có vua Ô-xia (sách Các Vua thứ II, đoạn 15 gọi là vua A-xa-ria) lên ngôi cai trị 52 năm, đem lại sự hùng mạnh cho nước Giu-đa về kinh tế, quân sự, lẫn thuộc linh.
  • Sự hùng mạnh nầy dù có giảm bớt phần nào trong các đời vua kế tiếp Giô-tham, A-cha, Ê-xê-chia, tức là từ khoảng năm 740 đến 698 TC., nhưng vẫn còn khá mạnh, nhất là đã khôi phục phần nào trong đời vua Ê-xê-chia.
  • Các nhà giải nghĩa Kinh thánh đã cho đây là thời kỳ phục hưng của lịch sử tuyển dân, là ánh lửa bùng mạnh lên, trước khi bị dập tắt bởi người Ba-by-lôn khoảng hai trăm năm sau nữa.
  • Trong bối cảnh lịch sử có vẻ như tràn đầy hi vọng, Kinh thánh phán rằng: Ê-sai có một SỰ HIỆN THẤY về nước Giu-đa và về Giê-ru-sa-lem.
  • Nếu chúng ta tham khảo với Ê-sai 13:1 với chú thích phía dưới trang, thì từ ngữ “Sự hiện thấy” có nghĩa là “Gánh nặng”. Ghép hai từ ngữ lại, chúng ta có một sự dạy dỗ rất quý báu về sách tiên tri Ê-sai:
    1. Trong một thời kỳ mà nước Giu-đa của ông đang hùng mạnh và đầy hi vọng vươn lên, Đức Chúa Trời đã cho Ê-sai có một sự hiện thấy đặc biệt, và sự hiện thấy đó đã trở nên một gánh nặng  trên đời sống của ông. Gánh nặng đó không phải là một sự lo lắng cái ăn cái mặc, mà là một cảm nhận trách nhiệm giảng Tin lành cứu dân tộc mình, như tiên tri Giê-rê-mi đã nói đến trong
      • Giêrêmi 9:1-2, sự hiện thấy về tình trạng tội lỗi của dân tộc đã khiến tiên tri khóc suốt ngày đêm vì thương dân tộc mình sắp bị hư mất
      • và Giê. 20:9, sự hiện thấy đó trở nên một sự ray rức, nung nấu giảng Tin lành đến nỗi không giảng cứu người là không được yên thân.
    2. Nói ngược lại, đứng trước một đất nước dường như mọi sự đều tốt đẹp sau 200 năm dài mới có được, lòng Ê-sai có một gánh nặng về thực trạng mà dân tộc ông đang có: ấy là đầy dẫy tội lỗi, sắp bị hình phạt. Những suy tư đó, Chúa đã ban cho Ê-sai một sự hiện thấy về Chương trình của Đức Chúa Trời trên tuyển dân Giu-đa và về thành thánh Giê-ru-sa-lem.
  • Nói đến sự hiện thấy và gánh nặng, tôi nhớ đến những lời của Tiến sĩ Bill Bright – nhà sáng lập Hội Campus Crusade for Christ, đã viết trong quyển SỰ PHỤC HƯNG HẦU ĐẾN của ông. Qua quyển sách, Tiến sĩ Bill Bright đã bày tỏ sự hiện thấy mà Chúa đã cho ông thấy về nước Mỹ của ông, về dân tộc Hoa kỳ của ông đầy dẫy tội lỗi, đức tin của tổ phụ không còn, và ông đã mang một gánh nặng cầu nguyện phục hưng cho dân tộc Hoa kỳ của ông.
  • Đọc xong quyển sách, tôi thắc mắc có bao nhiêu người Mỹ thật sự đã có sự hiện thấy như Tiên tri Ê-sai đối với dân Giu-đa và thành Giê-ru-sa-lem thánh của mình? Có bao nhiêu người Mỹ thật sự có sự hiện thấy như Tiến sĩ Bill Bright đối với Nước Mỹ và Dân Mỹ? Và tôi cũng khao khát muốn biết có bao nhiêu người Việt nam nơi hải ngoại an bình nầy hoặc trong nội địa đau thương có sự hiện thấy đến nỗi trở thành một gánh nặng trách nhiệm giảng Tin Lành cho người Việt nam ở hải ngoại và cho đất nước Việt nam cũng như đồng bào Việt nam nơi quê nhà?
  • Xin Chúa ban cho anh chị em là những người ngồi đây có một sự hiện thấy về Đất nước mình, về dân tộc mình như tiên tri Ê-sai, đến nỗi mỗi người trong chúng ta có một gánh nặng mau mau giảng Tin lành cứu rỗi cho họ.
 



 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: Ê-Sai

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn