05:08 EDT Thứ ba, 16/04/2024

Trang Chủ » Thần Học » Thánh kinh Thông lãm

E-Xơ-Ra

Chủ nhật - 10/03/2013 23:54
E-Xơ-Ra

E-Xơ-Ra

I/. TÊN SÁCH E-XƠ-RA: Tên sách là tên của tác giả. Người Y-sơ-ra-ên và các Cơ-đốc nhân đầu tiên đều tin ông E-xơ-ra là người viết sách E-xơ-ra, vì những lý do: Trong nguyên văn tiếng Hi-bá-lai lúc ban đầu thì sách Sử ký (I & II), sách E-xơ-ra và sách Nê-hê-mi, là một sách chung, do một người biên soạn. Về sau các Văn sĩ người Y-sơ-ra-ên chia làm 3 sách. Sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi được liệt vào kinh điển trước. Sách Sử ký sau nầy mới được công nhận vào kinh điển.
--------------------

I/. TÊN SÁCH E-XƠ-RA:
Tên sách là tên của tác giả. Người Y-sơ-ra-ên và các Cơ-đốc nhân đầu tiên đều tin ông E-xơ-ra là người viết sách E-xơ-ra, vì những lý do:


1.Trong nguyên văn tiếng Hi-bá-lai lúc ban đầu thì sách Sử ký (I & II), sách E-xơ-ra và sách Nê-hê-mi, là một sách chung, do một người biên soạn. Về sau các Văn sĩ người Y-sơ-ra-ên chia làm 3 sách. Sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi được liệt vào kinh điển trước. Sách Sử ký sau nầy mới được công nhận vào kinh điển.
2.
Chúng ta không có một lý do nào vững chắc để chống lại ý kiến E-xơ-ra là tác giả.
3.Không ai có đủ điều kiện viết sách nầy như E-xơ-ra.

II/. NIÊN HIỆU SÁCH E-XƠ-RA:
Sách được viết trễ nhất trong phần Cựu Ước, sau khi E-xơ-ra dẫn người Giu-đa về tới Giê-ru-sa-lem (456 TC.). Có lẽ vài năm sau đó.
Sách ghi lại những sự kiện khôi phục nước Y-sơ-ra-ên, kéo dài độ 100 năm với 2 thời kỳ quan trọng:
  1. Thời kỳ 20 năm – E-xơ-ra 1: - 6:
    • 537-517 TC.
    • Từ năm thứ I đời vua Si-ru (1:1) đến năm thứ 6 đời vua Đa-ri-út (6:15)
    • Thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên trở về dưới sự lãnh đạo của Xô-rô-ba-bên (1:8) xây lại Đền thờ.
    • Tham khảo: Xachari, A-ghê, I Sử 1: - 9:; II SỬ 36:22-23; Thi thiên 126; 137; Êsai 44:23 đến 45:8
  2. Thời kỳ 25 năm sau – E-xơ-ra 7: - 10:
    • 458-433 TC.
    • Do Nê-hê-mi làm Tổng đốc, E-xơ-ra làm thầy tế lễ lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên xây lại thành Giê-ru-sa-lem.
    • Sách Nê-hê-mi viết về giai đoạn nầy
    • Ma-la-chi là Tiên tri trong thời nầy
    • E-xơ-ra chép cả 2 giai đoạn
    • Giữa hai giai đoạn là sách Ê-xơ-tê
Chúng ta có thể ghi chi tiết như sau:
 
NĂM SỰ KIỆN
587 TC dân Giu-đa phía Nam bị đày qua Ba-by-lôn.
537 TC dân Giu-đa được hồi hương lần thứ I do Xô-rô-ba-bên dẫn dắt.
517 TC Đền thờ được xây lại
479 TC Ê-xơ-tê làm Hoàng hậu nước Pheơsơ (Ba-tư)
458 TC E-xơ-ra dẫn dân Giu-đa hồi hương lần thứ II
445 TC Nê-hê-mi xây lại vách thành Giê-ru-sa-lem.
 
III/. VỊ TRÍ SÁCH E-XƠ-RA
  1. Sách E-xơ-ra là một trong nhóm 3 quyển cuối của bộ 17 quyển lịch sử của Y-sơ-ra-ên, gồm: E-xơ-ra, Nê-hê-mi và Ê-xơ-tê), ghi lại mối liên hệ của Đức Chúa Trời với tuyển dân Y-sơ-ra-ên sau khi từ lưu đày trở về.
  2. E-xơ-ra và Nê-hê-mi viết về những người bị lưu đày hồi hương. Trong nguyên bản Hi-bá-lai chỉ là một sách (như sách Samuên, các Vua, Sử ký), còn Ê-xơ-tê viết ra trong thời bị lưu đày.
  1. 2 sách bao gồm 100 năm
  2. 2 sách đều:
    • Bắt đầu tại Ba-by-lôn; kết thúc tại Giê-ru-sa-lem.
    • Mang tên và liên hệ nhiều (xoay quanh) người viết sách
    • Khởi đầu với chiếu chỉ của vua Ba-tư
    • Có chủ đề là tái thiết
    • Ghi lời cầu nguyện dài, xưng tội trong đoạn 9.
    • Chấm dứt với việc thanh tẩy dân Chúa.
  1. Trong khi đọc 3 sách E-xơ-ra – Nê-hê-mi và Ê-xơ-tê, chúng ta phải đọc 3 sách cuối của nhóm 17 sách Tiên tri là A-ghê – Xa-cha-ri và Ma-la-chi, 3 Tiên tri được Đức Chúa Trời dấy lên trong thời kỳ hậu lưu đày nầy.
IV/. BỐ CỤC SÁCH E-XƠ-RA:
Đề mục: TRỞ VỀ
Câu gốc: 1:3
  1. Trở về với Xô-rô-ba-bên – 1: - 6:
  1. Chiếu lịnh trở về – 1:1-4 (của vua Si-ru)
  2. Người trở về – 1:5 – 2: (Xô-rô-ba-bên, dân sự, các khí mạnh)
  3. Mục đích trở về – 3: - 6: (Tái thiết Đền thờ)
  1. Trở về với E-xơ-ra – 7: - 10:
  1. Người trở về – 7:1-10 (E-xơ-ra, thầy tế lễ)
  2. Lịnh trở về – 7:11-28
  3. Hành trình trở về – 8:
  4. Mục đích trở về – 9: - 10:
V/. THẦY VĂN SĨ VÀ VĂN SĨ E-XƠ-RA:
  1. Con người của E-xơ-ra – 7:1-6
  1. Tên của E-xơ-ra: Giúp đỡ
  2. Là người được sinh ra trong thời gian bị lưu đày
  3. Dòng dõi thầy tế lễ A-rôn, vì vậy E-xơ-ra là thầy tế lễ đồng thời cũng là một Văn sĩ (7:6)
  4. Qua sách E-xơ-ra, chúng ta biết những đặc điểm về E-xơ-ra  (đây là điều kiện của người phục sự Chúa)
    • 7:6, E-xơ-ra thông thạo luật Môi-se 7:10, có mục tiêu trong đời sống.
    • 7:27-28, Có đời sống biết cảm ta Chúa
    • 8:21-23, người biết tìm kiếm ý Chúa
    • 9:3-15, biết hạ mình ăn năn
    • 10:10-11, không dung chịu tội lỗi.
  1. Công việc của E-xơ-ra:
Theo truyền thuyết của người Y-sơ-ra-ên (trong sách Talmud), E-xơ-ra là một trong những nhân vật nổi tiếng của lịch sử Y-sơ-ra-ên.
5 công việc quan trọng mà E-xơ-ra đã làm:
  1. Thành lập Nhà Hội đầu tiên
Truyền khẩu của các Rbi Do thái ghi nhận Nhà Hội được thành lập sau ngày từ Ba-by-lôn về. Nhà Hội đầu tiên với 120 thành viên kế thừa chức vụ tiên tri, nhưng họ làm công việc giải thích lời của Đức Chúa Trời. E-xơ-ra được xem như là chủ tịch.
Mục đích của Nhà Hội là khôi phục lại sự vinh hiển của Y-sơ-ra-ên.
  1. E-xơ-ra lập danh sách các sách Cựu Ước được kinh điển và chia làm 3 nhóm:
    • Luật pháp
    • Tiên tri
    • Văn thơ
  2. Thay đổi cách viết chữ Kinh Thánh tiếng Hi-bá-lai cổ thành loại văn tự mới với cách viết chữ vuông (Square – chân phương) của người A-si-ri.
  3. Hoàn thành bộ Sử ký gồm sách Sử ký + E-xơ-ra + Nê-hê-mi
  4. Thiết lập Nhà Hội địa phương.
Những điều E-xơ-ra làm vẫn còn lưu truyền đến ngày nay và vẫn còn hiệu lực đối với người Y-sơ-ra-ên.
VI/. NƯỚC MÊ-ĐI BA-TƯ:
Phần lịch sử sau cùng của người Y-sơ-ra-ên trong đời Cựu Ước ghi trong sách Các Vua, Sử ký, E-xơ-ra, Nê-hê-mi, và Ê-xơ-tê, có bối cảnh của ba Đế quốc hùng mạnh thời đó: A-si-ri, Ba-by-lôn, và Mê-đi ba-tư. Ngay trong một sách nhỏ như E-xơ-ra cũng ghi ít nhất tên của 7 vị vua nước Pherơsơ (Ba-tư).
Trong phần nghiên cứu sách II Các Vua, chúng ta đã nói đến đế quốc A-si-ri và Ba-by-lôn.
A-SI-RI:
Lịch sử tối cổ của A-si-ri trải qua 3 thời kỳ:
  1. Độ chừng từ 1,430 đến 1,000 TC.
  2. Độ chừng từ 880 đến 745 TC.
  3. Thời kỳ có liên hệ đến Y-sơ-ra-ên, lúc A-si-ri đã trở nên bá chủ thế giới thời đó, bắt đầu khoảng 745 TC. Với sự nắm quyền của một tướng hung dữ là Pul (Phun). Vị tướng nầy cai trị với tên là Tiếc-lác Phi-le-sê III. Đế quốc A-si-ri đã tiếp tục tồn tại đến khi Ni-ni-ve sụp đổ (612-608 TC) bởi Ba-by-lôn.
Đây là tên các vua A-si-ri có liên hệ với Kinh Thánh:






 
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: E-Xơ-Ra

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn