22:04 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Trang Chủ » Thần Học » Thánh kinh Thông lãm

II Sam-mu-ên

Thứ ba - 05/03/2013 14:47
II Sam-mu-ên

II Sam-mu-ên

I/. TÁC GIẢ: Điều chắc chắn sách I và II Samuên không phải là do Samuên viết, vì lúc bấy giờ Tiên tri Samuên đã qua đời. Các nhà giải nghĩa Kinh Thánh đồng ý sách II Samuên là do hai Tiên tri Gát và Nathan viết (I Sử ký 29:29). NATHAN: Tên của Nathan có nghĩa là Người ban cho, khác với Na-tha-na-ên (Giăng 1:45) có nghĩa là Đức Chúa Trời ban cho.


--------------------

I/. TÁC GIẢ:
Điều chắc chắn sách I và II Samuên không phải là do Samuên viết, vì lúc bấy giờ Tiên tri Samuên đã qua đời.
Các nhà giải nghĩa Kinh Thánh đồng ý sách II Samuên là do hai Tiên tri Gát và Nathan viết (I Sử ký 29:29).

  1. NATHAN:
    • Tên của Nathan có nghĩa là Người ban cho, khác với Na-tha-na-ên (Giăng 1:45) có nghĩa là Đức Chúa Trời ban cho.
    • Nathan là một tiên tri danh tiếng trong thời vua Đa-vít và Salômôn.
    • II Samuên 7:1-17; I Sử 17:1-16, lần đầu tiên nói đến tên Nathan khi Đa-vít hỏi ý kiến về việc xây Đền thờ. Lúc đầu Nathan khen Đa-vít, nhưng Đức Chúa Trời đã không đồng ý cho Đa-vít xây Đền thờ
    • II Samuên 12:1-15, lần thứ hai Nathan trách Đa-vít về tội cướp vợ của U-ri, và Đa-vít đã ăn năn tội lỗi.
    • II Samuên 12:25, Nathan đã liên hệ rất nhiều với Salômôn:
      • Nathan đặt tên cho Salômôn là Giê-đi-đia (II Samuên 12:25) – Salômôn = người bình an; Giê-đi-đia = Đức Giê-hô-va yêu mến
      • Nathan can thiệp cho Salômôn lên ngôi (I Vua 1:11)
      • Nathan chép sách nói về đời sống của Salômôn (II Sử 9:29)
  2. GÁT:
    • Tên của Gát có nghĩa là May Mắn.
    • Gát cũng là một tiên tri nổi tiếng của Đa-vít (II Samuên 24:11; I Sử 29:29)
    • I Samuên 22:5, Gát đã cùng lánh nạn Saulơ với Đa-vít.
    • II Samuên 24:11-14, Gát vâng lời Chúa đem 3 án phạt cho Đa-vít chọn khi Đa-vít phạm tội với Chúa.
    • I Sử 21:18, Gát dạy Đa-vít lập bàn thờ cho Chúa.
    • II Sử 29:25, Gát hiệp với Nathan xếp đặt lễ nhạc thờ phượng trong Đền thờ.
II/. BỐ CỤC:
Đề tài I; ĐỜI TRỊ VÌ CỦA ĐA-VÍT
            (Theo thời gian ghi trong sách)
  • 1: - 5:, từ khi Saulơ chết đến khi Đa-vít làm vua trên nước Y-sơ-ra-ên thống nhất.
  • 6: -14:, từ khi Đa-vít chiếm Giê-ru-sa-lem đến khi Áp-sa-lôm làm phản.
  • 15; - 24:, từ khi Áp-sa-lôm mưu phản thất bại đến khi Đa-vít mua đất chuẩn bị xây Đền thờ.
Như vậy, theo II Samuên 5:4-5 sách ghi thuật thời kỳ cai trị của Đa-vít trong 40 năm.
Đề tài II (Theo Đề tài): ĐỜI SỐNG CỦA ĐA-VÍT
  1. Sự thành công của Đa-vít: 1: - 12:
  1. Đa-vít làm vua Giu-đa (tại Hếp-rôn) – 1:-4:
Thời kỳ nội chiến: 7 năm.
  1. Đa-vít làm vua cả Y-sơ-ra-ên (tại Giê-ru-sa-lem) – 5: - 12:
Thời kỳ chinh phục: 13 năm.
  1. Sự thất bại của Đa-vít – 13: - 24:
  1. Rối loạn trong gia đình – 13: 18:
Từ khi Am-nôn phạm tội đến Áp-sa-lôm nổi loạn
  1. Rối loạn trong nước – 19: - 24:
Sê-ba nổi loạn đến bị Chúa phạt Đa-vít bằng bịnh dịch hạch.
Bài học quan trọng của sách II Samuên về đời sống của Đa-vít là Từ đắc thắng, thành công, Đa-vít đã thất bại, bị nhiều phiền não do tội lỗi mà Đa-vít đã phạm với Bát-sê-ba.
III/. ĐẶC ĐIỂM:
Sách II Samuên đề cập đến 2 địa điểm được dùng làm thủ đô quan trọng.
  1. HẾP-RÔN:
  • Thành Hếp-rôn được xây trước thành Xô-an của Ai Cập 7 năm (Dân 13:22), có một thời Xô-an là thủ đô của Ai Cập.
  • Hếp-rôn cách Giê-ru-sa-lem 30 Km về phía Bắc.
  • Thành Hếp-rôn được ban cho Ca-lép (Giô suê 14:13-15; 15:13)
  1. GIÊ-RU-SA-LEM:
  • Sau khi thống nhất Y-sơ-ra-ên, Đa-vít dời thủ đô về Giê-ru-sa-lem.
  • Giê-ru-sa-lem còn có tên là Giê-bu (I Sử 11:4), là thành của người Giê-bu-sít.
  • Ý nghĩa tên Giê ru = Cái Nền; Salem = Bình an
  • Giê-ru-sa-lem là thành được xây trên núi Si-ôn và là một thành vững chắc, khiến dân Giê-bu-sít tự hào (II Samuên 5:6)
  • I Sử 11:6, thành Giê-ru-sa-lem cũng được gọi là thành Đa-vít.
  • Kể từ đó khi Đa-vít chọn Giê-ru-sa-lem làm thủ đô, Giê-ru-sa-lem đã trở nên thủ đô chính thức của dân Y-sơ-ra-ên.
  • Hiện nay thành Giê-ru-sa-lem là thánh đô của 3 Tôn giáo lớn trên thế giới: Do thái giáo, Hồi giáo, và Cơ-đốc Giáo (Công giáo Lamã, Chánh Thống giáo, và Tin Lành)
  • Trong ngày Chúa Jêsus Christ tái lâm, Giê-ru-sa-lem sẽ là thủ đô của toàn thế giới.
IV/. NHÂN VẬT ĐÁNG NHỚ:
Nhân vật đáng nhớ trong sách là Đa-vít. Đời sống Đa-vít có nhiều điểm đặc biệt đáng nhớ, đáng học về thành công lẫn thất bại (ưu và khuyết).
Kinh Thánh không chỉ ghi những điều tốt, người tốt, nhưng Kinh Thánh cũng ghi những điểm xấu, người xấu và cả những điểm xấu của người tốt.
  1. TIỂU SỬ (Gia Phổ) CỦA ĐA-VÍT:
    • Tên của Đa-vít có nghĩa là Được yêu thương.
    • Đa-vít là con trai của Y-sai (I Samuên 16:1), cũng gọi là Gie-sê (Mathiơ 1:6)
    • Đa-vít có 8 người anh (I Samuên 17:12; I Sử 2:13-14)
  2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐA-VÍT:
    • I Samuên 16:12, Đa-vít có hình dạng tốt đẹp
    • I Samuên 16:18, Đa-vít biết đàn hay, sáng tác Thi thiên
    • I Samuên 17:34-37, Đa-vít là người can đảm, khôn ngoan.
    • I Samuên 17:45-47, Đa-vít là người biết nhờ cậy Chúa.
    • I Samuên 18:6b, 14b, Đa-vít là một chiến sĩ bách chiến bách thắng.
  3. SỰ THÀNH CÔNG CỦA ĐA-VÍT:
Suốt từ I Samuên 16: - II Samuên 10:, Kinh Thánh cho chúng ta thấy được sự thành công của Đa-vít:
  • Đa-vít thắng lực sĩ khổng lồ Gô-li-át )I Samuên 17:)
  • Đa-vít thắng dân Philitin là dân đe dọa nước Y-sơ-ra-ên từ đời các Quan xét (I Samuên 18:30; 19:8)
  • Đa-vít lên ngôi làm vua (II Samuên 5:4-9)
  • Đa-vít thu phục các dân chung quanh (II Samuên 8:)
  1. SỰ THẤT BẠI CỦA ĐA-VÍT:
Từ II Samuên 11 đến đoạn 24, ghi lại những lần thất bại của Đa-vít. Những thất bại của Đa-vít khởi sự từ:
  • II Samuên 6:3,
việc rước Hòm Giáo Ước của Đức Chúa Trời từ Si-lô về Giê-ru-sa-lem, của Đa-vít không sai lầm, vì nó phát xuất từ lòng yêu mến Chúa. Nhưng thay vì phải khiêng như Chúa đã quy định (dân 4:15), thì Đa-vít dùng xe chở như người Philitin đã làm và đã bị phạt (I Samuên 6:7-8). Sự sai lầm nầy đã khiến buổi Lễvui trở thành tang chế (II Samuên 6:6-8).
Bài học cho chúng ta ngày nay là đem cách thức thế gian áp dụng vào công việc Chúa, sự sai lầm nầy chỉ đem buồn thảm cho Hội Thánh.
  • II Samuên 11:1.
Sự thất bại lần nầy là từ tinh thần thụ hưởng, tiêu cực lười biếng của Đa-vít, trong lúc mọi người ra trận, thì Đa-vít ở lại Giê-ru-sa-lem.
Tinh thần ‘nhàn cư vi bất thiện’ khiến Đa-vít đã phạm tội tà dâm dẫn đến tội giết người  (Giacơ 1:14-15).
Tội lỗi tà dâm và giết người nầy đưa đến hậu quả – II Samuên 12:10, như con cái không còn kính trọng cha mẹ bắt chước Đa-vít phạm tội loạn luân (II Samuên 13:14), con cái giết nhau (II Samuên 13:29), con cái nổi loạn chiếm ngôi, làm sỉ nhục vua cha (II Samuên 16:21-22 so với II Samuên 12:11-12).
  • II Samuên 24:2-3
Hành động của Đa-vít kiểm tra dân sự không phải là sai, nhưng nó phát xuất từ lòng kiêu ngạo muốn tỏ ra mình là chủ, là hơn mọi người, giống như vua Nê-bu-cát-nết-sa trong Đa-ni-ên 4:
Về phương diện tổ chức, hoạt động cần khai trình, nhưng không phải khai trình để kiêu ngạo.
Sự kiêu ngạo nầy được Kinh Thánh xác nhận là do quỉ Satan giục lòng Đa-vít, khiến cho 70,000 người bị chết.
  1. TẤM LÒNG CỦA ĐA-VÍT ĐỐI VỚI CHÚA:
Tấm lòng của Đa-vít đối với Chúa là tấm lòng luôn biết ăn năn. Đa-vít không phải là người trọn vẹn, ông có nhiều lỗi lầm, phạm nhiều tội trọng, nhưng Chúa yêu thương Đa-vít vì ông là người luôn biết hạ mình ăn năn và sửa lỗi.
  • II Samuên 12:13, 16, Đa-vít nhìn nhận tội lỗi và thành thật ăn năn.
  • II Samuên 24:10, 17, chúng ta không thể quên được Thi thiên 51 đã được viết ra trong cơ hội nầy. Đó là một bài xưng tội phát xuất từ tấm lòng của một vị vua biết ăn năn. Câu cuối cùng (II Samuên 24:25) bày tỏ đầy đủ mối tương quan giữa Đa-vít với Đức Chúa Trời.
  • II Samuên 24:25a, sau những hoạn nạn, hưng thịnh, thất bại, thành công, Đa-vít vẫn một lòng yêu mến Chúa và đã lập một bàn thờ cho Chúa.
Saulơ đã khởi cuộc chạy đua rất tốt, nhưng chạy không đến mức. Đa-vít chạy chậm và đầy khó khăn (phải chịu nhiều hoạn nạn một thời gian dài mới lên được ngôi vua), có nhiều lần vấp ngã, nhưng Đa-vít biết nhờ cậy Chúa chạy đến mức.
II Samuên 24:25b là phần của Đức Chúa Trời đối với Đa-vít. Đức Chúa Trời đã thương xót một Đa-vít phạm tội biết ăn năn và Chúa đã tha thứ.
Đa-vít kinh nghiệm được điều nầy và đã viết Thi thiên 103:8-10,
Đức Giê-hô-va có lòng thương xót, hay làm ơn,
chậm nóng giận, và đầy sự nhân từ.
Ngài không bắt tội luôn luôn,
Cũng chẳng giữ lòng giận đến đời đời.
Ngài không đãi chúng tôi theo tội lỗi chúng tôi.
Cũng không báo trả chúng tôi tùy sự gian ác của chúng tôi.
 
 ----------------
 
Đề mục: GIÊ-RU-SA-LEM – ĐỊA ĐIỂM QUAN TRỌNG NHẤT
Kinh thánh: II Sam. 5:4-9
Câu gốc: II Sam. 5:7
Mục đích: Học bài thứ 1 của sách II Sa-mu-ên. Giúp các con cái Chúa biết thành Giê-ru-sa-lem là thành mà Đức Chúa Trời đã chọn cho Ngài.
 
I/. NGUỒN GỐC THÀNH GIÊ-RU-SA-LEM:
  • II Sa-mu-ên 5:4-9.
  • Trong phân đoạn Kinh thánh nầy có đề cập đến một địa danh rất quan trọng đối với những người học Kinh thánh, đó là thành Giê-ru-sa-lem.
  • Qua sách Sáng thế ký 14:18-20, chúng ta đã thấy xuất hiện một tên viết tắt của Giê-ru-sa-lem là thành Sa-lem. Ngay khi xuất hiện, Kinh thánh đã hàm ý bày tỏ Giê-ru-sa-lem quan trọng là dường nào đối với nhân loại nói chung và đối với Cơ-Đốc nhân chúng ta nói riêng:
  • Tên Giê-ru-sa-lem gồm hai từ ghép lại:
  • Giê-ru: nghĩa là NỀN
  • Sa-lem: nghĩa là BÌNH AN.
Như vậy tên Giê-ru-sa-lem có nghĩa: Thành là nền tảng của sự bình an, báo trước thành Giê-ru-sa-lem sẽ là một thành đem đến phước hạnh cho con người.
  • Vua của Giê-ru-sa-lem là Mên-chi-xê-đéc: Đây là Thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao như thư Hê-bơ-rơ đoạn 7 giải thích chi tiết về vua Mên-chi-xê-đéc nầy. Chức vụ tế lễ nầy không thuộc chức vụ tế lễ theo luật pháp như của dòng dõi A-rôn, chi phái Lê-vi, vua nầy cũng là thầy tế lễ hình bóng về Chúa Jêsus Christ. Như vậy từ thời tổ phụ, Đức Chúa Trời đã dự bị Chúa Jêsus Christ làm vua Giê-ru-sa-lem.
  • Sự xuất hiện của Áp-ra-ham, tổ phụ của đức tin tại thành Giê-ru-sa-lem, được vua Mên-chi-xê-đéc chúc phước, một hình ảnh rất ý nghĩa cho dòng dõi đức tin cho Áp-ra-ham – tức là Cơ-Đốc nhân chúng ta – được phước từ chính vua Giê-ru-sa-lem là Chúa Jêsus Christ.
  • Đến thời kỳ chinh phục Đất Hứa dưới sự dẫn dắt của Giô-suê, Giê-ru-sa-lem là phần đất nằm giữa hai chi phái Giu-đa và Bên-gia-min, được chi phái Giu-đa đánh chiếm (Quan. 1:8), nhưng sau đó lại rơi vào tay người Giê-bu-sít là cư dân Ca-na-an một lần nữa với tên gốc là GIÊ-BU – nghĩa là thành của người Giê-bu-sít (II Sam. 5:6; I Sử. 11:4). Và lần nầy dưới sự chỉ huy của Đa-vít, người I-sơ-ra-ên tái chiếm Giê-ru-sa-lem và giữ làm thủ đô của Vương quốc I-sơ-ra-ên từ thời Đa-vít. Tham khảo với I Sử. 11:6, chính tướng Giô-áp là người có công đầu chiếm thành. Lịch sử cho biết vì thành Giê-bu nầy phải lấy nước từ ao Si-lô-ê qua một hệ thống ngầm, tướng Giô-áp đã theo đường ngầm đó tấn công chiếm thành.
 


 
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: II Sam-mu-ên

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn