04:04 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Trang Chủ » Thần Học » Thánh kinh Thông lãm

II Sử Ký

Thứ ba - 05/03/2013 04:39
II Sử Ký

II Sử Ký

I/. BỐ CỤC: Bố cục tiếp theo sách I Sử ký: CHÁNH ĐẠO (Chánh Thống). Gia phổ Chánh Thống: (I Sử ký 1: - 9: Vị vua Chánh Thống: (I Sử ký 10: -29: Địa điểm Chánh Thống: - II Sử ký 1: -9: ĐỀN THỜ Dân Y-sơ-ra-ên không bao giờ dám nghĩ đến hoặc xây một Đền thờ thứ hai, ngoài Đền thờ tại Giê-ru-sa-lem – II Sử ký 6:6. Sau nầy họ chỉ lập Nhà Hội – Luca 4:16.
------------------------

I/. BỐ CỤC:
  1. Bố cục tiếp theo sách I Sử ký: CHÁNH ĐẠO (Chánh Thống).
  1. Gia phổ Chánh Thống: (I Sử ký 1: - 9:
  2. Vị vua Chánh Thống: (I Sử ký 10: -29:
  3. Địa điểm Chánh Thống: - II Sử ký 1: -9: ĐỀN THỜ
Dân Y-sơ-ra-ên không bao giờ dám nghĩ đến hoặc xây một Đền thờ thứ hai, ngoài Đền thờ tại Giê-ru-sa-lem – II Sử ký 6:6. Sau nầy họ chỉ lập Nhà Hội – Luca 4:16.
  1. Người xây Đền thờ – 1:
Salômôn lên ngôi và được ban cho sự khôn ngoan
  1. Công tác xây Đền thờ – 2: -7:
  2. Công dụng của Đền thờ – 8: -9:
  1. Một Dân tộc Chánh Thống: - 10: - 36:
    1. Sự chia rẽ trong vương quốc – 10:
    2. 20 vua của Y-sơ-ra-ên – 11: - 35:
  1.  Bố Cục riêng của sách II Sử ký:
Đề mục: DÂN THÁNH
Câu gốc: 6:25
I/. Địa vị Dân Thánh – 1: -9:
  1. Được chọn – 1: - Salômôn được chọn
  2. Được tương giao – 2: - 7: - Đền thờ
  3. Được vinh hiển – 8: - 9: -
II/.  Dân Thánh bị sửa phạt – 10 – 36:21
  1. Lý do Dân Thánh bị sửa phạt – 10: -12:
    1. Kiêu ngạo – 10:
    2. Chia rẽ – 11:
    3. Bỏ luật pháp – 12: (12:17)
  2. Cách Dân Thánh bị sửa phạt 13: - 36:21
    1. Cảnh cáo từng giai đoạn – 13: - 35:
(Chúa dùng nhiều lần cảnh cáo qua từng giai đoạn phục hưng. Chúa sửa phạt với ân điển)
  1. Sửa phạt nghiêm khắc – 36:1-21
III/. Khôi phục Dân Thánh – 36:22-23
  1. Ý Chúa cho khôi phục – 36:22
  2. Cảnh trạng khôi phục – 36:23
HOẶC:
Đề mục: PHỤC HƯNG
Câu gốc: 7:14
A/. Ý NGHĨA SỰ PHỤC HƯNG – 1: - 9:
  1. Được Ân tứ – 1: (Salômôn được ban ân tứ 1:12)
  2. Được tương giao – 2: - 7:
B/.  NHU CẦN PHỤC HƯNG – 10: - 33:
  1. Nhu cần bên trong – 10: -12: (vì bị chia rẽ)
  2. Nhu cần bên ngoài – 13: - 33: (bị lân bang hà hiếp)
C/. DẤU HIỆU PHỤC HƯNG  - 34: - 36:
  1. Tìm kiếm Lời Chúa – 34: -35:
  2. khô hạn – 36:1-21 (những hoạn nạn lớn tạo nên khao khát)
  3. Quay về với Chúa – 36:22-23 (trở về Giê-ru-sa-lem – Quyết tâm trở về với Chúa gây dựng lại Hội Thánh).
 
II/. NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ:
  1. Những lần đắc thắng: (4 lần)
  1. A-bi-gia thắng Giê-rô-bô-am – 13:14-18
  • A-bi-gia chỉ có 40,000 quân (13:3)
  • Giê-rô-bô-am có 60,000 quân mạnh dạn.
Nhưng A-bi-gia biết nhờ cậy Đức Giê-hô-va (13:10, 12, 18), và cách đánh là chỉ cần thầy tế lễ thổi kèn ngợi khen Chúa (13;14)
Kết quả có 50,000 tinh binh Y-sơ-ra-ên ngã chết, do đó Giê-rô-bô-am suy bại luôn
  1. A-sa thắng Ê-thi-ô-bi – 14:8-15
    • A-sa chỉ có 30,000 người cầm khiên, giáo (14:8), 24,000 cung thủ
    • Ê-thi-ô-bi có 1,000,000 binh và 300 cổ xe
A-sa đánh trận bằng sự cầu nguyện (14:11)
Kết quả quân Ê-thi-ô-bi thua trận (14:13)
  1. Giô-sa-phát thắng Mô-áp – 20:
    • Lực lượng của quân Mô-áp, Am-môn, và Mao-nít, rất đông (20:2-3)
    • Giô-sa-phát chỉ dùng những người ca hát ngợi khen Chúa (20:21)
    • Cách đánh: Giô-sa-phát chỉ cho Ban hát hát. (20:22)
    • Kết quả: không ai trong đạo quân Mô-áp, Am-môn, và Mao-nít thoát được (20:24)
  2. Ê-xê-chia thắng quân A-si-ri – 32:
  • Lực lượng:
A-si-ri từng thắng các nước (32:13-14) với hơn 185,000 quân.
Ê-xê-chia được toàn dân hiệp lại (32:2-4)
  • Cách đánh:
A-si-ri thách thức, kiêu ngạo, dùng tâm lý chiến sỉ nhục Ê-xê-chia và sỉ nhục Chúa (32:16-19) làm cho dân chúng hoảng sợ (32:18)
Ê-xê-chia cầu nguyện (32:20)
  • Kết quả: Đạo quân A-si-ri bị tiêu diệt trong một đêm, vua A-si-ri bị hổ thẹn và bị con mình ám sát chết.
Cả bốn lần thắng trận đều do chính Chúa đánh trận – 13:15; 14:12; 20:22; 32:21.
  1. Những cuộc phục hưng:
  1. Đời vua A-sa – 14: - 15:
    • Salômôn chết để lại những hình tượng ngoại bang và các tập tục thờ hình tượng (I Vua 11:4-8)
    • Rô-bô-am là con trai Salômôn kế vị lại bỏ luật pháp của Chúa (12:2), không tìm cầu Chúa (12:14)
    • A-bi-gia (A-bi-giam) cũng đi con đường của Rô-bô-am (I Vua 15:3)
    • Đến A-sa đã có phục hưng – 14:2-5
Vua A-sa làm điều thiện và ngay thẳng
Dẹp hình tượng
Khuyên dân sự tìm cầu Đức Giê-hô-va (15:12-15)
      Cuộc phục hưng nầy đem lại cho A-sa và nước Giu-đa bình an (14:5b), thắng quân Ê-thi-ô-bi (14:12), tìm gặp Chúa (15:15b)
  1. Đời vua Giô-sa-phát – 17:
    • Dù đến cuối đời, vua A-sa không trọn lòng theo Chúa nhưng ảnh hưởng của cuộc phục hưng đã truyền đến đời Giô-sa-phát (16:)
    • Vua Giô-sa-phát tìm kiếm Chúa, đi theo đường lối của Chúa (17:3-4, 6), vua sai người đi dạy Lời Chúa cho dân sự (17:19)
    • Cuộc phục hưng nầy đã khiến cho Giô-sa-phát được giàu có, vinh hiển (17:5, 11, 12)
  2. Đời vua Giô-ách – 24:1-14
    • Cuộc phục hưng đời Giô-ách là do Thầy Tế Lễ Giê-hô-gia-đa chủ trương – 23:16-21; 24:2
    • Đặc điểm của cuộc phục hưng nầy là việc tu bổ Đền thờ (24:4). Việc tu bổ do sự đóng góp của toàn thể dân Giu-đa (24:10), và đóng góp cách dư dật (24:14)
    • Rất tiếc là Giô-ách đã không đi trọn con đường của Chúa (24:17-18)
  3. Đời vua Ê-xê-chia – 29: -32:
Cuộc phục hưng đời vua Ê-xê-chia được đánh dấu qua các hành động phục hưng:
  • Mở lại Đền thờ bị vua A-cha đóng.
  • 29:15-17, Dọn sạch Đền thờ, đập bỏ con rắn bằng đồng từ thời Môi-se (II Vua 18:4)
  • 29:35, Lập lại chức tế lễ
  • 30:4-5, mời toàn thể dân Y-sơ-ra-ên phía Bắc và dân Giu-đa phía Nam đến dự Lễ Vượt qua
  1. Đời vua Giô-si-a – 34- 35:
    • 34:3, Giô-si-a lúc 16 tuổi đã tìm kiếm Chúa, trừ bỏ hình tượng
    • 32:8, lúc 25 tuổi, vua cho sửa sang Đền thờ, tìm được sách Luật pháp.
    • 34:19, vua hạ mình ăn năn khi nghe đọc Lời Chúa.
    • 35:18, vua cử hành Lễ Vượt Qua trọng thể.
Mặc dù các cuộc phục hưng không được các vua Giu-đa giữ trọn, nhưng cũng đã cảm động lòng Đức Chúa Trời khiến Chúa ban cho nước Giu-đa kéo dài thêm 100 năm, và cũng là lý do sách Sử ký được kết thúc với chiếu lịnh của vua Si-ru (36:22-23) cho phép dân Giu-đa trở lên Giê-ru-sa-lem xây lại Đền thờ, trong khi sách II Các Vua với cảnh lưu đày.

Đề mục: DÂN THÁNH
Kinh thánh: Sách II Sử ký 1: - 36:
Câu gốc: II Sử ký 7:14
Mục đích: học tiếp trong chương trình học toàn bộ Kinh thánh. Giúp con cái Chúa hiểu rõ địa vị được làm Dân Thánh của Đức Chúa Trời đúng nghĩa.
 
I/. ĐỊA VỊ DÂN THÁNH:
II Sử ký 1: - 9:
Sách Sử ký thứ II dành 9 đoạn đầu để tường thuật lại đời sống và sự nghiệp cũng như những phước hạnh của Chúa ban Sa-lô-môn, một người được Chúa chọn để làm vua trên dân I-sơ-ra-ên.
Và qua 9 đoạn đầu nầy của sách II Sử ký, đặc biệt là qua đời sống của Sa-lô-môn, chúng ta có thể nhìn thấy giá trị của địa vị một Dân Thánh, tức là một Dân được chọn, một người được chọn như thế nào.
ĐOẠN 1:
Đoạn 1 cho chúng ta địa vị Dân Thánh là địa vị được Đức Chúa Trời chọn, như Sa-lô-môn đã được Chúa chọn để lên ngôi làm vua trên dân I-sơ-ra-ên.
Sa-lô-môn là ai?
  • Sách Tin Lành Ma-thi-ơ 1:6b ghi lại một câu: Đa-vít bởi VỢ của U-ri sanh Sa-lô-môn, nghĩa là Kinh thánh nhắc lại Sa-lô-môn là đứa con từ trong tội lỗi của Đa-vít cướp vợ của người khác.
  • Rồi sách Các Vua thứ I đoạn 1, ghi lại một cuộc tranh giành ngôi báu, đến giờ phút cuối cùng, chiếc ngai vàng mới thuộc về Sa-lô-môn.
Như vậy, xét về tư cách, Sa-lô-môn thật không đáng làm vua, nhưng bởi sự yêu thương của Đức Chúa Trời như ý nghĩa tên Giê-đi-đia mà Chúa đã sai tiên tri Na-than đặt cho Sa-lô-môn, có nghĩa là Đức Giê-hô-va yêu thương (II Sa-mu-ên 12:24-25), mà ông được chọn.
Kinh thánh đã nhiều lần nói với chúng ta giống như đã nói về Sa-lô-môn trong sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta trong Đấng Christ:
  • Giăng 3:16, Vì Đức Chúa Trời YÊU THƯƠNG thế gian …
  • Rôma 5:8, Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng YÊU THƯƠNG Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.
Cảm ơn Chúa, theo tư cách chúng ta là người có tội đáng chết và bị hư mất đời đời, nhưng Chúa đã yêu thương chọn chúng ta trong Đấng Christ để làm một dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời (I Phi. 2:9)
ĐOẠN 2: - 7:
Sáu đoạn nầy, sách II Sử ký tường thuật lại một công việc đặc biệt mà Đa-vít ước ao được làm nhưng không được làm: Đó là việc xây cất một Đền thờ cho Chúa bây giờ Sa-lô-môn được làm. Tại sao?
Vì Đa-vít là tay chiến sĩ  (I Sử. 28:2-3), một người dùng sức riêng mà chiếm lấy sản nghiệp.
Còn Sa-lô-môn được sản nghiệp chỉ là nhờ ân điển yêu thương của Đức Chúa Trời, mọi sự đã có sẵn, từ chiếc ngai vàng đến vật liệu xây cất Đền thờ, nền Đền thờ, Sa-lô-môn chỉ việc đưa tay nhận lấy mà hưởng. Hoàn toàn bởi ân điển và đức tin, không bởi việc làm, công sức gì của Sa-lô-môn.
Sách II Sử ký mô tả từng chi tiết công trình xây dựng Đền thờ với bao nhiêu là vật liệu quí giá. Rồi một Lễ Khánh thành cung hiến Đền thờ được cử hành với sự đầy dẫy vinh quang của Chúa: Khi Sa-lô-môn cầu nguyện xong, lửa từ trời giáng xuống đốt của lễ thiêu và các hi sinh, sự vinh quang của Đức Giê-hô-va đầy dẫy trong đền. Nhưng thầy tế lễ chẳng vào được trong đền của Đức Giê-hô-va, vì sự vinh quang của Đức Giê-hô-va đầy dẫy đền của Ngài. Hết thảy dân I-sơ-ra-ên đều thấy lửa và vinh quang của Đức Giê-hô-va giáng xuống đền… (II Sử ký 7:1-3)
Đền thờ! Đền thờ bao giờ cũng là biểu tượng sự tương giao của Cơ-Đốc nhân với Đức Chúa Trời, nơi Đền thờ con người được đến gần Đức Chúa Trời là Cha để thờ phượng, để ngợi khen, để học Lời Chúa, để trình các sự cầu xin cho Đức Chúa Trời.
Anh chị em còn nhớ, dân I-sơ-ra-ên phải được cứu ra khỏi Ai Cập rồi, Chúa mới cho Môi-se dựng một Đền thờ Tạm để Dân Thánh của Chúa tương giao với Chúa. Chúa cũng phải đợi cho đến khi Dân Thánh của Chúa ổn định trong Đất Hứa, thật tâm chiến hữu Đất Hứa, thì Đền thờ mới được xây lên để Dân Thánh bước vào sự tương giao chính thức với Chúa.
Hãy nhớ, Đền thờ chỉ được xây dựng, hay nói về hình bóng, sự tương giao với Chúa chỉ có được khi chúng ta RA KHỎI AI CẬP, ra khỏi tội lỗi bước vào địa vị mới làm Dân Thánh của Chúa.
đoạn 8: - 9:
Hai đoạn nầy, Kinh thánh ghi lại vinh quang mà Sa-lô-môn có được trong địa vị mà Chúa ban cho ông. Vinh quang của Sa-lô-môn là sự giàu có và sự nổi tiếng khôn ngoan khắp nơi. Chúng ta hãy nghe những lời của Nữ hoàng Sê-ba nói về Sa-lô-môn trong II Sử. 9:3-8, Khi nữ vương Sê-ba thấy sự khôn ngoan của Sa-lô-môn … thì mất vía, bèn nói với vua rằng: … người ta chẳng thuật cho tôi nghe đến phân nửa sự khôn ngoan lớn lao của vua …
Nói tóm lại, qua 9 đoạn đầu tiên của sách II Sử ký, với đời sống của Sa-lô-môn, Chúa cho chúng ta nhìn rõ địa vị của một người được làm Dân Thánh của Chúa, người đó là người ĐƯỢC CHỌN, ĐƯỢC TƯƠNG GIAO VỚI CHÚA, và ĐƯỢC VINH HIỂN.
 
II/. SỰ SỬA PHẠT DÂN THÁNH:
10: - 36:21
Đây là điều khó hiểu cho Dân Thánh I-sơ-ra-ên ngày xưa, mà cũng khó hiểu cho Dân Thánh thuộc linh ngày nay trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Dân I-sơ-ra-ên ngày xưa cũng như nhiều Cơ-Đốc nhân ngày nay, thường nghĩ rằng Chúa luôn che chở, bảo vệ Dân Thánh, Hội Thánh. Họ không hiểu rằng Đức Chúa Trời yêu thương nhưng cũng công bình, chẳng kể kẻ có tội là vô tội; Đức Chúa Trời là Cha yêu thương nhưng cũng là người Cha nghiêm khắc sẵn sàng sửa phạt con cái của Ngài (Hê. 12:4-6).
1/. Lý do Dân Thánh bị sửa phạt:
Nhưng Kinh thánh qua sách II Sử ký từ đoạn 10: đến đoạn 12:, ghi lại cho chúng ta biết lý do Chúa phải sửa phạt Dân Thánh:
  • Đoạn 10:
Lý do thứ nhất Chúa phải sửa phạt Dân Thánh được bày tỏ trong những lời đầy kiêu ngạo của vua Rô-bô-am, con trai của Sa-lô-môn đã nói: vua Rô-bô-am đáp với dân sự cách xẳng xớm…Cha ta khiến cho ách các ngươi nặng nề; ta sẽ làm cho ách các ngươi thêm nặng hơn; cha ta sửa phạt các ngươi bằng roi, ta sẽ sửa phạt các ngươi  bằng roi bò cạp (II Sử. 10:13-14)
  • Đoạn 11:
Lý do thứ hai mà Chúa sửa phạt Dân thánh là sự chia rẽ trong Dân Thánh. Sau lời tuyên bố đầy kiêu ngạo của Rô-bô-am, nước I-sơ-ra-ên chia rẽ thành hai nước, 10 chi phái phía Bắc tôn Giê-rô-bô-am làm vua; 2 chi phái Giu-đa và Bên-gia-min phía Nam ủng hộ dòng dõi Đa-vít.
Kinh thánh từng cảnh cáo chúng ta rằng: Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau; tánh tự cao đi trước sự sa ngã (Châm. 16:18). Kinh thánh cũng dạy chúng ta sự hiệp một là sức mạnh mà Dân Thánh có được, và chính Chúa Jêsus Christ đã từng phán: một nước mà chia xé nhau thì bị phá hoang; một thành hay là một nhà mà chia xé nhau thì không còn được (Ma-thi-ơ 12:25).
Chúa thì luôn muốn Dân Thánh của Ngài hiệp một, nên làm sao mà Chúa không sửa phạt khi Dân Thánh mà lại chia rẽ.
Đoạn 12: cho chúng ta biết lý do thứ 3 khiến Chúa sửa phạt Dân Thánh.


 







 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: II Sử Ký

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn