Bài Đọc Thêm: TƯƠNG QUAN GIỮA CỰU VÀ TÂN ƯỚC

Bài Đọc Thêm: TƯƠNG QUAN GIỮA CỰU VÀ TÂN ƯỚC
I/. CHÚA JÊSUS CÔNG NHẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CỰU VÀ TÂN ƯỚC: (Nguồn gốc tương quan). Theo mục lục Kinh thánh chúng ta có thì Cựu Ước chia làm bốn phần, nhưng người Y-sơ-ra-ên thì chia bản kinh Cựu Ước tiếng Hi Bá Lai làm ba phần như Chúa Jêsus đã công nhận trong Luca 24:27, 44.
-----------------------------------

 
TƯƠNG QUAN GIỮA CỰU VÀ TÂN ƯỚC
CHÚA JÊSUS VỚI SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA CỰU VÀ TÂN ƯỚC
Luca 24:13-32


(Trong phần này chúng ta khảo sát cả bốn sách Tin Lành)
************************

 
I/. CHÚA JÊSUS CÔNG NHẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CỰU VÀ TÂN ƯỚC: (Nguồn gốc tương quan).
Theo mục lục Kinh thánh chúng ta có thì Cựu Ước chia làm bốn phần, nhưng người Y-sơ-ra-ên thì chia bản kinh Cựu Ước tiếng Hi Bá Lai làm ba phần như Chúa Jêsus đã công nhận trong Luca 24:27, 44.
  • Phần 1 là Luật pháp: gồm năm sách của Môi-se
  • Phần 2 là Tiên tri chia làm hai phần:
(1) Tiền Tiên tri gồm: Giô-suê, Các Quan xét, Samuên và Các Vua;
(2)  Hậu Tiên tri gồm: Êsai, Giêrêmi, Ê-xê-chi-ên, 12 Tiểu Tiên tri.
  • Thi thiên (được gọi là Thi thiên vì các Thi thiên đứng đầu, không phải chỉ có Thi thiên mà thôi) gồm:
(1)   Ba sách: Thi thiên, Châm ngôn, Gióp
(2)  Năm Cuộn gọi là Megilloth gồm: Nhã ca, Rutơ, Cathương, Truyền đạo, Ê-xơ-tê
(3)  Sách lịch sử gồm: Đaniên, Exơra, Nêhêmi, Sử ký.
Đồng thời qua hai câu Luca 24:27, 44, đều được Chúa Jêsus nhắc lại nguồn gốc tương quan giữa Cựu Ước và Tân Ước với nhóm từ ‘chỉ về Ngài’ (27), ‘chép về ta’ (44), nghĩa là chính Chúa Jêsus Christ là cái móc, là sợi dây liên kết cả Kinh thánh Cựu Ước và Tân Ước.
Như vậy, nếu một người tin Chúa Jêsus Christ thì tin cả Kinh thánh Cựu Ước và Tân Ước. Ngược lại một người không tin Chúa Jêsus Christ thì không tin toàn bộ Kinh thánh Cựu Ước và Tân Ước hoặc chỉ tin một phần Kinh thánh toàn bộ. Người Y-sơ-ra-ên không tin Chúa Jêsus Christ nên họ chỉ tin Cựu Ước, chính hai môn đồ trong Luca 24:25 không hiểu gì về Cựu Ước và không thể tin trọn vẹn vào Chúa Jêsus Christ, kết quả là họ bị Chúa trách (24:26)

II/. CHÚA JÊSUS ỨNG DỤNG CỰU ƯỚC:
Trong sách Công vụ 1:1, Chúa Jêsus được giới thiệu hai phương diện Làm và Dạy.
  1. Chúa Jêsus Christ thực hành (Làm) điều Cựu Ước dạy:Cả bốn sách Tin Lành đã ghi lại những điều mà Chúa Jêsus Christ đã thực hành những lời dạy trong Cựu Ước.
Thí dụ:
  1. Chúa Jêsus chịu báp-têm Mathiơ 3:13-17; Mác 1:9-10; Luca 3:21-22
Trong Cựu Ước đề cập đến Lễ Rửa Sạch (Xuất. 30:17-21; Lêvi 16:24) và nói đến Giăng Báp-tít như vị tiên tri cuối cùng làm những gì còn lại của Cựu Ước (Math. 11:13). Giăng cũng là dòng dõi Lê-vi, thầy Tế lễ, ông đã đem Lễ Rửa Sạch đó áp dụng rộng rãi trong quần chúng là Lễ Báp-têm, chính Chúa Jêsus chịu Lễ báp-têm ấy (Math. 3:13).
Chúa Jêsus Christ đòi hỏi phải làm trọn mọi việc Cựu Ước qui định (Math. 3:15), Ngài vui lòng thực hành trọn vẹn lời dạy Cựu Ước để giải thích một lẽ đạo quan trọng trong Tân Ước (Rôma 6:3-4; I Phierơ 3:21)
  1. Chúa Jêsus đến Nhà Hội:
Chẳng những Chúa Jêsus thường đến Đền thờ mà Ngài còn có thói quen đến Nhà Hội. Luca 4:16 chép rằng ‘Chúa Jêsus theo thói quen đến Nhà Hội’, nghĩa là Chúa Jêsus đã thường xuyên đến Nhà Hội. Chúa Jêsus đến Nhà Hội không phải tình cờ, chiếu lệ, nhưng Ngài rất quan tâm đến sinh hoạt thờ phượng Đức Chúa Trời tại Nhà Hội.
  • Giăng 2:14-17 chép rằng Chúa Jêsus dọn dẹp Đền thờ.
  • Mác 12:41, Chúa Jêsus quan tâm đến việc dâng hiến tại Đền thờ.
  • Mác 14:49, Chúa Jêsus đến Đền thờ để giảng Lời Đức Chúa Trời.
Có một số người ngày nay tự nhận là người tin Chúa Jêsus, nhưng lại công kích việc đi nhà thờ thờ phượng Đức Chúa Trời. Họ không thấy chính Chúa Jêsus đã thực hành việc đi nhà thờ. Cũng có một số người khác đi nhà thờ, nhưng không quan tâm hay không tham dự sinh hoạt trong nhà thờ để thờ phượng Đức Chúa Trời, họ đi một cách thụ động. Đó là điều đáng tiếc.
  1. Chúa Jêsus dự Lễ Vượt Qua:
Ít nhất Kinh thánh đã ghi lại rõ 3 lần Chúa Jêsus đã dự Lễ Vượt Qua (Luca 2:41-42; 22:1; Giăng 2:13). Ngày nay những người tin Chúa Jêsus cũng tổ chức Lễ Vượt Qua nhưng theo hình thức mà Chúa Jêsus đã cải sửa lại đơn giản hơn, đó chính là Lễ Tiệc Thánh (Luca 22:16-20). Cả Lễ Vượt Qua và Lễ Tiệc Thánh đều nhắc đến công lao cứu chuộc của Chúa Jêsus Christ. Điểm phải lưu ý là Chúa Jêsus làm đơn giản vì chính Ngài là trung tâm của các Lễ trong Cựu Ước, các phần còn lại trong Lễ là phụ.
  1. Chúa Jêsus giảng Cựu Ước:
Chúng ta hãy nghe bài giảng của Chúa Jêsus Christ về Cựu Ước được ghi trong Luca 4:17-27
  • Luca 4:17-21, Chúa Jêsus giới thiệu Đấng Mê-si
  • Luca 4:23-24, Chúa Jêsus nói về thái độ đối với Đấng Mê-si.
  • Luca 4:25-27, Chúa Jêsus nói đến công tác của Đấng Mê-si
Chúng ta thấy gì qua bài giảng này? Bài giảng rất sát nguyên văn, dùng Kinh thánh giải nghĩa Kinh thánh, ứng dụng Kinh thánh thực tế.
Luca 4:1-13, Chúa Jêsus đã sử dụng Cựu Ước để chiến thắng ma quỉ, Cựu Ước đã được chứng là đầy thẩm quyền để bắt phục lòng người và đắc thắng ma quỉ.
III/. CHÚA JÊSUS SO SÁNH TƯƠNG QUAN CỰU ƯỚC VÀ TÂN ƯỚC:
Rõ nhất trong sự tương quan Cựu Ước và Tân Ước là Bài Giảng Trên Núi của Chúa Jêsus khi Ngài so sánh giữa Cựu và Tân Ước để đòi hỏi người tin Ngài phải sống cao đẹp hơn Luật pháp Cựu Ước (Math. 5:17-48).
  1. 5:17-19 xác nhận giá trị Cựu Ước (luật pháp và lời tiên tri)
  • Câu 17, Chúa Jêsus tuyên bố rằng Ngài đến Tân Ước) KHÔNG PHÁ BỎ Luật pháp (Cựu Ước), mà Tân Ước là phần kết của Cựu Ước.
  • Câu 18, Cựu Ước vẫn có giá trị vượt thời gian
  • Câu 19, Cựu Ước không cần bổ sung hay chước giảm (Khải. 22:18-19)
  1. 5:20-45, Điểm tương quan.
Những nhóm từ 'các ngươi có nghe' là Cựu Ước, còn nhóm từ 'song ta phán' làTân Ước, chúng ta có thể phân tích như sau:
 
 
CỰU ƯỚC TÂN ƯỚC
c.21, giết người thì bị tòa án xử đoán (Tòa án là một loại Tòa địa phương gồm vài Trưởng lão trong làng dưới 150 người. c.22-26, giận anh em thì bị Tòa án xử; mắng ‘ra ca’ thì bị Tòa Công luận xử; mắng ‘đồ điên’ thì bị xuống địa ngục.
Luật pháp ghi giết người còn cần chờ xét xử, nhưng Tân Ước không cần phải xét xử nữa, vì người tin Chúa Jêsus không thể giận người khác quá mặt trời lặn, phải tìm cách giải hòa để tránh tình trạng phải ra tòa (Math. 5:23-26)
c.27, chớ phạm tội tà dâm (hành dộng tà dâm được ghi trong Lê-vi ký 18) c.28-30, nhìn mà động tình tham muốn là phạm tội tà dâm. Chúa Jêsus không cấm nhìn, nhưng nhìn với ý động tình là tội phát ra hành động. Vì tấm lòng là điều khó giữ (Châm ngôn 16:32) nên phải tránh ‘nhìn’.
c.31, cho li dị mọi trường hợp c.32, chỉ cho một trường hợp li dị vì ngoại tình
c.33, cho thề miễn đừng thề dối c.34-35, không cần phải thề
c.38, mắt đến mắt c.39-42, khuyên phải nhịn nhục, ban cho (họ đánh vì tranh chấp, nên đừng tranh chấp).
c.43, yêu người lân cận, ghét người thù nghịch c.44-45, yêu người lân cận nhưng cũng phải yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện xin Chúa ban phước cho họ. Yêu như Chúa là Cha yêu chúng ta.
           
5:46-48, cấp độ tương quan có thể vẽ một đường biểu diễn như sau:
                                                           
 
                                                                               
Tiêu chuẩn cao nhất
                                    người tin Chúa Jêsus
                                                                yêu kẻ thù nghịch, c.44

Cao hơn
Tiêu chuẩn luật pháp
                                          Yêu người lân cận, c.43
Tiêu chuẩn cao nhất
yêu kẻ yêu mình, c.46     
                                                                        
Như vậy, người tin Chúa Jêsus phải sống với tiêu chuẩn cao nhất, không phải lấy tiêu chuẩn lý thuyết để kiêu ngạo mà phải thực hành như chính Chúa Jêsus để xứng đáng địa vị người được cứu như Chúa Jêsus đã ban cho. Phải tự hỏi: Tôi có sống được như hai tiêu chuẩn kia không?”Hay là tệ hơn nữa như vài người đã than trách tôi..