Bài Đọc Thêm Về Y-sơ-ra-ên

Bài Đọc Thêm Về Y-sơ-ra-ên
Cuộc chiến tranh Trung Đông 1967. Căng thẳng gia tăng vào tháng Năm khi lực lượng của Liên Hiệp Quốc rút đi và Ai Cập điều động quân tới Sinai và dải Gaza Cuộc chiến tranh Trung Đông 1967, còn gọi là Cuộc chiến 6 ngày là lần xung độtthứ ba giữa Israel với Ai Cập, Jordany và Syria.
-------------------------




 
BÀI ĐỌC THÊM VỀ Y-SƠ-RA-ÊN

******************************************

(Phần bài đọc thêm này được trích từ BBC Vietnamese, năm 2007, kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh 6 ngày tại Trung Đông)


 
Cuộc chiến tranh Trung Đông 1967


 
Căng thẳng gia tăng vào tháng Năm khi lực lượng của Liên Hiệp Quốc rút đi và Ai Cập điều động quân tới Sinai và dải Gaza
Cuộc chiến tranh Trung Đông 1967, còn gọi là Cuộc chiến 6 ngày là lần xung độtthứ ba giữa Israel với Ai Cập, Jordany và Syria.
Lần đầu tiên là vào năm 1948, và kết quả là miền đông Jerusalem và bờ tây sông Jordan thuộc quyền kiểm soát của Jordany còn dải Gaza thuộc quyền kiểm soát của Ai Cập.
Vào năm 1956, Israel xâm chiếm dải Gaza và bán đảo Sinai của Ai Cập. Israel bị buộc phải rời khỏi Sinai vào năm sau và Lực lượng khẩn cấp của Liên hiệp quốc - Unef - được điều động tới đây.
Căng thẳng vẫn tiếp tục gia tăng và các phe nhóm dân quân mới của Palestin bắt đầu tiến hành các cuộc tấn công qua biên giới với sự hỗ trợ của phe Ả Rập.
Tổng thống Ai Cập, Gamal Abdel Nasser, rất muốn thống nhất thế giới Ả Rập và đã nói tới việc "phá hủy Israel", trong khi Israel lo sợ rằng nước này có thể bị xóa bỏ trên bản đồ thế giới.
Vào tháng Năm 1967, Tổng thống Nasser đòi lực lượng Unef phải rút khỏi Sinai, đóng cửa eo biển Tiran đối với tàu bè của Israel và ký một thỏa thuận quốc phòng với Jordany.
Một số sử gia đặt câu hỏi liệu ông Nasser có dự định tiến hành chiến tranh hay chăng nhưng cả ba diễn biến này cùng với việc điều động quân của Ai Cập tới Sinai đã dẫn tới việc Israel quyết định tấn công trước.
Và cuộc chiến kéo dài sáu ngày, từ ngày 5 tháng Sáu tới ngày 10 tháng Sáu năm 1967
           



Căng thẳng gia tăng vào tháng Năm khi lực lượng của Liên Hiệp Quốc rút đi và Ai Cập điều động quân tới Sinai và dải Gaza
 
Ngày 5/6/1967: cuộc chiến Trung Đông



Đánh phủ đầu: Israel tiến hành các vụ không tập vào các căn cứ quân sự của Ai Cập trước khi tiến hành tấn công trên bộ.
Vào hồi 0745 giờ Israel, Israel tiến hành chiến dịch Focus và làn sóng những đợt không tập đầu tiên của Israel nhắm vào 11 sân bay của Ai Cập đã phá hủy hàng chục phi cơ đang đậu trên đường băng.
Các cuộc tấn công phủ đầu này đã khiến Ai Cập rơi vào thế bị động và phòng không ở trong tình trạng bị những hạn chế. Hàng chục phi công của Ai Cập đã bị chết trong các cuộc không tập này của Israel.
Không lực Israel - IAF - mất 19 phi cơ, khoảng 10% tổng lực của Israel, phần lớn là do trục trặc kỹ thuật hoặc bị tai nạn. Năm phi công của Israel đã bị chết và năm phi công khác bị bắt làm tù binh. Các nước Ả Rập đã phản công, với phi cơ của Syria, Jordany và Iraq tấn công vào các mục tiêu.
Những làn sóng không tập của Israel đã phá hủy 311 chiếc phi cơ của Ai Cập. Israel ném bom các căn cứ của Syria, Iraq và Jordany và giành thế thượng phong về không lực trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến.
Quân đội Israel đã vượt sang vùng Sinai, chiếm Al Arish sau một ngày giao chiến dữ dội. Những đơn vị của Israel chiếm được giao điểm Bir Lahfan và binh lính Ai Cập bị tấn công tại Umm Katef.
Jordany tiến hành tấn công từ tây ngạn sông Jordan và miền đông Jerusalem và dùng súng tầm xa bắn phá Tel Aviv.



Đánh phủ đầu: Israel tiến hành các vụ không tập vào các căn cứ quân sự của Ai Cập trước khi tiến hành tấn công trên bộ

 
Ngày 6/6/1967: cuộc chiến Trung Đông



Quân đội Israel tiếp tục tiến vào vùng Sinai và vào Jerusalem và chiếmmột vị trí chủ chốt sau những giao tranh ác liệt.
Phi cơ của không lực Israel, IAF, yểm trợ cho bộ binh tiến vào Sinai, tại Umm Katef, và dải Gaza.
Binh đoàn dù 55 của Israel chuyển từ chiến tuyến Sinai tới làm nhiệm vụ phòng thủ chống lại quân đội Jordany ở các vị trí quanh Jerusalem.
Đã diễn ra giao tranh ác liệt giữa binh lính Israel và Jordany tại đồi Ammunition ở mạn bắc Đông Jerusalem, nơi cuối cùng Israel đã chiếm được. Giao chiến khiến 106 người Jordany và 37 người Israel thiệt mạng.
Syria tiến hành phản công và bắn phá vào các khu định cư tiền đồn trước khi dùng bộ binh tấn công. Cuộc phản công của Syria đã bị lực lượng dân quân định cư và phi cơ Israel chặn đứng.
Chỉ huy lực lượng Ai Cập, Abd al Hakim Amer, hạ lệnh cho quân đội của Ai Cập bỏ lại vũ khí hạng năng và rút về kênh đào Suez. Quyết định này đã dẫn tới cái chết và hoặc bị bắt làm tù binh của hàng ngàn binh lính Ai Cập.
Cho tới đêm, quân đội Israel đã giành quyền kiểm soát dài Gaza từ tay Ai Cập cùng Hebron và Bethlehem từ tay Jordany.
Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc họp phiên khẩn cấp. Hoa Kỳ đề nghị một lệnh ngưng bắn và trở lại vị thế trước khi xảy ra cuộc chiến nhưng Nga bác bỏ đề nghị này.



Đánh phủ đầu: Israel tiến hành các vụ không tập vào các căn cứ quân sự của Ai Cập trước khi tiến hành tấn công trên bộ

Ngày 7/6/1967: cuộc chiến Trung Đông



Lực lượng Israel chiếm được Khu phố cổ tại Đông Jerusalem, Sharm el-Sheikh tại Sinai và các thị trấn tại tây ngạn sông Jordan.

Binh lính quân đội Israel tiến vào vùng Tây ngạn sau khi quân đội Jordany được lệnh rút vào hồi đêm. Phi cơ của Israel ném bom vào bộ binh Jordany tại Jerusalem và khu vực Jericho và vùng núi lân cận. Jericho bị chiếm trong ngày.
Vào hồi 10:00 sáng, binh lính Israel nghe thông báo qua radio: Temple Mount nằm trong tay chúng ta sau khi lực lượng của họ chiếm được Old City tại Jerusalem.
Ngay sau đó, Thị trưởng Jordany tại Jerusalem, Anwar al-Hattib, ký đầu hàng chính thức. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Dayan và Tham mưu trưởng Yitzhak Rabin tới thành phố để ăn mừng việc Israel chiếm được khu vực bao gồm cả vị trí linh thiêng. Hàng ngàn người Do Thái cũng đổ tới khu Tường phía Tây.
Hàng trăm ngàn người Palestin sống tại vùng tây ngạn sông Jordan đã rời bỏ nhà cửa ra đi tới vùng của người Jordany.
Tại bán đảo Sinai, đơn vị đầu tiên của Israel tiến tới kênh đào Suez vào đầu giờ sáng nhưng dã bị đẩy lùi và đã phục kích lực lượng Ai Cập rút lui tại đèo Mitla và Giddi.
Ở miền nam Sinai, lực lượng Israel đã tấn công và chiếm được vị trí đồn trú chiến lược của Ai Cập là Sharm el-Sheikh.



Lực lượng Israel chiếm được Khu phố cổ - Old City - tại Đông Jerusalem, Sharm el-Sheikh tại Sinai và các thị trấn tại tây ngạn sông Jordan

Ngày 8/6/1967: cuộc chiến Trung Đông



Quân đội Israel chiếm Sinai và tiến tới kênh đào Suez. Phi cơ của không lực Israel - IAF - tấn công tàu USS Liberty của hải quân Mỹ.
Cuộc tấn công chiếm bán đảo Sinai tới hồi kết thúc. Lực lượng xe thiết giáp và kỹ thuật do các viên tướng Israel Tal, Avrâhm Joffe và Ariel Sharon đã đánh bại lực lượng Ai Cập do tướng Abd al-Mohsen Morgagui chỉ huy.
Tướng Mortagui với 80 ngàn quân và hơn 1000 chiếc xe tăng nhưng thiếu sự hỗ trợ của không quân cũng có nghĩa là lực lượng của ông dễ bị thương tổn trước các đợt tấn công trên bộ và trên không.
Hàng ngàn binh lính Ai Cập đã thiệt mạng trong cuộc chiến hoặc tại chiến trường hoặc do sức nóng và thiếu nước uống tại sa mạc và nhiều người đã bị bắt làm tù binh.
Cho tới cuối ngày, binh lính Israel đã chiếm các vị trí dọc bờ đông kênh đào Suez. Ai Cập chấp nhận thất bại và một cuộc ngưng bắn bắt đầu có hiệu lực.
Suốt trong ngày, phi cơ của không lực Israel tấn công vào tàu thám thính USS Liberty của Mỹ gần bờ biển al- Arish, làm 34 lính Mỹ thiệt mạng và làm bị thương 172 người. Israel nói họ tưởng nhầm Liberty là một tàu của Ai Cập.
Một tòa án hải quân Mỹ sau này chấp nhận giải thích đó của Israel tuy nhiên đây vẫn là một diễn biến gây nhiều tranh cãi.




Ngày 9/6/1967: cuộc chiến Trung Đông


 
Với việc chiếm được sa mạc Sinai, Israel quay ra tập trung vào mặt trận với Syria, và tiến hành tấn công vào Cao nguyên Golan.
Tổng thống Gamal Abdel Nasser tuyên bố từ chức trên truyền hình. Ông đổ lỗi cho phương Tây là đã giúp Israel và miêu tả thất bại này là một bước đi thụt lùi.
Việc ông xin từ chức đã bị Quốc hội bác bỏ sau khi hàng ngàn người đổ xuống đường tại Cairo và Beirut để phản đối.
Lính dù Israel, với sự yểm trợ của không lực, đã chiếm được sân bay Ras Sudar tại Ai Cập. Lần đầu tiên phi cơ của không quân Israel tấn công bộ binh ở tây ngạn kênh đào Suez.
Lực lượng Israel đã bắt được tin của Ai Cập ám chỉ là lực lượng Ả Rập đang gần sụp đổ và Israel đã hướng mũi tấn công của họ vào mặt trận Syria.
Bộ trưởng Quốc phóng Israel, ông Moshe Dayan, đã phủ quyết ý nguyện của quân đội và hầu hết nội các muốn chiếm Syria vì ông sợ Israel sẽ đứng trước nguy cơ gây chiến với Nga. Nhưng cuối cùng ông đã đổi ý.
Vài giờ sau khi Syria chấp nhận đề nghị ngưng bắn của Liên hiệp quốc, Israel ném bom thủ đô Damacus của Syria và tiến hành một đợt tấn công trên không và trên bộ vào Cao nguyên Golan



Với việc chiếm được sa mạc Sinai, Israel quay ra tập trung vào mặt trận với Syria, và tiến hành tấn công vào Cao nguyên Golan.

Ngày 10/6/1967: cuộc chiến Trung Đông



Lực lượng của Syria tại Cao nguyên Golan bị thất bại và một thỏa thuận ngưng bắn được chấp thuận.

Tại mặt trận Syria, các lữ đoàn dù của Israel tiếp tục chiếm được Quneitra, cách thủ đô Damacus của Syria chừng 40 dặm và hầu như không gặp phải những kháng cự tại đây.
Sức phòng thủ của Syria bị sụp đổ và lực lượng Syria rút về phía đông mà không tham chiến với lực lượng Israel. Tới 14.30h, lực lượng Israel chiếm được Cao nguyên Golan.
Thỏa thuận ngưng bắn của Liên hiệp quốc bắt đầu có hiệu lực vào lúc 18.30h.
Sau sáu ngày giao chiến, lực lượng Israel đã chiếm được toàn bộ bán đảo Sinai, tây ngạn sông Jordan, và Cao nguyên Golan. Vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Israel tăng gấp bốn lần so với trước khi xảy ra cuộc chiến.
Cho tới giữa tháng Sáu, con số người tị nạn Palestin tại Jordany lên từ 332.000 thành 745.000 người.
Các nước Ả Rập có tham gia cuộc xung đột này không công bố các con số tử vong chính thức của quân đội.
Israel nói 776 binh lính của Israel đã bị chết trong cuộc chiến. Theo hãng thông tấn AP, thì khoảng 11.500 người Ai Cập, 6.094 người Jordany và 1.000 người Syria đã bị thiệt mạng. Hàng ngàn người khác bị bắt làm tù binh trong cuộc xung đột kéo dài sáu ngày này.