Thần Đạo Học - Chương III - Danh Xưng Của Đức Chúa Trời (P4)

Thần Đạo Học - Chương III - Danh Xưng Của Đức Chúa Trời (P4)
Qua ngôn ngữ của loài người và qua Kinh Thánh, chúng ta biết Đức Chúa Trời có rất nhiều Danh Xưng. Những Danh Xưng của Đức Chúa Trời đôi khi cũng là Tước Hiệu của Chúa. Mỗi Danh xưng hay Tước Hiệu của Đức Chúa Trời bày tỏ đặc điểm của Ngài, như: Đức Chúa Trời là Ai? Đức Chúa Trời làm việc gì?
---------------------



 
CHƯƠNG III - PHẦN 4

DANH XƯNG CỦA
ĐỨC CHÚA TRỜI

 


Qua ngôn ngữ của loài người và qua Kinh Thánh, chúng ta biết Đức Chúa Trời có rất nhiều Danh Xưng. Những Danh Xưng của Đức Chúa Trời đôi khi cũng là Tước Hiệu của Chúa.

Mỗi Danh xưng hay Tước Hiệu của Đức Chúa Trời bày tỏ đặc điểm của Ngài, như: Đức Chúa Trời là Ai? Đức Chúa Trời làm việc gì?
Danh xưng của Đức Chúa Trời là cao cả trên muôn loài vạn vật, nhất là trong Điều răn thứ 3 cảnh cáo chúng ta phải tôn cao Danh Chúa.

I. DANH XƯNG ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM:

Trong tiếng Việt Nam có nhiều từ ngữ để xưng gọi Một Đấng Cao Cả mà người Việt Nam nào cũng biết nơi cư ngụ của Ngài là ở trên bầu trời cao xa kia.

1. TRỜI: Đặc biệt nhất là trong ngôn ngữ Việt Nam có một từ dù là người tin có Đức Chúa Trời hay không cũng đều sử dụng, không cần ai dạy, đó là danh trừ TRỜI. Danh từ này được dùng hai cách:
- Dùng để chỉ vị trí là khoảng không phía trên đầu, thường đi đôi với ‘Trời Đất’, trên trời dưới đất, gần đất xa trời (hoặc gần trời xa đất).
- Danh từ TRỜI cũng được dùng như một Chủ Thể làm ra nhiều thứ, nhất là trong thiên nhiên, như Trời mưa, Trời n

2. ÔNG TRỜI: Đây là Danh xưng bình dân mà người Việt Nam nào cũng biết, ngay cả một em Thiếu nhi. Chữ ÔNG để nói lên ý tôn trọng một bậc cao; chữ TRỜI để chỉ vị trí ở trên không trung.

3. ĐỨC CHÚA TRỜI: Danh xưng nầy gồm 3 từ ghép lại. (1) ĐỨC: một từ ngữ bày tỏ sự tôn xưng một nhân vật cao quý; CHÚA: hay là Chủ, chỉ Đấng, bậc có quyền cao; TRỜI: chỉ về vị trí trên không trung, thuộc về không gian. Nói chung, ‘Đức Chúa Trời’ là một Danh từ dùng xưng gọi một Đấng mà người bình dân gọi là Ông Trời, hoặc xưng gọi Đấng Tạo Hóa.

4. THIÊN CHÚA: Đây là một danh từ thuộc Hán tự, gồm chữ THIÊN là Trời (giải nghĩa theo lối chiết tự chữ Nho gồm chữ NHẤT cộng với chữ ĐẠI, nghĩa là Một Cái Gì To Lớn); chữ CHÚA là CHỦ, một Chủ Tể quản trị tất cả. Như vậy, Thiên Chúa là Danh từ chỉ một Đấng Chủ Tể quản trị mọi vật kể cả vượt khỏi phạm vi con người.
Trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử gọi nguyên nhân đầu tiên là ĐẠO như sau:Đạo sinh nhất, Nhất sinh nhị…
Và Lão Tử giải thích ĐẠO như sau:
Hữu vật hỗn thành tiên thiên địa sinh
Tịch hề liêu hề, độc lập bất cải
Chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ mẫu
Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo Cưỡng vi chi danh viết Đại (Có một vật không nhất định mà thành tựu trước khi có trời đất. Yên lặng mênh mông, một mình độc lập không thay đổi. Tản mác khắp nơi không ngừng vào đâu, có thể lấy làm Mẹ của thiên hạ. Ta không biết tên nó, tạm đặt là Đạo
Miễn cưỡng mà đánh dấu hiệu là Lớn).1 Như vậy Lão Tử gọi Đấng Tạo Hóa (Trời) là ‘Đạo’ [Giăng 1:1, danh từ Logos = Ngôi Lời, có lúc được dịch là ‘Đạo’ (BNC)]
1Phùng Hữu Lan, Lịch sử Triêt học Trung quốc, NXB Khoa Học Xã Hội 2006, quyển I, tr.242-43 2Chân Giả Luận, Nhà Sách Tin Lành Saìgòn, trước 1975 3F. E. Marsh, sđd, tr.153tt

5. THƯỢNG ĐẾ: Danh xưng nầy gồm hai từ ngữ: THƯỢNG là trên cao, phía trên; ĐẾ là Vua. Danh xưng nầy cũng được dùng để gọi Đấng Tạo Hóa. Người theo Cao Đài Giáo thích dùng Danh xưng nầy, vì tổ chức của Cao Đài Giáo có pha trộn tổ chức của một triều đình (Cửu Trùng Đài, Đức Hộ Pháp)
 
Danh xưng nầy cũng có sự pha trộn theo những truyện tích dân gian ảnh hưởng Phật Giáo và Lão Giáo Trung quốc, nhất là qua bộ truyện Tây Du Ký, trong đó có một nhân vật làm vua trên Thượng Giới được gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Thật ra Ngọc Hoàng là một người có tên là Trương Nghi đời nhà Hán, học Đạo Lão tu tiên, hái thuốc luyện đơn chữa bịnh. Đến đời vua Tống Huy Tông, thuật sỉ Lâm Đình Tố gạt vua phong cho Trương Nghi làm Ngọc Hoàng Thượng Đế, bắt mọi người thờ mong được phù hộ. Không ngờ chưa được bao lâu, cả cha con, vợ chồng vua Tống Huy Tông đều bị người nước Kim bắt đày chết ở thành Ngũ Quốc.2 Trong truyện Tây Du Ký, tác giả dựng lên một Ngọc Hoàng Thượng Đế khiếp sợ cả Tôn Ngộ Không.

II. DANH XƯNG ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG NGUYÊN NGỮ:

Chúng ta biết Kinh Thánh đã được viết ra bằng nguyên ngữ là tiếng Hi Bá Lai (Hebrew) và tiếng Hi Lạp (Greek), nên chúng ta phải học cách dùng Danh Xưng của Đức Chúa Trời trong nguyên ngữ để nhận được những sự dạy dỗ quan trọng. Có BA (3) Danh xưng chính của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước. 1. ELOHIM Thường được dịch là ‘Đức Chúa Trời’ trong sự hiệp nhất về Thần Tánh và quyền năng - Sáng. 1:1, đây là Danh từ số nhiều (số ít là EL - Sáng. 17:1; 21:23; Xuất 20:5. Danh xưng nầy có nghĩa Đấng Toàn Năng và Mạnh Sức, bày tỏ quyền năng và sự toàn tại của Đức Chúa Trời. Danh xưng nầy được dùng trong mối tương quan với sự sáng tạo và sức mạnh của Chúa. Danh xưng nầy xuất hiện độ 2.500 lần trong Cựu Ước, trong đó 2.310 trường hợp được áp dụng cho Đức Chúa Trời (Sáng. 1: đến 2:3 xuất hiện 35 lần bày tỏ sự thiết đặt quyền năng sáng tạo của Đức Chúa Trời), còn những lần khác thì dùng theo một nghĩa chỉ về
• các thần tượng - Xuất 34:17)