Thần Đạo Học - Chương IX - Bản Ngã

Thần Đạo Học - Chương IX - Bản Ngã
Tôi muốn dành chương này để giải thích về lẽ đạo Bản ngã. Đây là một lẽ đạo thường bị hiểu lầm trong ý nghĩ của những người đã tin Chúa Jêsus.
---------------------------------




 



CHƯƠNG IX
BẢN NGÃ

***************


Tôi muốn dành chương này để giải thích về lẽ đạo Bản ngã. Đây là một lẽ đạo thường bị hiểu lầm trong ý nghĩ của những người đã tin Chúa Jêsus.

I/. ĐỊNH NGHĨA BẢN NGÃ:

Bản Ngã là cái tôi, là tư cách riêng của mỗi người tự ý thức hiện hữu, cái duy nhất thực thể của mình bao gồm nhân thể và nhân thần
Phao-lô là một học giả đương thời bấy giờ, chịu ảnh hưởng của Triết học Hi lạp, nên các thư tín của Phao-lô gởi cho các Hội thánh thường dùng những từ ngữ: người cũ, xác thịt, (cái) tôi. Vấn đề bắt đầu từ Rôma 6:6, từ những quan niệm sai lầm đối với Bản Ngã, nên gây nhiễu loạn trong Hội thánh của Chúa.

II/. SỰ HIỆN HỮU CỦA BẢN NGÃ:

Chúng ta phải nhìn nhận mau lẹ căn bản của vấn đề Bản Ngã, ấy là khi Phao-lô nói đến những lời trong Rôma 6:6 (hay Galati 2:20) thì lúc đó Phao-lô vẫn còn sống, nghĩa là Phao-lô vẫn còn thờ, vẫn còn cảm biết, vẫn còn ăn, còn giận, còn biết đau đớn, còn thất bại lẫn thành công…, còn bất cứ cái gì mà tất cả chúng ta còn, kể cả uớc vọng tình yêu trong những ngày lưu hành truyền giáo (I Côrintô 9:4-5).
Thế ghì người cũ của Phao-lô là cái gì? Cái gì bị đóng đinh? Cái gì đã chết?
Để trả lời những câu hỏi đó, chúng ta phải quay về với từ ngữ CHẾT trong cách dịch của Kinh thánh.

1. Chết là Ngủ:

Kinh thánh thường dùng một từ ngữ khác thay cho từ ngữ CHẾT là NGỦ (Giăng 11:11; Công vụ 7:60; Êphêsô 5:14; I Têsalônica 4:16), hay nói cách khác là Yên nghỉ (Khảihuyền 14:13)
Rõ ràng sự dạy dỗ của Kinh thánh trái với quan niệm chung của loài người, họ cho CHẾT là vĩnh biệt, thay vì tạm biệt. Từ ý tưởng CHẾT là vĩnh biệt, không còn gặp gỡ nữa, nên gây hiểu lầm đi đến chỗ diệt kỷ. Ngay khi vừa ăn năn tội lỗi và tin Chúa Jêsus, người tin Chúa Jêsus như chơi một trò chơi gọi là cút bắt, thấy cái gì xấu xa của mình trước đây cũng biến mất, niềm vuit rào dâng như một dòng sông, như người vượt sóng lên cao, lên cao, lòng nôn nao, lâng lâng… thình lình hụt hơi rớt xuống, người bắt gặp lại những cái tưởng đã mất vĩnh viễn: Ủa,tTôi còn ở đây sao? Từ đó, người tin Chúa Jêsus đó buồn, thất vọng và nghĩ: Vậy là tôi chưa CHẾT! Thế là đức tin xuống dốc

2. Chết là Tiêu diệt:

Do bị ăn sâu ý nghĩa ngữ vựng, nên khi đọc đến Rôma 6:6, động từ Tiêu Diệt lại gây hiểu lầm từ ngữ này có nghĩa là trừ sạch, xoá bỏ không còn vết tích.
Thật ra, động từ Tiêu Diệt mà Kinh thánh dùng có nghĩa là làm cho bất động, vô hiệu hóa, làm mất hiệu lực, nghĩa là vẫn còn hiệu nữu nhưng mất hiệu lực, không còn quyền hành (câu 11, nghĩa là coi, kể, câu 12). Khi Phao-lô nói trong Rôma 6:6, ‘hầu cho thân thể của tội lỗi bị TIÊU
DIỆT đi, và chúng ta không phục dưới tội lỗi nữa’ có nghĩa là thân thễ tội lỗi từ trước đến nay của chúng ta vẫn còn trong chúng ta, cái thân thể yếu đuối luôn bị tội lỗi cai trị đó vẫn còn, nhưng tội lỗi không còn cai trị nó nữa, thân thể tội lỗi đó đã mất hiệu lực, mất quyền hành đối với chúng ta.
Hiểu được hai động từ CHẾT và TIÊU DIỆT, chúng ta nghe Phao-lô làm chứng về chính ông trong Công vụ 26:4-19. Cái mà Phao-lô gọi là người cũ của ông chính là một con người tự mãn ((26:4), tự tôn (26:9, chống lại Chúa Jêsus), đó là những điều đã chết trong ông. Nói cách khác, Phao-lô đã được chết cái nhìn ngang liếc dọc, bây giờ ông biết nhìn lên.
Với Hội thánh tại Côrintô, trong I Côrintô 1:2, Phao-lô gọi Hội thánh tại đó là Hội thánh của Đức Chúa Trời gồm những người đã được nên thánh, được làm thánh đồ. Nhưng qua hai thư Côrintô (I và II), cũng như thư Galati, chúng ta thấy đời sống của các thuộc viên trong hai Hội thánh đó có quá nhiều rắc rối, qua nhiều vấn đề chứng tỏ Bản Ngã vẫn còn hiện hữu:
Trong Hội thánh tại Côrintô có phe đảng, gian dâm, tranh cạnh (thưa kiện ra tòa án đời này), gia đình bất hòa giũa vợ chồng, cha mẹ với con cái trong hôn nhân, ăn uống đồ cúng, nhỏ mọn tiền bạc, nhóm lại không trật tự, không có tình yêu thương, tà giáo, chống lại lời quở trách của Phao-lô, tin Chúa Jêsus rồi lại còn cậy làm theo luật pháp để mong được cứu rỗi.
Tất cả những hành động xấu đó không thể chấp nhận giữa vòng những người được gọi là thánh đồ, nhưng trong I Côrintô 1:2, Phao-lô vẫn gọi họ là Thánh đồ, là những người đã tin Chúa Jêsus làm Đấng Cứu Thế của mình. Hãy thử so sánh với chúng ta xem có khác gì không? Hoàn toàn giống, không nhiều thì ít, có lẽ không ít.
Đó là bằng cớ Bản Ngã vẫn hiện hữu trong người đã tin Chúa Jêsus, người được gọi là thánh đồ. Vấn đề là: hoặc Bản Ngã là 'chủ' của tôi, hoặc là'kẻ thù' của tôi? Đức Chúa Trời để Bản Ngã vẫn hiện hữu trong người tin Chúa Jêsus với mục đích gì?
Sách tiên tri Đaniên 4:28-33 là một thí dụ chứng minh về sự hiện hữu của Bản Ngã rất hay và rất rõ ràng. Vua Nê-bu-cát-nết-sa khi đã đạt được vinh quang trong đế quốc Ba-by-lôn, vua đã không nghĩ vua là 'người' nhưng vua muốn làm môt thần khi tuyên bố: ‘Ba-by-lôn là của ta, vinh quang là của ta’ (4:29-30). Khi vua không muốn làm người tức thì vua đánh mất Bản Ngã của vua, vua đánh mất 'cái tôi' của vua, vua trở thành một loài như động vật, ăn cỏ, đi bốn chân, nói như sứ đồ Phierơ gọi hạng người tự cao, nói hỗn đến các bậc tôn trọng dẫu thiên sứ cũng không hề lấy lời dám nguyền rủa mà xử đoán các bậc đó: ‘chúng nó cũng như con vật’ (II Phierơ 2:10-11). Khi một người không muốn làm người thì không thể thể làm người; khi một người không muốn là người bình thường mà muốn biến mình thành phi thường thì người đó trở thành bất thường, không bình thường nữa.
Cũng không thể biến Bản Ngã này trở thành Bản Ngã khác. Một người này có thể bắt chước một người khác, nhưng không thể trở thành người bắt chước đó được. Thư Êphêsô 5:31 nhắc chúng ta về tình vợ chồng, đúng như câu nói của người Việt Nam thường nói: Mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai. Vợ chồng trở nên một thịt nhưng vẫn là hai cá thể khác nhau.
Đức Chúa Trời đã thực hiện một trong những điều kỳ diệu mà con người phải cúi đầu tôn vinh Chúa, ấy là sự khác nhau giữa hai con người dù họ là cha con, mẹ con, chồng vợ, kể cả song sinh.
Do đó, thật là vô lý khi Chúa cứ cầu nguyện xin Chúa cất khỏi mình tánh này, tánh khác (phải nhớ tánh không bỏ được nhưng tật thì phải trừ). Đúng ra, chúng ta phải cầu nguyện xin
Chúa ban cho năng lực để chúng ta sữ dụng tánh đó có ích lợi cho công việc Chúa. Thí dụ, có một cặp vợ chồng, khi người chồng tin Chúa Jêsus, thì người vợ rất tức giận đến nỗi mượn cớ này dịp kia để mắng nhiếc, chửi rủa chồng, nhất là người chồng có tánh tình chậm chạp. Hai vợ chồng bán nước giải khát, nhiều lần do bản tánh chậm chạp nên bị khác phàn nàn, cô vợ lại có cớ mắng chồng nữa. Một hôm mọi người trong Hội thánh ngạc nhiên thấy cô vợ đến xin được cầu nguyện tin nhận Chúa Jêsus. Sau khi cầu nguyện cho cô vợ xong, có người hỏi lý do cô tin Chúa thay vì trước đây cô bắt bớ chồng cô. Cô vợ trả lời: ‘Tôi bằng lòng tin Chúa Jêsus vì tôi thấy chồng tôi rất khéo nhịn nhục, dù tôi mắng chửi cách nào, anh ấy cũng không hề mắng chửi lại. Vì vậy tôi thấy anh ấy thật được Chúa ban phước’. Khi người trong Hội thánh hỏi anh làm sao nhịn nhhục được khi bị người vợ mắng chửi? Anh ấy trả lời: ‘Tôi có nhịn nhục gì đâu. Tại tánh tôi chậm, khi bị mắng chửi gì đó, tôi chưa kịp đáp lại thì cô ấy đã nói qua chuyện khác rồi’.
Hãy xem Chúa Jêsus sử dụng tánh nóng nảy bộc trực của Phierơ. Đọc các sách Tin Lành, chúng ta thấy Phierơ là người hay nói và nói không cần suy nghĩ hậu quả. Chúa Jêsus đã không cần thay đổi tánh cho Phierơ, nhưng Ngài đã dùng ông là người tiên phong giảng Tin Lành giữa người Y-sơ-ra-ên và cũng là người tiên phong đem Tin Lành cho dân ngoại.