Áp-đia

Áp-đia
I/. TÁC GIẢ: 1. Tên: Tên “Áp-đia” có nghĩa là “Người thờ phượng Đức Giê-hô-va” hay “Đày tớ của Đức Giê-hô-va”. Đây là tên được dùng phổ thông trong tiếng Hi-bá-lai. Tuy nhiên có thể không phải là tên thật, mà là một biệt danh.
----------------

I/. TÁC GIẢ:
1. Tên:
Tên “Áp-đia” có nghĩa là “Người thờ phượng Đức Giê-hô-va” hay “Đày tớ của Đức Giê-hô-va”.
Đây là tên được dùng phổ thông trong tiếng Hi-bá-lai. Tuy nhiên có thể không phải là tên thật, mà là một biệt danh.
2. Gia thế:
Kinh Thánh không cho chúng ta biết điều gì về Áp-đia.
Sử gia Josephus cho rằng đây là “Áp-đia” làm quan trong đời vua A-háp (I Vua 18:3-16)
 
II/. NIÊN HIỆU:
Có ý kiến căn cứ vào sự tương đồng giữa sách Giê-rê-mi với sách Áp-đia (Áp 1:5 so với Giê. 49:7-22), nhắc đến việc Nê-bu-cát-nết-sa chiếm Giê-ru-sa-lem. Đồng thời có sự tương đồng giữa:
  • Áp-đia 1:15           với       Giô-ên 1:15
  • Áp-đia 1:17           với       Giô-ên 2:32; 3:17
  • Áp-đia 1:19           với       Amốt 9:12.
Suy từ sự liên quan giữa các tiên tri Giô-ên, Amốt, Giê-rê-mi, thì Áp-đia hành chức sau Giô-ên, Amốt.
Theo Scofield thì niên hiệu của sách Ap-đia là năm 585 TC.
Nhìn chung, sách Áp-đia được viết trước khi Giê-ru-sa-lem sụp đổ.
 
III/. ĐỐI TƯỢNG CỦA SÁCH ÁP-ĐIA:
Cả sách chỉ đề cập đến nước Ê-đôm
  1. Địa lý Ê-đôm:
Đây là tên được đặt cho Ê-sau là anh của Gia-cốp, do sự nhận dạng hình dáng nhiều lông đỏ của Ê-sau (Ê-sau = đỏ). Sự kiện nổi bật là Ê-sau vì tô canh đậu “đỏ” mà Ê-sau bán quyền trưởng nam cho Gia-cốp.
Người Ê-đôm là dòng dõi của Ê-sau.
Xứ Ê-đôm là núi Sê-i-rơ (Seir – Sáng. 36:8-9). Núi Sê-i-rơ không phải là ngọn núi theo đúng nghĩa, mà là vùng phía Nam Biển Chết, chạy dài đến vịnh Akabah.
Trước đó vùng Sê-i-rơ thuộc dân Hô-rít (Sáng 14:6; 36:20). Chữ “Hô-rít” có nghĩa là “Người ở trong hang đá”
Dân Hô-rít là cư dân tại Sê-i-rơ, về sau người Ê-đôm là con cháu của Ê-sau đến đánh chiếm và lập nước Ê-đôm (Phục truyền. 2:12)
Tên “Sê-i-rơ” có nghĩa là “nhiều lông” hay “đỏ”. Trùng hợp với tên của Ê-sau và Ê-đôm.
Mặc dù Sê-i-rơ là vùng có nhiều núi, nhưng cũng không thiếu những thung lũng màu mỡ, đất tốt.
Thủ đô cổ là Bozah, cách phía Nam Biển Chết vài dặm. Nhưng vào thời kỳ của Áp-đia, tủ đô là Sê-la hay Petra – thành phố ĐÁ.
  1. Lịch sử:
Người Ê-đôm là dòng dõi của Ê-sau, như vậy là thân thuộc với Y-sơ-ra-ên. Nhưng họ luôn luôn là thù nghịch nhau như tổ phụ của họ (Sáng. 25:23; 27:41)
  • Dân. 20:14-21, dân Ê-đôm không cho dân Y-sơ-ra-ên đi ngang qua, và sẵn sàng ủng hộ dân nào tấn công dân Y-sơ-ra-ên.
  • Trong thời các vua Giu-đa, nước Ê-đôm nhiều lần bị đánh phá và bị bắt phục (I Samuên 14:47; II Samuên 8:13-14).
  • Ê-đôm đồng minh với Ba-by-lôn vây Giê-ru-sa-lem (Thi. 137:7)
  • 4 năm sau khi Giê-ru-sa-lem bị thiêu hủy (582 TC.), thì Ê-đôm bị chính người Ba-by-lôn tấn công và phá hủy (Giê. 27:3-6; malachi 1:3-4)
  • Người Nabathêens, một bộ lạc người A-rạp chiếm Ê-đôm, có thể là do Nê-bu-cát-nết-sa sai đến.
  • Năm 152 TC. một vị tướng của A-lịch-sơn Đại đế, tên Antigonus cướp phá Ê-đôm
  • Năm 126 TC., người Ê-đôm chỉ còn lại một số ít ngụ ở phía Nam Giu-đa. Họ bị Giu-đa Mác-ca-bê (I Mác. 5:3, 65) thu phục nhập vào dân Y-sơ-ra-ên (đời John Hyracanus dòng Mác-ca-bê).
  • Hê-rốt Lớn (Mathiơ 2:) là người Y-đu-mê, dòng dõi Ê-đôm, cũng gọi là người Yê-bốt (Luca 6:15)
  • Sau năm 70 SC. Giê-ru-sa-lem thất thủ cũng làm cho dân Ê-đôm biến mất trong lịch sử.
IV/. BỐ CỤC:
Đề mục: ÁN PHẠT CHO Ê-ĐÔM
(Ê-ĐÔM = NGƯỜI ANH HUNG BẠO)
Câu gốc: 1:10
  1. Cách Thi Hành Án Phạt Cho Ê-Đôm: 1:1
  1. Người chứng kiến Án phạt cho Ê-đôm: Áp-đia (Sự hiện thấy của Áp-đia)
  2. Đấng thi hành án phạt cho Ê-đôm: Chúa Giê-hô-va.
  3. Lực lượng tham gia án phạt cho Ê-đôm: Các nước.
  1. Cảnh Án Phạt Cho Ê-Đôm: 1:2-9
  1. Lòng kiêu ngạo bị hạ: 1:2-4
  2. Tài sản bị cướp: 1:5-7
  3.  Nhân sự bị giết: 1:8-9
  1. Nguyên Nhân Án Phạt Cho Ê-Đôm: 1:10-16
  1. Hung bạo với anh em (Gia-cốp): 1:10
  2. Đồng minh với kẻ thù (cướp của giết người): 1:11-14
  3. Phạm nơi thánh (uống trên Núi Thánh) 1:15-16
  1. Kết Quả Án Phạt cho Ê-Đôm: 1:17-21
  1. Ê-sau không còn sót chi hết: 1:17-18
  2. Núi Ê-sau bị chiếm: 1:19-20
  3. Núi Ê-sau bị phán xét: 1:21 (Ê-đôm không được thuộc về Chúa như các nước)
V/. ĐẶC ĐIỂM:
  1. Chim Ưng: 1:4
    • Chim ưng rất thích bay lượn trong lúc có bão hoặc gió lớn.
    • Có những con có sãi cánh đến 3 mét, với thân hình gần 30 kg. Chim non mới biết bay cũng nặng hơn 10 kg. Cánh chim ưng rất khỏe, được cấu tạo với xương cánh tròn như ống sáo và trong như thủy tinh, lông cánh ngắn nhất cũng dài 45 cm. Mỏ dài 40 cm, rất cứng. Chân như một cái móc của cần cẩu móc hàng, móng nhọn, vồ nổi những con mồi 3 đến 4 kg. Chim ưng rất ít khi bay.
    • Vùng Sê-i-rơ là vùng núi, nên thích hợp với chim ưng là loài thường ở núi cao (Giê. 49:16-22).
    • Đặc biệt, Đức Chúa Trời rao báo: “Chim ưng lót ổ trên các ngôi sao”. Và ngày 20 tháng 7 năm 1969, một phi thuyền không gian đáp xuống mặt trăng mang tên là EAGLE (Phụng hoàng hay Chim ưng).
    • Những cường quốc từ xưa đến nay thường hay dùng biểu tượng chim ưng làm quốc uy, như: Lamã đế quốc, Đức quốc xã, hiện nay là Hoa Kỳ với Bạch ưng.
  2. Thê-man: 1:8-9
  • Một chi phái thuộc dòng dõi Ê-sau (Sáng. 36:11, 15, 42). Đây là vùng có nhiều người khôn ngoan (Giê. 49:7; Gióp 2:11; 4:1)
  1. Hình bóng dạy dỗ:
Ê-sau (hay Ê-đôm làm hình bóng về người thiên nhiên của A-đam, người xác thịt, Bản Ngã
Sáng thế ký có những cặp anh em đặc biệt:
  • Ca-in với A-bên
  • Ích-ma-ên với Y-sác
  • Ê-sau với Gia-cốp
Trong những cặp anh em nầy, A-bên, Y-sác, và Gia-cốp, là người thuộc linh, làm hình bóng về Cơ-đốc nhân với bản tánh được liên hiệp với Chúa Jêsus Christ. Còn Ca-in, Ích-ma-ên, và Ê-sau, làm hình bóng về người thiên nhiên, Bản Ngã, xác thịt
 
CA-IN Tấm lòng thiên nhiên nghịch với sự cứu rỗi. Đây là loại cấu trúc tôn giáo với những sinh tế thuộc về đất, bị rủa sả, không có con mắt hướng về Huyết Chiên Con
ÍCH-MA-ÊN Là con người sanh ra theo xác thịt, đối kháng với đức tin (Gal. 4:9)
Ê-SAU Là con người bản ngã, khinh thường đời sống thuộc linh (Hêb. 12:16)

Ba cặp anh em nầy cho chúng ta bài học về sự thù nghịch của xác thịt với người thuộc về Chúa Jêsus Christ.
  • Thù nghịch với sự cứu rỗi
  • Thù nghịch với đời sống đức tin
  • Thù nghịch với những điều thuộc về Thánh Linh.
Tuy nhiên, trong trường hợp Ê-sau là đặc biệt, vì qua Ê-sau, chúng ta thấy “Xác Thịt” – A-đam thiên nhiên ở trong dạng đẹp nhất . Ê-sau là sự tiến bộ của Ca-in và Ích-ma-ên.
Sáng. 25:25, Ê-sau được phân biệt với 2 đặc điểm: ĐỎ HỒNG  và ĐẦY LÔNG. Cả hai đặc điểm đó nói lên cái đẹp và mạnh mẽ; một em bé dễ thương, kháu khỉnh, và một thanh niên đẹp trai. Đó là tính chất thu hút của “xác thịt’.
Nhưng sau đó chẳng bao lâu, cái đẹp đó bị hư hoại. Ê-sau là ‘hồng hào’ trở thành Ê-đôm – một người màu đỏ. Màu đỏ nầy là màu đỏ của:
  • Con ngựa đỏ (Khải huyền 6:4)
  • Con rồng đỏ (Khải huyền 12:3)
  • Con thú đỏ (Khải huyền 17:3)