Giê-Rê-Mi

Giê-Rê-Mi
I/. TÁC GIẢ: Ý nghĩa tên Giê-rê-mi: “Đức Giê-hô-va làm cho bền vững”. Gia thế: Dòng dõi thầy tế lễ – 1;1 Quê hương tại A-na-tốt: một làng ở phía Đông Bắc, cách thành Giê-ru-sa-lem độ 5 Km. Làng nầy xây trên núi, có thể đứng nhìn thấy xứ Ép-ra-im và sông Giô-đanh. Được cha mẹ yêu thương – 20:14-15 16:2, Giê-rê-mi không lập gia đình theo mạng lịnh của Chúa đối với ông.
--------------

I/. TÁC GIẢ:
  1. Ý nghĩa tên Giê-rê-mi: “Đức Giê-hô-va làm cho bền vững”.
  2. Gia thế:
  • Dòng dõi thầy tế lễ – 1;1
  • Quê hương tại A-na-tốt: một làng ở phía Đông Bắc, cách thành Giê-ru-sa-lem độ 5 Km. Làng nầy xây trên núi, có thể đứng nhìn thấy xứ Ép-ra-im và sông Giô-đanh.
  • Được cha mẹ yêu thương – 20:14-15
  • 16:2, Giê-rê-mi không lập gia đình theo mạng lịnh của Chúa đối với ông.
  1. Tánh tình của Giê-rê-mi:
  • Giê-rê-mi được gọi ông là Tiên Tri Than Khóc (9:1; 14:27), và nhất là trong sách Ca-thương (1:16; 2:11; 3:48-49).
  • Giê-rê-mi không khóc vì cảnh khổ của mình, nhưng nước mắt của ông là dành cho tình cảnh dân thánh, thành thánh, đặc biệt là dân Giu-đa lúc bấy giờ rất ghét ông, tìm cách hại ông, do ông luôn nói đến tội lỗi của họ và khuyên họ vâng phục Chúa đầu hàng người Ba-by-lôn.
  1. Thời gian Giê-rê-mi sống:
  • 1:1-3, Giê-rê-mi tự giới thiệu ông bắt đầu chức vụ vào năm thứ 13 của đời vua Giô-si-a (650 TC.). Như vậy, ông được sinh ra vào đời vua Ma-na-se (II Sử. 33:1), sau khi Ê-sai qua đời độ 70 hoặc 80 năm.
  • Giê-rê-mi thi hành chức vụ trải qua 5 đời vua:
 
VUA NĂM TRỊ VÌ
(Năm chức vụ)
KINH THÁNH
Giô-si-a 18 năm (từ năm thứ 13 đến năm 31) II Sử. 34:1
Giô-a-cha 3 tháng II Sử 36:2
Giêhôgiakim 11 năm II Sử 36:5
Giêhôgiakin 3 tháng 10 ngày II Sử 36:9
Sê-đê-kia 11 năm II Sử 36:11
Tổng cộng số năm Tiên tri Giê-rê-mi thi hành chức vụ là trên 40 năm, tức là từ năm 626 đến 587 TC., chưa tính sau khi nước Giu-đa bị lưuđày qua Ba-by-lôn.
Thời gian chức vụ của Giê-rê-mi được chia ra như sau:
  • 626-621 TC, Giê-rê-mi còn trẻ, các bài giảng luôn công kích tội lỗi (2:11, 29, 33; 5:1-2; 6:)
  • 621-608 TC, Có lẽ do ảnh hưởng các sứ điệp công kích tội lỗi của Giê-rê-mi mà có cuộc cải chánh đời vua Giô-si-a (II Sử 34:3, 8-9). Nhưng Giê-rê-mi im lặng trong 13 năm nầy, có thể vì:
    1. Giê-rê-mi thấy dân Chúa có ăn năn.
    2. Giê-rê-mi thấy sự cải cách chỉ là ý của vua, không phải lòng của toàn dân.
  • 608-604 TC, Lúc nầy vua Giô-si-a đã qua đời (II Sử 35:23-24), dân Giu-đa đã quay lại với hình tượng, tội lỗi (II Sử 36:5, 9, 12), nên Giê-rê-mi rao những án phạt: Chúa sẽ từ bỏ ngay cả đền thờ như đã từng bỏ Si-lô (7: - 20:).
Những bài giảng nầy khiến Giê-rê-mi bị lên án (26:8, 9, 11), nhưng nhờ các quan trưởng binh vực.
Chính vua Giê-hô gia-kim đã đốt những bài giảng nầy (36:22-24; 25:26)
  • 604-586 TC, Thời kỳ nầy thành Giê-ru-sa-lem đang ở trong giai đoạn cuối cùng, dân trong thành rất cực khổ. Giê-rê-mi đã an ủi dân sự – 30: - 33: (30:3; 31:31-34).
Từ năm 586 TC, về sau, khi thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ, dù Giê-rê-mi được vua Ba-by-lôn trọng đãi (40:4), nhưng ông tình nguyện ở lại trong xứ chia xẻ cực khổ với dân sự còn sót tại Giê-ru-sa-lem (40:6). Sau đó (42: - 43:), Giê-rê-mi bị một số người Giu-đa ép đi với họ qua Ai Cập (42:9-45). Và Giê-rê-mi qua đời tại Ai Cập.
II/. BỐ CỤC SÁCH GIÊ-RÊ-MI:
Đề mục: NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA
Câu gốc: 1:10 (hoặc 18-19)
  1. Sự Kêu Gọi Của Người Hầu Việc Chúa – 1:
  1. Cơ hội được kêu gọi: 1:1-3
    1. Người có lòng hầu việc Chúa: 1:1 (đang làm thầy tế lễ)
    2. Nhu cần của con người: 1:2-3
  2. Đấng kêu gọi: 1:4-10
    1. Là Đấng sáng tạo: 1:4-5
    2. Là Đấng giải cứu: 1:6-8
    3. Là Đấng ban ân tứ: 1:9-10
  3. Khải tượng (Cách) kêu gọi: 1:11-19
    1. Thấy cây gậy bằng cây hạnh: 1:11-12
    2. Thấy nồi nước sôi: 1:13-17
    3. Được lời bảo đảm: 1:18-19
      1. Mục Đích Của Người Hầu Việc Chúa – 2: - 10:
  1. Đối với Chúa: 2: - 8:
    1. Trong quá khứ: 2:1-7 (c. 2, 7)
    2. Trong hiện tại: 2:8 – 3: (2:13, 18-19; 3:6, 10-11)
    3. Trong tương lai: 4: - 8: (4:3-4, tha thứ và đoán phạt)
  2. Đối với con người: 9: - 10:
    1. Kêu gọi con người ăn năn: 9: - 10:18 (9:1-2, 4, 12, 20; 10:1, 17).
    2. Cầu thay cho con người: 10:19-25 (10:19-21, 23-25)
      1. Khó Khăn Của Người Hầu Việc Chúa – 11: - 28:
  1. Sự cứng lòng của con người: 11:
    1. Không giữ giao ước với Chúa: 11:1-17
    2. Chống đối người hầu việc Chúa: 11:18-23
  2.  Tinh thần mỏi mệt: 12: - 20:
    1. Thắc mắc với Chúa: 12: - 13: [vì những nghịch lý (12:1-3)]
    2. Chúa không nhậm lời cầu nguyện: 14: - 15: (14:11, 19; 15:10)
    3. Chức vụ không kết quả: 16: - 26: (20:7-8, 10, 18; 26:11, dù ông đã hết lòng hầu việc Chúa – 16:1-2, 5, 8, hạn chế sinh hoạt cá nhân – 18:1-3; 19:1, vâng lời)
  3. Khó khăn vì Tiên tri giả: 27: - 28:
Tiên tri giả đi ngược lại sứ điệp của Chúa (27:2 so với 28:1-2)
  1. Tấm Lòng Người Hầu Chúa – 29: - 45:
  1. Tin cậy Chúa: 29: - 33: [dù trong lúc tuyệt vọng, dân sự bị lưu đày]
    1. Tin cậy sự tha thứ của Chúa: 29:10-13, 30
    2. Tin cậy sự thành tín giữ giao ước của Chúa: 31:35-37
    3. Tin cậy sự toàn năng của Chúa: 32:26; 33:2-3
  2.  Trung thành: 34: - 45:
    1. Trung thành với chức vụ: 34: - 38: [dù bài giảng bị đốt (36:22-23); dù bị lưu đày (37:15-16; 38:6)].
    2. Trung thành với dân sự: 39: - 45: [cùng chịu khổ với dân sự (40:6), tiếp tục rao giảng dù ở Ai Cập (44:1)]
      1. Đối Tượng Của Người Hầu Việc Chúa – 46: - 52:
  1. Dân Ngoại: 46: - 49:
  2. Dân Chúa: 50: - 52: (50:4-6, 17, 33; 51:5-6)
III/. ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁCH GIÊ-RÊ-MI:
  1. Cây hạnh (cây hạnh đào): 1:11-12
    • Cây gậy = cây hạnh = nhánh cây hạnh.
    • Cây hạnh: là loại cây trổ bông vào tháng giêng, sớm nhất trong các loại cây, hoa trắng như tuyết, có trái vào tháng ba. Người ta thích ăn trái hạnh
Sáng. 43:11; Dân. 17:8; Xuất. 25:33; Truyền. 12:5
  • Tiếng Hi-bá-lai của cây hạnh là Shaqèd giống chữ Shoqèd = tỉnh thức, dậy sớm.
  1. Cái đai mục:
Cái đai là vật trang sức quan trọng trên chiếc áo, dễ thấy khi Giê-rê-mi đi quanh đường phố tại Giê-ru-sa-lem.
Có hai ý:
  • Đức Giê-hô-va đã chọn Y-sơ-ra-ên và Giu-đa làm cái đai đẹp cho Chúa, nhưng họ đã trở nên cái đai mục, chỉ đáng bỏ đi
  • Cái đai được giữ nguyên (không nhúng nước): dân Y-sơ-ra-ên là cái đai nguyên của Chúa.
Cái đai giấu gần nước (nơi ẩm ướt): dân Y-sơ-ra-ên sa vào ảnh hưởng ngoại bang nên bị hư mục.
Cái đai chôn giấu nơi sông Ơ-phơ-rát bị mục: Hình phạt sẽ từ sông Ơ-phơ-rát (Ba-by-lôn là đế quốc nơi sông Ơ-phơ-rát)
  1. Đất Sét: 18:1-6
    • Đây là thí dụ về sự toàn năng của Đức Chúa Trời (7-10)
    • Thí dụ loại nầy thường được lặp lại nhiều lần trong Kinh Thánh
Giê. 19:1; 29:16; 45:9.
Gióp 10:9
Rôma 9:20
  1.  Giê-rê-mi bị cùm:
Trong chức vụ, Giê-rê-mi bị tù 3 lần do người Giu-đa:
  • 20:2, lần thứ nhất bị đày, bị cùm. ‘Cùm’ là một loại hình cụ bằng khung gỗ, khóa tay và chân làm thân thể phải cong vẹo, rất đau đớn
  • 37:5-16, lần thứ hai Giê-rê-mi bị đánh đòn, bị giam trong ngục tối lâu ngày.
  • 38:6-13, lần thứ ba bị nhốt dưới giếng có bùn, tình cảnh rất bi đát: Bị lút dưới bùn (c. 6), một hình phạt độc ác (c. 9a), không cho ăn (c. 9b).
Chưa kể những lần bị ngăm dọa (11:21; 26:7-8, 11) và bị người Canh-đê bắt giam (40:1). Chức vụ của Giê-rê-mi hầu hết là hoạn nạn và tù đày, nhưng Giê-rê-mi đã được kể vào hàng các Đại Tiên tri.
  1. Dự ngôn 70 năm lưu đày: 25:11; 29:10
Câu 11 nói rõ thời gian dân Y-sơ-ra-ên bị phu tù tại Ba-by-lôn là 70 năm.
Câu 1, lời tiên tri đưa ra vào đời vua Giê-hô-gia-kim (604 TC.). Lúc bấy giờ nước Ba-by-lôn vừa mới khởi chinh phục các nước.
Lời tiên tri nầy được xác nhận sau thời lưu đày:
            II Sử ký 36:21
            E-xơ-ra 1:1
            Đa-ni-ên 9:2
Một lời tiên tri lạ lùng, nếu không bởi sự mặc khải trực tiếp của Đức Chúa Trời thì Giê-rê-mi không làm sao biết được.
  1. Sách của Giê-rê-mi:
Nên phân biệt 3 lần Giê-rê-mi chép sách:
  • 30: - 31:, có lẽ được chép sớm nhất, nói tổng quát về sứ mạng của Giê-rê-mi gồm dự ngôn về sự tha thứ của Chúa và khôi phục nước Y-sơ-ra-ên (30:3, 10; 31:3, 8, 10, 31-34).
  • 1: - 36:, là sách đã bị vua Giê-hô-gia-kim đốt (36:23)
  • 36:27, các sách bị đốt đi đã được chép lại là sách mà chúng ta hiện có.
  1. Ba-rúc:
    • Ba-rúc là thư ký riêng của Giê-rê-mi để chép lại lời mà Giê-rê-mi được Chúa mặc khải (36:4-6; 8:10-18
    • Ba-rúc là người được Giê-rê-mi tin cậy
    • So sánh 32:12 với 51:59, thì Ba-rúc là anh em của Sê-ra-gia (quan nội đại thần). Theo II Sử 34:8 thì Ba-rúc là cháu quan cai thành (Tổng trấn) của Giê-ru-sa-lem tên Ma-ha-xê-gia.
    • Đồng chịu hoạn nạn với Giê-rê-mi (36:19-26)
    • Có lúc cũng nản lòng (45:2-3) muốn tìm con đường an thân hơn (45:5a)
    • Tuy nhiên Đức Chúa Trời đã yêu thương Ba-rúc, và khích lệ Ba-rúc (45:5b)
 

 
Đề mục: GIÊ-RÊ-MI ĐƯỢC KÊU GỌI
Kinh thánh: Giê-rê-mi 1:1-10
Câu gốc: Giê. 1:5
Mục đích: Nhắc nhở con cái Chúa về mục đích Chúa cho chúng ta hiện diện trên đất là để làm chứng nhân cho Chúa.
 
I/. GIÊ-RÊ-MI ĐƯỢC KÊU GỌI KHI NÀO?
  • Giê. 1:1-5
  • Từ câu 1 đến câu 3, Kinh thánh đã giới thiệu cho chúng ta bối cảnh lịch sử mà Giê-rê-mi được Chúa kêu gọi:
1/. Bối cảnh gia đình:
  • Giê. 1:1
  • Qua câu 1 cho chúng ta biết Giê-rê-mi thuộc dòng dõi thầy tế lễ, cư ngụ tại khu vực chi phái Bên-gia-min. Có mấy điểm mà chúng ta cần lưu tâm đến:
    • Ý nghĩa tên Giê-rê-mi của ông là Đức Giê-hô-va làm cho bền vững. Ý nghĩa tên của ông đã hàm ý cuộc đời của ông sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng Chúa sẽ giúp sức cho ông. Có lẽ khi Giê-rê-mi được sanh ra, hoàn cảnh chung quanh đã khó khăn lắm, nên cha mẹ đã chọn cho ông một cái tên khích lệ ông trong tương lai. Đây là một bài học cho các bậc cha mẹ đặt tên cho con cái mình.
Tôi có một người bạn được sanh ra vào ngày Lễ kỷ niệm Chúa giáng sanh, cha mẹ của anh ấy đã đặt cho anh ấy tên là NÔ-ÊN, ngoài cái tên trong giấy khai sanh. Khi lớn lên, anh bị bạn bè xấu lôi kéo vào cuộc sống tội lỗi xa Chúa, bỏ nhà đi hoang. Cảm ơn Chúa, một ngày kia lúc anh được hai mươi mấy tuổi, trong lúc chìm ngập trong tội lỗi, vào một ngày Giáng sanh, anh nghe một người nào đó nhắc đến hai chữ NÔ-ÊN, Thánh Linh Đức Chúa Trời đã thức tỉnh anh, và anh đã ăn năn.
  • Giê-rê-mi là con của một thầy tế lễ. Theo luật định của Chúa, con thầy tế lễ sẽ làm thầy tế lễ, vì đó là một dòng dõi được biệt riêng ra phục vụ Chúa. Nhưng qua Kinh thánh, có những lần “con thầy chùa đã không quét lá đa”, như các con của thầy tế lễ A-rôn (Lê-vi ký 10:1-5), hai con trai của thầy tế lễ Hê-li (I Sam. 2:12-17).
Dù vậy, một phương diện khác, chúng ta cũng thấy Giê-rê-mi có được một tâm tình hầu việc Chúa rõ ràng là do sự quan tâm giáo dục của cha mẹ, ít nhất là qua đời sống làm gương yêu mến Chúa và hầu việc Chúa của cha mẹ.
Nếu chúng ta tham khảo 20:14-15, Giê-rê-mi là một người con được cha mẹ yêu thương ngay từ lúc mới được sanh ra. Một gia đình mà cha mẹ dạy dỗ con cái với sự yêu thương thì chúng ta có thể hi vọng thành công không dưới 90%.
Biết bao nhiêu gia đình thất bại trong sự giáo dục con cái do yêu thương mà không dạy con; hoặc ngược lại là dạy con mà không thể hiện sự yêu thương con. Chúng ta cần có cả hai: Yêu thương và giáo dục.
  • Quê hương của Giê-rê-mi ở A-na-tốt, xứ Bên-gia-min.
A-na-tốt là làng phía Đông Bắc cách Giê-ru-sa-lem độ 3 miles. Làng được xây trên núi, có thể đứng nhìn thấy xứ Ép-ra-im và sông Giô-đanh. Nếu theo quan niệm của người Mỹ, thì Giê-rê-mi là người giàu, nên có nhà trên núi với vị trí đẹp như vậy.
Một điều đặc biệt ít người nói đến về Giê-rê-mi, ấy là Giê-rê-mi sống độc thân, không vợ, không con theo mạng lịnh của Chúa (16:2).
Thật sự, chúng ta nhìn thấy Giê-rê-mi là một người hầu việc Chúa trung tín chịu nhiều thử thách, tù đày, nhờ sống độc thân nên không liên lụy đến gia đình, giống như Sứ đồ Phao-lô trong Tân Ước.
            2/. Bối cảnh lịch sử:
  • Giê. 1:2-3
  • Theo thứ tự các đời vua được nói đến trong hai câu nầy, thì Giê-rê-mi đã được sanh ra thời vua Ma-na-se, là một vua độc ác, theo truyền thuyết đã giết tiên tri Ê-sai bằng cách cưa hai thân người của Ê-sai (Heb. 11:37).
  • Giê-rê-mi được kêu gọi hầu việc Chúa từ đời vua Giô-sia, là một vi vua tốt, vua đã có lòng muốn vực dậy niềm tin của dân Giu-đa, nhưng rất tiếc sự phục hưng không đủ, và nước Giu-đa đã gượng đứng được khoảng 20 năm để rồi hoàn toàn sụp đổ.
  • Mặc dù câu 2 và 3 chỉ liệt kê tên ba (3) đời vua, nhưng theo sách II Sử ký đoạn 34 đến 36, Giê-rê-mi đã hầu việc Chúa trải qua 5 đời vua, gồm:
II Sử 34:1, vua Giô-si-a làm vua 18 năm.
II Sử 36:2, vua Giô-a-cha làm vua được 3 tháng
II Sử 36:5, vua Giê-hô-gia-kim, làm vua được 11 năm.
II Sử 36:9, vua Giê-hô-gia-kin làm vua 3 tháng 10 ngày
II Sử 36:11, vua Sê-đê-kia làm vua được 11 năm.
  • Tổng cộng Giê-rê-mi hầu việc Chúa trên 40 năm, chưa tính thời gian sau khi vương quốc Giu-đa sụp đổ.
  • Điều chúng ta nhận ra là Giê-rê-mi đã lớn lên trong lúc dân Chúa sa sút đức tin, và ông đã hầu việc Chúa trong lúc đời sống thuộc linh lẫn thuộc thể của dân Chúa đang đi xuống, để rồi kết thúc bằng hình phạt lưu đày 70 năm mà Chúa đã rao báo trước.
  • Chúng ta học được điều gì nơi sự kêu gọi hầu việc Chúa của Giê-rê-mi?
  • Bài học là Giê-rê-mi đã giữ được đức tin, không bị lôi cuốn vào dòng chảy tội lỗi của cả nước Giu-đa trong những năm cuối của Vương quốc. Trái lại, Giê-rê-mi đã dâng mình theo tiếng kêu gọi của Chúa để hầu việc Chúa trong thời kỳ tối tăm nhất của dân tộc ông.
  • Anh chị em hãy thử so sánh với Cơ-Đốc nhân chúng ta ngày nay với hoàn cảnh đất nước, với sự tối tăm thuộc linh, đạo đức đang che trùm lên dân tộc Việt-nam mình. Có giống nhau không? Tôi xin trả lời: GIỐNG LẮM! Chúng ta có giống Giê-rê-mi không? Tôi cũng xin trả lời: KHÁC LẮM!
  • Tại sao à? Tại chúng ta không được kêu gọi sai phái  hay tại chúng ta không muốn vâng theo tiếng sai phái của Chúa? Tôi quả quyết Chúa đã kêu gọi, đã sai phái, như trong Mác 16:15; Mathiơ 28:19-20. Chắc chắn tại chúng ta chưa chịu vâng lời.
 
II/. ĐẤNG KÊU GỌI GIÊ-RÊ-MI:
  • Giê-rê-mi 1:4-10
  • Qua phân đoạn Kinh thánh nầy, chính Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho Giê-rê-mi ba (3) điều về Ngài:
1/. Đấng kêu gọi là Đấng Tạo Hóa:
  • Giê-rê-mi 1:4-5
  • Anh chị em để ý trong hai câu nầy, hai lần Chúa lập lại hai chữ: TRƯỚC KHI
  • “TRƯỚC KHI tạo nên ngươi trong lòng mẹ, ta đã biết ngươi rồi; TRƯỚC KHI ngươi sanh ra, ta đã biệt riêng ngươi, lập ngươi làm kẻ tiên tri cho các nước.”
  • “Trước khi tạo nên ngươi trong lòng mẹ” là lúc nào? Có thể là lúc cha mẹ chưa cưới nhau. Có thể là lúc chưa có người mẹ... Nói chung một lời là lúc chưa có ai cả. Thế mà Chúa phán: “Ta đã biết ngươi rồi.”
  • Trong mối liên hệ hôn nhân, người Việt nam chúng ta nhìn nhận rằng: “hôn nhân là do Trời định”, đến nỗi thành một câu rất quen thuộc như:
Hữu duyên, thiên lý năng tương ngộ,
Vô duyên, đối diện bất tương phùng.
  • Có duyên, có nợ, thì xa cách mấy cũng gặp nhau; còn không duyên không nợ, dù ngay trước mặt cũng không kết hiệp được. Ngay cả có trường hợp, ngay cận kề ngày giờ cử hành hôn lễ, cuộc hôn nhân đó cũng chưa chắc thành.
  • Vậy thì, chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa biết được sự hiện hữu của mỗi một người trên đất. 
  • Với khoa học ngày nay, sau khi một bào thai hình thành độ bốn hoặc năm tháng, người ta có thể biết được thai nhi là trai hay gái. Dù vậy cũng phải đợi một thời gian để thai nhi thành hình trong lòng mẹ, rồi mới biết. Cảm ơn Chúa, Chúa phán với Giê-rê-mi, khi Giê-rê-mi chưa hình thành trong lòng mẹ của ông, Chúa đã biết ông hình thành như thế nào, trai hay gái, và Chúa biết ông thế nào “rồi.”
  • Chữ RỒI dùng ở đây rất hay, nó xác định vấn đề đã hoàn tất, đã xong, không còn gì để bàn cãi. Chúa biết rõ và biết dứt khoát.
  • Cảm ơn Chúa, Chúa là Đức Chúa Trời Tạo hóa, dựng nên Giê-rê-mi, biết rõ con người của Giê-rê-mi, bây giờ Ngài kêu gọi ông hầu việc Ngài.
  • Ngày nay, một người muốn phục vụ cho một công ty, xí nghiệp nào, kể cả một Mục sư muốn phục vụ trong một Hội Thánh, người đó thường phải qua một cuộc phỏng vấn. Tại sao cần phỏng vấn? Vì nơi tuyển chọn không biết người xin việc là ai? có bối cảnh (background) thế nào? Khả năng ra sao? Có ý muốn gì? Gia cảnh? v.v...
  • Cảm ơn Chúa, khi Chúa kêu gọi Giê-rê-mi hầu việc Ngài. Góp phần vào công việc của Ngài, Chúa phán với Giê-rê-mi: Ta biết ngươi từ khi ngươi chưa hình thành trong lòng mẹ, nghĩa là Chúa không cần phỏng vấn Giê-rê-mi. Ngược lại Giê-rê-mi cũng không cần lo là mình có khả năng hay không.
  • Tôi thấy nhiều con cái Chúa mỗi lần Chúa kêu gọi vào lo công việc gì đó trong Hội Thánh, thường hay tỏ ra khiêm nhường: “Tôi sợ không đủ khả năng; Tôi sợ không có thì giờ...”
Anh chị em có nhớ người nào đã nói với Chúa như vậy không?
Xuất. 4:10-11, Môi-se đã nói với Chúa như vậy, ông đã từ chối góp phần công việc Chúa vì nghĩ rằng không có tài ăn nói. Có thể Môi-se không có tài ăn nói, mà chỉ có sức mạnh? Có thể Môi-se có tài ăn nói, nhưng ông tìm cớ thoái thác công việc Chúa?
Quan xét 4:8-9, Ba-rác đã thoái thác làm công việc Chúa giao là giải cứu dân Chúa, cho nên vinh hiển thắng trận đã thuộc về Đê-bô-ra. Ông đã trật phần ân điển.
  • Anh chị em ơi, hãy nhớ khi Chúa gọi chúng ta góp phần công việc Chúa, Ngài đã biết chúng ta như thế nào, có khả năng hay không? Điều quan trọng là sợ Chúa không gọi hoặc chúng ta quá kiêu ngạo cho rằng mình tài mình giỏi.
2/. Đấng kêu gọi là Đấng Giải cứu:
  • Giê-rê-mi 1:6-8
  • Anh chị em thấy dù biết Đấng kêu gọi mình là Đức Chúa Trời Tạo hóa, Giê-rê-mi vẫn lo sợ và thoái thác với lý do là ông không có khả năng ăn nói
  • Tôi phải nói điều nầy, có một số người nghĩ rằng hầu việc Chúa – thí dụ như đi chứng đạo, phải là người có khẩu tài, có học thức..., thậm chí nghĩ rằng hầu việc Chúa là phải có tiền.
  • Nếu có ai đó từng nghĩ như vậy đang hiện diện ở đây, thì xin nghe Chúa trả lời với Giê-rê-mi, cũng như Chúa đã trả lời cho Môi-se.
  • Câu 7, Nhưng Đức Giê-hô-va lại phán: Chớ nói: Tôi là con trẻ... và (ngươi) SẼ NÓI MỌI ĐIỀU TA TRUYỀN CHO NÓI.” Chúa không phán rằng: Ngươi cứ nói mọi điều ngươi biết; hay ngươi cứ nói mọi điều ngươi muốn nói, mà Chúa phán “NGƯƠI CHỈ CẦN NÓI LẠI ĐIỀU TA MUỐN NGƯƠI NÓI”. Như vậy,
  •