Giô-na

Giô-na
I/. TÁC GIẢ: 1. Tên: Tên Giô-na có nghĩa là “Chim Bồ Câu”. 2. Con người của Giô-na: Giô-na là con của A-mi-tai (II Vua 14:25). Dù Kinh Thánh không nói gì về A-mi-tai, nhưng mỗi lần nói đến Giô-na là Kinh Thánh nhắc đến A-mi-tai [giống như trường hợp của Phierơ, Chúa Jêsus Christ thường gọi tên Phierơ là: “Si-môn, con Giô-na” – Mathiơ 16:17; Giăng 21:15-17]. Cách gọi như thế có thể hiểu nhiều cách:

--------------------

I/. TÁC GIẢ:

1. Tên:
Tên Giô-na có nghĩa là “Chim Bồ Câu”

2. Con người của Giô-na:
  1. Giô-na là con của A-mi-tai (II Vua 14:25)
Dù Kinh Thánh không nói gì về A-mi-tai, nhưng mỗi lần nói đến Giô-na là Kinh Thánh nhắc đến A-mi-tai [giống như trường hợp của Phierơ, Chúa Jêsus Christ thường gọi tên Phierơ là: “Si-môn, con Giô-na” – Mathiơ 16:17; Giăng 21:15-17]. Cách gọi như thế có thể hiểu nhiều cách:
  • Hoặc là để phân biệt với một Giô-na nào khác đồng thời.
  • Hoặc để nhắc đến một đặc điểm nào đó của A-mi-tai (người cha) như: danh tiếng, hay địa vị cao quý …
  1. Quê hương:
Quê hương của Giô-na là Gát Hê-phe, một thành thuộc chi phái Sa-bu-lôn (Giô-suê 19:13), cách Na-xa-rét về phía Đông Bắc độ 5 Km.
  1. Thời kỳ:
    • II Vua 14:25, có lẽ Giô-na sống đồng thời với vua Giê-rê-bô-am II, một thời kỳ thịnh vượng của nước Y-sơ-ra-ên phía Bắc (783-743 TC.)
    • Có lẽ chức vụ của Giô-na đã đóng góp vào nền hòa bình thịnh vượng của đời Giê-rô-bô-am II, vì A-si-ri đã ăn năn bởi sứ điệp của Giô-na, nên đã không đánh phá nước Y-sơ-ra-ên trong thời đó.
  2. Chức vụ:
    • Qua sách Giô-na, chúng ta thấy tánh tình của ông thuộc loại ngang bướng (1:) nhất định không vâng lời dù phải chết.
    • Giô-na cũng rất yêu nước IIVua 14:23 và Giô-na 3:, ông chỉ muốn kẻ thù của nước Y-sơ-ra-ên của ông là A-si-ri (thủ đô là Ni-ni-ve) bị hủy diệt.
    • Dường như Giô-na rất thích thi ca nên dễ cảm động (2:, là bài thi ca ghép nối các Thi thiên). Chúng ta so sánh giữa Giô-na đoạn 2 với các Thi thiên như sau:
2:3       =          Thi. 120:1; 130:1; Cathương 3:55
2:4       =          Thi. 42:7
2:5       =          Thi. 5:7
2:6       =          Thi. 69:2
2:7       =          Thi. 40:2
  • Giô-na là người có tánh tình thẳng thắn, rất thành thật (4:, những lời của ông trả lời với Chúa là thật từ lòng của ông)
II/. TÍNH CHẤT XÁC THỰC CỦA SÁCH GIÔ-NA:
  1. Thành Ni-ni-ve ăn năn:
    • Thành Ni-ni-ve là thủ đô của đế quốc A-si-ri, một đế quốc hùng mạnh vào những năm 900-612 TC.
    • Lịch sử đế quốc A-si-ri không có ghi thành Ni-ni-ve ăn năn trong các bi văn, lý do vì các vua A-si-ri chỉ ghi những chiến công, không ghi sự hổ nhục của họ.
    • Tuy nhiên, có những chứng tích sau đây ám chỉ có thời kỳ Ni-ni-ve thay đổi chánh sách từ hiếu chiến, hung ác, sang hiếu hòa
      • 803-783 TC., với những triều đại Adad, Niari và 3 vua kế tiếp đã thực hiện những cải cách giống như Amenoplas IV ở Ai Cập, nhất là giảm bớt các cuộc xua quân chinh phục.
      • Thời điểm cải cách nầy trùng hợp với thời kỳ Giô-na sống và thời kỳ hòa bình đời vua Giê-rô-bô-am II của Y-sơ-ra-ên.
      • Đặc biệt là tại Ni-ni-ve có một gò nỗng tên YUNAS, theo thổ ngữ đó là tên của Giô-na, rộng độ 16 hecta, cao độ 33m.Dân địa phương cho rằng đây là phần mộ của Giô-na.
  2. Con cá nuốt Giô-na:
Trước đây câu chuyện con cá nuốt Giô-na bị công kích nhiều hơn hết, vì những người công kích cho rằng không có con cá nào đủ lớn để nuốt một người và không tin một người vào bụng cá mà còn sống.
Nhưng các sự kiện sau đây là bằng cớ chứng minh tính chất chính xác của câu chuyện:

a/. Năm 1851, một thủy thủ săn cá voi tên German Melvill đã viết một sách nói về câu chuyện săn cá voi (dịch sang tiếng Việt sách mang tựa đề “Cá VoiTrắng”) và nhà nghiên cứu Lev. Skriagin chứng minh câu chuyện cá voi đánh đắm tàu, ăn thịt người không phải là chuyện bịa đặt, kể cả chuyện người sống đã sống một ngày trong bụng cá.
Truyện kể một tàu săn cá voi tên Pekod tử chiến với một con cá voi trắng tên Mobi Dik đã từng ăn mất một chân của thuyền trưởng tàu Pekod. Cuối cùng tàu gặp nó gần xích đạo.
Trận chiến kéo dài 3 ngày đêm và kết thúc với sự thảm bại của tàu Pekod. Tàu bị chìm cùng thủy thủ đoàn, chỉ còn một người sống sót được một tàu săn cá voi khác cứu.
Ai kể chuyện nầy cho Melvill?
Những người viết lịch sử săn cá voi đều công nhận đầu thế kỷ 19, những tay săn cá voi người Scandinavi, người Canada, người Mỹ, săn cá voi trên Thái Bình Dương, đã loan truyền về một con cá voi trắng (cá nhà táng bạch tạng) khổng lồ, không những tấn công xuồng săn mà còn đánh chìm cả tàu mẹ.
Vào thập kỷ 80, trong hai bán cầu có hàng trăm người sẵn sàng đặt tay lên Kinh Thánh thề rằng họ đã trông thấy Cá Voi Trắng. Họ cũng biết cả tên của nó là Mobi Dik (Người ta đặt tên nó như vậy vì lần đầu tiên gặp nó tại đảo Mobi, gần bờ biển Chilê). Qua những câu chuyện ấy, người ta có thể tưởng tượng một phần:Con cá dài độ 25m, nặng không dưới 70 tấn … Mobi đã hoành hành trong 39 năm, đánh chìm 3 tàu săn, 2 tàu hàng, 3 xa-lan, 4 thuyền bầu (Skhun), 18 thuyền săn và 117 mạng người.
Họ cho biết năm 1859, các tay lao Thụy Điển đã giết được Mobi Dik tại Nam Thái Bình Dương, lúc đó nó đã quá già, mang những vết thương trước đây (đếm được 19 mũi lao), và đã mù một mắt. Có lẽ Melvill đã lấy tài liệu nầy và có thể nhiều tài liệu khác.
b/. Năm 1891, tàu săn cá voi của Anh quốc mang tên Ngôi sao Phương Đông săn cá voi ở quần đảo Falkland.
Từ tổ quạ ở cột buồm vang lên tiếng kêu của thủy thủ quan sát: “Vòi nước!” Lập tức 2 thuyền săn được hạ thủy tiến về hướng đó. Ngọn lao đầu tiên của một thuyền viên đã cắm vào, nhưng cá chỉ mới bị thương. Nó cố lặn xuống kéo theo hàng chục mét dây lao. Mấy phút sau nó nổi lên và bằng sức mạnh điên cuồng trước khi chết, bằng một cú lao làm chiếc thuyền bắn lên trời. Cá quật điên cuồng, ngậm trong cái miệng đang sùi bọt hồng, những mảnh vụn của con thuyền. Chiếc thuyền thứ hai tới giúp sức đã kéo được con cá về tàu. Nhưng 2 người trong chiếc thuyền thứ nhất không về nữa, họ đã chết đuối.
Phần còn lại của ngày và đêm, người ta lo xẻ thịt con cá.Đến sáng, bao tử cá được kéo bằng tời lên boong tàu. Nó rung rinh nhịp nhàng, điều đó không đáng ngạc nhiên. Vì họ đã nhiều lần lôi từ bao tử cá voi những con cá biển và có khi cả một con cá mập dài 3 mét. Người ta chém vài nhát dao, và bao tử cá mở toác, trong đó, anh chàng thủy thủ James Bartley được ghi là chết đuối, đang nằm bị phủ đầy rong biển, người giật như bị kinh phong, còn sống nhưng như đang ngủ say.
Bác sĩ trên tàu ra lệnh đặt Bartley lên boong và dội nước biển cho anh ta. Vài phút sau, anh mở mắt và nói những từ rời rạc. Đến tuần lễ thứ ba, trí não mới trở lại bình thường. Anh trở lại làm việc, không hề sứt mẻ thân thể ngoại trừ cái màu nhợt nhạt không tự nhiên trên mặt, cổ, bàn tay, giống như bị thiếu máu và da ở đó nhăn nheo. Cuối cùng, anh kể lại và thuyền trưởng cùng hoa tiêu I đã ghi:
… Anh nhớ rất rõ là đã bị văng ra khỏi thuyền như thế nào. Trước đó, anh còn nghe tiếng đuôi cá đập nước. Anh không nhìn thấy cái miệng cá đóng lại, chỉ thấy đột ngột tối sầm và như trượt đi trên một ống nhầy, chân đi trước. Thành ống hạ thấp, cảm giác đó kéo dài không lâu, anh cảm thấy tự do hơn, không còn bị thắt lại bởi các ống nữa.Anh thử tìm cách ra khỏi cái bao sống nầy. Thở được, nhưng không khí như nóng nực vây quanh anh.Anh đã ở trong bụng cá 16 tiếng đồng hồ.
Chẳng ai biết gì về Bartley sau khi tàu cập bến. Người ta chỉ biết anh đi Luận-đôn chữa da nhưng các Bác sĩ đã không thể giúp gì cho anh. Sau đó anh biến mất. Có người cho rằng anh bị mù, làm người gác cổng ở quê hương Glaster và trên mộ của anh, người ta đặt tấm bia khắc dòng chữ: “James Bartley – Thánh Giô-na hiện đại”.[1]
Do đó, chúng ta có thể kết luận:
  • Con cá nuốt được James Bartley ở thế kỷ 19, chỉ là con cá còn lại của giống cá khổng lồ nầy (như cá Mobi Dik)
  • Con người còn tìm thấy những con cá như thế thì không có gì khó cho Đức Chúa Trời khi cần sắm sẵn một con cá để nuốt Giô-na. Ngài điều khiển con cá cho mục đích của Ngài.
c/. Điểm chứng minh xác thực cho câu chuyện của Giô-na trong bụng cá là chính Chúa Jêsus Christ đã nhắc lại câu chuyện nầy như một sự kiện hiển nhiên (Mathiơ 12:39-41).
III/. BỐ CỤC SÁCH GIÔ-NA:
Bốn đoạn sách Giô-na được phân chia rõ ràng, có thể chia bố cục nhiều cách:
CÁCH THỨ I:
Đề mục: GIÔ-NA
Câu gốc: 1:14b, “Hỡi Đức Giê-hô-va, vì chính Ngài là Đấng đã làm điều mình muốn”
1: - Giô-na với cơn bão
2: - Giô-na với con cá
3: - Giô-na với thành Ni-ni-ve
4: - Giô-na với Đức Chúa Trời.
Hoặc:
1: - Giô-na trốn khỏi Đức Chúa Trời
2: - Giô-na cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời.
3: - Giô-na giảng về Đức Chúa Trời.
4: - Giô-na học với Đức Chúa Trời.
CÁCH THỨ II:
Đề mục: GIÔ-NA ĐƯỢC KÊU GỌI
Câu gốc: 1:1-2
  1. Giô-na được kêu gọi lần thứ I – 1: - 2:
  1. Mục đích Giô-na được kêu gọi – 1:1-2
  2. Phản ứng khi Giô-na được kêu gọi – 1:3
  3. Kết quả Giô-na được kêu gọi – 1:4 – 2:
    1. Giô-na được kêu gọi lần thứ II – 3: - 4:
      1. Mục đích Giô-na được kêu gọi – 3:1-2
      2. Phản ứng khi Giô-na được kêu gọi – 3:3-10
  4. Phản ứng của Giô-na – 3:3-4
  5. Phản ứng của Ni-ni-ve – 3:5-9
  6. Phản ứng của Đức Chúa Trời – 3:10
  1. Kết quả Giô-na được kêu gọi – 4:
    • Kết quả cho Ni-ni-ve – 4:1-3
    • Kết quả cho Giô-na – 4:4-11
IV/. ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁCH GIÔ-NA:
  1. Đặc điểm về Sự Kiện:
 
BẮT ĐẦU KẾT THÚC
Với cơn bão – 1:4 Với mặt trời và gió cháy – 4:8
Với một con cá to – 3:1 Với con sâu nhỏ – 4:7
Với Giô-na ngủ dưới tàu – 1:5b Với Giô-na ngồi dưới chòi – 4:5
Đối thoại giữa người với người – 1:6 Đối thoại người với Chúa – 4:10-11
Một tiên tri không vâng lời Chúa – 1:3 Một thành tội ác vâng lời Chúa chịu ăn năn – 1:3; 3:5)
  1. Đặc điểm về mặt thuộc linh:
  1. Giô-na làm hình bóng về dân Y-sơ-ra-ên của ông:
    • Giô-na không vâng lời Chúa, dù Chúa đã cảnh cáo, nhưng họ không hề ăn năn.
1:4, Chúa khiến gặp bão.
1:6, Chúa mượn lời người chủ tàu kêu gọi ăn năn
Dân Y-sơ-ra-ên được Kinh Thánh gọi là dân cứng cổ (Hêb. 3:7-8; Mathiơ 23:37)
  • Giô-na bị quăng vào biển, bị cá nuốt, sự khốn khổ chưa từng có cho một người nào (1:15; 2:1).
Dân Y-sơ-ra-ên bị quăng vào giữa thế gian 3 lần:
400 năm nô lệ tại Ai Cập – Xuất. 12:40
70 năm lưu đày tại Ba-by-lôn – Đa-ni-ên 9:2
Từ năm 70 SC. Dân Y-sơ-ra-ên bị Lamã đế quốc tàn sát, tan lạc khắp thế giới, bị hà hiếp.
Trong thế chiến thứ II, hơn 6 triệu người Y-sơ-ra-ên đã bị giết.
Thật, chưa từng có một dân tộc nào như vậy.
  • Giô-na ăn năn và được tha thứ.
Dân Y-sơ-ra-ên đã từng ăn năn và cũng được tha thứ:
Xuất. 2:23-24
II Sử 36:22-23
Năm 1948, dân Y-sơ-ra-ên lập quốc