Gióp

Gióp
I/. TÁC GIẢ: Không biết rõ tác giả sách Gióp. Sách mang tên Gióp vì thuật chuyện về đời sống của Gióp. Có 3 ý kiến về tác giả của sách: Chính Gióp viết trong tuổi già vì tư tưởng, phong tục giống một Tộc Trưởng người A-rạp nói...
----------------------

I/. TÁC GIẢ:
Không biết rõ tác giả sách Gióp.
Sách mang tên Gióp vì thuật chuyện về đời sống của Gióp.
Có 3 ý kiến về tác giả của sách:
  1. Chính Gióp viết trong tuổi già vì tư tưởng, phong tục giống một Tộc Trưởng người A-rạp nói.
  2. Có lẽ do Ê-li-hu viết
  3. Theo truyền thoại cổ của dân Y-sơ-ra-ên, thì có lẽ do Môi-se viết đang khi lánh nạn tại đồng vắng Ma-đi-an, xứ A-ra-bi (Xuất. 3:15). Nguồn nội dung có thể:
    • Do chính Gióp thuật kể lại cho Môi-se hay ai đó rồi Môi-se nghe được.
    • Hoặc do chính Môi-se tìm được tài liệu Gióp viết. Có lẽ Môi-se thấy sự nhịn nhục của Gióp có thể dạy dỗ, khích lệ dân Y-sơ-ra-ên trong cảnh nô lệ mà họ đang chịu tại Ai Cập, nên Môi-se đã thêm lời Tiểu Dẫn (Gióp 1: - 2:) và phần Kết luận (Gióp 42:7-17)
    • Lý do cho Môi-se là tác giả vì:
      Cách dùng văn Hi-bá-lai rất hay.
      Cách dùng Danh Giê-hô-va là Danh mới được Chúa bày tỏ cho Môi-se (Xuất 3:15; 6:3)
II/. THẨM QUYỀN CỦA SÁCH GIÓP:
  1. Được trích dẫn:
Có 2 lần nêu tên Gióp rõ ràng:
  • Ê-xê-chi-ên 14:14, 16, 18, 20, xếp tên của Gióp chung với Nô-ê, Đa-ni-ên.
  • Gia-cơ 5:11, nhắc đến sự nhịn nhục của Gióp nhận được phần thưởng của Chúa.
Thư I Côrintô 3:19 trích dẫn Gióp 5:13
Như vậy, các trước giả Kinh Thánh nhìn nhận thẩm quyền của sách Gióp.
Ngược lại sách Gióp cũng trưng dẫn các sách khác:
  • Gióp 31:33 trưng dẫn Sáng thế ký 3:
  • Gióp 22:15-17 trưng dẫn Sáng. 6:
  1. Giống ý:
    1. Cựu Ước:
      • Thi thiên 37 và 73 đều luận về cuối cùng của người công bình và kẻ ác như sách Gióp đã nêu
      • Châm ngôn 8: giống Gióp 28: luận về sự khôn ngoan
      • Êsai 19:5 = Gióp 14:11
      • Êsai 29:14 = Gióp 5:13
      • Giêrêmi 20:14-15 = Gióp 3:3
    2. Tân Ước:
      • Mathiơ 24:28 = Gióp 39:33
      • Gia-cơ 4:10; I Phierơ 5:6 = Gióp 22:29
      • Rôma 11:34-35 = Gióp 15:8
      • I Côrintô 1:19 = Gióp 5:13
  2. Phương diện Thần học:
    • Gióp 38: - 41:, xác nhận Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa
    • Gióp 5:8-20; 9:4-13, Đức Chúa Trời Toàn năng (5:8-10); Đức Chúa Trời Công bình (5:11-16); Đức Chúa Trời Yêu thương (5:17-20)
    • Gióp 1:6-12; 2:2-7, nói đến Satan.
Qua sách Gióp, chúng ta biết được về Satan như sau:
  1. 1:6, Satan là một trong các thiên sứ
  2. 1:7, Satan di chuyển trên mặt đất nhưng không phải là vô sở bất tại.
  3. 1:9-11, Satan kiện cáo người tin Chúa (Khải huyền 12:1-10; Xachari 3:1).
  4. 1:12; 2:6-7, Satan chỉ được đụng đến bên ngoài người tin Chúa khi Đức Chúa Trời cho phép.
  5. 1:11; 2:7, Satan chỉ làm hại con người.
    • Gióp 14:4; 15:14-16, nói đến tội lỗi di truyền từ trong lòng mẹ và loài người không thể tự làm sạch tội được.
    • Gióp 1:5; 42:8, Con người phải dâng tế lễ để chuộc tội.
    • Gióp 19:25-27; 31:13-14, nói đến sự tái lâm, sự sống lại và sự phán xét.
Như vậy, chúng ta thấy sách Gióp bày tỏ những lẽ đạo căn bản của Cơ-đốc Giáo.
III/. CON NGƯỜI CỦA GIÓP:
  1. Tên của Gióp: Một người cũ trở lại cùng Chúa.
  2. Quê hương của Gióp:
1:1 giới thiệu Gióp là một người ở Út-xơ. Khó xác định quê hương Út-xơ của Gióp ở đâu, nhưng có ý kiến cho rằng Út-xơ nằm dọc theo biên giới Palestine với A-ra-bi, từ phía Bắc Ê-đôm đến phía Tây Ơ-phơ-rát. Đây là vùng đất làm con đường thương mại giữa Ba-by-lôn với Ai Cập (1:15, Sê-ba, Ai Cập; 1:17, Canh-đê, Ba-by-lôn – Giêr. 49:7-8; Áp-đia 1:9), nên có lẽ Gióp không phải là người Y-sơ-ra-ên. Còn 2:11, bạn của Gióp là người Ê-đôm, nên Gióp có thể cũng là người Ê-đôm (phía Nam Biển Chết).
  1. Tánh tình của Gióp:
Gióp có 3 điều gương mẫu:
  1. 1:1, Gióp là người trọn vẹn, ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời, lánh khỏi điều ác (13:15).
Chúng ta phải nhớ Gióp là một người rất giàu (1:3), nhưng không vì giàu mà mất lòng nhờ cậy Chúa, sống phóng túng.
  1. 1:5, Gióp quam tâm con cái sống trong đường lối của Chúa.
  2. Gióp chịu hoạn nạn nhưng vẫn trung tín với Chúa:
    • 1:13-22, Gióp mất hết của cải, con cái, nhưng Gióp vẫn ngợi khen Chúa và không phạm tội (c. 20-22)
    • 2:7-10, Gióp bị bịnh ung độc, mất sức khỏe (có lẽ là bịnh phung lỡ), nhưng Gióp vẫn trung tín với Chúa (c. 10)
    • 2:9; 42:47, Gióp mất những người thân (vợ và bạn hữu), nhưng Gióp vẫn trung tín, dù trong lúc yếu đuối, tức giận do bạn hữu nghi ngờ sự thành thật của ông (13:4; 16:2-4; 21:34), Gióp tự nhận là công bình (30:25-26; 32:1;33:9). Tuy nhiên, cuối cùng Gióp đã ăn năn (42:6).
IV/. NIÊN HIỆU:
Chúng ta không biết rõ Gióp sống vào thời nào, nhưng sách Gióp có nhiều đặc điểm giúp chúng ta ghi nhận niên hiệu:
  1. Đoạn 31:33, sách Gióp có nói đến A-đam.
  2. Đoạn 22:15-17, sách nói đến nước lụt đời Nô-ê, nhưng không nói đến sự hủy diệt thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, không nói đến dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập, cũng không nói đến Luật pháp.
  3. Sách không nói đến chức vụ tế lễ đặc biệt, nhưng Gióp tự mình dâng tế lễ (1:5; 42:8-10), giống như các dân ngoại bang (Xuất. 3:1), giống đời Áp-ra-ham (trước thời nô lệ Ai Cập)
  4. Đoạn 31:26-28, đề cập đến việc thờ mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, nhưng không đề cập đến việc thờ hình tượng.
Qua những đặc điểm trên, các nhà giải nghĩa Kinh Thánh đều công nhận sách Gióp (hay câu chuyện trong sách Gióp) xảy ra trước thời nô lệ tại Ai Cập, có lẽ đồng thời với Áp-ra-ham
V/. BỐ CỤC:
Đề mục: CHỊU KHỔ
Câu gốc: Gióp 1:21-22
(Tham khảo Rôma 8:28; Gia-cơ 1:12)
I/. LÝ DO CHỊU KHỔ – 1:1-12
  1. Satan ganh tị – 1:1-11
  2. Đức Chúa Trời cho phép – 1;12
I/. THÁI ĐỘ CHỊU KHỔ – 1:13 – 42:6
  1. Không phạm tội – 1:13 – 2:10
  2. Ăn năn – 2:11 – 42:6
III/. PHẦN THƯỞNG CHỊU KHỔ – 42:7-17
  1. Phần thưởng tinh thần – 42:7-11
  2. Phần thưởng thuộc thể – 42:12-17
Câu hỏi được đặt ra cho Cơ-đốc nhân là: Tại sao Gióp – một người yêu mến Chúa – lại chịu khổ?
Câu hỏi nầy thường có trong những người chưa tin Chúa và ngay trong những người tin Chúa nữa.
Qua sách Gióp, có 3 lời giải thích:
  1. Cách giải thích của những người bạn của Gióp:
Ê-li-pha, Binh-đát, và Sô-pha (4:7-8) quả quyết rằng Gióp là người giả hình, dù bề ngoài đạo đức, nhưng thật ra là người gian ác. Nếu là người tốt bị nạn thì Đức Chúa Trời không công bình. Họ công nhận Đức Chúa Trời là oai nghi nhưng nghĩ rằng Chúa chỉ yêu người yêu Ngài.
  1. Ý kiến của Ê-li-hu:
Ê-li-hu có ý chính đáng và thuộc linh hơn ba người kia, ông cho rằng Đức Chúa Trời là Đấng cao thượng, chính trực, nhưng Ê-li-hu cực đoan trách Gióp thiếu trí hiểu, có những lời hư không (34:35; 35:16)
  1. Ý của Đức Chúa Trời – 38: - 41:
Đức Chúa Trời chứng rằng Gióp là người đạo đức, có đức tin vững chắc. Dù vậy, chính Chúa bày tỏ cho Gióp thấy Gióp thiếu khiêm nhường, đã tự cho mình là công bình (29:). Chúa cho người yêu mến Chúa chịu khổ để có cơ hội xét mình mà khiêm nhường (I Côrintô 11:31-32; Hêbơrơ 12:7-11)
IV/. NHÂN VẬT TRONG SÁCH GIÓP:
  1. Ê-li-pha:
Ê-li-pha là người của kinh nghiệm. Kinh nghiệm do quan sát phổ thông (4:8; 5:3, 27; 15:17… Tôi đã thấy…) do dị tượng cá nhân đặc biệt (4:12-16).
Ê-li-pha có 3 bài lý luận:
  1. Bài I – 4: -5:
4:3-7 khen những việc làm tốt của Gióp trong quá khứ.
4:8 – 5:7, là phần chính của bài lý luận. Ê-li-pha trình bày những điều học được do quan sát đưa đến kết luận: Sự khổ nạn luôn luôn là hậu quả trực tiếp của tội lỗi và là sự đoán phạt của Đức Chúa Trời về những tội lỗi đó.
5:8-16, kế đó, Ê-li-pha đặt trường hợp chính ông ở trong hoàn cảnh của Gióp, ông sẽ ăn năn.
  1.  Bài II – 15:
Giọng nghiêm khắc, dù ngắn hơn bài I
15:2-16, Ê-li-pha trách mắng Gióp
E-li-pha tuyên bố khẳng định những điều ông thấy, học.
  1. Bài III – 22:
Câu 1-9, Ê-li-pha thẳng thắn kết án Gióp, đặc biệt trong câu 5-9, ông hoàn toàn mâu thuẫn trong lời khen Gióp trong bài lý luận I
Câu 10-20, Ê-li-pha kết luận cách mau lẹ và cứng rắn về Gióp cách không lầm lẫn (câu 10, Bởi cớ đó) rằng Gióp là người giả dối (câu 13)
Câu 21-30, cuối cùng, Ê-li-pha kêu gọi (21) Gióp ăn năn hòa thuận cùng Đức Chúa Trời.
Chúng ta có thể tóm tắt về Ê-li-pha với 2 điểm chính:
  1. Là người yên nghỉ trên triết lý riêng của đời sống do quan sát và kinh nghiệm riêng (4:8, 12; 5:3, 27)
  2. Là người bị tiêm nhiễm những lý luận với quan điểm hẹp hòi và thần bí (5:3-7, 12-16; 15:20-35). Quan điểm cứng rắn nầy được bày tỏ trong 4:7 và lời kêu gọi Gióp ăn năn (5:17), vì cho rằng Gióp chịu khổ bởi phạm tội.
  1. Binh-đát (con của sự cãi lẫy)
Thuộc dòng dõi của Áp-ra-ham với Kê-tu-ra cho đi phương Đông lập chi phái A-rạp (Sáng. 25:2)
Bài lý luận của Binh-đát không lịch sự như của Ê-li-pha, hăng hái hơn, vì những câu trả lời của Gióp cho Ê-li-pha trước khi Binh-đát nói.
Binh-đát không yên nghỉ trên kinh nghiệm (như Ê-li-pha), nhưng yên nghỉ trên truyền thuyết [truyền khẩu] – 8:8-10.
  1. Lời kêu gọi – 8::
    • Câu 2-7, Nguyên nhân lời kêu gọi:
Vì những cái chết thình lình của con cái Gióp (8:4), nên Binh đát cho rằng Các con của Gióp phạm tội (8:4b
Gióp không thánh sạch (8:5-6), không ngay thẳng
CHÚ Ý: 3 chữ ‘nếu’
  • Câu 8-19, nền tảng lời kêu gọi: Theo truyền thuyết [truyền khẩu]
Phần chính của lời kêu gọi đặt trên những lý thuyết (truyền thuyết)
  • Câu 20-22, Mục đích của lời kêu gọi
  1. Lời trách mắng 18:
    • Câu 1-4, Thái độ trách mắng: Nổi giận, đụng đến nhân cách.
    • Câu 5-21, nền tảng trách mắng: Trên kinh nghiệm của những cách ngôn truyền khẩu
CHÚ Ý: những chữ ‘thật, quả thật’ khi bắt đầu phần I và kết thúc phần II
  1. Lời kết luận – 25:
  • Câu 2-3, sự thánh  thiện tuyệt đối của Đức Chúa Trời.
  • Câu 4-6, con người đầy dẫy tội lỗi
Bài diễn thuyết nầy chỉ có 5 câu để đáp lại sự thách thức của Gióp trong đoạn 24 với những lý luận bình thường và như một lời thoái thác của Binh-đát không muốn tranh luận nữa.
Chúng ta có thể kết luận về Binh-đát như sau:
  1. Quan điểm đặt trên kinh nghiệm riêng (8:8; 18:5-20)
  2. Giống như Ê-li-pha với những lý luận cứng ngắt vấn đề (8:11-19; 18:5)
Từ đó Binh-đát kết luận Gióp là người giả hình.
  1. Sô-pha: Một người tự mãn
Những bài diễn thuyết của Sô-pha từ đầu đến cuối không có vẻ gì là lý luận, không giống như Ê-li-pha: “Tôi đã thấy”; cũng không giống như Binh-đát: “Xin hỏi dòng dõi xưa”. Sô-pha thường nói: Khá biết rằng” (11:6), “Hãy biết rằng” (20:4), tỏ ra Sô-pha là người hiểu biết như muốn dạy dỗ người khác. Bắt đầu nói đã cho thấy như khinh dễ (11:2-3)
  • Đoạn 11:
    • Câu 1-6, Sô-pha kết án Gióp: người già miệng (câu 2), nói dại, khoe khoang (câu 3-4), là người có tội nặng hơn hình phạt (câu 5-6)
    • Câu 7-12, Sô-pha chứng minh về Đức Chúa Trời: cao hơn sự hiểu biết của con người (7-9), không ai ngăn trở Chúa được (10), không ai che giấu được điều gì với Chúa (11-12)
    • Câu 13-20, Sô-pha cảnh cáo và khuyên ăn năn, nếu không ăn năn sẽ chết.
  • Đoạn 20:
    • câu 1-2, Sô-pha vừa tỏ ra lời giới thiệu vừa tỏ ra hiểu biết
    • câu 4-28, Sô-pha xác nhận sự thạnh vượng của kẻ ác là ngắn ngủi
    • câu 29, Sô-pha kết luận như lời phán quyết: Gióp là người ác nên bị khổ.
Chúng ta có thể kết luận về Sô-pha:
  1. Sô-pha là người tự mãn về sự hiểu biết của mình
  2. Sô-pha là người thích dạy dỗ người khác (hãy biết, khá biết)
  3. Đối với Gióp, Sô-pha càng kết án nặng hơn hai người kia (Ê-li-pha và Binh-đát):
    1. 11:6, hình phạt Gióp chịu còn nhẹ hơn tội Gióp làm
    2. 11:2-4, cho rằng Gióp khoe khoang công bình riêng
    3. 11:13-19, kêu gọi Gióp từ bỏ tội ác của mình thì khổ nạn sẽ qua hết.
SO SÁNH BA NGƯỜI
KHÁC NHAU
 
Ê-LI-PHA BINH-ĐÁT SÔ-PHA
Kinh nghiệm Truyền khẩu Tự mãn, cố chấp
Luân lý Kỷ luật Giáo điều
Nhà biện giáo Nhà diễn thuyết Người mê tín
Tiếng nói triết lý Tiếng nói lịch sử Tiếng nói bảo thủ
Nếu Gióp không có tội thì khổ nạn không đến Có lẽ Gióp có tội nên khổ nạn đã đến Chắc chắn Gióp có tội nên xứng đáng
khổ nạn

Cả 3 lý luận nầy đều không giải quyết được vấn đề của Gióp.