I Các Vua

I Các Vua
I/. NGUỒN GỐC CỦA SÁCH: Tên sách: Như chúng ta đã đề cập trong sách I Samuên thì sách I và II Samuên, I và II Các Vua, I và II Sử ký, là một sách trong nguyên bản Hi-bá-lai. Các sách nầy được chia ra làm hai từ khi Kinh Thánh được dịch ra tiếng Hi-lạp (Thế kỷ thứ III TC.). Lý do chia ra là vì bản hi-văn dài hơn bản Hi-bá-lai 1/3, mà những cuộn sách thời đó bằng cây chỉ thảo (Papyrus) hoặc bằng da, đều có chiều dài giới hạn


-------------------------

I/. NGUỒN GỐC CỦA SÁCH:
  1. Tên sách:
Như chúng ta đã đề cập trong sách I Samuên thì sách I  và II Samuên, I và II Các Vua, I và II Sử ký, là một sách trong nguyên bản Hi-bá-lai. Các sách nầy được chia ra làm hai từ khi Kinh Thánh được dịch ra tiếng Hi-lạp (Thế kỷ thứ III TC.). Lý do chia ra là vì bản hi-văn dài hơn bản Hi-bá-lai 1/3, mà những cuộn sách thời đó bằng cây chỉ thảo (Papyrus) hoặc bằng da, đều có chiều dài giới hạn
Sách I và II Vua là sách sử quan trọng trong thế giới, ghi lại thời trị vì của các vua Y-sơ-ra-ên (chủ yếu là Y-sơ-ra-ên phía Bắc đồng thời cũng ghi các vua Giu-đa phía Nam)
  1. Tác giả:
Có 3 ý kiến:
  1. không biết ai là tác giả.
  2. Theo truyền thuyết của Do thái giáo thì có lẽ do Giê-rê-mi viết. Như vậy, sách được viết ra vào khoảng năm 489 TC.
  3. Có thể do E-xơ-ra viết. Nếu vậy thì sách được viết vào khoảng năm 445 TC.
Dù tác giả là ai, người đó chắc chắn phải sống đồng thời với Giê-rê-mi hoặc sau đó không lâu, vì
  • II Vua 25:29-30 (phải nhớ hai sách I và II vua là một) ghi ‘cho người (tức Giê-hô-gia-kin) ăn đồng bàn … trọn đời’. Chữ Trọn Đời cho thấy sách được viết ra sau khi Giê-hô-gia-kin đã qua đời (phải nhớ Giê-hô-gia-kin và Tiên tri Ê-xê-chi-ên bị đày qua Ba-by-lôn một lượt (II Vua 24:14 – 597 TC), vua được tha sau 37 năm bị tù (II Vua 25:27 – 561 TC), chết khoảng 550 TC.
  • Hai sách do một người viết ra vì cách dùng từ của hai sách giống nhau và mục đích viết sách cũng giống nhau. Mục đích chỉ ghi phần sử liên hệ đến tinh thần yêu mến Đức Chúa Trời.
Đời sống Salômôn dài 11 đoạn trong khi Manase làm vua lâu hơn Salômôn (55 năm – II Vua 21:1 chỉ ghi 18 câu). Nghĩa là người nào không yêu mến Đức Chúa Trời thì sách ghi ngắn, hoặc chỉ ghi gia phổ.
Tuy nhiên người nầy chỉ san định lại những tài liệu có sẵn như:
I Vua 11:41, sách hành trạng của Salômôn.
I Vua 14:19, Sử ký vua Y-sơ-ra-ên
14:29
I Vua 15:7, 23, 31; 16:5, 14, 27, …
Vì sưu tập tài liệu, nên sách có vài chỗ không đồng nhất về sự kiện, như I Vua 12:21-24 so với I Vua 14:30; 15:6
II/. THỜI GIAN GHI TRONG SÁCH:
  1. Tổng quát cả 2 sách:
 
A. BẮT ĐẦU B. KẾT THÚC
1. Với vua Salômôn 1. Với vua Ba-by-lôn
2. Xây Đền thờ 2. Đền thờ bị phá hủy
3. Vị vua kế vị đầu tiên huy hoàng 3. Vị vua kế vị cuối cùng bị lưu đày
Như vậy thời gian ghi trong sách kéo dài độ 400 năm
  1. Chi tiết sách I Các Vua:
  1. Thời kỳ hiệp nhất 1: - 11: – Salômôn – 40 năm (11:42)
  2. Thời kỳ chia rẽ:
GIU-ĐA
 
VUA TÁNH CAI TRỊ KINH THÁNH
Rôbôam Ac 17 năm 14:21
Abigiam Ac 3 năm 15:1
A-sa Thiện 41 năm 15:10
Giôsaphát Thiện 25 năm 22:42
 
 
Y-SƠ-RA-ÊN:
 
VUA TÁNH CAI TRỊ KINH THÁNH
Giêrôbôam Ác 22 năm 14:20
Na-đáp Ác 2 năm 15:25
Baêsa Ác 24 năm 15:33
Ê-la Ác 2 năm 16:8
Xim-ri Ác 7 ngày 16:15
Ôm-ri Ác 12 năm 16:23
A-háp Ác 22 năm 16:29
A-cha-xia Ác 2 năm 22:52
Tất cả độ 86 năm
Nhận xét:
Trong vòng 86 năm, vương quốc Y-sơ-ra-ên có 8 vị vua, tất cả đều làm ác (tức là không kính sợ Chúa). Còn Giu-đa thì hai vua cai trị lâu nhất là hai vua thiện (kính sợ Chúa).
BỐ CỤC:
Đề tài: SỰ CHIA RẼ
Câu gốc: 11 :11
  1. Căn nguyên (Mầm mống) Sự Chia Rẽ: 1: - 11:
(40 năm Salômôn cai trị)
  1. Salômôn lên ngôi – 1: - 2:
  2. Công việc của Salômôn – 3: - 10:
    1. Chính sách cai trị của Salômôn – 3: - 4:
    2. Xây dựng Đền thờ và cung điện – 5: - 8:
    3. Danh tiếng của Salômôn – 9: - 10:
  3. Tội lỗi của Salômôn – 11:
    1. Cảnh trạng của Sự Chia Rẽ – 12: - 22:
(80 năm đầu của hai vương quốc)
  1. Rôbôam lên ngôi – cớ tích sự chia rẽ – 12: - 14:
  2. Các vua đầu tiên của Thời kỳ chia rẽ – 15: - 22:
  3. Nước Giu-đa: Abigiam đến Giôsaphát – 15:1-24
  4. Nước Y-sơ-ra-ên: Na-đáp đến A-háp – 15:25 – 21:
  5. Thử nghiệm hiệp nhất thất bại – 22:
Tội lỗi xen vào thì không hiệp nhất được. Cơ-đốc nhân (Giô-sa-phát) muốn hiệp nhất với A-háp (tội lỗi) thì thiệt hại cho Cơ-đốc nhân.
IV/. NỘI DUNG SÁCH:
Có 3 việc nổi bật được nêu ra trong sách:
  1. Salômôn:
  1. Tên của Salômôn (Shêlômôh) có nghĩa là Người Bình An – I Sử 22:9, do Đa-vít đặt cho.
Salômôn còn có tên là Giê-đi-đia (Jedidajah) – II Samuên 12:25, người được yêu thương (con cưng của Đức Chúa Trời), do Nathan đặt theo ý nghĩa theo tên của Đa-vít.
  1. Salômôn làm vua – 1:
    • 1:3-40, Salômôn lên ngôi vua khi Đa-vít còn sống (Đa-vít đã được 70 tuổi, già yếu – 1:1)
    • 2: - 4:, nền tảng cai trị của Salômôn đặt trên
2:, theo di chúc của vua cha là Đa-vít (trị tội những kẻ thù)
3:, nhờ cậy Chúa (3:9, xin Chúa cho khôn ngoan.
4:, xếp đặt những người cộng tác.
  • Thời Salômôn làm vua là thời kỳ cực thịnh của Y-sơ-ra-ên (4:20, 21, 25).
  • Đặc điểm của Salômôn là ông được Chúa ban cho sự khôn ngoan đến nỗi cả thế giới từ đó đến nay đều công nhận (đoạn 3 và 4 đã ghi lại đặc điểm khôn ngoan nầy
Sự khôn ngoan nầy do lời Salômôn xin Chúa (3:9)
Sự khôn ngoan nầy từ Đức Chúa Trời ban cho (3:10-12)
Sự khôn ngoan nầy hơn tất cả mọi người trước và sau ông (4:29-31, 34)
  • Đời Salômôn làm vua là thời kỳ Y-sơ-ra-ên giàu có – Đoạn 10 ghi lại sự giàu có của Salômôn:
10:21, 27, bạc giống như đá thường. Xứ Y-sơ-ra-ên là vùng đồi núi, nên đá có rất nhiều. Gỗ bá-hương là gỗ quí nhiều như cây sung ngoài đồng. Không kể đồng là chi.
10:13, Salômôn ban cho Nữ hoàng Sê-ba (có thể là Nữ hoàng Ê-thi-ô-pi hoặc Yemen) những điều bà xin, ước (nghĩ) theo lệ của vua (ứng nghiệm Êphêsô 3:20; Philíp 4:19)
  • Qua những đặc điểm nầy, Salômôn được Chúa Jêsus Christ nhắc đến trong Mathiơ 6:29; 12:42.
  • Các sách Châm ngôn và Nhã ca đã được viết ra trong giai đoạn nầy. Vua Salômôn đã cai trị Y-sơ-ra-ên rộng lớn chưa từng có trong lịch sử quốc gia nầy.
  1. Salômôn thất bại – 11:
11:1-8 cho biết nguyên nhân khiến Salômôn thất bại là từ 700 hoàng phi và 300 cung nữ, họ đã dẫn dụ Salômôn thờ lạy hình tượng. Chúng ta phải chú ý là Salômôn không bỏ Chúa, nhưng vua cũng thờ hình tượng – II Côrintô 6:14; I Vua 11:6.
Sự thất bại xảy đến trong tuổi già của Salômôn – 11:4, ông đã quên Lời Chúa dạy cho người làm vua trong Phục truyền 17:16-17, phải tránh 3 điều:
  • Đừng có nhiều ngựa (Salômôn đã liên kết ngoại bang là Ai Cập để có nhiều ngựa, vì ngựa của Ai Cập là ngựa tốt), tức là đừng chú trọng chiến tranh.
  • Đừng có nhiều phi tần – nêhêmi 13:26
  • Đừng có nhiều bạc, vàng (tức là sưu cao thuế nặng người dân)
Thế mà Salômôn phạm cả 3 điều.
Từ sự thất bại nầy Chúa đã phạt Salômôn – 11:11, Chúa đã dấy lên nhiều kẻ thù nghịch.
Có lẽ sách Truyền đạo được viết ra trong thời kỳ nầy, nói lên tâm trạng nhận ra mọi sự là hư không của ông.
  1. Đền thờ:
  1. Kế hoạch xây Đền thờ:
    • II Samuên 7:6.
Trong 400 năm, từ khi ra khỏi Ai Cập đến đời vua Đa-vít, dân Y-sơ-ra-ên chỉ có Đền Tạm
Sau khi vào Đất Hứa, Đền Tạm được đặt tại Si-lô (I Samuên 4:3). Có lẽ lúc bấy giờ do bị dân Philitin đánh phá luôn, nên Đền tạm được dời đến Nóp (I Samuên 21:1-9, Nóp là thành của các thầy tế lễ – I Samuên 22:19, thuộc địa phận của chi phái Bên-gia-min – Nêhêmi 11:31-32)
  • II Samuên 7:2.
Sau khi thống nhất Y-sơ-ra-ên, Đa-vít luôn ghĩ đến việc xây một Đền thờ cho Chúa, nhưng Đức Chúa Trời đã ngăn cản không cho ông xây vì ông là tay chiến sĩ (I Sử 22:8), đã gây nhiều thù oán với các dân chung quanh.
Tuy nhiên, dù không được xây, Đa-vít cũng đã dự trữ từ kiểu mẩu Đến thờ (I Sử 28:11-12, 19), vật liệu (I Sử 28:2; 29:2)
  1. Vật liệu xây Đền thờ:
Đền thờ được xây dựng bằng bốn loại vật liệu chính:
  • ĐÁ:
Cái nền của Đền thờ là núi Mô-ri-a (Sáng. 22:2) và là sân đạp lúa của Ọt-nan (II Samuên 24:24-25; II Sử 3;1), rộng độ 200 ha (Xem Thánh Kinh Tự Điển của W. Cadman)
Chỉ một tảng đá ở đó dài 12 mét và là đá quí – I Vua 5:17.
Đá nầy được đẽo sẵn nơi hầm nên tại Đền thờ người ta không nghe tiếng đẽo đá – I Vua 6;7
Hiện nay cái nền Đền thờ nầy và một vách Đền thờ vẫn còn. Người Do thái thường đến đây để cầu nguyện trong tiếng khóc, nên được gọi là Bức Tường Than Khóc.
  • GỖ:
Gỗ được dùng xây dựng Đền thờ là gỗ hương bách hay hương nam – Thi thiên 29:5; Êxêchiên 31:3, 5)
Cây hương nam là loại cây rắn chắc, mùa đông không rụng lá, rất thơm – Nhã ca 4:11; Ôsê 14:6.
Gỗ nầy thường được dùng làm nhà – Giê. 22:14
Ngoài ra còn có gỗ tùng – I Vua 6:15 – dùng làm nền và gỗ Ôlive – I Vua 6:23, 31.
  • VÀNG:
Salômôn dùng vàng để bọc phần trong Đền thờ – I Vua 6:20-22, 28, 30, 32-33 – và những khí dụng của Đền thờ – 7:48-50.
  • ĐỒNG:
I Vua 7:15-47 cho thấy những vật dụng ngoài Đền thờ đều bằng đồng.
Salômôn có một người thợ đặc biệt phụ trách về các vật dụng bằng đồng – 7:13-14
Trọng lượng của ĐỒNG không thể  cân – 7:47
Người ta tính phỏng trị giá vật liệu xây dựng Đền thờ từ 2 đến 5 tỉ Mỹ kim (thời giá thập niên 50 thế kỷ 20)
  1. Công tác xây dựng:
Do 30,000 người Y-sơ-ra-ên và 150,000 người ngoại quốc (có lẽ là người Ca-na-an), cộng với 72,000 người khiêng gánh, 80,000 người đẽo đá, 3,300 (Hoặc 3,600) đốc công – I Vua 5:13-16; II Sử 2:17-18
Thời gian xây Đền thờ là 7 năm – I Vua 6:37