I Sa-mu-ên

I Sa-mu-ên
I/. TÊN SÁCH: Hi-bá-lai: Tên “Sa-mu-ên” có nghĩa là “Đức Chúa Trời nhậm lời” - I Samuên 1:20. Trong nguyên ngữ Hi-bá-lai, hai sách Samuên I và II chỉ là một (cũng như sách Các Vua và Sử ký) “Sa-mu-ên” là tên của Tiên tri trong nước Y-sơ-ra-ên làm Quan xét cuối cùng của thời ký Quan xét (I Samuên 7:15)

----------------------

I/. TÊN SÁCH:
  1. Hi-bá-lai:
Tên “Sa-mu-ên” có nghĩa là “Đức Chúa Trời nhậm lời” - I Samuên 1:20.
Trong nguyên ngữ Hi-bá-lai, hai sách Samuên I và II chỉ là một (cũng như sách Các Vua và Sử ký)
“Sa-mu-ên” là tên của Tiên tri trong nước Y-sơ-ra-ên làm Quan xét cuối cùng của thời ký Quan xét (I Samuên 7:15)
Công vụ 3:22-24, Kinh Thánh đã xếp Sa-mu-ên là người kế tục chức vụ Tiên Tri của Môi-se và mở đầu cho thời kỳ Tiên Tri chính thức. Từ sau Môi-se chưa có một Tiên tri nào được Đức Chúa Trời mặc khải để dạy dỗ dân sự và dự ngôn về Chúa Jêsus.
  1. Hi-lạp:
Sự phân chia các Sách Samuên, Các Vua và Sử ký là do Bản Dịch 70 (Bản Septuagint – vào thế kỷ thứ III TC.), khi chuyển dịch sang tiếng Hi-lạp thì vật liệu làm giấy viết (Papyrus hoặc da thú) không đủ cho độ dài của sách, do đó phải chia làm hai phần.
Trong bản 70 thì sách Samuên I và II, Các Vua I và II được gọi là Sách Vương quốc I, II, III, IV (chỉ về sự phân chia hai vương quốc Y-sơ-ra-ên và Giu-đa)
Bản dịch Vulgate (Bản tiếng Latin do Jerome dịch vào thế kỷ thứ IV SC.) thì gọi là sách Các Vua I, II, III, IV (không phải Vương quốc) – các tên nầy còn dùng trong bản Authorized Version, nhưng bản Revised Version thì bỏ đi.
II/. NIÊN HIỆU:
  1. Niên hiệu viết sách:
Sách I Samuên bắt đầu ghi lịch sử của các vua Y-sơ-ra-ên tiếp theo sách Các Quan Xét, đề cập đến 2 Quan xét cuối cùng là Hê-li và Samuên (16 đoạn đầu), sau đoạn 16 và II Samuên có lẽ do Na-than và Gát viết (I Sử ký 29:29)
Như vậy sách I Samuên được viết vào khoảng 1119 – 1099 TC.
  1. Niên hiệu của sách:
Các biến cố chép trong Sách I Samuên xảy ra khoảng 115 năm từ ngày Samuên còn thơ ấu đến khi vua Saulơ chết, chuẩn bị cho Đa-vít lên ngôi.
III/. GIÁ TRỊ CỦA SÁCH:
  1. Về Giáo lý:
  1. Lần đầu tiên danh xưng oai nghiêm của Chúa: Đức Giê-hô-va Vạn Quân được dùng (1:3 – cả Kinh Thánh Cựu Ước dùng danh xưng nầy 281 lần. Danh xưng nầy bày tỏ Đức Chúa Trời là Chúa của tất cả Cơ binh trên trời, dưới đất.
  2. Lần đầu tiên Kinh Thánh nói đến Đấng Mê-si – Đấng chịu xức dầu của Ngài  (2:10 – Bản 70 dịch là: Đấng Christ của Ngài).
  3. Sách I Samuên nói đến căn nguyên chức Tiên tri: trước khi gọi là Tiên tri, thì người ta gọi là “tiên kiến” (9:9) để chỉ về những người được ơn Chúa nhận biết và phân biệt sự mặc thị của Đức Chúa Trời.
  1. Về Thẩm quyền (kinh điển):
  1. Chúa Jêsus Christ trưng dẫn sách I Samuên 21: (Mathiơ 12:1-4).
  2. Các Sứ đồ trưng dẫn sách I Samuên:
  • Công vụ 3:24
  • Hêb. 11:32
  1. Bài học thuộc linh:
    1. I Samuên 4:3 ghi lại MỘT HÀNH ĐỘNG SAI LẦM của dân Y-sơ-ra-ên.
Dân Y-sơ-ra-ên thua trận trước người Philitin, thay vì quay lại tìm kiếm Chúa, thì dân Y-sơ-ra-ên trông cậy vào Hòm Giao Ước là một khối vật chất.
Hòm Giao Ước dù là Vật Thánh, nhưng không thể nào thay thế cho chính Chúa.
Kết quả là dân Y-sơ-ra-ên phải trả một giá đắt cho hành động sai lầm nầy (so sánh hành động nầy với hành động đẹp lòng Chúa của Giô-suê trong Giô-suê 7:1-9 (6-9).
  1. I Samuên 7:2-11, MỘT CƠN PHỤC HƯNG
Từ 1: đến 6: là những ngày thất bại của dân Y-sơ-ra-ên:
  • Dân Y-sơ-ra-ên thất bại trước kẻ thù là Phi-li-tin (4:10-11)
  • Dân Y-sơ-ra-ên thất bại thuộc linh: sự thờ phượng tại đền thờ biến thành tiệc tùng, ăn uống (2:12-17); thời gian nầy Đức Chúa Trời không truyền phán gì với dân Chúa (3:1)
Đến đoạn 7:, Chúa cho một cơn phục hưng tràn đến với dân Chúa:
  • 7:2, 4-6, dân Y-sơ-ra-ên khao khát Chúa, dẹp hình tượng, ăn năn, xưng tội.
  • 7:9, Đức Chúa Trời nhậm lời.
  • 7:10-11, dân Y-sơ-ra-ên thắng quân Phi-li-tin bởi quyền năng của chính Đức Chúa Trời.
Làm thế nào để có cơn phục hưng đó?
1: - 7: cho chúng ta 3 điều cần có để có được sự phục hưng:
  • 1:-2:, Dân Chúa đã có một người Mẹ biết cầu nguyện.
Lịch sử các phong trào phục hưng chứng minh không có một cuộc phục hưng nào đến mà từ một tinh thần cầu nguyện thiết tha với tất cả tấm lòng trông đợi sự thăm viếng của Chúa (1:10-12)
  • 3:10, Sư phục hưng đến từ Một người biết nghe tiếng Chúa.
Sa-mu-ên sẵn sàng nghe Chúa phán, sẵn sàng đầu phục Lời Chúa dạy.
3:1, Lời Chúa lúc bấy giờ hiếm hoi.
3:21, Lời Chúa được tái ban cho.
Khi Lời Chúa được lắng nghe thì: Tội nhân được cảnh cáo (3:11-18); Những đời sống được thánh hóa ngay trong lời nói (3:19).
  • 7:2-6, Sự phục hưng chỉ đến cho một dân tộc (hay một Hội Thánh) biết khao khát.
Sự khao khát nầy (7:2 bày tỏ qua tinh thần “nhớ Chúa”) được bày tỏ bằng:
7:4, dẹp bỏ hình tượng
7:6, ăn năn, xưng tội.
Lịch sử phấn hưng từ Kinh Thánh và qua Lịch sử Hội Thánh cho thấy không có một nguyên tắc nhận được phục hưng từ Chúa, nào khác hơn những nguyên tắc đã được ghi trong sách I Samuên 1:-7: nầy.
IV/. BỐ CỤC:
Sách I Samuên giới thiệu 3 nhân vật chính:
  • Sa-mu-ên
  • Sau-lơ
  • Đa-vít
3 nhân vật nầy liên quan với nhau và đóng vai trò then chốt trong việc chuyển tiếp từ Chế độ Thần Quyền sang Chế độ Quân Chủ. Do đó có thể chia Bố cục sách I Sa-mu-ên theo hai cách:
  • Bố cục theo Đề tài
  • Bố cục theo Nhân Vật.
Bố cục theo ĐỀ TÀI: SỰ VÂNG LỜI
Câu gốc: I Samuên 15:22
I/. Ý NGHĨA SỰ VÂNG LỜI: 1: - 7:
  1. Giữ trọn lời hứa nguyện với Chúa: - 1: -2: (1:27-28)
Thầy Tế lễ (Hê-li) là người hứa nguyện hầu việc Chúa trọn đời nhưng không trung tín, trong khi đó bà An-ne – một người đàn bà thống khổ nhưng biết giữ trọn sự hứa nguyện.
  1. Giữ trọn Lời Chúa dạy: - 3:-7:
Sa-mu-ên vâng lời Thầy tế lễ Hê-li và vâng lời Chúa truyền lại chính xác Lời Chúa đã phán với mình, dù lời đó không phải là bình an.
Trong khi đó dân Y-sơ-ra-ên không vâng lời Chúa, chỉ lo nghi lễ, hình thức bên ngoài.
II/. GIÁ TRỊ SỰ VÂNG LỜI: 8: - 15:
  1. Được vững lập đời đời: 8: - 13: (13:13)
Dân Y-sơ-ra-ên đòi một vua, Sa-mu-ên cảnh cáo những bất lợi trong Chế Độ Quân Chủ. Chúa cho thấy quyền quyết định lập vua và triều đại của vua đó có vững hay không, là do Chúa, dù vị vua đó có tài giỏi cũng không tự mình đứng được.
  1. Tốt hơn của tế lễ:  14:-15: (15:22-23)
Sau-lơ đã hiểu sai ý muốn của Chúa, nên đã quan tâm việc dâng của lễ thay vì vâng theo Lời Chúa dạy.
III/. DẤU HIỆU VÂNG LỜI:  16:-31:
  1. Đối với người chung quanh: 16:-20:
Hình ảnh gương mẫu vâng lời là hành động Đa-vít vâng lời cha mẹ, binh vực dân Chúa [đánh Gô-li-át], giúp đỡ Sau-lơ, thân thiện với mọi người [kết bạn với Giô-na-than].
  1. Đối với nghịch cảnh: 21:-31
Suốt những nghịch cảnh phải chịu, Đa-vít vẫn làm theo lời Chúa dạy Kính sợ Chúa, yêu thương mọi người – dù đó là kẻ thù nghịch là Sau-lơ.
Bố cục theo NHÂN VẬT:
I/. SA-MU-ÊN:
CUỘC ĐỜI MỘT QUAN XÉT 1:-7:
  1. Thời niên thiếu của Sa-mu-ên – 1:-2:
  2. Sa-mu-ên được kêu gọi – 3:
  3. Công tác của Sa-mu-ên – 4:-7:
II/. SAU-LƠ:
VỊ VUA ĐẦU TIÊN – 8:-15:
  1. Sau-lơ được đăng quang – 8:-10:
  2. Lời kết ước của Sau-lơ – 11:-12: [với Sa-mu-ên và dân sự]
  3. Sau-lơ phạm tội – 13:-15:
III/. ĐA-VÍT:
VỊ VUA ĐƯỢC VÂNG LỜI – 16:-31:
  1. Đa-vít được xức dầu – 16:1-13
  2. Đa-vít phục sự Sau-lơ – 16:14-20
  3. Đa-vít trốn nạn Sau-lơ – 21:-31:
V/. NHÂN VẬT TIÊU BIỂU:
  1. An-ne: 1: - 2:
Bà An-ne là một gương mẫu cho những người mẹ đối với con cái trong gia đình và đối với Chúa.
  • 1:11, An-ne cầu nguyện cho con trước khi mang thai, bà đã chuẩn bị cho con một khuôn mẫu theo đường lối của Chúa.
  • 1:24, An-ne dẫn con đến Đền thờ
  • 1:28, An-ne dâng con cho Chúa.
  • 2:19, An-ne luôn quan tâm đến con bằng cách theo dõi sự trưởng thành của con.
  1. Sa-mu-ên: 3:-7:
  • 3:3-4, Sa-mu-ên luôn tỉnh thức lắng nghe tiếng Chúa.
  • 3:19, lời nói của Sa-mu-ên nghiêm chỉnh, uy tín
  • 7:16, Sa-mu-ên là người siêng năng
  • 12:3-5, Sa-mu-ên là người trong sạch, thánh khiết.
  1. Sau-lơ: 13:13-14
  • Tham khảo với Hêb. 12:15, Sau-lơ cũng giống như Ê-sau, là những người bị trật phần ân điển của Chúa dành cho họ. Sau-lơ được vinh dự Chúa chọn làm vua đầu tiên của nước Y-sơ-ra-ên, nhưng lòng kiêu ngạo đã khiến ông đánh mất địa vị cao quý.
  1. Đa-vít: 30:6
Đa-vít chịu rất nhiều hoạn nạn suốt từ đoạn 17 đến đoạn 30, nhưng lòng Đa-vít lúc nào cũng tin cậy nơi Chúa (17:37). Vì cớ đó, Đức Chúa Trời đã ban thưởng cho Đa-vít địa vị cao trọng đến ngày nay. [Ngày nay dân Y-sơ-ra-ên vẫn tôn quý Đa-vít và tương lai Chúa Jêsus Christ tái lâm cũng theo dòng dõi Đa-vít] – Gia-cơ 1:12.