I Sử Ký

I Sử Ký
I/. TÊN SÁCH: Nguyên ngữ: Giống như I & II Samuên, và I & II Các Vua, hai sách Sử ký trong nguyên bản Hi-bá-lai là một với đề tựa: Dibrê Hayyyâmim = “Những sự kiện diễn ra hằng ngày” (Events of the days).

-----------------------------

I/. TÊN SÁCH:
  1. Nguyên ngữ:
Giống như I & II Samuên, và I & II Các Vua, hai sách Sử ký trong nguyên bản Hi-bá-lai là một với đề tựa: Dibrê Hayyyâmim = “Những sự kiện diễn ra hằng ngày” (Events of the days).
  1. Hi-văn:
Trong khi chuyển dịch sang tiếng Hi-lạp (Bản 70 – Septuagint Varsion, thế kỷ thứ III TC.), sách được chia 2 phần và đặt tên là “Những điều bị bỏ quên”
Sự phân chia thành hai sách như chúng ta đã biết là vì giới hạn chiều dài của vật liệu làm sách thời đó. Nhưng tên sách là “Những điều bị bỏ quên” có lẽ các dịch giả 70 cho rằng sách nầy ghi lại những điều mà 2 sách I & II Samuên, I & II Các Vua đã bỏ quên không đề cập đến.
  1. Bản Latinh:
Tên sách là Sử ký (Chronicle) được gọi vào thời thánh Jerôme, người đã dịch Kinh Thánh từ tiếng Hi-bá-lai sang tiếng Latinh (385-405 SC). Bản dịch nầy là Bản “Latin Vulgate”, được nổi tiếng từ thời Giáo Hoàng Gregory I (540-604), được Công Đồng Trent công nhận (1,562) là bản dịch nầy được nhận là chính thức và cho lưu hành.
Trong Bản Latin Vulgate, sách có tựa đề là “Chroni corum Liber” có nghĩa là “Sách ghi chép chuyện xảy ra” (Book of Chronicle)
  1. Bản Việt ngữ:
Bản Việt ngữ cũng lấy tên là Sử Ký.
  • SỬ = việc đã qua của một nước hay của thế giới được ghi chép lại.
  • KÝ = ghi nhớ, ghi chép, sách.
Vì nội dung của sách Sử ký là ghi chép những chuyện đã qua của nước Y-sơ-ra-ên [nói chung cả hai vương quốc], nên sách Sử Ký trong Kinh Thánh là sách ghi chép những việc đã qua của nước Y-sơ-ra-ên, với những điều có liên quan chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua tuyển dân.
II/. NGUỒN TÀI LIỆU VIẾT SÁCH:
Có độ 14 tài liệu được tham khảo để viết sách Sử ký:
  1. I Sử ký 29:29, sách của Samuên
  2. I Sử ký 29:29, sách của Nathan
  3. I Sử ký 29:29, sách của Gát
  4. II Sử ký 9:29, sách của Nathan
  5. II Sử ký 9:29, sách của Ahigia
  6. II Sử ký 9:29, sách dị tượng của Giê-đô (Iddo)
  7. II Sử 12:15, sách truyện của Sêmagia
  8. II Sử 12:15, sách truyện của Y-đô
  9. II Sử ký 13:22, sách truyện của Y-đô
  10. 11. II Sử ký 20:34, sách truyện của Giê-hu
  11. II Sử ký 24:27, sách truyện của các vua
  12. II Sử ký 26:22, sách do Ê-sai chép về công việc của Ô-xia
  13. II Sử ký 27:7, sách của các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa
  14. II Sử ký 32:32, sách dị tượng của Ê-sai
  15. II Sử ký 33:19, sách của Hô-xai
CHÚ Ý:
Ba lần dùng sách của các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa (II Sử 27:7; 35:27; 36:8.
Bốn lần dùng sách của các vua Giu-đa và Y-sơ-ra-ên (II Sử 16:11; 25:26; 28:26; 32:32).
Hai sách nầy dường như là một. Nhưng chắc chắn không phải là sách Các Vua hay Sử ký mà chúng ta hiện có trong Kinh Thánh.
III/. TÁC GIẢ:
Với bao nhiêu nguồn tài liệu được tham khảo để viết sách I & II Sử ký, điều đó chứng tỏ:
  1. Tác giả của I & II Sử ký là người có sự hiểu biết rất rộng.
  2. Tác giả đã dùng sự hiểu biết của mình để so sánh, chọn lọc, sưu tập lại những tài liệu những người khác đã viết ra trước đó.
  3. Trong 6:15 và 9:1-2, minh chứng sách được viết ra sau khi dân Y-sơ-ra-ên đã bị lưu đày ở Ba-by-lôn về. Bản gia phổ 3:16-24 ghi chép dòng dõi Giê-chô-nia sau khi bị lưu đày.
  4. Đoạn 3:17-24 nói đến gia phổ của Xô-rô-ba-bên. Như vậy ít nhất sách được viết ra trong thời của E-xơ-ra hay Nê-hê-mi.
  5. Chủ đề của sách là Đền thờ, nên có thể người viết là thầy tế lễ hay người Lê-vi.
  6. Các học giả Kinh Thánh người hê-bơ-rơ đa số đều đồng ý cách hành văn của sách Sử ký là văn thời hậu lưu đày vì có pha lẫn tiếng A-ram, là ngôn ngữ người Hê-bơ-rơ học được lúc bị lưu đày tại Ba-by-lôn. Căn cứ vào điều đó, đa số đồng ý với truyền thuyết của người Y-sơ-ra-ên (Bản Talmud) cho rằng E-xơ-ra là người viết sách Sử ký.
  7. Vì những lý do sau đây, chúng ta nên công nhận E-xơ-ra là tác giả sách Sử ký:
    1. Chúng ta chưa có một bằng chứng nào mạnh mẽ đủ để chống lại ý kiến cho E-xơ-ra là tác giả.
    2. Không một người nào mà chúng ta từng biết có đủ những điều kiện đã nêu trên.
IV/. CHỦ ĐỀ:
Chủ đề của sách Sử ký hay vấn đề được nhấn mạnh của hai sách Sử ký được những nhà nghiên cứu Kinh Thánh công nhận là ĐỀN THỜ.
Điều đó được chứng minh như sau:
Bắt đầu với đoạn 11, tiếp nối thêm 19 đoạn của sách Sử ký, liên quan đến triều đại của vua Đa-vít, đều nhắc đến Đền thờ, mà không hề nhắc đến
chuyện: gia đình Đa-vít,
không nhắc đến thời gian trị vì của Đa-vít tại Hếp-rôn trước khi Sau-lơ chết.
Không nhắc đến cảnh Đa-vít chạy trốn Sua-lơ
Không nhắc tội Đa-vít phạm với Bát-sê-ba và U-ri
Không nhắc cuộc phản loạn của Áp-sa-lôm.
Nhưng lại ghi những điều không có ghi trong sách Samuên và Các Vua:
Đoạn 22, Đa-vít chuẩn bị vật liệu xây Đền thờ
Đoạn 23-24, Đa-vít xếp đặt công việc, các ban thứ cho người Lê-vi và thầy tế lễ
Đoạn 25-26, Đa-vít thành lập ban nhạc và bảo vệ Đền thờ
Rõ ràng tất cả những việc đó đều liên hệ Đền thờ.
Sách II Sử ký ghi lại triều đại của Salômôn (9 đoạn) ngắn hơn sách I Các Vua (11 đoạn). Nhưng trong 9 đoạn đã có 6 đoạn liên hệ Đền thờ (đoạn 2 đến đoạn 7).
Từ đoạn 10 đến đoạn 36, ghi lại sự việc pah6n chia 2 nước Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, nhưng không chú ý vào chính trị, quân sự hay cá nhân hoặc một nhân vật nào, chỉ lưu tâm đến việc thờ phượng Đức Chúa Trời mà tiêu biểu là Đền thờ.
Những triều vua A-sa, Giô-sa-phát, Giô-ách, Ê-xê-chia, Giô-si-a, được sách nói đến nhiều  vì những cải cách tôn giáo và việc tu bổ Đền thờ.
Sách Các Vua chỉ dùng 3 câu nói về sự cải cách của vua Ê-xê-chia (18:4-6), trong khi II Sử ký dùng 3 đoạn (29 – 31:)
Ngay cả trong 9 đoạn đầu cũng cho thấy nhu cần của cuộc hồi hương sau ngày lưu đày là phục vụ Đền thờ (9:2-34)
Vì vậy chủ đề Đền thờ được nhấn mạnh suốt sách Sử ký, liên quan đến lịch sử tuyển dân từ ngày ra khỏi Ai Cập đến khi Chúa Jêsus tái lâm (Ê-xê-chi-ên 40 đến 48).
Tại sao chủ đề Đền thờ được quan tâm? Vì
  1. Đền thờ tiêu biểu cho sự hiệp nhất của tuyển dân Y-sơ-ra-ên.
  2. Đền thờ nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên nhớ địa vị cao quý của họ mà Chúa ban cho.
  3. Đền thờ là dấu hiệu Đức Giê-hô-va ở cùng dân Chúa.
V/. SỰ LIÊN HỆ CỦA SÁCH VỚI CÁC SÁCH KHÁC TRONG KINH THÁNH:
  1. Liên hệ với các sách trước:
Mặc dù sách Sử ký chỉ ghi lại những sự kiện như sách Samuên, sách Các Vua, nhưng lại được viết ra sau và từ một quan điểm khác:
 
SAMUÊN & CÁC VUA SỬ KÝ
Ghi chép có tánh cách tiểu sử (thuật rõ chi tiết từng nhân vật
Ghi chép có tánh cách thống kê:
  • Thống kê gia phổ
  • Thống kê nhân vật trong triều vua Đa-vít.
  • Thống kê Đền thờ: vật liệu, sinh hoạt
  • Thống kê việc làm tốt của các vua Giu-đa
Chú ý về nhân vật Chú ý về chức vụ
Từ quan điểm của Tiên tri Từ quan điểm của Thầy tế lễ
Ghi lịch sử cả 2 nước Y-sơ-ra-ên và Giu-đa Chỉ ghi lịch sử của Giu-đa
Nhấn mạnh ngôi vua Nhấn mạnh Đền thờ
Lời kết án 2 nước vì tội lỗi của họ Lời kêu gọi quay lại thờ phượng (qua các cuộc phục hưng dưới triều các vua tốt
Trung thực ghi hết mọi điều xảy ra cả tốt lẫn xấu, thành công và thất bại của vua Đa-vít và Salômôn Chọn những sự kiện đáp ứng mục đích, chủ đề.
Từ Sáng thế ký đến II Các Vua, tường thuật từ ngày sáng tạo A-đam đến khi Giu-đa bị lưu đày Ôn lại toàn bộ có thứ tự
 
  1. Liên hệ với các sách sau:
Trong nguyên ngữ Hi-bá-lai, sách Sử ký, E-xơ-ra và Nê-hê-mi giống nhau
  • về cách viết (Style),
  • giống nhau về ngôn ngữ (ngôn ngữ của nền văn chương Hi-bá-lai hậu lưu đày)
  • giống nhau về sự tôn trọng luật pháp
  • giống về sự chú ý gia phổ
  • giống về tánh cách thống kê
  • giống về việc ghi nghi lễ tôn giáo và những ngày lễ hội
  • giống nhau về sự chú ý đến âm nhạc Đền thờ
  • giống nhau về những vấn đề liên hệ sự thờ phượng.
  • Cuối sách Sử ký với những câu không phải kết thúc sách, nhưng giống như những câu mở đầu sách E-xơ-ra.
Ngày trước khi người Y-sơ-ra-ên lập bảng liệt kê các tác phẩm thánh, họ để sách Sử ký vị trí cuối cùng của Cựu Ước, vì bảng gia phổ liên hệ đến sách Mathiơ. Nhưng rõ ràng SÁCH SỬ KÝ KHÔNG THỂ TÁCH RỜI KHỎI SÁCH E-XƠ-RA VÀ NÊ-HÊ-MI. Vị trí của sách Sử ký là chính chỗ hiện có trong Kinh Thánh ngày nay. Ngày nay, sách Sử ký là một sách lịch sử, làm một gạch nối giữa thời kỳ Tiền-Lưu Đày với Hậu-Lưu Đày; giữa thời có vua với thời không có vua.
Chúng ta có thể chia 4 sách Hậu-Lưu Đày sử ký, E-xơ-ra, Nê-hê-mi, và Ê-xơ-tê theo 4 chủ đề:
Sử ký: Nhắc lại quá khứ.
E-xơ-ra: Khôi phục (Phục hưng)
-hê-mi: Tái thiết
Ê-xơ-tê: Sự Giữ Gìn.
 
VI/. BỐ CỤC:
Đề mục: CHÁNH ĐẠO
[Đức Chúa Trời bày tỏ rõ ràng con đường chánh đáng qua một dân tộc]
Một Gia Phổ Chánh – I Sử 1 – 9A
A-đam đến Gia-cốp – 1:  [bên cạnh là nhánh Ê-sau]
Gia-cốp đến Đa-vít – 2:  [có nhánh Ca-lép]
Đa-vít đến Sê-đê-kia 3:  [và thời hậu lưu đày]
Ôn lại [so sánh] gia phổ các chi phái [trước và sau lưu đày].
Chúng ta thấy nét sự nổi trội của chi phái Giu-đa khi được đặt đứng đầu các chi phái trước lưu đày (1: - 8:), và sau lưu đày (9:)
Một Dòng Vua Chánh – 10: – 29:
  1. Đa-vít – người được xức dầu của Chúa – 10: – 12:
  2. Đa-vít – người lập giao ước với Chúa – 13: - 17:
Đa-vít hết lòng phục sự Chúa, quan tâm đến Nhà Chúa, và Chúa đẹp lòng (17:) lập ước với Đa-vít cho dòng dõi của ông.
  1. Công việc của Đa-vít – vua chánh thống – 18: - 29:
    • Đối với dân sự – 18: - 20:
    • Đối với Chúa – 21: - 29: (II Sử ký sẽ nối tiếp)
Một Địa Điểm Chánh – Đền thờ
Một Dân Chánh: Bị phạt và được khôi phục
 
VII/. NỘI DUNG SÁCH I SỬ KÝ:
  1. Bảng gia phổ dân Chúa 1: - 9:
Những bảng gia phổ nầy rất quan trọng. Tâm lý chúng ta thường không chú ý những phần gia phổ, nhưng thật sự không có phần nào quan trọng hơn Bảng Gia Phổ trong sách I Sử ký
Sau 70 năm lưu đày, dân Y-sơ-ra-ên hầu như mất đi nguồn gốc thuần chủng, sự liên hệ các đời đã bị phá vỡ, nhiều người không còn biết gốc gác của dòng họ mình (Ê-xơ-ra 2:59). Do đó rất cần có Bảng Gia Phổ để tái xác nhận sự liên hệ chủng tộc trải qua gần 3,500 năm – một việc làm không dân tộc nào sánh được.
Bảng gia phổ 9:2-34 là sau thời lưu đày (câu 1 là câu cuối cùng của đoạn trước). Giữa hai câu: câu 1 và câu 2 cho thấy sách Sử ký là gạch nối giữa thời kỳ Tiền và Hậu lưu đày.
Bảng gia phổ đã được giối thiệu như một Cây Dân tộc của Đức Chúa Trời.
ĐOẠN 1: Gốc của Cây là A-đam phát ra 3 nhánh: Sem, Cham và Gia phết.  Tên của Sem được đặt trước vì là được chọn. Nhưng kể tên thì Sem nhỏ để sau, trong đó Chúa chọn người trẻ nhất là Sem.
Nhánh Áp-ra-ham thì Y-sác được chọn.
Hánh Y-sác thì Gia-cốp được chọn, Ê-sau bị loại
Chấm dứt đoạn 1 là sự tuyển chọn để chọn ra một dân tộc.
ĐOẠN 2, là dòng dõi liên hệ đến sự cứu chuộc, sự chọn lựa từ Gia-cốp đến Giu-đa (2:5), đến Đa-vít (2;15)
Gia-phổ Ca-lép (2:10-24) là một vị anh hùng đức tin, cũng thuộc chi phái Giu-đa.
Cuối cùng sau khi đã ghi chép đầy đủ một gia phổ chọn lựa từ A-đam đến Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, Giu-đa, Đa-vít, sách Sử ký đã ghi lại gia phổ các chi phái (4; - 8:)
Điểm đáng chú ý là tác giả đã ghi rất rõ và đầy đủ chi phái Lê-vi (6:) và A-rôn (điều đó chứng tỏ tác giả liên hệ mật thiết với chi phái Lê-vi)
Chi phái Đan và Sa-bu-lôn đã không có tên trong các bảng gia phổ Hậu Lưu Đày (đến Khải huyền 7:5-8 thì chi phái Sa-bu-lôn được khôi phục)
  1. Triều đại của Đa-vít – Người được Chúa xức dầu – 10: - 29:
ĐOẠN 10, thuật đơn giản cái chết của Sau-lơ và lý do Đức Chúa Trời dời nước qua nhà Đa-vít.
ĐOẠN 11 – 12, cho biết Đa-vít lên ngôi vua và lập Giê-ru-sa-lem làm thủ đô. Những người theo Đa-vít (12:38b), dân sự một lòng tôn Đa-vít làm vua.
Sau-lơ là vua được chọn theo ý người, có những tiêu chuẩn thiên nhiên, nhưng không có đức tin và sự thành thật, nên không đẹp lòng Đức Chúa Trời (10:13). Do đó ngôi vua đã được ban cho người mà Đức Chúa Trời chọn (10:14)