II Các Vua

II Các Vua
I/. BỐI CẢNH: Học sách II Các Vua chúng ta phải am tường những nước làm bối cảnh cho sách lịch sử nầy. Nước Sy-ri: Lần đầu tiên xuất hiện tên nước Sy-ri trong II Samuên 8:5. Nhưng trong sách II Các Vua, sau khi nước Y-sơ-ra-ên bị suy yếu vì chia rẽ, thì nước Sy-ri có liên hệ nhiều.

-------------------

I/. BỐI CẢNH:
Học sách II Các Vua chúng ta phải am tường những nước làm bối cảnh cho sách lịch sử nầy.
  1. Nước Sy-ri:
Lần đầu tiên xuất hiện tên nước Sy-ri trong II Samuên 8:5. Nhưng trong sách II Các Vua, sau khi nước Y-sơ-ra-ên bị suy yếu vì chia rẽ, thì nước Sy-ri có liên hệ nhiều.
  • II Vua 5:, câu chuyện Quan Tổng binh của Sy-ri là Na-a-man đến nước Y-sơ-ra-ên phía Bắc xin Tiên tri Ê-li-sê chữa lành bịnh phung.
  • II Vua 6:7, quân Sy-ri vây thành Sa-ma-ri.
Sy-ri là một nước ở phía Bắc Y-sơ-ra-ên, thủ đô là Đa-mách, là một vùng đất cao. Tiếng Hi-bá-lai gọi Sy-ri là A-ram (tiếng A-ram thỉnh thoảng cũng được sử dụng trong Kinh Thánh).
  1. Nước A-si-ri:
Đây là một Đế quốc rộng lớn trước thế kỷ thứ 7 TC., cũng có tên là A-su-rơ (Dân. 24), và A-su (Dân. 24:24). Ngày nay là nước Iraq.
  • Do Nim-rốt thành lập – Sáng. 10:11
  • Dân A-si-ri hung dữ, thường cướp phá nhiều nơi
  • Thủ đô là Ni-ni-ve (ngày nay là Baghdad)
  • II Vua 17:6 ghi lại sự kiện A-si-ri chiếm Sa-ma-ri thủ đô của Y-sơ-ra-ên (17:24), đem dân Y-sơ-ra-ên đày đi các xứ khác, và đem các dân khác đến Sa-ma-ri. Bởi đó, về sau, tạo ra một giống người Y-sơ-ra-ên lai, nên bị người Y-sơ-ra-ên thuần gốc khinh ghét (Giăng 4:9).
  • II Vua 19:19, đế quốc A-si-ri tấn công Giê-ru-sa-lem. Đây là một trận quyết định, kết quả lời cầu nguyện của vua Ê-xê-chia được Chúa nhậm, đạo quân A-si-ri bị tiêu diệt trong một đêm (19:35).
Theo Sử gia Herodotus (II. 141) ghi rằng có một đàn chuột cắn phá, nhưng nhiều người tin rằng quân A-si-ri bị bịnh dịch hạch.
  • Nước A-si-ri có liên hệ nhiều đến Kinh Thánh, các sách Tiên tri thường đề cập, đặc biệt là sách Giô-na, Na-hum, Sô-phô-ni.
  • Đế quốc A-si-ri sụp đổ bởi liên minh giữa Ba-by-lôn, Medes, và Scythes (bộ tộc phía nam biển Caspians) vào năm 612 TC.
  1. Nước Ba-by-lôn:
Đây là một đế quốc lớn nối tiếp đế quốc A-si-ri, thủ đô cũng mang tên Ba-by-lôn, nằm trên bờ sông Ơ-phơ-rát của vùng vịnh Persian.
  • Sau khi hạ được A-si-ri (612 TC.), Ba-by-lôn nổi tiếng trong đời Nê-bu-cát-nết-sa (606 TC.)
  • Nước Ba-by-lôn đã chiếm Giê-ru-sa-lem, đốt Đền thờ, đày dân Giu-đa qua Ba-by-lôn 70 năm.
  • Ba-by-lôn có liên hệ rất nhiều với Kinh Thánh và lịch sử của Y-sơ-ra-ên.
  • Năm 538 TC. Đế quốc Ba-by-lôn bị liên minh Mê-đi và Ba-tư tiêu diệt. Nhưng trong tương lai trước ngày Chúa Jêsus Christ tái lâm, có một thế lực được dấy lên mà Kinh Thánh mô tả là nước Ba-by-lôn Lớn (Khải. 17 – 19).
II/. ĐẶC ĐIỂM:
  1. Phần nội dung:
    • Mở đầu bằng sự kiện tiên tri Ê-li được Chúa cất lên trời bằng xe và ngựa lửa.
    • Kết thúc bằng cuộc luu đày qua Ba-by-lôn.
    • Đoạn 17 ghi sự kiện 10 chi phái phía Bắc bị đế quốc A-si-ri tiêu diệt và đày qua A-si-ri.
    • Đoạn 25, thành Giê-ru-sa-lem bị tàn phá, Đền thờ bị đốt, dân Giu-đa bị đày qua Ba-by-lôn.
  2. So sánh với các sách khác:
 
TÊN SÁCH SỰ KIỆN
I Samuên Trung gian giữa chế độ thần quyền và quân chủ với 3 nhân vật: Samuên, Sau-lơ, Đa-vít.
II Samuên Triều đại của vua Đa-vít với sự đắc thắng và thất bại của Đa-vít.
I Các Vua Sách của sự phân rẽ với 40 năm cai trị của Salômôn, và 80 năm đầu của hai nước sau khi chia rẽ
II Các Vua Sách của sự lưu đày: Y-sơ-ra-ên bị đày qua A-si-ri (17) và Giu-đa bị đày qua Ba-by-lôn (25).
 
Đọc sách II Vua, chúng ta nhớ đến lời của Sứ đồ Phaolô trong Rôma 6:23, tội lỗi của hai nước đều được tiền công là bị lưu đày.
III/. BỐ CỤC:
Đề mục; TỘI LỖI
Câu gốc: 17:20
A/. Cảnh cáo tội lỗi – 1:1 – 8:15
  1. Lời cảnh cáo của Tiên tri Ê-li – 1:1 – 2:12
  2. Lời cảnh cáo của Tiên tri Ê-li-sê – 2:13 – 8:15
Trong thời kỳ nầy, chúng ta thấy Đức Chúa Trời dấy lên hai Tiên tri lớn, làm rất nhiều phép lạ, giảng dạy để cảnh tỉnh dân Chúa. Đây là một thời kỳ có nhiều phép lạ được Đức Chúa Trời thi hành nhiều hơn hết.
B/. Hậu quả của tội lỗi – 8:16 – 17:41
  1. Rối loạn trong dân Y-sơ-ra-ên – 8:16 – 16:20
  2. Thành Sa-ma-ri sụp đổ – 17:1-41
Những đoạn nầy ghi lại sự thay đổi ngôi vua, cuộc sống sa đọa của các vua nước Y-sơ-ra-ên phía bắc.
Chỉ với 9 đoạn sách ngắn ghi chép lại lịch sử hơn 120 năm lịch sử của Y-sơ-ra-ên phía bắc, trong khi đời vua Đa-vít và Salômôn được dành những đoạn dài.
C/. Tác động của tội lỗi – 18 – 25
  1. Từ tốt qua xấu – 18 -29
  2. Mất sự thánh khiết – 24 - 25
Tội lỗi của Y-sơ-ra-ên phía bắc đã lôi cuốn Giu-đa phía nam, khiến Giu-đa từ một Ê-xê-chia tốt lành đến Manase, Am-môn gian ác. Từ Giô-sia tốt đến Giô-a-cha, Giê-hô-gia-kim ác.
Cuối cùng tội lỗi đã khiến cho Đền thánh bị đốt, Thành thánh bị mất, Dân thánh bị lưu đày.
Chúng ta thấy sách II Các Vua ghi lại việc Đức Chúa Trời phạt rất nặng đối với tội lỗi, không phải vì Ngài thiếu nhân từ, trái lại, Chúa rất nhân từ dấy lên nhiều tiên tri nhất trong các thời kỳ để cảnh cáo dân Chúa.
Y-SƠ-RA-ÊN: Giô-na, A-mốt, Ô-sê.
GIU-ĐA: Áp-đia, Giô-ên, Ê-sai, Mi-chê, Na-hum, Ha-ba-cúc, Giê-rê-mi,…
Tiếc thay từ vua đến dân không ai chịu hạ mình ăn năn.
IV/. NHÂN VẬT ĐÁNG NHỚ:
  1. Niên hiệu các vua Giu-đa và Y-sơ-ra-ên: (So sánh hai vương quốc).
 
GIU-ĐA Y-SƠ-RA-ÊN
Rô-bô-am 17 năm Giê-rô-bô-am 22 năm
A-bi-giam 3 năm Na-đáp 2 năm
A-sa 41 năm Ba-ê-sa 24 năm
Ê-la 2 năm
Xim-ri 1 tuần
Ôm-ri 12 năm
Giô-sa-phát 25 năm A-háp 22 năm
A-cha-xia 2 năm
Giô-ram 12 năm
Giô-ram 8 năm Giê-hu 28 năm
A-cha-xia 1 năm
Athali (Thái hậu) 6 năm
Giô-ách 40 năm Giô-a-cha 17 năm
A-ma-xia 29 năm Giô-ách 16 năm
A-xa-ria (Ôxia) 52 năm Giê-rô-bô-am II 44 năm
Không có vua 12 năm
Xa-cha-ri 6 tháng
Sa-lim 1 tháng
Mê-na-hem 10 năm
Phê-ca-hia 2 năm
Giô-tham 16 năm Phê-ca 20 năm
A-cha 16 năm Ô-sê 9 năm
Kế thúc  vào năm 721 TC
Ê-xê-chia 29 năm  
Ma-na-se 55 năm  
A-môn 2 năm  
Giô-si-a 31 năm  
Giô-a-cha 3 tháng  
Giê-hô-gia-kim 11 năm  
Giê-hô-gia-kin 3 tháng  
Sê-đê-kia 11 năm  
Kế thúc vào 586 TC  
         
 
  1. Tiên tri Ê-li-sê – 1 – 10:
  1. Ê-li-sê được kêu gọi – I Vua 19:19-21
    • Câu 21, dứt khoát với những ràng buộc có thể ảnh hưởng đến chức vụ – Luca 9:62
    • Đức Chúa Trời dùng Ê-li-sê để dạy Ê-li tinh thần phục vụ qua “hầu việc người”
  2.  Phép lạ Ê-li-sê làm:
(1)  2:13-14 – Rẽ nước sông Giô-đanh
(2)  2:19-22 – Chữa lành nước độc
(3)  4:1-7 – Hóa dầu
(4)  4:8-37 – kêu con trai người nữ Su-nem sống lại
(5)  4:38-41 – Chữa nồi canh độc
(6)  4:42-44 – Hóa bánh cho 100 người ăn
(7)  5: - Chữa bịnh phung cho Na-a-man
(8)  6:1-7 – Tìm được lưỡi rìu
(9)  6:8-23 – Phạt quân Sy-ri bị mù
(10) 6:24 – 7: - Giải cứu Sa-ma-ri khỏi nạn đói
(11) 13:20-21 – Hài cốt của Ê-li-sê cứu người chết
Những phép lạ của Ê-li-sê làm hầu hết giống như những phép lạ Chúa Jêsus Christ đã làm:
(1)  Bắt đầu chức vụ tại sông Giô-đanh
(2)  Biến nước thành rượu
(3)  Đầy dầu Thánh Linh
(4)  Kêu người chết sống lại
(5)  Nuôi nhiều người ăn
(6)  Chữa lành bịnh phung – sự tái sanh
(7)  Tưởng mất mà còn (Luca 15) – lưỡi rìu
(8)  Tha kẻ thù (quân Sy-ri bị mù)
(9) Không thấy mà tin – Giải cứu Sa-ma-ri dù có người không tin.
Do đó, Chúa Jêsus Christ đã gọi Giăng Báp-tít là Tiên tri Ê-li – Mathiơ 11:14; Luca 1:17; 17:11-13.
  1. Ê-xê-chia [Hi-bá-lai: H Z K = Hezekiah] – Tham khảo II Sử ký 29 – 32)
  1. Ê-xê-chia là người yêu mến Chúa: Ê-xê-chia là người yêu mến Chúa giống như Đa-vít – 18:3-7
    • Câu 3, làm điều thiện
    • Câu 4, phá hủy hình tượng
    • Câu 6, vâng lời Chúa
Từ đời vua Đa-vít, không có vua nào tốt như Ê-xê-chia.
  1. Ê-xê-chia là người cầu nguyện: Kinh Thánh ghi lại hai lời cầu nguyện của vua Ê-xê-chia. Đặc điểm hai lời cầu nguyện đều dài, tha thiết, và đều được Chúa nhậm lời.
    • 19:14-15, Ê-xê-chia lên Đền thờ cầu nguyện khi bị đạo quân Asi-ri sỉ nhục. Đức Chúa Trời đã nhậm lời và chính Chúa đã sai thiên sứ Ngài hủy diệt đạo binh kiêu ngạo đó.
    • 20:2-6, Ê-xê-chia đã cầu nguyện xin Chúa cho ông được gia hạn sự sống và Đức Chúa Trời đã nhậm lời cho ông sống thêm 15 năm.
  1. Giô-sia – 22 – 23
  1. Đặc điểm của Giô-si-a là người yêu mến Đức Chúa Trời và phục sự Chúa từ thơ ấu
    • Lên ngôi lúc 8 tuổi – 22:1
    • 16 tuổi biết tìm kiếm Chúa – II Sử 34:3a
    • 20 tuổi dẹp bỏ hình thượng – II Sử 34:3b
    • 26 tuổi tu sửa lại Đền thờ – II Sử 34:8; II Vua 22:3
  2. Giô-si-a đối với Kinh Thánh – 22:10-11
    • Giô-si-a sửa sang Đền thờ đã bị hư hại từ trước.
    • Tìm lại được sách Luật pháp (Ngũ Kinh) – 22:8
    • Vua đã biết lắng nghe và ăn năn tiếp nhận Lời Chúa – 23:25
    • Đức Chúa Trời đẹp lòng về Giô-si-a – 22:18-20
  3. Giô-si-a giữ Lễ Vượt Qua – 23:21-23
Đây là Lễ Vượt Qua được tổ chức sau 200 năm chưa hề có, so sánh với đời Quan xét và với hai vương quốc.
Giữa thời gian từ khi vua Ê-xê-chia chết (618 TC.) đến khi bị đày qua Ba-by-lôn (586 TC.), triều đại của Giô-si-a (614 TC.) như ánh sáng buổi hoàng hôn, như tia sáng lóe lên lần cuối. Dù vậy, cơn phục hưng nầy đã giảm bớt cơng iận của Đức Chúa Trời. Rất tiếc là dân Giu-đa đời Giô-si-a đã không bắt kịp cơ hội để ăn năn.
V/. SỰ KIỆN ĐÁNG NHỚ:
  1. Dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày – Samari sụp đổ:
Sách I Vua kết thúc với 8 vị vua cai trị vương quốc Y-sơ-ra-ên  phía Bắc là những vị vua làm ác. Bây giờ, với II Vua, có 11 vua, điệp khúc người làm điều ác luôn được lặp lại (3:2-3; 10:31-32; 13:2-3, 11; 14:24; 15:9, 18, 24, 28; 17:2).
Đến đời vua Phê-ca – 15:29, vua A-si-ri đã bắt 2 ½ chi phái phía Đông sông Giô-đanh (I Sử 5:25-26) và chi phái Nép-ta-li (II Vua 15:29) đày qua A-si-ri.
Một vấn đề là vua A-si-ri trong lần bắt lưu đày các chi phái nầy có tên là Tiếc-lác Phi-lê-se trong II Vua 15:29 cũng có tên là Phun trong I Sử 5:26.
Có nhiều người cho đó là 2 người, nhưng trong khi Kinh Thánh ám chỉ một người.
Nhưng gần đây, Dr. Pinches tìm thấy trong những bản đất sét ghi “Lịch sử Ba-by-lôn” tại Bảo tàng Viện Anh quốc (British Museum) cho biết Tiglah Phileser còn có tên khác là Pull hay Pulu. Kinh Thánh đã được xác chứng một lần nữa chính xác từng chi tiết lịch sử.