Na-hum

Na-hum
I/. TÁC GIẢ: 1. Tên: Tên ‘Na-hum’ có nghĩa là “Sự Yên Ủi” 2. Quê hương của Na-hum: Quê hương của Na-hum là xứ Ên-cốt. Có nhiều ý kiến về xứ Ên-cốt: Có người cho rằng Ên-cốt thuộc xứ Ga-li-lê, vì thánh Jêrôme nói: Chữ Ca-bê-na-um có nghĩa là làng của Na-hum. Nếu như vậy thì Na-hum có cùng quê với Giô-na và là nơi trưởng thành của Chúa Jêsus Christ.
------------------

I/. TÁC GIẢ:


1. Tên:
Tên ‘Na-hum’ có nghĩa là “Sự Yên Ủi

2. Quê hương của Na-hum:
Quê hương của Na-hum là xứ Ên-cốt. Có nhiều ý kiến về xứ Ên-cốt:
  • Có người cho rằng Ên-cốt thuộc xứ Ga-li-lê, vì thánh Jêrôme nói: Chữ Ca-bê-na-um có nghĩa là làng của Na-hum. Nếu như vậy thì Na-hum có cùng quê với Giô-na và là nơi trưởng thành của Chúa Jêsus Christ.
  • Ngày nay có một làng thuộc chi phái Nép-ta-li tên là El-Kauzeh
  • Cũng có ý kiền cho rằng cha mẹ của Na-hum bị vua A-si-ri là Tiếc-la Phi-le-sê (I Sử 5:6, 26; II Sử 28:20; II Vua 12:29) bắt làm phu tù qua A-si-ri, và Na-hum đã được sinh ra tại làng Al-Kush, bên hữu ngạn sông Gigris.
 
II/. NIÊN HIỆU:
Căn cứ vào 1:12; 2:13; 3:15-17, chứng tỏ sách được viết ra trong lúc A-si-ri còn hùng mạnh.
3:8-10 nhắc đến Ai Cập và Nô A-môn là tên của thành Thebes nổi tiếng của Ai Cập, chỗ thần A-môn được thờ. Thành phố nầy bị vua A-si-ri là Assurbanipal hủy phá vào năm 665 hoặc 664 TC. Có thể là vào triều vua Ma-na-se của nước Giu-đa, sau thời Ê-sai
III/. ĐỐI TƯỢNG CỦA SỨ ĐIỆP: THÀNH NI-NI-VE.


1. Các sách trong Kinh Thánh với Ni-ni-ve:
Sáng. 10:8-12, cho biết người sáng lập thành Ni-ni-ve là Nim-rốt, một anh hùng và một thợ săn giỏi. Điều đó ám chỉ người ở Ni-ni-ve, hậu tự của Nim-rốt, là những người mạnh dạn và hiếu chiến.
Giô-na 3:3, Ni-ni-ve là một thành lớn phải đi mất 3 ngày đường.
Ni-ni-ve là một thành phố được chú ý về phương diện lịch sử. Những khám phá gần đây trong ngành khảo cổ cho biết:
  • Ni-ni-ve gồm 4 thành phố hợp lại, không dưới 100 km2.
  • Tường thành cao 30m
  • Tường dày có thể cho 3 xe ngựa cùng chạy song song.
  • Thành có 1.500 tháp canh, mỗi tháp canh cao 60m, có thể quan sát phạm vi 120 Km2
Giô-na 1:2 nói đến tình trạng đạo đức tại Ni-ni-ve rất xấu: “tôi ác chúng nó đã lên thấu trước mặt ta” [đây là một thành ngữ chỉ về tội lỗi nặng nề, dùng cho Sô-đôm và Gô-mô-rơ trong Sáng. 18:21; 19:13]. Tội ác nầy bày tỏ rõ ràng trong IIVua 18:28-35; II Sử 32:9-15; Ê-sai 36:13-20), những người dám thách thức cả Đức Chúa Trời.
Giô-na 4:11 cho biết,


  • Thành có hơn 120.000 trẻ con (người chưa biết phân biệt tay hữu và tay tả. Như vậy có thể ước tính độ 1 triệu dân Ni-ni-ve trong đời Giô-na
  • Thành Ni-ni-ve có nhiều thú vật, chứng tỏ thành có nhiều đồng cỏ để chăn nuôi.
     
2. Na-hum với Ni-nive:
  1. Thành Ni-ni-ve:
  • 1:15, “Trên các núi”.
Thành được xây trên các gò, đồi. Theo Sir Rawlinson thì đó là khu gò, hay đó là những cỗ cung điện của vua.Điều nầy cho thấy từ vị trí ra lịnh giết người thì thành trở nên nơi truyền giảng Tin Lành
  •  2:1,
Thành có những đồn lũy, đường sá, được canh phòng liên kết với nhau. Đó là sức mạnh của Ni-ni-ve (2:5b). Đây là điều chính xác, vì Ni-ni-ve là thành lớn (Giô-na 1:2; 2:3), thành kiên cố, khó tấn công. Lịch sử đã chứng minh.
  • Năm 615 TC., đạo quân Ba-by-lôn thảm bại nặng nề trước thành Ni-ni-ve (thànhA-su-rơ – Asusur)
  • Mùa thu năm 614 TC., mặc dù liên kết với nhau tạo ra một sức mạnh lớn, tiến đến cách thành Ni-ni-ve 50 Km, nhưng Nabopolassar của Ba-by-lôn và Cyaxare của Mê-đi bao vây rồi cuối cùng cũng phải rút quân.
  • Năm 612 TC., liên quân Ba-by-lôn + Mê-di +Scythes mở trận tấn công suốt mấy tuần lễ. Nhờ một biến cố bất ngờ là có một phần thành Ni-ni-ve gần bờ sông Tigris tự nhiên bị sụp, nhờ đó liên quân mới vào thành được (có lẽ bị lụt – Nahum 1:8)
  1.  Sự thịnh vượng của Ni-ni-ve:
  • 1:8 so với 2:6a, 8,
Thành nằm trên sông Tigris, trong thành có nhiều hồ chứa nước, nên không sợ bị bao vây (3:8)
  • 1:10, dân thành thích uống rượu (3:11), ăn chơi (3:4), ngay cả khi thành đang bị bao vây, dân trong thành vẫn còn say sưa (612 TC.)
  • 2:9, thành có nhiều bạc vàng, châu báu. Ấy là do sự cướp phá các nước (bi văn có ghi là 42 nước), và do các chư hầu tiến cống (II Vua 16:7-8; 18:13-16).
  • 2;6b; 3:14, thành Ni-ni-ve có nhiều đền đài và xây bằng đất sét nung.
  • 3:4b, 16, Ni-ni-ve là thành phố thịnh vượng về thương mại
  • 3:17, Quan trưởng đông như cào cào
  1. Biểu tượng của Ni-ni-ve (Quốc huy)
2:11-13, biểu tượng của Ni-ni-ve là sư tử. Hình vẽ là con sư tử đầu người, có cánh.
  • Sư tử là biểu tượng của sức mạnh,
  • còn đầu người là khôn ngoan,
  • có cánh chỉ về sự mau lẹ
Biểu tượng nầy nói lên tham vọng của Ni-ni-ve.
  1. Quân đội của Ni-ni-ve:
2:3-4, mô tả quân đội của Ni-ni-ve so với 3:2-3.
  • Thuẫn màu đỏ.
  • Lính chiến mặc áo đỏ sậm (những màu đỏ nầy hàm ý nhuộm máu của kẻ thù rất nhiều).
  • Có chiến xa chạy nhanh và nhiều
  • Gươm giáo, vũ khí đầy đủ.
  • Có những hành động độc ác. Họ thường xiềng các nô lệ bằng cách trói và đặt móc vào môi như móc cá (1:13); họ thích cướp phá (2:9; 3:1b); tàn sát người, nhất là rất thích chặt đầu (3:1a, 3)
  1. Tội lỗi của Ni-ni-ve: (Đối với Chúa)
  • 1:11, Họ là những người phạm thượng với Chúa (II Vua 8:28-35; Ê-sai 10:8-16, so với II Tês. 2:3-4). Trong lịch sử, chưa hề có vua nào công khai nghịch với Đức Chúa Trời như vua của Ni-ni-ve.. Đó là hình bóng về Antichrist trong tương lai.
  • 1:14, có nhiều hình tượng trong Ni-ni-ve. Đặc biệt là tượng người có thân là bò đực (Nhân ngưu), người sư tử (Nhân sư), là thần Nin và thần Netganh, tức là thần chiến tranh và thần săn bắn.
  • Cũng có tượng thần Ni-tróc – hình người đầu phụng hoàng và thần Đa-gôn (đầu cá)
  • Những cuộc thờ phượng các thần nầy đều đầy sự dâm loạn, tà thuật. Qua sách Na-hum, chúng ta thấy những tội lỗi nầy phạm cách công khai.
  1. Sự sụp đổ của Ni-ni-ve:
  • 1:7; 2:5, Ni-ni-ve mất vì lòng trông cậy nơi sự kiên cố của thành.
  • 1:8, 10, Ni-ni-ve bị hủy phá bởi nước là vật mà họ nhờ cậy (dòng sông và các hồ nước họ nhờ cậy sẽ trở lại làm tai họa cho họ), và bởi lửa (do những cỏ khô nung gạch xây đền – 3:13-14)
  • 1:10; 3:11, Ni-ni-ve mất trong lúc dân thành đang say rượu.
  • 3:5-7, Ni-ni-ve sẽ bị tàn phá và hoang vu.
 
III/. BỐ CỤC:
Đề mục: BÁO THÙ
Câu gốc: 1:2-3a
  1. Đấng Báo Thù – 1:
  1. Do bản tánh của Đấng Báo Thù: 1:2-3
    1. Hay ghen: 1:2-3
    2. Chậm giận: 1:3
  2.  Quyền năng của Đấng Báo Thù: 1:4-15
    1. Quyền năng trên muôn vật: 1:4-8
    2. Quyền năng trên con người: 1:9-15
  1. Cảnh Báo Thù – 2:
  1. Trên thành: 2:1-7
    1. Thành vững chắc: 2:1-5
Vững chắc vì lối kiến trúc: 2:1-2
Vững chắc vì có quân đội mạnh để bảo vệ: 2:3-5
  1. Cách thành bị báo thù: 2:6-7
Sụp đổ vì sông bị sụp lỡ: 2:6
Vụ sỉ nhục: 2:7
  1.  Trên của cải: 2:8-10
    1. Của cải bị cướp: 2:8-9
    2. Của cải bị tàn phá: 2:10
  2. Trên vua: 2:11-13 (trên sư tử, hoàng tộc, hoặc nền móng cai trị)
    1. Sức mạnh không còn: 2:11-13a
    2. Dòng dõi bị cất đi: 2:13b
    3. Uy quyền không còn giá trị: 2:13c (sứ giả không còn được nghe)
  1. Lý Do Báo Thù – 3:
  1. Vì tội ác: 3:1-7
    1. Giết người: 3:1-3
    2. Dâm loạn: 3:4-7
  2. Vì kiêu ngạo: 3:8-19
    1. Vì thành vững chắc: 3:8-13
    2. Vì người đông: 3:14-19
Báo Thù sẽ dễ làm cho hiểu lầm Đức Chúa Trời như một vị thần hung dữ. Tuy nhiên, khi chúng ta đọc lại đoạn 1, sẽ học được sự báo thù của Chúa.
(1). 1:2, Đức Chúa Trời báo thù vì GHEN (so với Gia-cơ 4:5).
Ghen phát xuất từ yêu thương. Từ yêu thương dân Chúa (1:15b) là dân Giu-đa, trước sự hà hiếp của Ni-ni-ve. Sự bảo vệ yêu thương là Lời Chúa hứa với dân Chúa (Phục truyền 32:10b; Công vụ 26:14)
(2). 1:3b, “Chẳng cầm kẻ mắc tội là vô tội”
Lời này được Đức Chúa Trời tuyên bố trong Xuất 34:6-7. Tỏ ra bản tính của Đức Chúa Trời vừa nhân từ nhưng cũng vừa thánh khiết; yêu thương nhưng không dung chịu tội lỗi. Đức Chúa Trời báo thù, nhưng Ngài Chậm giận, không phạt liền, bao giờ cũng dùng nhiều lần nhiều cách để gọi tội nhân ăn năn. Và Chúa đã đãi Ni-ni-ve theo cách như vậy, Ni-ni-ve được đặc ân. Tiên tri Giô-na đã đến giảng riêng cho Ni-ni-ve. Rất tiếc, Ni-ni-ve đã không hết lòng ăn năn.
(3). 1:9, Các ngươi sẽ lập mưu gì?
Đức Chúa Trời báo thù vì sự cứng lòng của Ni-ni-ve đã kiêu ngạo, thách thức Đức Chúa Trời (II Vua 18:28-35).
Bài học của sách Na-hum thật an ủi những người yêu mến Chúa, thuộc về Chúa, vì Ngài sẽ binh vực, báo thù cho họ (Rôma 8:31-39).Đồng thời cũng là lời cảnh cáo người khinh dể sự nhân từ của Chúa, vì Đức Chúa Trời chẳng cầm kẻ có tội là vô tội.