Nê-Hê-Mi

Nê-Hê-Mi
I/. TÁC GIẢ SÁCH NÊ-HÊ-MI: Các nhà giải nghĩa Kinh Thánh đều công nhận phần lớn sách Nê-hê-mi là do Nê-hê-mi viết từ đoạn 1 đến đoạn 7 và từ đoạn 12:27 đến đoạn 13:31 (vì trong các đoạn nầy, tác giả dùng nhân xưng đại danh từ ngôi thứ nhất: TÔI); còn lại là từ đoạn 8 đến đoạn 12:26 có lẽ là do E-xơ-ra viết. Nê-hê-mi 12:11,22, có tên Gia-đua, sử sách chép Gia-đua là thầy tế lễ thượng phẩm vào lúc Alexander the Great đến thăm Giê-ru-sa-lem, trên đường đi đánh nước Ba-tư
----------------

I/. TÁC GIẢ SÁCH NÊ-HÊ-MI:
Các nhà giải nghĩa Kinh Thánh đều công nhận phần lớn sách Nê-hê-mi là do Nê-hê-mi viết từ đoạn 1 đến đoạn 7 và từ đoạn 12:27 đến đoạn 13:31 (vì trong các đoạn nầy, tác giả dùng nhân xưng đại danh từ ngôi thứ nhất: TÔI); còn lại là từ đoạn 8 đến đoạn 12:26 có lẽ là do E-xơ-ra viết.
Nê-hê-mi 12:11,22, có tên Gia-đua, sử sách chép Gia-đua là thầy tế lễ thượng phẩm vào lúc Alexander the Great đến thăm Giê-ru-sa-lem, trên đường đi đánh nước Ba-tư (năm 332 TC, vua Ba-tư lúc bấy giờ là Darius III [333-331 TC.]. Cho nên có lẽ bảng danh sách trong đoạn 12 được viết vào đời Nê-hê-mi, và về sau được viết thêm vào.

II/. NIÊN HIỆU SÁCH NÊ-HÊ-MI:
  • 2:1 ghi tháng Ni-san, năm thứ 20 đời vua Ạt-ta-xét-xe, là năm Nê-hê-mi trở về Giê-ru-sa-lem lần thứ I (445TC.)
  • 13:6-7, năm thứ 32 đời Ạt-taxét-xe, Nê-hê-mi trở lại Ba-by-lôn, sau đó ít lâu, Nê-hê-mi trở lại Giê-ru-sa-lem (432 TC.), và Nê-hê-mi hoàn thành công việc tái thiết vách thành Giê-ru-sa-lem vào độ năm 400 TC.
Như vậy, sách Nê-hê-mi được viết ra sau 432 TC nghĩa là sau đoạn 13:6-7), và thời gian sự kiện viết trong sách độ 12 năm, tức là từ năm thứ 20 đến năm thứ 32 của vua Ạt-ta-xét-xe Longimanus (445 – 433 TC)

III/. THẨM QUYỀN:
Sau đây là những bằng cớ chứng minh sách có thẩm quyền trong Kinh Thánh, nghĩa là được kinh điển:
  1. Sách được dự phần trong Cựu Ước tiếng Hi-bá-lai, nhưng người Y-sơ-ra-ên nhập sách Nê-hê-mi với sách E-xơ-ra và có tựa đề chung là Sách E-xơ-ra.
  2. Thánh Jerôme cho biết các tín đồ Hi-lạp và Lamã đặt tên sách là sách E-xơ-ra thứ II.
  3. Sách Nê-hê-mi cho biết những chuyển biến quan trọng trong sinh hoạt của người Y-sơ-ra-ên sau khi hồi hương:
    1. Người Y-sơ-ra-ên chia làm 2 phe: phe sốt sắng về tôn giáo, và một phe đồng hóa với người ngoại bang.
    2. Sách Nê-hê-mi và E-xơ-ra tỏ ra sự kỳ thị giữa người Y-sơ-ra-ên với dân Sa-ma-ri.
    3. Đoạn 3:12, thuật lại đầy đủ công tác xây cất vách thành và bản đồ thành Giê-ru-sa-lem.
    4. Đoạn 7:66-67, ghi rõ dân số của cả Y-sơ-ra-ên là 42,360 người và 7,337 tôi trai tớ gái.
Nếu so với I Sử 21:5, chúng ta thấy dân Y-sơ-ra-ên đã sa sút, từ 1,100,000 người Y-sơ-ra-ên với 470,000 người Giuđa [người cầm gươm  giảm xuống còn độ 50,000 người]
Vì vậy sách Nê-hê-mi rất cần thiết để hoàn thành bộ lịch sử của Y-sơ-ra-ên và chương trình của Đức Chúa Trời trên tuyển dân sau những ngày bị phạt phải lưu đày.

IV/. CHỦ ĐỀ CỦA SÁCH NÊ-HÊ-MI:
Chúng ta đã học sách E-xơ-ra chia làm 2 phần chính:
  1. Dân Y-sơ-ra-ên hồi hương dưới sự lãnh đạo của Xô-rô-ba-bên để xây lại Đền thờ.
  2. Dân Y-sơ-ra-ên hồi hương dưới sự lãnh đạo của E-xơ-ra để sửa lại sự thờ phượng
Cũng giống như vậy, sách Nê-hê-mi chia làm 2 phần chính:
  1. Từ đoạn 1: đến đoạn 6:, Nê-hê-mi lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên tái thiết tường thành Giê-ru-sa-lem, đã bi tàn phá bởi quân Ba-by-lôn năm 586 TC.
  2. Từ đoạn 7: đến đoạn 13:, Nê-hê-mi lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên xếp đặt, chỉnh đốn nếp sống của dân Chúa.
Như vậy, qua 2 sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi, chúng ta có một chuỗi liên kết những sự việc tối cần mà dân GIu-đa phải làm sau 70 năm lưu đày trở về, đó là
  • Xây lại Đền thờ
  • Tái lập sự thờ phượng
  • Tái thiết tường thành Giê-ru-sa-lem
  • Ổn định đời sống dân Chúa
Nếu thêm vào sách Ê-xơ-tê, chúng ta chấm dứt 17 sách lịch sử với sự bảo tồn, giữ gìn của Đức Chúa Trời đối với tuyển dân. Thật là một bài giảng Tin Lành kỳ diệu về ân điển của Đức Chúa Trời trên người tin Chúa.

Đề mục: XÂY SỬA LẠI
Câu gốc: 2:18
  1. XÂY SỬA LẠI TƯỜNG THÀNH – 1: - 6:
  1. Lý do xây sửa lại tường thành – 1:1-11
    • Vì tình cảnh dân cư Giê-ru-sa-lem bị khổ nạn – 1:1-3
    • Vì tấm lòng yêu nước của Nê-hê-mi – 1:4-11
  2. Công tác xây sửa lại tường thành – 2: - 6:
    • Chuẩn bị – 2:1-20
      1. Xin phép vua – 2:1-8
      2. Quan sát công việc – 2:9-16
      3. Động viên tinh thần dân sự – 2:17-18
      4. Cương quyết với kẻ thù – 2:19-20
  • Phân chia công tác – 3:
  • Những khó khăn – 4: - 6:14
    1. Thù địch tấn công – 4:
    2. Sự bất công trong dân sự – 5:
    3. Âm mưu hại Nê-hê-mi – 6:1-14
      • Hoàn thành công tác xậy sửa lại tường thành – 6:15-19.
  • XÂY SỬA LẠI DÂN SỰ – 7: - 13:
  1. Dựng lại gia phổ: Tu bộ dân sự theo danh sách trở về lần thứ I – 7: (7:15b)
  2. Xây sửa việc thuộc linh (bên trong) – 8: - 10:
    • Dạy Lời Chúa – 8:
    • Kiêng ăn, cầu nguyện, và xưng tội – 9:
    • Lập ước với Chúa:
      1. Người lập ước – 10:1-27
      2. Điều khoản lập ước – 10:28-39
+ Làm theo Lời Chúa – c. 28
+ Không kết sui với người ngoại – c. 30
+ Giữ ngày và năm Sa-bát – c. 31
+ Dâng phần mười – c. 32-39
  1. Xây sửa bên ngoài – 11: - 13:
  • Xếp đặt người phụ trách Đền thờ:
    1. Xếp đặt thầy tế lễ – 12:1-21
    2. Xếp đặt người Lê-vi – 12:22-26
    3. Xếp đặt việc ca hát – 12:27-47
  • Trừ bỏ tệ nạn – 13:
  1. Phân biệt với người ngoại – 13:1-3
  2. Dọn sạch các phòng trong Đền thờ bị Tô-bi-gia chiếm – 13:4-9
  3. Cấp phát lương thực cho người Lê-vi – 13:10-14
  4. Trừ bỏ vi phạm ngày Sa-bát và kết sui – 13:15-31.
V/. CON NGƯỜI NÊ-HÊ-MI:
  1. Nê-hê-mi – người yêu mến dân Chúa: (1:1)