Nhã Ca

Nhã Ca
I/. TÊN SÁCH: Trong tiếng Hi-bá-lai: Trong nguyên văn Hi-bá-lai, sách có tên là: Shir Hashirim – Bài ca của những bài ca Đoạn 1:1 đã ghi tên của sách được gọi là “Bài ca của những bài ca”. Qua lối nói lặp lại hai lần của người Y-sơ-ra-ên (Phục truyền 10:17; I Vua 8:27 [Chúa của các chúa, trời của các từng trời]; Truyền đạo 1:2 [hư không của sự hư không]) ...
--------------

I/. TÊN SÁCH:
  1. Trong tiếng Hi-bá-lai:
Trong nguyên văn Hi-bá-lai, sách có tên là: Shir HashirimBài ca của những bài ca
Đoạn 1:1 đã ghi tên của sách được gọi là “Bài ca của những bài ca”.
Qua lối nói lặp lại hai lần của người Y-sơ-ra-ên (Phục truyền 10:17; I Vua 8:27 [Chúa của các chúa, trời của các từng trời]; Truyền đạo 1:2 [hư không của sự hư không]), mục đích là để nhấn mạnh tuyệt đối. Như vậy, khi gọi tên sách là Bài ca của những bài ca tỏ ra sách là một bài ca quý nhất trong tất cả các bài ca
  1. Trong bản Hi-lạp:
Bản Hi-lạp có tên là: Asma Asmaton cũng như Bản Latinh là Canticum Canticorum, có nghĩa là Bài ca của các bài ca, hoặc bài ca hay nhất trong các bài ca – Song of songs, or Best of songs
  1. Bản Việt ngữ:
Bản Việt ngữ dịch âm theo tiếng Hán là Nhã ca [Nhã = thanh tao, lễ độ, như ‘Nhã nhạc’ là loại nhạc dùng trong cung đình]. Vậy Nhã ca là loại bài ca, loại nhạc sử dụng trong việc tế tự, trong cung đình, tỏ ra nghi lễ trang nghiêm (trái với Nữ Nhạc).
II/. TÁC GIẢ:
  1. Một vài ý kiến căn cứ vào vài câu (3:9; 4:13) dùng tiếng A-ram trong sách, cho rằng sách Nhã Ca đã được viết ra sau thời lưu đày, vì tiếng A-ram – tiếng Sy-ri – là ngôn ngữ thông dụng sau thời lưu đày.
Tiếng A-ram:
Sáng thế ký 31:47, Laban nói tiếng A-ram, còn Gia-cốp nói tiếng Hê-bơ-rơ
Tiếng A-ram là tiếng Sy-ri, người vùng Mê-sô-bô-ta-mi, vùng thượng lưu sông Ơ-phơ-rát. Như vậy tiếng A-ram là tiếng nói của tổ phụ dân Y-sơ-ra-ên, vì Áp-ra-ham là dân U-rơ, vùng thượng lưu sông Ơ-phơ-rát.
Có người cho rằng tiếng A-ram là tiếng Canh-đê (Đa-ni-ên 2:4), là loại ngôn ngữ được dùng thông dụng thời đế quốc A-si-ri (II Vua 18:26; Ê-sai 36:11) cho đến khi đế quốc Hi-lạp nổi lên truyền bá văn hóa Hi-lạp.
Sau khi người Y-sơ-ra-ên bị lưu đày 70 năm trở về (586 – 536 TC), người Y-sơ-ra-ên thường dùng tiếng A-ram trong khi giao tiếp với nhau cho đến thời Chúa Jêsus Christ trên đất (Mác 5:41; 15:34)
  1. Tuy nhiên đa số các học giả Kinh Thánh nhìn nhận Salômôn là tác giả của sách Nhã Ca với nhiều bằng cớ:
  1. Đoạn 1:1 ghi rõ đây là bài ca do Salômôn làm (8:11-12)
  2. Nội dung sách Nhã Ca cho thấy tác giả là người hiểu biết rất nhiều về:
  • Thực vật học: (cây nho – 1:6; cây hương nam – 1:17a; cam tòng hương – 1:17b)
  • Động vật học: (chiên 1:7; ngựa – 1:9, đặc biệt ngựa là con vật thường chỉ có những người thuộc Hoàng gia mới sử dụng); hoàng dương (2:7)
  • Các loài hoa quý: (2:1-2, 11-12) Hoa quý là loại dành cho những bậc vương giả dùng.
  1. Cảnh trí được mô tả với sự giàu có thích hợp với đời Salômôn (1:5)
  2. Khi dùng vài tiếng A-ram trong sách Nhã Ca không có gì lạ(1:5), vì thời của vua Salômôn việc giao thương rất rộng lớn, nên việc dùng tiếng A-ram cũng cần có vì cần giao dịch với dân các nước.
  3. Văn chương và ý tưởng của sách Nhã Ca tỏ ra sách xuất hiện thời kỳ văn chương thịnh vượng của nước Y-sơ-ra-ên.
Quan sát lịch sử của Y-sơ-ra-ên, chỉ có thời Đa-vít và Salômôn về kinh tế thì cực thịnh, và chính trị thì thuận lợi, đó là điều kiện thơ ca phát triển phong phú. Vả lại, Đa-vít và Salômôn rất giỏi về thơ ca.
Có lẽ Nhã Ca là một trong 1005 bài thơ ca mà vua Salômôn đã viết (I Vua 5:32)
Cũng có ý kiến cho rằng Salômôn viết Nhã Ca để
  • Mừng Lễ Cưới của ông với Hoàng hậu Ai Cập (I Vua 3:1 so với Nhã Ca 1:6)
  • Lúc còn trẻ (Nhã Ca 6:8, lúc bấy giờ Salômôn chỉ có 60 Hoàng phi và 80 cung phi) nên viết ra những bài tình ca.
  • Cũng có ý kiến Salômôn viết Bài Tình ca nầy để tả mối tình của mẹ của ông (Bát-sê-ba) với cha của ông (trong đó có nhân vật thứ ba là U-ri, hoặc ngược lại là Đa-vít).
III/. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÁCH NHÃ CA:
  1. Trong bản tiếng Hi-bá-lai, thì sách Nhã Ca được xếp giữa sách Ru-tơ và sách Gióp, là một trong 5 sách dùng đọc trong những ngày Lễ quan trọng. Nhã Ca được đọc vào ngày thứ tám của lễ Vượt Qua.
  2. Trong Bản 70 (Septuagint), thì sách Nhã Ca là sách thứ 5 trong 5 sách Văn Thơ.
  3. Nhã Ca nói về tình yêu của một người nam với một thiếu nữ với tất cả sự đẹp đẽ, thánh khiết, làm hình bóng về Chúa Jêsus Christ với Hội Thánh (giống Thi thiên 45)
Kinh Thánh thường mượn tình yêu vợ chồng để làm thí dụ về Đức Chúa Trời (Chúa Jêsus Christ) với những người tin Chúa:
  • Êsai 54:5-6; 62:5
  • Giêrêmi 3;1, 20
  • Ê-xê-chi-ên 16:
  • Ô-sê 1: - 3:
  • Mathiơ 9:15; 25:1-13
  • Giăng 3:27-30
  • II Côrintô 11:2
  • Ê-phê-sô 5:23-27
  • Khải huyền 21:2
Xem thế, Nhã Ca đã nói lên được tình yêu của Chúa đối với chúng ta là người tin Chúa, thuộc về Chúa (Y-sơ-ra-ên = Ô-sê 2:1-23; Hội Thánh = II Côrintô 11:1-4), vừa đẹp vừa cao quý (I Giăng 3:1)
IV/. NỘI DUNG:
Có ba ý giải thích câu chuyện trong sách Nhã Ca:
  1. Ức thuyết Người Chăn Chiên – vua Salômôn là xấu:
Cô thôn nữ đã được hứa gả cho một thanh niên đồng xứ, trong khi đó (6:10-13), Salômôn cùng đoàn tùy tùng đi tới phía Bắc gặp nàng, đem nàng về Giê-ru-sa-lem.
Cô thôn nữ chống cự mọi cám dỗ của Salômôn. Khi Salômôn khen nàng thì nàng khen người yêu ở quê nhà
Ban ngày nàng ước ao được gặp người yêu; ban đêm nàng nằm mơ thấy gặp người yêu
Cuối cùng hai người yêu nhau được gặp lại, anh em nàng khen ngợi nàng đã thắng được sự cám dỗ
Theo cách giải thích nầy, Salômôn là người xấu (hình bóng về sự cám dỗ của thế gian với sự giàu có, quyền thế), nhưng cuối cùng tình yêu chân thật sẽ thắng mọi cám dỗ (Rôma 8:35-39).
Theo cách giải thích nầy, câu chuyện giống truyện vua Đa-vít với mối tình của Bát-sê-ba và U-ri (II Samuên 11: - 12:25)
  1.  Ý giải thích: vua Salômôn là người tốt:
Câu chuyện với vua Salômôn yêu một thôn nữ. Người thôn nữ đó nghĩ đến vua chăn dắt dân sự (Giêrêmi 23:4) như hình ảnh của một người chăn chiên.
Theo cách giải thích nầy, chúng ta nhìnt hấy hai phương diện của tình yêu giữa Đức Chúa Trời và người tin Chúa.
  • Đức Chúa Trời yêu thương người tin Chúa như một vị vua yêu một thôn nữ quê mùa, đen (1:5; 7:1; Rôma 5:6-8)
  • Người tin Chúa yêu thương Đức Chúa Trời như người thôn nữ yêu một người chăn chiên, rất xứng hiệp, chân thật, không hề nghĩ đến uy quyền của một vị vua.
  1. Ý kiến thứ ba: Dung hòa hai ý:
Đây là câu chuyện tình yêu của đôi thanh niên nam nữ vùng quê, tình yêu chân thật.
Khi nàng nghĩ đến người thanh niên yêu nàng thì nàng xem chàng như một vị vua uy nghi, đang kính phục.
Còn chàng thanh niên, nghĩ đến người yêu thì dù nàng đen nhưng nàng đẹp và cái đẹp đó được ví như một công chúa rực rỡ.
Theo ý nầy, chúng ta là người tin Chúa yêu Chúa Jêsus Christ và kính phục Ngài như đối với một vị Vua trên muôn vua.
Ngược lại, Chúa Jêsus yêu người tin Ngài như chúng ta, thì dù chúng ta không ra chi nhưng Ngài vẫn tôn trọng chúng ta như một cô dâu không tì không vết, không chi giống như vậy trước Cha Ngài (Êphêsô 5:25-27).
V/. BỐ CỤC:
Có nhiều cách chia bố cục sách Nhã Ca khác nhau, tuy nhiên, có 3 cách chia đặc biệt cần đề cập đến:
  1. Cách chia theo KỊCH THƠ: (theo J. Sidlow Baxter).
Cách chia theo Kịch Thơ nầy chia sách Nhã Ca ra thành 5 hồi
  1. Hồi I – Lễ Cưới Hoàng gia: 1:1 – 2:7.
Theo phong tục Trung Đông, Lễ Cưới tổ chức rước dâu về những Trại lớn được trang trí đẹp (1:5), không rước vô nhà.
Chàng rể ở đây là một vị vua (1:4)
Đôi Tân Hôn cùng nhắc lại những lời từ lần đầu tiên gặp nhau (1:7-8) và trong ngày cưới (1:9 – 2:6)
Đoạn 2;7 là phần Ban Hát mừng Lễ Cưới.
  1. Hồi II – Kỷ Niệm Đầu Tiên – 2:8 – 3:5.
Cô dâu nhớ lại những ngày mới gặp chàng rể nơi ngôi nhà có vườn hoa (2:9, 12-13), có vườn nho (2:15) với tiếng của những người làm vườn đuổi những con chồn – hoặc hai người đã đuổi bắt nhau trong vườn nho.
Giấc mơ đầu tiên sau lần gặp người yêu
  1. Hồi III – Ngày Rước Dâu – 3:6 – 5:1.
Vẻ đẹp của chàng rể trong ngày rước dâu (3:6-11)
Chàng rể ca tụng vẻ đẹp của cô dâu trong ngày rước dâu (4:1-6), và mời cô dâu rời Li-ban (4:8) về với chàng rể.
Cô dâu đã đồng ý và mời chàng rể vào nhà (4:16- - 5:1)
  1. Hồi IV – Thương Nhớ – 5:2 – 7:10.
Cô dâu nằm mơ thấy chàng rể bỏ đi (5:6), vội vàng đi tìm và gặp trong vườn hoa (6:2-3)
Đoạn 6:4 – 7:10, chàng rể bày tỏ tình yêu (7:10)
  1. Hồi V – Ngôi Nhà Kỷ Niệm – 7:11 – 8:14.
Đôi Tân giai nhân trở lại quê nhà của Cô Dâu (có lẽ là vùng núi Li-ban – 4:8) với vườn hoa (7:11-13), với người mẹ và gia đình của Cô Dâu (8:1-2)
  1. Cách chia theo NHẠC KỊCH (Xem sách Nhã Ca là một Bản Tình Ca Ngày Cưới).
  1. Phần Nhạc Dạo – 1:1-8: (Giới thiệu Chàng Rể và Cô Dâu
  1. Nốt chủ âm: 1:1-3 [chủ đề của sách]
    • Chủ đề của Ca khúc Nhã Ca là Ca Khúc Tình Yêu [cái hôn nơi miệng, ái tình]
    • Đặc biệt đây là loại tình yêu cao quý [đồng trinh – 1:3]
  2. Ý nhạc: 1:4-6
Diễn tả một tình yêu giữa một vì vua như Salômôn (không phải vua loại hôn quân hay bạo chúa) với một cô thôn nữ đen, nghèo nhưng xinh đẹp.
  1. Chuyển cung: 1:7-8
  • Những hòa âm lạ với những biến âm bất thường (Hỡi, hãy, ở đâu, nơi nào, vì cớ sao, nếu, … diễn tả những thắc mắc của người vừa được yêu (c.7), cũng là những hồi hộp, bứt rứt trong tình yêu khi muốn tỏ tình.
  • Những khích lệ của người yêu (c.8).
  1. Phần Chính Nhạc: 1:9 – 6:13 [Ngày Cưới]
  1. Chớm nở tình yêu: 1:9 – 5:1 [Ngày Cưới là cơ hội để thuật lại những kỷ niệm tình yêu chớm nở giữa hai người]
    • Ca tụng: 1:9 – 2:6
Phần nầy do 2 bè nam nữ hát đối đáp khen nhau
  • Luyến nhớ: 2:7 – 5:1 [tương tư]
Nhớ nhau từ trong giấc ngủ, muốn gặp lại (4:1, 7, 8, 9-11…) với những chữ Hỡi, hỡi…. Bản nhạc dùng âm điệu vui như nô đùa trốn bắt, vừa sợ (3:1-2) vừa nũng nịu (3:4)
  1. Những trăn trở trong tình yêu: 5:2 – 6:13.
    • Giận nhau: 5:2-3
Đây chỉ là những giận dỗi, hờn dỗi, làm bộ giận vì những lý do nhỏ.
Bản nhạc cùng âm thanh nhỏ, cao (của đàn dây) mô tả câu chuyện về đêm.
  • Tìm nhau: 5;4 – 6:13
Diễn tả nỗi lo sợ, hốt hoảng của người nữ chạy tìm người yêu, hỏi người nầy, người khác (5:7-8)
Âm điệu có nhiều nốt móc nhanh để diễn tả nhịp chạy và những dấu nghỉ.
Phần người nam nhớ muốn tìm, thì (6:4-13) không sôi nổi như người nữ, nhưng với lời kêu gọi (nhiều chữ Hỡi, hãy, …).
Một người tìm, một người gọi.
  1. Kết Nhạc: 7: - 8: 9 [HÒA HỢP]
Trong phần nầy có sự thay đổi cách xưng hô đối thoại giữa công chúa và chàng.
  1. Hòa hợp Tình Yêu: 7:1-13
    • Từ những trăn trở đi đến cảm thông, hòa hợp thành vợ chồng.
    • Âm điệu từ thấp dâng lên cao (cao nhất là 13c), diễn tả sự hòa hợp càng lúc càng gia tăng.
  2. Thưởng thức Tình Yêu: 8:1-14
    • Đôi vợ chồng bắt đầu bước vào nhà người mẹ (như Y-sác đưa Rê-be-ca vào Trại của mẹ mình)
    • Âm điệu với những phách ngắn, đứt khoảng, nhẹ như tiếng thì thầm [mỗi người một câu]
  1. Cách chia theo HÌNH BÓNG [BỒI LINH]: (Theo George Burrowes – Chú Giải Nhã Ca)
  1. Nhu Cần Tình yêu – 1:1 – 2:7
Bày tỏ cách thức một linh hồn trông đợi tình yêu của Đấng Christ qua mối tương giao riêng trong phòng Ngài (1:4)
  • Từ chối mình để phục vụ – 1:7-11
  • Được ngồi đồng bàn với vua – 1:12-14
  • Yên nghỉ với vua trong khung cảnh đẹp đẽ – 1:15-17
  • Được bảo vệ – 2:1-3.
  • Vui mừng – 2:4-7
  1. Năng Lực của Tình yêu – 2:8 – 7:9 [Sự hấp dẫn nhau trong tình yêu – tình yêu của Chúa thu hút chúng ta)
  • Đẹp như vẻ đẹp Thiên đàng, nơi Chúa sắm sẵn cho chúng ta. – 2:8-17
  • Vẻ huy hoàng trong sự đón tiếp mà Chúa dành cho chúng ta để đưa chúng ta vào vinh hiển – 3:1-11
  • Không thể diễn tả, tha thiết ngay trong những lúc chúng ta lạnh nhạt, hờ hững với Chúa – 4:1 – 7:9
  1. Hiệu Quả của Tình Yêu – 7:10 – 8:14
Từ tình yêu cao quý đó đem đến hiệu quả trong lòng người tin Chúa:
  • Bảo đảm hi vọng của người tin – 7:10
  • Mong ước được tương giao với Đấng Christ – 7:11
  • Tự nguyện dâng mình – 7:12-13
  • Mong ước không còn trở ngại đối với tình yêu của Chúa – 8:1-2
  • Mong ước giữ mình khỏi tội lỗi làm Chúa buồn – 8:3-4
  • Vui sướng yên nghỉ nơi Chúa – 8:5-6a
  • Mọi cám dỗ đều vô nghĩa – 8:6b-7
  • Nhận thức trách nhiệm – 8:8-12
Đối với người chưa được cứu – 8:8-10
Đối với Nhà Chúa (quản trị) – 8:11-12
  • Trông đợi hưởng trọn tình yêu từ sự tái lâm – 8:13-14.