Ma-thi-ơ (Đoạn 1)

Ma-thi-ơ (Đoạn 1)
Chúng ta càng nghiên cứu nhiều hơn những ghi chép về chức vụ ngắn ngủi của Chúa Jêsus trong xác thịt, chúng ta càng có ấn tượng với sự kiện rằng tất cả quá khứ và tương lai đều hiệp lại trong Chúa Jêsus…

Chúng ta càng nghiên cứu nhiều hơn những ghi chép về chức vụ ngắn ngủi của Chúa Jêsus trong xác thịt, chúng ta càng có ấn tượng với sự kiện rằng tất cả quá khứ và tương lai đều hiệp lại trong Chúa Jêsus… và những lời của các Tiên tri một phía, lời của các Sứ đồ một phía tất cả được chứng minh và xác nhận bởi những lời của Chúa Jêsus là Đấng đã đến giữa hai thời kỳ đó.
----- T. D. Bernard

Khi xem xét từng điểm một câu chuyện của Mathiơ, chúng ta tìm thấy sức hút tại điểm nầy hay điểm kia, với ý tưởng mà có lẽ một vài sự giải thích giúp đọc giả bình thường cũng chú ý.

Bảng Gia Phả Mở
Tại sao bảng gia phả lại bắt đầu hơi dài dòng? Có một lý do rất tốt. hãy nhớ Mathiơ chủ yếu viết cho người Do-thái, là những người giữ gìn lời tiên tri trong Cựu Ước, đang mong đợi Đấng Mết-si của họ được sanh ra trong một gia đình nào đó. Mathiơ không cần khởi sự bằng cách trở lại từ A-đam, nhưng Mathiơ phải khởi sự với Áp-ra-ham, tỏ phụ của giao ước quốc gia, và sau đó bày tỏ dòng dõi qua Đa-vít, người đứng đầu hệ hoàng gia của Giu-đa trong dòng dõi đó giao ước lời hứa được công bố về Vua-Mết-si đang đến. Mathiơ phải cho thấy rằng Chúa Jêsus là Con thật của Áp-ra-ham và hậu tự của Đa-vít. Đó chính là điều Mathiơ chủ ý.

Tại sao có sự đánh vần khác nhau về những tên từ Cựu Ước ? Bởi vì Mathiơ hoặc viết bảng gia phả được ghi chép bằng tiếng Hi Lạp, hoặc dịch những tên đó từ tiếng A-ram sang tiếng Hi Lạp, trong khi những tên nầy nguyên gốc được viết bằng tiếng Hi-bru.
Trong câu 17, Mathiơ viết: “Như vậy, từ Áp-ra-ham cho đến Đa-vít, hết thảy có mười bốn đời; từ Đa-vít cho đến khi bị đày qua nước Ba-by-lôn, cũng có mười bốn đời; và từ khi bị đày qua nước Ba-by-lôn cho đến Đấng Christ, lại cũng có mười bốn đời”. Chắc chắn có mười bốn đời từ Áp-ra-ham đến Đa-vít, và từ Đa-vít đến Giê-hô-gia-kin chỉ có mười ba đời trong phần thứ ba, trừ khi chúng ta đếm Giê-hô-gia-kin hai lần. Giải thích thế nào? Giải thích là khi so sánh với cách Cựu Ước bày tỏ. Câu 11 nói: “Giô-si-a đang khi bị đày qua nước Ba-by-lôn sanh Giê-chô-nia và anh em người”. Giê-chô-nia không sanh Giê-chô-nia, Giê-chô-nia cũng không có “anh em”. Nhưng Giê-chô-nia đã sanh Giê-hô-gia-kim, và Giê-hô-gia-kim có “anh em” (xem I Sử. 3:15). Trong danh sách của Mathiơ (như chúng ta có) có một sự bỏ sót Giê-hô-gia-kim giữa Giô-si-a và Giê-chô-nia. Thật ra, một vài thủ bản Hi Lạp đã chen vào tên Giê-hô-gia-kim đúng quý tắc là mười bốn đời phần thứ ba của Mathiơ.

Có thể ý nghĩa trong những thế hệ nầy không ghi trực tuyến. Thí dụ, chúng ta thấy giữa A-đam và Đấng Christ chỉ có sáu mưoi đời. Sáu mươi đời nầy dường như lập thành hàng mười, mỗi người thứ mười là một người quan trọng đặc biệt. Từ A-đam đến người thứ mười đầu tiên là Nô-ê. Trong thời Nô-ê, Đức Chúa Trời đã sai sự phán xét hủy diệt trên toàn thể loài người, và nhìn như là Satan đã diệt được dòng dõi Đấng Mết-si; nhưng dòng dõi đó được bảo lưu trong Nô-ê công bình, chứng minh mục đích của Đức Chúa Trời không thể phá hủy được.
Người thứ mười kế tiếp là Áp-ra-ham, với Áp-ra-ham Đức Chúa Trời đã lập một giao ước không điều kiện rằng Đấng Mết-si sẽ đến từ dòng dõi của ông, trong Đấng Mết-si tất cả các dân tộc trên thế giới sẽ được phước.
Người thứ mười kết tiếp là Bô-ô, người kết hôn với người nữ Mô-áp tên Ru-tơ; và qua Ru-tơ người Ngoại bang tất cả các dân Ngoại bang được đồng trong hi vọng về Đấng Mết-si.
Người thứ mười tiếp theo là Ô-xia – vì dòng dõi Đấng Mết-si bây giờ là dòng dõi hoàng tộc Giu-đa, và Đấng Christ hầu đến sẽ là Vua muôn vua. Thật sự đó là “năm vua Ô-xia băng” mà Êsai, vị tiên tri vĩ đại nhất trong các tiên tri viết sách của Y-sơ-ra-ên, “đã thấy Chúa”, nghĩa Đấng Mết-s (Êsai 6:1), đang ngồi trên ngôi cao sang cai trị tất cả các ngai vàng khác (như Giăng 12:41 nói rằng đó là Êsai thấy Đấng Christ).
Người thứ mười tiếp nữa là Xô-rô-ba-bên, một trong những nhân vật vĩ đại nhất của Cựu Ước; vị vua lãnh đạo Dân sót hồi hương từ lưu đày Ba-by-lôn về Giu-đê. Xô-rô-ba-bên làm biểu tượng vè Đấng Christ, vì vậy A-ghê bày tỏ (2:20-23), là Đấng Lãnh Đạo tối thượng của Y-sơ-ra-ên từ cuộc lưu đày thời xa xưa vào Thiên Hi Niên phước hạnh.

Mười dòng dõi sau nầy, chúng ta đọc: Giô-sép là chồng Ma-r, Ma-ri là người sanh Đức Chúa JÊSUS, gọi là CHRIST”. Mỗi người thứ mười là một biểu tượng, lời tiên tri, lời nói trước: Đấng Christ làm ứng nghiệm tất cả. Chúng ta sẽ không cố gắng “đọc điều nầy thành điều kia, dù dĩ nhiên chúng ta bị cám dỗ phản ánh rằng số mười là số trọn vẹn, số sáu là số của con người là tội nhân. Những chu kỳ sáu trọn vẹn của mười: thế là đến Đấng Christ là mục tiêu của tất cả những dòng dõi và Cứu Chúa của tội nhân. Trong Chúa Jêsus dòng dõi kết thúc. Trong Chúa Jêsus dòng dõi không bao giờ kết thúc. Nó hoàn toàn phù hợp, vì Chúa Jêsus là SỐ BẢY quan trọng của Đức Chúa Trời ngay lập tức theo sau sáu lần mười hoàn tất, đem đến một dòng dõi thuộc linh mới, và một vương quốc mà hiện tại giấu kín suốt sáu ngàn năm trong lịch sử loài người, vương quốc nầy vung quốc bảy ngàn năm, Thiên Hi Niên một Nước toàn thế giới của Đấng Mết-si, với chu kỳ mười lần mười của mười lần mười năm hòa bình và vinh hiển chính xác.

 
Đấng Christ với “Có Lời Chép Rằng”
Một số người cho rằng Cựu Ước bị xem nhẹ khi được trưng dẫn trong Bài Giảng Trên Núi của Chúa Jêsus Christ trong câu nói mà Chúa Jêsus lặp lại nhiều lần: “Các ngươi có nghe lời phán cho người xưa rằng… Song ta phán cho các ngươi…” họ cho rằng vì thế Chúa Jêsus đã chỉnh sửa lại Cựu Ước. Nhưng những người đó chứng tỏ không biết sự khác nhau giữa Luật Thành Văn của Cựu Ước, và Luật Truyền Khẩu rất phát triển trong bốn thế kỷ của thời kỳ giữa-Hai Ước. Cách Chúa Jêsus thường trưng dẫn Cựu Ước là “Có lời chép rằng” (4:4, 6, 7, 10; 11:10; 21:13; 26:24, 31), trong khi Bài Giảng Trên Núi là “Các ngươi có nghe lời phán”, chỉ dấu tham khảo với Luật Truyền Khẩu, sáu lần xuất hiện trong Mathiơ đoạn 5 (21-22, 27-28, 31-32, 33-34, 38-39, 43-44).
Chúa Jêsus chịu Báp-têm
Tại sao Chúa Jêsus chịu báp-têm của Giăng tại sông Giô-đanh? Phép báp-têm của Giăng là để “dẫn đến sự ăn năn”. Vì vậy Chúa Jêsus là Đấng vô tội không cần phải ăn năn. Ngay dù khi Ngài đến sông Giô-đanh, Giăng nói: “CHính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-têm, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao?”. Có những lý do mà chúng ta cần đánh giá công khai đúng mức.
Thứ nhất, vì Chúa Jêsus muốn chứng minh ngay từ đầu về chức vụ công khai của Ngài, Ngài hiệp nhất với Giăng kêu gọi cả nước; và từ lúc đó, Chúa Jêsus cũng tiếp tục tiếng kêu gọi của Giăng: “Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần” (3:2; 4:17).
Thứ hai, vì Chúa Jêsus ban thưởng cho chức vụ của chính Giăng, ban cho người tiên phong trung tín bằng việc tôn trọng phép báp-têm thành nhiệm vụ công khai mà Giăng là sứ giả đang hoạt động của Vua-Mết-si (Giăng 1:33-34).
Thứ ba, trong việc chịu Giăng làm báp-têm, Chúa Jêsus bày tỏ sự khiêm nhường của Ngài với những người Y-sơ-ra-ên tin kính, là những người đang trông đợi nước thiên đàng đến, vì thế Chúa Jêsus bảo Giăng: “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy” (3:15).
Thứ tư, sâu xa hơn, Chúa Jêsus chịu báp-têm trong tư cách đại diện cho những người tin nơi sự cứu chuộc của Ngài. Từ lúc đó, Chúa Jêsus bước vào chức vụ công khai, Ngài là đại diện Người mới, đại diện “A-đam thứ hai”, Người đắc thắng của chủng tộc sa ngã. Vì vậy, ngay lúc đó, Chúa Jêsus trở nên hoà nhập với chúng ta là những tội nhân, và chính hành động đầu tiên của Ngài, đầy đủ ý nghĩa tư cách chịu báp-têm thay cho “sự ăn năn”. Như vậy, trong gia phả mở, Chúa Jêsus có nhân tánh kết nối với nguồn gốc là Đấng Mết-si, vì thế trong phép báp-têm và việc chịu cám dỗ, một lần nữa nhân tánh được xức dầu và chịu cám dỗ. Nhân tánh đó đại diện và chịu thay mọi phương diện của loài người qua những hành động và kinh nghiệm của Chúa Jêsus.
Việc Chúa Jêsus chịu báp-têm cũng được ấn chứng bằng tiếng từ trời, “Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường”, Đức Chúa Trời đã đóng ấn vô tội trên Chúa Jêsus sau ba mươi năm yên lặng sau khi Chúa Jêsus chịu báp-têm. Hơn thế nữa, qua phép báp-têm tại sông Giô-đanh, Ba Ngôi Đức Chúa Trời bày tỏ một cách rõ ràng. Con đứng trong dòng sông Giô-đanh; Cha phán từ trời; Thánh Linh hiện xuống như chim bồ-câu.

Sự Cám Dỗ Trong Đồng Vắng
Tại sao có sự cám dỗ trong đồng vắng? Bởi vì Chúa Jêsus Christ là đại diện mới của Loài Người, Ngài phải chịu thử nghiệm. Chính Thánh Linh là Đấng đã hiện ra đậu trên Chúa Jêsus như chim bồ câu dịu dàng bây giờ “đã dẫn” Chúa Jêsus vào đồng vắng, nơi đó ma quỉ đã rình rập Ngài khi Ngài đói vì kiêng ăn.
Thật là quan trọng vì biết rằng Chúa Jêsus lúc đó là Con Người. Là Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus không thể bị cám dỗ (Giacơ 1:13). Chúa Jêsus ở trong nhân tánh nên Satan đến tìm cách cám dỗ: “Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời” - giả như tiếng phán từ trời tại sông Giô-đanh – thì hãy khiến đá nầy trở nên bánh đi”. Lập tức Chúa Jêsus đáp trả lại ngay bằng Lời Cựu Ước: “Có lời chép rằng: Người ta (Con Người) sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra ừ miệng Đức Chúa Trời”. Chúa Jêsus chúng ta vẫn là một Người.
Là một người, bản tánh có ba mặt – thân - hồn – linh, vì thế Satan có 3 cách hướng đến ba phương diện bản tánh con người của Chúa Jêsus. Sự cám dỗ thứ nhất liên quan phần thân thể (“hãy khiến đá nầy trở nên bánh”). Sự cám dỗ lần thứ hai liên hệ phần hồn (“hãy gieo mình xuống đi”, nghĩa là khoe khoang chính mình). Lần thứ ba đi ngay vào phần linh (“sấp mình xuống thờ lạy ta”). Lần thứ nhất gợi ý điều hợp lý. Lần thứ hai gợi lên điều đáng nghi ngờ. lần thứ ba gợi lên điều sai rõ ràng. Satan thường sử dụng kỹ thuật cám dỗ như vậy! - thuộc thể, tâm lý, thuộc linh; từ đó dường như hợp lý, điều đó có gì dáng ngờ, chưa chắc đúng, và từ đó điều đáng ngờ đưa đến đáng trách, đáng ghét. Trong lần thứ nhất che giấu bằng sự cảm thông. Lần thứ hai có một sự vui thích bên ngoài. Lần thứ ba chiếc mặt nạ giả hình rơi ra, và động cơ thật được phô bày – “thờ lạy ta”.
Ba lần Chúa Jêsus cầm thanh gươm chói sáng trong tay đẩy lui sự cám dỗ với: “Có lời chép rằng”. Ba lần chúng ta thấy bí quyết đắc thắng – vâng phục Lời của Đức Chúa Trời. Do đó sau lần chiến thắng cuối cùng, Chúa Jêsus đã đuổi kẻ thù với phán: “Hỡi quỉ Satan, ngươi hãy lui ra! Vì có lời chép rằng: Ngươi [nghĩa là mỗi người Y-sơ-ra-ên] phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi” (Phục truyền 6:13; 10:20).
Lập tức ngay sau đó “liền có thiên sứ đến gần mà hầu việc Ngài”, Chúa Jêsus đói nhưng được thỏa lòng không cần hóa đá thành bánh; Kinh thánh được ứng nghiệm: “Chúa sẽ truyền các thiên sứ gìn giữ ngươi”, cũng không cần phải nhảy từ nóc đền thờ! Đức Chúa Trời luôn ban các thiên sứ của Ngài gìn giữ những người trung tín với Lời Ngài.