Sô-phô-ni

Sô-phô-ni
I/. TÁC GIẢ: 1. Tên: Tên “Sô-phô-ni” có nghĩa là “Chúa Giê-hô-va đã giấu” (Thi thiên 27:5; 83:3). Chính Sô-phô-ni đã chơi chữ khi ghép tên của ông trong 2:3. 2. Gia phổ: 1:1 Trong tất cả các Tiên tri chỉ có Sô-phô-ni tự giới thiệu về gia phổ rõ ràng. Có hai lý do có thể nghĩ đến: Sô-phô-ni là người có địa vị cao trong xã hội: thuộc Hoàng tộc, chít của vua Ê-xê-chia. Việc giới thiệu như vậy là một cách bảo đảm sứ điệp của ông là đáng tin, mặc dù Sô-phô-ni không phải là tiên tri chính thức.
---------------

I/. TÁC GIẢ:
1. Tên:
Tên “Sô-phô-ni” có nghĩa là “Chúa Giê-hô-va đã giấu” (Thi thiên 27:5; 83:3). Chính Sô-phô-ni đã chơi chữ khi ghép tên của ông trong 2:3.
2. Gia phổ: 1:1
Trong tất cả các Tiên tri chỉ có Sô-phô-ni tự giới thiệu về gia phổ rõ ràng. Có hai lý do có thể nghĩ đến:
  1. Sô-phô-ni là người có địa vị cao trong xã hội: thuộc Hoàng tộc, chít của vua Ê-xê-chia.
  2. Việc giới thiệu như vậy là một cách bảo đảm sứ điệp của ông là đáng tin, mặc dù Sô-phô-ni không phải là tiên tri chính thức.
Trong Tân Ước, trường hợp của Phaolô cũng đã thường tự giới thiệu gia thế đặc biệt của ông, và thường tự giới thiệu là sứ đồ của Chúa Jêsus Christ, mục đích là để binh vực chức vụ Chúa giao cho ông (Công vụ 22:3; 26:4-5; Philíp 3:4-6)
Sự binh vực như vậy rất cần thiết, vì người Y-sơ-ra-ên thường đòi hỏi tư cách của người giảng (Xuất. 3:13; 4:1, 5; Mathiơ 12:38; Mác 6:1-3; Luca 4:22).
Sô-phô-ni tự giới thiệu ông là chít của vua Ê-xê-chia. Theo nguyên ngữ Hi-bá-lai thì viết Sô-phô-ni là con (tiếng Việt dịch là chit) của Hizekiah. Khó mà nghi ngờ Hizekiah là Ê-xê-chia. Như vậy, Sô-phô-ni là thế hệ thứ tư của dòng dõi Ê-xê-chia.
 
II/. NIÊN HIỆU: 1:1
  • Sôphô-ni cho biết ông sống về đời vua Giô-si-a, con trai của A-môn, vua Giu-đa.
  • II Sử 34: - 35:, ghi lại triều đại của vua Giô-si-a (638-608 TC.) với các đặc điểm:
  • Vua Giô-si-a lên ngôi lúc 8 tuổi.
  • 16 tuổi bắt đầu tìm kiếm Chúa (630 – năm thứ 8)
  • 26 tuổi sửa chữa đền thờ, đem lại sự phục hưng cho Giu-đa (620 TC. – năm thứ 18).
  • 38 tuổi qua đời (608 TC. – năm thứ 30).
  • Căn cứ theo II Sử 33:1, Ma-na-se lên ngôi lúc 12 tuổi trị vì 55 năm.
  • Căn cứ theo II Sử 33:21, A-môn lên ngôi năm 22 tuổi, trị vì 2 năm.
  • Căn cứ vào II Sử 34;1, Giô-si-a lên ngôi lúc 8 tuổi, trị vì 30 năm.
Theo đó, Ma-na-se chết lúc 67 tuổi (12 + 55), lúc đó Giô-si-a được 6 tuổi. Giữa khoảng Ma-na-se và Giô-si-a (ông nội và cháu) là 61 năm.
Sô-phô-ni nói sứ điệp tiên tri nầy chỉ trong thời gian 30 năm cai trị của vua Giô-si-a, và có lẽ Sô-phô-ni với Giô-si-a tuổi tác gần bằng nhau. Hoặc là Sô-phô-ni đã chịu ảnh hưởng đức tin của Giô-si-a hoặc ngược lại.
 
II/. BỐ CỤC:
Đề mục: LỬA GHEN
Câu gốc: 1:18 (hoặc 2:8)
  1. Định Nghĩa Lửa Ghen: 1:
  1. Lửa ghen không phải là ghét: 1:2-6
  2. Lửa ghen có giới hạn: 1:7-18
  1. Lý Do Có Lửa Ghen: 2: - 3:8
  1. Đối với người ăn năn (2:1-3)
  2. Đối với người không ăn năn: 2:4 – 3:8
  1. Hiệu Quả của Lửa Ghen: 3:9-20
  1. Trên các dân (chung) 3:9
  2. Trên tuyển dân: 3:10-20
GIẢI THÍCH BỐ CỤC:
  1. Định Nghĩa Lửa Ghen: 1:
  1. Lửa Ghen không phải là ghét: 1:2-6
Đọc qua những câu nầy, chúng ta thấy Lửa Ghen không phải là ghét (Gia-cơ 4:5). Vì ghen ghét sẽ đưa đến sự trả thù độc hại.
Nhưng Lửa Ghen của Đức Chúa Trời chỉ có mục đích diệt (làm) sạch (clean up) mọi sự. Chúa chỉ trừ bỏ.
  • 1:2-3, đối với loài người, nói chung, thì Chúa sẽ trừ bỏ những gì ngăn trở là trừ bỏ kẻ dữ (hoặc những gì hiệp với kẻ dữ).
  • 1:4-6, đối với dân Y-sơ-ra-ên và Giê-ru-sa-lem, Chúa chỉ trừ bỏ những thần tượng và kẻ thờ lạy hình tượng.
Như vậy, Lửa Ghen của Chúa không hề có một ác ý nào (Gia-cơ 1:13b), nhưng hoàn toàn tỏ ý tốt lành cứu mọi người, mọi loài.
  1. Lửa Ghen có giới hạn: 1:7-18
So sánh với II Phi 3:9-10. Lửa ghen có giới hạn trong hai phương diện:
  • Phương diện yêu thương:
Lửa ghen không bùng cháy hỗn loạn, nhưng có ấn định, có cảnh cáo, có báo trước, qua những từ ngữ “Ngày của Đức Giê-hô-va , ngày đó” được lặp lại nhiều lần, hầu như mỗi câu đều nhắc đến. Nghĩa là lúc nào tình yêu thương của Chúa cũng muốn mọi người đều ăn năn.Đó là Lửa Ghen của sự yêu thương (II Phierơ 3:9).
  • Phương diện công nghĩa:
Chúng ta cũng thấy được Lửa Ghen của Chúa đến một mức độ sẽ phải phát ra và phát ra một cách mạnh mẽ:
1:8-9 Chúa sẽ phạt
1:11, bị diệt mất
1:13, bị cướp, hoang vu, không được ở, …
1:14-18, kêu khóc … (II Phieơ 3:10)
  1. Lý Do Có Lửa Ghen: 2:3 – 3:8
  1. Đối với người ăn năn: 2:1-3
Đối với những người biết nhóm lại (2:1) trươc khi Lửa Ghen đổ xuống, họ nhóm lại với lòng nhu mì (hạ mình), với tinh thần theo Lời Chúa dạy (2:2-3a), để tìm kiếm, tìm kiếm, tìm kiếm … thì Chúa sẽ giấu họ, che chở họ trong ngày thạnh nộ.
  1.  Đối với người không ăn năn: 2:4 – 3:8
Chúa liệt kê các dân tộc ở 4 hướng chung quanh nước Y-sơ-ra-ên:
2:4-7, dân Phi-li-tin (tên các thành) và dân ở miền biển Địa Trung Hải, thuộc phía Tây.
2:8-10, dân Mô-áp, Am-môn, phía Đông
2:10-12, dân Ê-thi-ô-bi ở phía Nam
2:13-15, dân A-si-ri phía Bắc
3:1-8, chính thành Giê-ru-sa-lem (ở giữa)
Như vậy, Lửa Ghen của Chúa là lửa ghen công bình, không kể kẻ có tội là vô tội, dù đó là tuyển dân. Ngược lại, Chúa cũng sẵn sàng tha thứ cho người biết ăn năn, dù là dân ngoại.
  1. Hiệu Quả của Lửa Ghen: 3:9-20
  1. Trên các dân: 3:9
3:9 là một câu nói đến công hiệu của Lửa Ghen rõ ràng. Ấy là để môi miệng thánh sạch cho họ và để họ biết quay về thờ phượng, hầu việc Chúa.
  1. Trên Tuyển Dân: 3:10-20.
Riêng đối với tuyển dân, Chúa bày tỏ hiệu quả LỬa Ghen như sau:
  • Kẻ tan lạc sẽ về với vui mừng: 3:10-11
  • Người sót lại sẽ bình an: 3:12-13
  • Chúa sẽ cai trị trực tiếp: 3:14-17
  • Dân Y-sơ-ra-ên sẽ được nổi danh: 3:18-20
I Giăng 4:8, 16, định nghĩa Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Thật vậy, ngay trong cơn giận, Chúa vẫn bày tỏ lòng yêu thương bằng Lửa Ghen, không phải lửa ghét. Ghen vì yêu thương, không ghen vì ghét. Sửa phạt nhưng vẫn tha thứ, sửa phạt là để dạy cho nên Người Công Bình.
III/. ĐẶC ĐIỂM:
  1. Về Tôn giáo: 1:4-13
Thời Sô-phô-ni, dân Y-sơ-ra-ên đã pha trộn Đạo của Chúa với các thần ngoại bang: vừa thờ phượng Đức Chúa Trời, vừa thờ lạy thần Ba-anh nơi nóc nhà; vừa thề Đức Chúa Trời, vừa thề với người (vua mình – nguyên văn dùng chữ Mancam nghĩa là thần Mo-lóc)
Dân Y-sơ-ra-ên không bỏ Chúa hẳn. I Vua 18:21 gọi đó tình trạng Đi Giẹo. Khải huyền 3:15-16 gọi đó là tình trạng hâm hẩm.
1:7-13, cho thấy dân Y-sơ-ra-ên cũng giữ những ngày lễ của Chúa, nhưng
  • Họ dự lễ mà mặc áo lạ (Mathiơ 22:11-13). Nghĩa là miễn cưởng dự, thái độ xem thường. Hoặc họ vào đền thờ để thờ phượng Chúa mà vẫn mặc áo để thờ Ba-anh, sử dụng một áo cho hai loại lễ.
  • 1:12, Chúa mượn phong tục về Lễ Vượt Qua là trước ngày Lễ, những người trong nhà phải soi đèn tìm dọn cho sạch men. Bây giờ, Chúa soi tìm những kẻ phạm tội còn che giấu, ẩn trốn trong Lễ. Thay vì Lễ Thánh, mừng vì được cứu khỏi tội, họ lại dùng để phạm tội.
  1. Phong tục:
  • 1:5, người Y-sơ-ra-ên thời tiên tri Sô-phô-ni đã dựng bàn thờ để thờ cơ binh trên trời nơi nóc nhà (sân thượng), giống như người Trung hoa thờ Thiên Công hay người Việt-nam lập bàn thờ Ông Thiên, nhà nghèo thì để trước nhà, người giàu thì để trên sân thượng. Đây là thói tục của người A-si-ri.
  • 1:7-8, “Tân khách … Áo lạ”
Thời Sô-phô-ni cũng như thời Chúa Jêsus Christ trên đất (Mathiơ 22:11-13), khách dự tiệc phải mặc áo lễ, như người phương Tây phải có veston, có nơ, …
  • 1:9, “Nhảy qua ngạch cửa”. Câu nầy có hai ý:
    • Một thành ngữ chỉ về cách thờ phượng của các tiên tri Ba-anh (I Vua 18:26, 28)
    • Ngạch cửa có thể tiêu biểu là bệ cấp chỗ ngai vua. So với phần dưới câu, có một số quan lại, thuộc hạ dùng gian ác mưu lợi cho vua, nên tỏ ra ỷ thế khinh thường vua, thay vì cung kính đi từng cấp lên, thì họ lại nhảy (bất kính)
    • So với Giăng 10:1, ám chỉ những kẻ ‘nhảy qua ngạch cửa’ là những kẻ cướp, nhờ đó làm giàu cho chủ.
  • 1:10, Cửa Cá
    • Đây là Cửa phía Bắc của thành Giê-ru-sa-lem, từ Ga-li-lê người ta chở cá vào thành Giê-ru-sa-lem theo cửa đó.
    • Phố thứ hai là khu mở rộng của Giê-ru-sa-lem về hướng Bắc (II Vua 22:14), từ đền thờ lên đến Cửa Cá (II Sử 34:22). Đây là thành THÁP (1:11), khu vực có đền thờ, cung điện, thương mại của Giê-ru-sa-lem.