Thi Thiên

Thi Thiên
I/. TÊN SÁCH: Theo tiếng Hi-bá-lai: Trong tiếng Hi-bá-lai sách có tên là Tehillim (số ít: Tehillâh), có nghĩa là những bài ngợi khen (chỉ thích hiệp một số Thi thiên). Sách cũng có tên là Tephiloth, có nghĩa là “Những bài cầu nguyện”. Tựa nầy gọi theo Thi thiên 72:20
-----------------------
 
I/. TÊN SÁCH:
  1. Theo tiếng Hi-bá-lai:
Trong tiếng Hi-bá-lai sách có tên là Tehillim (số ít: Tehillâh), có nghĩa là những bài ngợi khen (chỉ thích hiệp một số Thi thiên).
Sách cũng có tên là Tephiloth, có nghĩa là “Những bài cầu nguyện”. Tựa nầy gọi theo Thi thiên 72:20
Sách thường được dùng tên Mizmor: nghĩa là “Bài ca có đệm nhạc.
  1. Theo tiếng Hi-lạp:
Trong tiếng Hi-lạp, sách có tên là Psalmos (Thi. 24:44) có nghĩa là “Bài thơ được hát với đàn dây”. Tên nầy được dịch ra vào thế kỷ thứ III TC. (Bản Septuagint). Đó là lần đầu tiên chữ Psalmos được dùng để chỉ những bài thơ Hi-bá-lai.
Đàn dây được nói đến là đàn Hạc Cầm (Thụ cầm – Harp)
Tên gọi Psalmos rất thích hiệp để chỉ những bài hát, bài thơ ca ngợi được viết cho âm nhạc. Bằng cớ có 55 bài được ghi “Thầy Nhạc Chánh”, đó là những nhạc trưởng hay người lĩnh xướng trong sự thờ phượng của Do thái Giáo.
Bản Hi-văn nhập Thi. 9 và 10 chung; 114 và 115 chung, nhưng lại chia 116, 147 làm thiên (Bản Hi-bá-lai giống Bản Việt ngữ)
  1. Theo tiếng Việt:
Bản Việt ngữ dịch tên theo Hán ngữ.
THI = thơ, thi ca; THIÊN = chương, đoạn
Như vậy, Thi Thiên là những đoạn thơ, những đoạn Thi Ca (Vì vậy, không nên gọi: Thi thiên ĐOẠN …, mà nên gọi Thi thiên THỨ …)
II/. GIÁ TRỊ (THẨM QUYỀN CỦA THI THIÊN):
  1. Đối với người Y-sơ-ra-ên:
Người Y-sơ-ra-ên chẳng những công nhận Thi thiên là một phần Kinh Thánh (Cựu Ước) mà còn dùng làm sách ca hát, làm lễ trong Đền thờ và trong Nhà Hội.
  1. Đối với Chúa Jêsus Christ:
  • Mathiơ 26:30; Mác 14:26, Chúa Jêsus Christ hát thơ thánh tức là hát Thi thiên.
  • Luca 24:44, Chúa Jêsus Christ công nhận Thi thiên là một phần Kinh Thánh.
  1. Đối với Hội Thánh Đầu tiên:
    • Phierơ trưng dẫn Thi thiên:
Công vụ 1:20; 2:25-28, 34-35
  • Hội Thánh sử dụng Thi thiên:
Hội Thánh hát Thi thiên – Côlôse 3:16; Gia-cơ 5:13
Hội Thánh cầu nguyện bằng Thi thiên – Công vụ 4:25-26
  • Phaolô trưng dẫn Thi thiên:
Công vụ 13:22, 33, 35
Rôma 3:4, 10-18
  1. Đối với toàn bộ Kinh Thánh:
Thánh Ambrose nói: “Mặc dù cả Kinh Thánh đều tỏa ra ân điển của Đức Chúa Trời, nhưng Thi thiên thì ngọt ngào hơn các sách khác”.
  • Luật pháp thì dạy dỗ
  • Lịch sử thì cho tài liệu
  • Tiên tri thì tuyên án
  • Các sách Văn thơ (Gióp, Châm ngôn, Truyền đạo) là luân lý thuyết phục người ta tin
  • Còn Thi thiên là “Bông trái” của tất cả những điều đó.
III/. NGUỒN GỐC CÁC THI THIÊN:
  1. Thời Thượng Cổ:
Lịch sử tôn giáo Trung Đông (khu vực Lưỡng hà, Ai Cập) cho thấy từ xa xưa đã có thi ca tôn giáo và thi ca theo kinh nghiệm dân gian.
Số lượng Thi thiên có trong Kinh Thánh chẳng thấm vào đâu so với thi ca ngoài đời của các nước.
Về phương diện văn chương, thi ca Y-sơ-ra-ên có thể phỏng theo văn chương Ca-na-an (nhất là dân Giê-bu-sít).
Tuy nhiên, về ảnh hưởng, Thi thiên trong Kinh Thánh khác xa với các thi ca bên ngoài. Các Thi thiên trong Kinh Thánh chi phối cả cách sống, tư tưởng con người (dù là dân tộc nào)
Thời kỳ các Tổ phụ, còn lại rất ít thi ca, chỉ có vài bài như Xuất. 15:; Phục truyền 32:, so với Dân. 23:18; Quan. 5:; I Samuên 2:. Có thể xem Thi thiên 90 là Thi thiên chính thức sớm nhất.
  1. Thời cực thịnh:
Có thể xem Đa-vít là người đứng đầu về Thi thiên trong Kinh Thánh (Ông Tổ). Đa-vít có tài đánh đàn (đàn Harp), lại được ơn Chúa cho để soạn và hát Thi thiên cách đặc biệt nổi tiếng trong Y-sơ-ra-ên (I Samuên 16:23).
Đa-vít soạn Thi thiên cho Ban Hát trong Đền thờ và dân chúng hát.
Có lẽ Đa-vít bắt đầu chính thức viết các Thi thiên sau khi chiếm Giê-ru-sa-lem và những bài tạ ơn được viết lúc cuối cùng đời sống. Do đó quyển I của Thi thiên (1: - 40:) có thể được sưu tập trong thời gian đó và một số bài trong quyển II.
  • Thi thiên 72 do Salômôn viết
  • Thi thiên 50 có lẽ viết vào đời vua A-sa (II Sử ký 15:)
  • Thi thiên 42: - 44:; 74:, có lẽ viết đời vua A-háp
  • Thi thiên 46; 73; 75, 76, có lẽ viết đời vua Ê-xê-chia.
Có thể thấy đời vua Ê-xê-chia là thời thịnh của Thi thiên (quyển IV)
  • Quyển V (107- 150) viết lúc từ lưu đày trở về
  • Khoảng 200 TC, Thi thiên được hoàn thành như hiện có.
  • Nhìn chung, các Thi thiên của Đa-vít được sưu tập sau khi Đa-vít qua đời, và E-xơ-ra được xem như người sắp xếp các Thi thiên như hiện có.
IV/. TÁC GIẢ:
Thi thiên là một bộ sưu tập gồm:
  • 73 bài của Đa-vít.
  • 12 bài của A-sáp (73: -)  - người hướng dẫn Ban hát của Đa-vít tại Giê-ru-sa-lem (I Sử ký 16L4-5; II Sử ký 29-30)
  • 11 bài của con cháu Cô-rê (42: -). Có thể 12 bài vì Thi thiên 42 và 43 là một. Cô-rê là người phụ trách canh cửa Đền thờ (tạm) đời Đa-vít (I Sử 9:19; 26:1)
  • 1 thiên của Salômôn (72)
  • 1 của Môi-se (90)
  • 1 của Hê-man người Êch-ra-hít (88). Theo I Sử ký 6:33; 15:17; 16:41-42, Hê-man nầy là người Lê-vi chuyên trách về ca hát trong Đền thờ. Có người cho rằng Hê-man nầy nói đến trong đời vua Sa-lô-môn, một người Êch-ra-hết khôn ngoan (I Vua 4:31: I Sử 2:6).
  • 1 bài của Ê-than, người Ếch-ra-hít, phụ trách ca hát (I Sử ký 15:19, 17; Thi. 89)
V/. BỐ CỤC:
Thi thiên được chia làm 5 quyển, được xem là Ngũ kinh thứ hai sau Ngũ Kinh của Môi-se.
Trong sách Middrash (sách các rabbi Do thái giải nghĩa luật pháp của Môi-se) ngay câu đầu đã ghi: Môi-se đã cho Y-sơ-ra-ên 5 sách luật và những phần bổ sung; còn Đa-vít cho Y-sơ-ra-ên Thi thiên cũng với 5 phần.
Môt học giả Hê-bơ-rơ hiện đại (Delitzch) cũng nói: Thi thiên là Ngũ Kinh, Thi thiên là 5 sách của hội chúng nói với Đức Chúa Trời. Còn Ngũ kinh là 5 sách của Đức Chúa Trời nói với hội chúng.
  • Chủ đề: NGỢI KHEN
  • Câu gốc: (Phần cuối mỗi quyển đều là lời ngợi khen)
41:13
72:19
89:52
106:48
150:6
 
QUYỂN TÁC GIẢ SO NGŨ KINH
Quyển I
1: - 41:
Đa số của Đa-vít Sáng thế ký
Nói nhiều phương diện con người
(người ngợi khen)
Quyển II
42: - 72:
Đa số của Đa-vít Xuất Ê-díp-tô ký
Nói nhiều về sự giải cứu
Quyển III
73: - 89:
Đa số của
A-sáp
Lê-vi ký
Nói nhiều về Chúa Thánh
(Đối tượng ngợi khen)
Quyển IV
90: - 106:
Đa số
vô danh
Dân số ký
Nói nhiều việc lưu lạc trong đồng vắng khổ nạn
(cơ hội ngợi khen
Quyển V
107: - 150:
Một phần của Đa-vít và vô danh Phục truyền Luật lệ ký
Nói nhiều về sự cảm tạ Chúa là thành tín
(Thái độ ngợi khen)
 
VI/. ĐỀ TỰA – INSCRIPTION – ĐẦU ĐỀ
Các đầu đề của Thi thiên có từ xưa, trước khi có Bản dịch Septuagint, có thể đó là những danh từ đặc biệt trong tiếng Hê-bơ-rơ cổ hay các thể nhạc mà ngày nay chưa biết.
THI THIÊN KHÔNG CÓ ĐẦU ĐỀ – 34 Thiên
1, 2, 10, 33, 43, 71, 91, 93, 94, 95, 96, 97, 99, 104, 105, 106, 107, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 135, 136, 137, 146, 147, 148, 149, 150.
THI THIÊN CÓ ĐẦU ĐỀ ĐƠN GIẢN (THI THIÊN CỦA ĐA-VÍT, SA-LÔ-MÔN, A-SÁP, THI THIÊN CẦU NGUYỆN CỦA ĐA-VÍT, THI THIÊN CỦA CON CHÁU CÔ-RÊ) – 52 Thiên
11, 13, 14, 15, 17, 19, 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 31, 35, 36, 37, 40, 41, 47, 48, 49, 50, 64, 65, 66, 68, 72, 73, 79, 82, 83, 85, 86, 87, 90, 98, 100, 101, 103, 108, 109, 110, 138, 139, 140, 143, 144, 145.
THI THIÊN CÓ TIỂU SỬ, ĐẦU ĐỀ, XUẤT XỨ (Thi thiên Đa-vít làm khi chạy trốn Áp-sa-lôm)14 Thiên
3, 7, 18, 30, 34, 51, 52, 54, 56, 57, 59, 60, 63, 143.
THI THIÊN CÓ ĐẦU ĐỀ NHẤN MẠNH MỤC ĐÍCH (Thi thiên: bài hát trong ngày Sa-bát)4 Thiên.
38, 70, 92, 102.
MỘT LOẠT THI THIÊN MANG ĐẦU ĐỀ: Bài Ca Đi Lên Từng Bậc. – 15 Thiên.
Từ Thiên 120 đến Thiên 134.
THI THIÊN CÓ ĐẦU ĐỀ BẰNG CHỮ ĐẶC BIỆT (Có thể là 31 vì 8 Thiên có liên hệ lịch sử)39 Thiên.
4, 5, 6, 7, 8, 9, 12, 16, 22, 32, 39, 42, 44, 45, 46, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 67, 69, 74, 75, 76, 77, 78, 80, 81, 84, 88, 89, 142.
VII/. ÂM ĐIỆU CỦA THI THIÊN:
  • Thiên 22 (Nguyên văn là phần cuối của Thiên 21): Aiieleth- ShahazCon Nai Cái Rạng Đông.
  • Thiên 46 (Nguyên văn là Thiên 45 – I Sử ký 15:20) – Alamoth: Các Trinh Nữ hay là giọng hát của Các Cô Gái Trẻ.
  • Thiên 57, 58, 59, 75 (Nguyên văn 56, 57, 58, 74) – Al-Rashchith: Chớ Phá Hủy.
  • Thiên 8, 81, 84 (Nguyên văn Thiên 7, 80, 83) – Gittith: Bàn Ép Rượu, chỉ về mùa trái cây là Mùa Thu, đúng vào Lễ Lều Tạm – Lêvi ký 23:39-43).
Cũng có nghĩa là một thứ đàn dây của người Gát (Giô-suê 13:3; I Samuên 6:17). Nơi có những người cao lớn (Giô-suê 11:22). Âm điệu được hát lúc người lính Gát bước đi.
  • Thiên 39, 62, 77 (Nguyên văn 38, 61, 76) – Giê-đu-thun: Ngợi khen. Đây là tên một người trong ba người chỉ huy sự thờ phượng trong Đền thờ (I Sử. 16:41-42; 25:1-6; II Sử 5:12)
Đây là tên của một người nên có lẽ là do Giê-đu-thun đặt ra âm điệu nầy hoặc đầu đề ở đây được dịch là ‘Thi thiên của Giê-đu-thun’.
  • Thiên 56 (nguyên văn là Thiên 55) – Jonath-Elem-Rechokim: Chim bồ câu yên lặng của cây thông phương xa – Đa-vít là chim bồ câu yên lặng bay thoát khỏi tay Sau-lơ).
  • Thiên 53 (nguyên văn là Thiên 52) – Mahalath (M’choloth) – chỉ về một điệu hát buồn với nhạc khí bằng dây như đàn Guitar (đàn sắt). Được dùng trong những vũ hội lớn.
  • Thiên 88 (nguyên văn là Thiên 87) – Mahalath-Leannoth: Dùng trong những Vũ hội lớn, ồn ào la hét
  • Thiên 32, 42, 44, 45, 52, 53, 54, 55, 74, 78, 88, 89, 142 – Maschi: Dùng dạy dỗ, suy gẫm.
  • Thiên thứ 9 – Muth-Labben: Sự chết của nhà vô địch, do Đa-vít làm. Chúng ta thấy Thiên thứ 9 có hai phần: Muth = sự chết; Ben = con trai.
Trong Bản Targum có tựa đề là Sự ngợi khen liên hệ đến sự chết của một người đi ra giữa Trại quân, chỉ về cái chết của Gô-li-át (I Samuên 17:4, 23) là nhà vô địch giữa hai đạo quân.
Cho nên có lẽ Thiên thứ 9 được hát trong buổi mừng Đa-vít thắng Gô-li-át.
  • Thiên thứ 3 – Selah: chỗ nghỉ hoặc chuyển giọng từ nhỏ lên lớn (crescendo).
  • Thiên thứ 45, 60, 69, 80 – Shoshannim: Hoa huệ, chỉ về Mùa Xuân, mùa của hoa.
Chúng ta biết Lễ Vượt Qua được cử hành vào Mùa Xuân, như vậy, có lẽ những Thi Thiên nầy được hát vào dịp Lễ Vượt Qua
  • Thiên thứ 120 đến 134 (Bài ca đi lên từng bậc). Có thể được dùng để hát khi bước lên những nấc thang của Đền thờ.
Có ý kiến cho là do vua Ê-xê-chia soạn 10 bài và sưu tập 4 bài của Đa-vít, một bài của Salômôn, để kỷ niệm 15 năm mà Đức Chúa Trời đã cho vua Ê-xê-chia sống thêm.
VIII/. PHÂN LOẠI THI THIÊN:
  1. Thi thiên của Đấng Mê-si:
  • Con Đức Chúa Trời: 2:7; 45:6-7; 102:25-27
  • Con người: 8:4-6
  • Con vua Đa-vít: 89:3-4, 27, 29.
  • Tiên tri: 22:22, 25; 40:9-10
  • Thầy Tế Lễ: 110:4
  • Vua: 2, 24
Thiên thứ 40 hình bóng Đấng Mê-si là Tôi Tớ của Đức Giê-hô-va vâng phục cho đến chết
  • Câu 1-2, Bài hát Phục sinh
  • Câu 3-5, bằng cớ Phục sinh
  • Câu 6-17, vâng phục để làm của lễ tinh sạch (Hêbơrơ. 10:5-17).
Thi Thiên 41:9, Đấng Mê-si bị phản nghịch
Thi Thiên 45 đến 47, Sứ tái lâm của Đấng Mê-si
Thi Thiên 72, hình bóng về Vương quốc của Đấng Mê-si
Chúng ta cũng có thể chia từng nhóm Thi thiên theo Bản Tánh của Đấng Mê-si:
 
NHÓM A: Thiên 22 đến thiên 24
Đấng Mê-si là NGƯỜI CHĂN