Truyền Đạo

Truyền Đạo
I/. TÊN SÁCH: Theo nguyên ngữ Hi-bá-lai: Trong nguyên văn Hi-bá-lai, sách có tên là: qoheleth, có nghĩa là người nói hay lên tiếng công khai trong hội chúng, có thể dịch là Giảng viên, người giảng dạy (Giáo viên)
--------------

I/. TÊN SÁCH:
  1. Theo nguyên ngữ Hi-bá-lai:
Trong nguyên văn Hi-bá-lai, sách có tên là: qoheleth, có nghĩa là người nói hay lên tiếng công khai trong hội chúng, có thể dịch là Giảng viên, người giảng dạy (Giáo viên)
  1. Theo Hi-văn:
Bản dịch Septuagint Hi-văn thì tên sách là ekklésia. Bản Anh ngữ cũng lấy tên sách như vậy, có nghĩa là Giảng viên (Preacher).
Tên ekklésia được dùng trong sách (1:2, 12; 7:27; 12:8-10
  1. Bản Việt ngữ:
Bản Việt ngữ gọi tên tiếng Hán. Từ ngữ truyền đạo là công bố ra, giảng ra, không phải là NGƯỜI truyền đạo.
II/. TÁC GIẢ:
  • Căn cứ vào 1:1, 12, giới thiệu tên thật của tác giả là Salômôn, người làm vua tại Giê-ru-sa-lem.
  • 1:16, 2:7, 9, tác giả là người giàu nhất tại Giê-ru-sa-lem
  • 12:9, tác giả là người khôn ngoan.
Kinh Thánh, sách II Sử 9:22-28 làm chứng rằng vua Salômôn là nhân vật sách Truyền đạo giới thiệu là tác giả.
Như vậy, không có gì nghi ngờ tác giả của sách là vua Salômôn của Y-sơ-ra-ên.
Đa số các nhà giải nghĩa Kinh Thánh cho rằng vua Salômôn đã viết sách Truyền đạo trong lúc tuổi già. Vì khi còn trẻ, Salômôn là người kính sợ Chúa; lúc Trung niên, Salômôn làm vua, giàu có, nhưng lại tham muốn tình dục (I Vua 11:1-3), thờ hình tượng (I Vua 11:4-8). Khi tuổi già, có lẽ Salômôn đã tỉnh thức ăn năn, từ đó viết ra sách Truyền đạo để khuyên dạy người đời sau.
III/. CHỦ ĐỀ:
Chủ đề của sách là HƯ KHÔNG (1:2)
Với chủ đề nầy, sách mô tả một người làm vua, giàu, khôn ngoan, được yêu thương, nhưng không thỏa lòng, trái lại gặp rất nhiều buồn rầu, thất vọng, để rồi kết thúc trong tuổi già nhận ra mọi sự đều là hư khôn, và điều quan trọng là kính sợ Đức Chúa Trời.
Tác giả đã trưng dẫn 8 bằng cớ mọi sự là HƯ KHÔNG:
  1. 2:15-16, sự khôn ngoan của loài người là hư không, vì khôn và dại đều gặp nhau ở điểm ‘chết’
  2. 2:19-21, sự lao khổ của loài người là hư không, vì người lao khổ không hơn kẻ không hề lao khổ (trốn việc).
  3. 2:26, mục đích của loài người là hư không, vì mưu sự tại người, nhưng thành sự là do Đức Chúa Trời.
  4. 4:4, Tài năng của loài người là hư không, vì sự thành công đem đến ganh tị hơn là vui mừng
  5. 4:16, danh tiếng của loài người là hư không, vì chẳng bao lâu sẽ bị lãng quên.
  6. 5:10-11, sự tham lam của loài người là hư không, vì tiền bạc không đem đến sự thỏa mãn; sự gia thêm tiền bạc chỉ để nuôi người khác.
  7. 7:6, sự vui chơi của loài người là hư không, vì sự vui chơi đó chỉ là sự buồn rầu được ngụy trang (giống như tiếng nổ của gai cháy)
  8. 8:10, 14, phần thưởng dành cho loài người là hư không, vì người làm và kẻ nhận đều không đáng nhận.
Quan điểm về ‘Hư Không’ như trên chính là quan điểm của một người chưa được cứu, cho nên cuối sách tác giả kêu gọi tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa (11:9; 12:1, 6-7, 13-14).
IV/. ĐẠI CƯƠNG SÁCH TRUYỀN ĐẠO:
Đề mục: HƯ KHÔNG
Câu gốc: 1:2
  1. Định nghĩa: sự hư không – 1:3 – 2:
  1. 1:3-11 – Sự hư không của muôn vật:
    • muôn vật xoay chuyển như một vòng (c.4-9)
    • không có vật gì mới (c.9-10).
  2. 1:12-28 – Sự hư không của con người:
  • 1:12-18, khôn ngoan là hư không (1:18)
  • 2:1-3, vui sướng là hư không (2:1), giống như người uống rượu (2:3)
  • 2:4-26, lao khổ là hư không
Vì cũng đi đến sự chết rồi bị lãng quên (2:14, 16)
Vì chỉ Đức Chúa Trời ban cho người đẹp lòng Ngài, không phải cho kẻ lao khổ (2:26).
  1. Cảnh trạng sự hư không – 3: - 10:10
  1. Quy luật thiên nhiên – 3: (không làm trái quy luật được)
    • Muôn vật có kỳ định – 3:1-8
    • Đức Chúa Trời điều khiển – 3:9-22 (c.10, 13, 14, 18)
  2. Quy luật nhân sinh – 4: - 9:
  • Người đối với người – 4:1-16
    1. hà hiếp nhau – 4:1-3
    2. ganh ghét nhau – 4:4-8
    3. mạnh được yếu thua – 4:9-16
      • Người đối với Đức Chúa Trời – 5: -6:
  1. thiếu sự kính sợ Chúa – 5:1-7
  2. Đức Chúa Trời là Đấng Chí Cao, Đấng ban ơn – 5:8 – 6:12)
    • Người đối với sự khôn ngoan – 7: - 9: (thiếu khôn ngoan)
  1. Quở trách người sống tiêu cực – 10:
    • Quở trách người sống trái quy luật thiên nhiên – 10:1-7
    • Quở trách người làm việc không cẩn thận – 10:8-20
[không chuẩn bị (10-11), lười biếng ham vui chơi (c.16, 18)
  1. Thái độ đối với sự hư không – 11: - 12:
  1. Đời nầy – 11:1-8
    • Làm việc lành – 11:1-2
    • Siêng năng – 11:3-6
    • Chuẩn bị ngày mai – 11:7-8 (dù đã 100 tuổi)
  2. Đời sau – 11:9 – 12:14
  • Tìm kiếm Đức Chúa Trời – 11:9; 12:1, 6, 13)
V/. MỤC ĐÍCH CỦA SÁCH TRUYỀN ĐẠO:
Mục đích của sách Truyền đạo là vua Salômôn muốn nói rõ về cuộc đời của ông:
  • 1:16, nhận được sự khôn ngoan (I Vua 3:12)
  • 2:4-10, nhận được sự giàu có
  • 4:13-16, Salômôn tự nhận mình vị ‘vua già mà dại’; còn Giê-rô-bô-am ‘trẻ, nghèo và khôn’ được cai trị 10 chi phái Y-sơ-ra-ên (I Vua 12:20), không ai nhớ đến Salômôn.
  • 7:26-29, Salômôn không tìm thấy tình yêu chân thật
Chúng ta tìm thấy được mục đích thuộc linh là lời khuyên:
  • I Giăng 2:15-17, Đừng yêu thế gian … vì các vật ở thế gian sẽ qua đi
  • Mathiơ 6:19-21, Đừng chứa của cải ở dưới đất, vì trên đất có sâu mối, ten rét, kẻ trộm …
  • Côlôse 3:2, Đừng ham mến (chú trọng) các sự ở dưới đất.
  • Truyền đạo 6:2 được minh thị rõ ràng qua Luca 12:16-21, Chúa Jêsus Christ khuyên dạy: Giàu ở dưới đất, cũng phải giàu ở trên trời.
 
Đề mục: SÁCH TRUYỀN ĐẠO I (CHỦ ĐỀ SÁCH TRUYỀN ĐẠO)
Kinh thánh: Truyền đạo 1:1-18
Câu gốc: Truyền đạo 1:2
Mục đích: Học suốt Kinh thánh, đến sách Truyền đạo. Bày tỏ cho con cái Chúa biết mọi vật trên thế gian đều qua đi, chỉ công việc Chúa còn lại đời đời.
Tài Liệu Phụ: Bài Thánh ca 385 “Hư không” hoặc bài “Dã Tràng Xe Cát”
 
I/. ĐỊNH NGHĨA HƯ KHÔNG:
  • Hai chữ “HƯ KHÔNG” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong sách Truyền đạo, độ 22 lần trong sách. Vì vậy, chúng ta không nghi ngờ gì chủ đề của sách là nhấn mạnh đến sự Hư Không.
  • ‘Hư không’ có nghĩa là không có thật, chuyện không đáng kể, phù phiếm, vô nghĩa. Nói theo ý nghĩa ngày nay thường được dùng, ‘Hư Không’ là một hiện tượng ảo.
  • Các khu vui chơi như Disney Land, người ta thường áp dụng ‘hiện tượng ảo’ làm cho người tham dự trò chơi thấy một vật gì như thật, nhưng thực tế là không có thật.
  • Người ta cũng áp dụng ‘hiện tượng Hư Không’ hay ‘hiện tượng ảo’ vào việc tập lái xe, tập lái máy bay, bằng cách cho người học lái đeo một kính mắt màu nhìn vào một màn hình nổi, làm cho người học lái cảm nhận như đang lái xe thật trên đường hay đang ngồi trong phòng lái máy bay và máy bay đang bay trên không trung.
  • Chúng ta có thể nói “Hư Không” là cái bóng của sự vật, thay vì người ta nhắm vào sự vật, thì họ chỉ nhắm vào cái bóng. Nói như một câu thơ xưa:
     Giấc Nam Kha khéo hữu tình,
Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.
Truyện kể một người học trò đến làng Nam Kha, nằm ngủ dưới gốc cây hòe giữa trưa, mơ thấy mình đổ đạt thành tài, làm quan vinh qui bái tổ, giàu sang… Thình lình người chợt thức dậy, nhìn lại thấy tay trắng vẫn hoàn tay trắng.
  • Đó chính là ý chính của Lời Chúa muốn phán dạy chúng ta qua sách Truyền đạo,  mọi nổ lực, tranh đấu, lao khổ của con người trên đất, mà không có Chúa, thì chỉ là Hư Không.
  • Đức Chúa Jêsus đã thuật một thí dụ rất thích hiệp đối với sách Truyền Đạo, đã được Thánh Luca ghi lại trong sách Tin Lành Luca đoạn 12:16-21.
Chúa Jêsus nói về một người giàu lại gặp lúc thuận lơi – trúng mùa – nên thu về một tài sản quá lớn, đến nỗi phải xây dựng một kho tàng lớn hơn chứa của cải. Rồi người ấy tự nói với linh hồn mình rằng (Câu 19): Linh hồn ơi, mầy đã được nhiều của để dành dùng lâu năm; thôi, hãy nghỉ ngơi, ăn uống, và vui vẻ…
Rõ ràng người giàu nầy có đủ mọi điều kiện để sống lâu dài hưởng phước theo tiêu chuẩn đời nầy:
  • Rất giàu có – nhiều của để dành dùng lâu năm.
  • Nghỉ ngơi – người giàu nầy không phải cực khổ, lo lắng nữa. Đây là một trong những điều kiện sống lâu. Trong khi có nhiều người giàu, có của cải, nhưng không nghỉ ngơi được, cứ phải cực khổ lo lắng mọi việc.
  • Ăn uống – người giàu nầy không phải cực nhọc, lo lắng, lại ăn được ngủ được. Có nhiều người có tiền nhưng ăn không biết ngon, ngủ không thẳng giấc. Người Việt nam có câu: Ăn được ngủ được là tiên.
  • Vui vẻ – người nầy giàu có, không cực nhọc, ăn dược ngủ được, lại sống vui vẻ.
Thật là một cuộc sống lý tưởng giữa đời nầy.
Nhưng đến câu 20, Chúa phán: Đêm nay, linh hồn người ấy bị đòi lại! Người ấy thình lình qua đời! Của cải sắm sẵn mà không hưởng được, không đem theo được. Đó không phải là Hư Không sao?
Có người sẽ bảo, thế thì khi tôi chết, tôi sẽ đem của cải theo. Hãy nhìn những Kim Tư Tháp của các Hoàng đế Ai-cập. Họ đã xây những ngôi mộ chắc chắn nhất thế giới để đem theo của cải. Kết quả là bị kẻ trộm, bị những nhà khảo cổ đào mồ cuốc mả, lấy sạch của cải.
  • Luca 12:21 là một định nghĩa rõ ràng nhất cho hai chữ Hư Không: Hễ ai thâu trữ cho mình mà không giàu có nơi Đức Chúa Trời THÌ CŨNG NHƯ VẬY. Chúa Jêsus muốn phán dạy chúng ta rằng: Một người chỉ biết lo đời nầy, đánh mất đời sau, đó là một sự Hư Không.
 
II/. BẰNG CỚ CỦA SỰ HƯ KHÔNG:
  • Trong sách Truyền đạo, tác giả đã trình bày 7 (Bảy) bằng cớ của sự Hư Không.
  1. 2:15-16
  • Bằng cớ thứ nhất về sự Hư Không mà tác giả sách Truyền đạo nói đến là SỰ KHÔN NGOAN ĐỂ NGƯỜI TA NHỚ – Một sự Khôn ngoan chỉ để khoe khoang, không phải sự khôn ngoan phát xuất từ Sự Kính sợ Chúa – đó là sự Hư Không.
  • Tại sao?
  • Câu 16a, Vì không ai nhớ hạng khôn ngoan đó đến đời đời.
  • Câu 16b, Vì người khôn ngoan cũng như kẻ điên cuồng (người không khôn ngoan) cũng chết.
  1. 2:20-23.
  • Bằng cớ thứ hai về Sự Hư Không là SỰ LAO KHỔ CỦA LOÀI NGƯỜI.
  • Trong câu 22-23, tác giả đã mô tả sự lao khổ với những hình ảnh rất sống động:
  • Cực lòng, nghĩa là chẳng những cực khổ về thể xác, mà lòng lúc nào cũng lo nghỉ.
  • Vì các ngày người thành ra “Đau đớn”, hai chữ “thành ra” cho thấy một người làm việc khiến thể xác đau đớn.
  • Công lao người thành ra buồn rầu, hai chữ thành ra cho thấy tinh thần cũng không vui.
  • Đến đỗi ban đêm lòng người cũng chẳng được an ủi, không ngủ được vì quá lo nghĩ.
  • Điều đáng nói là trong câu 21 – người làm với tất cả khôn ngoan, thông sáng, tài giỏi, cuối cùng phải để lại cho người chẳng hề lao khổ làm cơ nghiệp.
  • Dĩ nhiên Chúa không dạy chúng ta lười biếng, vì lúc nào Kinh thánh cũng ra lịnh Cơ-Đốc nhân chúng ta phải siêng năng (Math. 25:26; Rôma 12:11; II Tê. 3:10-11), nhưng một người ỷ sức riêng làm việc so với một người siêng năng biết nhờ thêm sức Chúa như Phaolô nói trong thư Philíp 4:13, thì sức riêng vẫn là Hư Không (Thi thiên 127:1-2).
  1. 4:4
  • Bằng cớ thứ ba là Tài Năng của loài người chỉ là Hư Không.
  • Vì tài năng của Loài người chỉ để tôn vinh con người lên. Do đó sẽ làm cho người khác ganh tị.
  • Nhưng một Cơ-Đốc nhân có tài năng biết rằng đó là Ân tứ Chúa cho, người sẽ luôn sống khiêm nhường, dùng ân tứ để tôn vinh Chúa, thì sẽ tránh được ganh tị.
  1. 4:13-16
  • Bằng cớ thứ tư: Danh tiếng từ loài người ban cho, chỉ là Hư Không.
  • Tác giả sách Truyền đạo đưa ra một vị vua với những danh tiếng đặc biệt:
  • Câu 13, đây là một vị vua trẻ, nghèo mà khôn, biết nghe lời khuyên can.
  • Câu 14, kinh nghiệm lao tù, nghèo khó, biết tìm cách vươn lên.
  • Câu 15, nhiều người theo vị vua trẻ nầy.
  • Dù vậy, thế hệ sau cũng không phải tất cả đều yêu thích. Chắc chắn đây là kinh nghiệm của tác giả là vua Sa-lô-môn, khi ông còn trẻ, hầu như ai nấy đều khen ngợi, nhưng khi về già và sau khi qua đời, nhiều người lại nổi lên chống ông và chống dòng dõi ông.
  • Người ta kể rằng, có hai người từng đến thăm thành Cô-rin-tô. Một người cho lập bia tôn vinh mình; còn một người chỉ nói về Chúa Jêsus Christ và Chúa Jêsus Christ. Hai ngàn năm sau, người ta lấy tên của người thứ nhất đặt cho con chó: Nero; còn tên của người chỉ nói về Chúa được tôn là Thánh.
  1. 5:10-11
  • Bằng cớ thứ năm về sự Hư Không là: Sự Tham Tiền Bạc.
  • Lời Chúa giải thích sự Hư Không của lòng tham tiền bạc là:
  • Câu 10, tiền bạc không đem đến cho con người sự thỏa lòng, có voi họ sẽ đòi tiên. Biết bao nhiêu người từ lúc đầu chỉ nghĩ: Có ăn ngày hai bữa, rồi ngày ba bữa, rồi bốn bữa, rồi họ lo tới ngày mai, lo tới tới hoài. Kết quả là tiền bạc đã làm sụp đổ hạnh phúc gia đình, làm họ mất đức tin, mất cả sự sống đời đời.
  • Câu 11, Người có tiền chỉ được một việc là nhìn thấy nó, nhưng thực tế là mình làm để nuôi kẻ khác ăn.