09:48 EDT Thứ bảy, 20/04/2024

Trang Chủ » Tạp Chí Thần Học » Câu hỏi

Câu hỏi 6: QUAN ĐIỂM NÀO TỐT NHẤT VÀ TẠI SAO?

Thứ ba - 28/11/2017 04:35
Câu hỏi 6: QUAN ĐIỂM NÀO TỐT NHẤT VÀ TẠI SAO?

Câu hỏi 6: QUAN ĐIỂM NÀO TỐT NHẤT VÀ TẠI SAO?

Như các bạn đã thấy, ba hệ thống này rất khác nhau trong sự giải thích về tận thế. Bất cứ các bạn tin quan điểm nào, các bạn sẽ giải thích hàng trăm trang qua Kinh Thánh. Vì vậy, đây là vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên, tất cả những quan điểm này có những điểm đáng chú ý và họ có Kinh Thánh để ủng hộ.
Như các bạn đã thấy, ba hệ thống này rất khác nhau trong sự giải thích về tận thế. Bất cứ các bạn tin quan điểm nào, các bạn sẽ giải thích hàng trăm trang qua Kinh Thánh. Vì vậy, đây là vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên, tất cả những quan điểm này có những điểm đáng chú ý và họ có Kinh Thánh để ủng hộ.
Quan điểm nào là tốt nhất tùy thuộc vào cách các bạn tin thích hợp với Kinh Thánh mà các bạn hiểu. Các học giả tốt và tin kính không đồng ý về điều những hệ thống này phản ánh tốt nhất sự dạy dỗ của Kinh Thánh.
 
Trong 101 Câu Trả Lời Cho Những Câu Hỏi Được Hỏi Nhiều Nhất về Tận Thế. Tôi chọn quan điểm Tiền Thiên Hi Niên. Trong chương này, tôi sẽ giải thích lý do tôi cảm nhận đây là hệ thống tốt nhất trong ba hệ thống. Tuy nhiên, mục tiêu của tôi không phải là khiến các bạn đồng ý với tôi nhưng là để thách thức các bạn quan tâm với sự cầu nguyện có đầy đủ Lời Đức Chúa Trời về đề tài này để các bạn phát triển kết luận của các bạn dựa trên Lời Chúa.
Lý Do Tôi Tin Tiền Thiên Hi Niên Là Tốt Nhất
Tôi tin Tiền Thiên Niên vì sáu lý do chính. Để làm cho dễ nhớ hơn, tôi khai triển từ viết tắt PREMIL (của tiếng Anh):
Promises – Những lời hứa của Đức Chúa Trời
Resurrection – Sự sống lại trong Khải huyền 20:4-6
Earliest – Quan điểm sớm nhất
Most – Bản Văn Tự Nhiên Nhất trong Khải huyền 20:1-6
Imprisonment – Satan bị giam cầm
Literal – Một Ngàn Năm theo Nghĩa Đen trong Khải huyền 20:1-6
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét mỗi phần trong sáu phần của từ viết tắt này để giải thích lý do tại sao tôi tin quan điểm Tiền Thiên Hi Niên.
 
Những Lời Hứa Của Đức Chúa Trời
 
Phái Tiền Thiên Hi Niên là hệ thống duy nhất trong ba hệ thống nhìn nhận sự ứng nghiệm những lời hứa hoặc những giao ước của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham và Đa-vít theo nghĩa đen. Chúng ta hãy xem xét hai giao ước này:
Đức Chúa Trời hứa không điều kiện với Áp-ra-ham ba điều trong Sáng. 12:1-3 và 15:18,
1. Đức Chúa Trời hứa sẽ ban phước cho cá nhân Áp-ra-ham và toàn thế giới sẽ được phước qua ông.
2. Đức Chúa Trời hứa sẽ ban cho Áp-ra-ham dòng dõi đông; và
3. Đức Chúa Trời hứa sẽ ban cho Áp-ra-ham và dòng dõi của ông một mảnh đất đời đời (biên giới của xứ này được mô tả trong Sáng. 15:18)
Hai lời hứa đầu của Đức Chúa Trời đã được ứng nghiệm theo nghĩa đen. Đức Chúa Trời đã ban cho Áp-ra-ham dòng dõi đông đảo, và Đức Chúa Trời đã ban phước cho thế giới bởi Áp-ra-ham qua Kinh Thánh của dân Do-thái và Cứu Chúa là người Do thái.
Nếu hai phần đầu của giao ước đã được ứng nghiệm theo nghĩa đen, thì sẽ hợp lý để kết luận rằng phần thứ ba, lời hứa về xứ cũng sẽ được ứng nghiệm theo nghĩa đen. Và vì lời hứa này chưa từng ứng nghiệm theo nghĩa đen trong lịch sử, lời hứa đó phải được ứng nghiệm trong tương lai [ND/TTS: theo tôi lời hứa này đã ứng nghiệm một lần vào thời hoàng kim của vua Sa-lô-môn, vì tánh chất lời tiên tri thường được ứng nghiệm kép, nên chắc chắn sẽ ứng nghiệm lần thứ hai khi Chúa Jêsus Christ tái lâm].
Xứ đã hứa cho Áp-ra-ham hoàn toàn thích hợp với ý tưởng triều đại ngàn năm của Chúa Jêsus Christ trên đất (cai trị từ Giê-
ru-sa-lem) qua đó, dân Y-sơ-ra-ên sẽ chiếm hữu toàn bộ xứ được hứa trong Sáng 15:18.
Bây giờ chúng ta xem xét giao ước của Đức Chúa Trời với Đa-vít. Trong II Sam. 7:12-16, Đức Chúa Trời đã hứa với vua Đa-vít rằng một hậu tự của vua sẽ ngồi trên ngai của ông và cai trị trên vương quốc của ông đời đời. Trong khi Đức Chúa Trời không hứa rằng sự cai trị này sẽ không đứt quãng. Chúa đã hứa rằng triều đại Đa-vít sẽ duy trì quyền cai trị và một trong các hậu tự của vua sẽ cai trị đời đời. Lời hứa này được áp dụng cách đặc biệt cho Chúa Jêsus Christ khi Ngài giáng sanh (Luca 1:32-33).
Phái Phi-Thiên Hi Niên và Hậu Thiên Hi Niên tranh cãi rằng giao ước này đã ứng nghiệm trọn vẹn trong thời hiện tại khi Chúa Jêsus Christ ngự trên ngai của Ngài trên trời đang cai trị Hội Thánh. Phái Tiền Thiên Hi Niên, về mặt khác, cho rằng Chúa Jêsus Christ phải ngồi trên ngai Đa-vít theo nghĩa đen trên đất và cai trị vương quốc của Đa-vít, quốc gia Y-sơ-ra-ên, để cho giao ước này ứng nghiệm hoàn toàn.
Sự giải thích theo nghĩa đen về vương quốc được sanh ra trong Tân Ước. Trong sách Công vụ, Chúa Jêsus tái xác nhận rằng vương quốc sẽ được khôi phục cho Y-sơ-ra-ên trong tương lai.
“Vậy, những người nhóm tại đó thưa cùng Ngài rằng: Lạy Chúa, có phải trong lúc này Chúa sẽ lập lại nước Y-sơ-ra-ên chăng? Ngài đáp rằng: Kỳ hạn và ngày giờ mà Cha đã tự quyền định lấy, ấy là việc các ngươi chẳng nên biết” (Công vụ 1:6-7).
Chúa Jêsus đã hứa với các môn đồ rằng trong Vương quốc của Ngài họ sẽ ngồi trên mười hai ngôi phán xét mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên (Math. 19:28). Công vụ 1:3 nói rằng Chúa Jêsus đang giảng dạy cho các môn đồ trong bốn mươi ngày “những sự về nước Đức Chúa Trời”. Có lẽ điều này đã kích hoạt câu hỏi của họ về sự khôi phục tương lai của vương quốc Y-sơ-ra-ên. Rõ ràng Chúa Jêsus đang dạy họ về một vương quốc được khôi phục trong
tương lai cho Y-sơ-ra-ên. Cũng dễ hiểu, họ muốn biết sự kiện quan trọng này đúng tiến độ thời gian của Đức Chúa Trời là khi nào.
Nếu các môn đồ bị hiểu sai về vương quốc tương lai của Y-sơ-ra-ên, câu hỏi của họ cung cấp một cơ hội hoàn hảo cho Chúa Jêsus sửa lại. Tuy nhiên, Chúa Jêsus không sửa câu nói của họ về vương quốc được khôi phục cho Y-sơ-ra-ên. Chúa Jêsus đơn giản chỉ ra họ không cần quan tâm về mốc thời gian sự kiện đó.
Ngay trước khi Chúa Jêsus thăng thiên, Chúa Jêsus đã xác nhận với các môn đồ sự kiện vương quốc sẽ được khôi phục cho Y-sơ-ra-ên. Một tương lai, chỉ vương quốc ngàn năm của Chúa Jêsus Christ được đề cập trong Kinh Thánh khi giao ước của Đa-vít được ứng nghiệm theo nghĩa đen trọn vẹn.
Sự Sống Lại Trong Khải Huyền 20:1-6
Khải. 19:11-19 ghi khải tượng của Giăng về sự tái lâm của Chúa Jêsus Christ trở lại hành tinh trái đất này. Phần tiếp theo, Khải 20:1-6, nói về sự sống lại của những người chết sau khi Chúa Jêsus trở lại. Khải 20:4b nói, “Các người ấy được sống và trị vì với Đấng Christ trong một ngàn năm” (Khải. 20:4b). Vậy nên, sự cai trị ngàn năm này bắt đầu sau sự tái lâm của Chúa Jêsus Christ và sự sống lại của những người chết.
Phái Phi-Thiên Hi Niên và Hậu Thiên Hi Niên tranh cãi rằng sự sống lại này chỉ về sự sống lại thuộc linh hoặc là sự qui đạo. Tuy nhiên, có bốn-mươi-hai lần trong Hi văn dùng cho sự sống lại (anastasis) trong Tân Ước, bốn mươi mốt lần chỉ về sự sống lại thân thể. Vì lý do đó, ý nghĩa ở đây cũng như vậy.
Vì sự sống lại này và sự cai trị theo sau Sự Tái Lâm trong Khải. 19:11-21, do đó, những điều trên cũng sẽ theo sau Sự Tái Lâm thực sự. Lời này xuất hiện chứng tỏ về thời kỳ ngàn năm tương lai sau khi Đấng Christ trở lại – không phải một vương quốc hiện tại như phái Phi-Thiên Hi Niên và Hậu Thiên Hi Niên chủ trương.
 
Quan Điềm Sớm Nhất
Phải Tiền Thiên Hi Niên là quan điểm của Hội Thánh đầu tiên trải qua hai thể kỷ đầu trong lịch sử Hội Thánh. Papias, Giám mục ở Hierapolis, là người đồng sự với Polycarp và là một môn đồ của sứ đồ Giăng (người viết sách Khải huyền). Papias tin sự cai trị một ngàn năm của Đấng Christ trên đất theo nghĩa đen.
Tất cả những ghi chép trong thế kỷ thứ hai và thứ ba của các học giả Cơ-Đốc đã truyền bá truyền thống về một thiên hi niên nghĩa đen, trên đất: Irenaus, Apollinarus, Tertullian, Victorinus, và Lactantitus. Một tác phẩm đầu thế kỷ thứ hai được gọi là Thư Tín của Barnabas dùng một ngàn năm theo nghĩa đen. Học giả nổi tiếng vào thế kỷ thứ hai là Justin Martyr (100-165) nói:
Nhưng tôi và mọi Cơ-Đốc nhân chính thống trọn vẹn khác cảm thấy chắc chắn rằng sẽ có sự sống lại của thân xác, theo sau một ngàn năm tại thành Giê-ru-sa-lem đã được tái thiết, được tô điểm, và được mở rộng, như đã được các tiên tri Ê-xê-chi-ên, Ê-sai, và các tiên tri khác đã tuyên bố.
Tiền Thiên Hi Niên là quan điểm lịch sử của Hội Thánh.
Bản Văn Tự Nhiên Nhất
Theo quan điểm của tôi, vì trí Tiền Thiên Hi Niên là bản văn rõ nhất, tự nhiên nhất của Khải. 20:1-6. Đây là phân đoạn duy nhất trong Kinh Thánh đề cập đặc biệt triều đại một ngàn năm của Chúa Jêsus Christ. Phân đoạn này xảy ra trong Khải huyền ngay sau khi Chúa Jêsus Christ tái lâm (Khải. 19:11-21). Trong Khải. 19-20, rõ ràng Chúa Jêsus Christ tái lâm (trước) Thiên Hi Niên hay triều đại ngàn năm.
Satan Bị Giam Cầm
Cả hai phái Phi-Thiên Hi Niên và Hậu Thiên Hi Niên chủ trương rằng việc Satan bị trói trong Khải. 20:1-3 xảy ra lúc Chúa Jêsus Christ đến lần thứ nhất và Satan đã bị trói ngay bây giờ suốt thời hiện tại. Chủ trương này trái với cách Satan được mô tả trong
 
Tân Ước. Hãy chú ý cách Satan được mô tả:
“Vua chúa của thế gian này” (Giăng 12:31; 14:30)
“chúa đời này” (II Côr. 4:4)
“Thiên sứ sáng láng” (II Côr. 11:14)
“vua cầm quyền chốn không trung” (Êph. 2:2)
“như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em” (I Phi. 5:8)
Âm mưu chống lại người tin Chúa Jêsus (II Côr. 2:11; Êph. 6:11)
Ngăn trở người ta tin Chúa Jêsus (I Tês. 2:18)
Tố cáo dân Chúa (Khải. 12:10)
Làm tâm trí người hư mất bị mù (II Côr. 4:4)
Như các bạn đã thấy, quỉ Satan xuất hiện qua bất cứ hình thức nào nhưng hôm nay đã bị giới hạn. Hắn là kẻ thù đã bị bại trận, nhưng hắn chưa bị trói. Đức Chúa Trời đã thắng Satan tại Thập tự giá, nhưng chưa thắng trọn vẹn cho đến khi Chúa Jêsus Christ Tái Lâm, khi đó quỉ Satan bị trói và bị quăng vào vực sâu. Suốt thời hiện tại, Satan đang tích cực chống lại công việc của Đức Chúa Trời và phá rồi dân Chúa. Như một người đã nói: “Nếu Satan bị trói hôm nay, hắn phải có một sợi xích dài đáng sợ”
Hãy chú ý đặc biệt Khải. 20:1-3 mô tả việc Satan bị trói. Lời đó nói: “Satan bị bắt, bị xiềng lại, bị quăng xuống vực sâu”. Rồi Vực sâu được đóng lại, và vực sâu được niêm phong lại. Không có điều gì giống như vậy xảy ra trong lần đến thứ nhất của Đấng Christ. Nhưng điều đó xảy ra khi Chúa Jêsus Christ tái lâm.
Một Ngàn Năm Theo Nghĩa Đen
Quan điềm Tiền Thiên Hi Niên là quan điểm duy nhất giải thích lời tiên tri phù hợp với Kinh Thánh theo nghĩa đen. Hai quan điểm kia hướng những lời tiên tri Cựu Ước theo thuộc linh hóa và áp dụng những lời tiên tri đó vào Hội Thánh, họ thường giải thích
 
Y-sơ-ra-ên theo thuộc linh.
Chính Kinh Thánh cho phương pháp đúng để giải thích lời tiên tri trong Kinh Thánh. Tất cả những lời tiên tri về Chúa Jêsus Christ đến lần thứ nhất đã ứng nghiệm theo nghĩa đen trong con người và trong công việc của Cứu Chúa chúng ta. Điều đó có nghĩa là những lời tiên tri về sự Tái Lâm của Chúa Jêsus Christ cũng đáng tin sẽ ứng nghiệm theo nghĩa đen. Thuộc linh hóa những lời tiên tri về ngày sau rốt và chối bỏ thời kỳ đại nạn theo nghĩa đen, về Antichrist theo nghĩa đen, về cuộc chiến Ha-ma-ghê-đôn theo nghĩa đen, sự khôi phục dân Y-sơ-ra-ên trở về xứ hứa theo nghĩa đen, và về vương quốc ngàn năm trên đất theo nghĩa đen là vi phạm phương pháp giải nghĩa lời tiên tri Kinh Thánh đã thiết lập qua những lời tiên tri về sự đến lần thứ nhất của Chúa Jêsus Christ.
Hạn thời gian một ngàn năm được nói đến cách đặc biệt sáu lần trong Khải. 20 – các câu: 2, 3, 4, 5, 6 và 7. Thực tế là thời hạn thời gian này được lặp lại sáu lần trong bảy câu nhấn mạnh tầm quan trọng của nó.
Hơn nữa, tất cả những thời hạn thời gian và những con số đặc biệt khác được đề cập trong Khải huyền dường như là nghĩa đen: “mười ngày” (Khải. 2:10), “một trăm bốn mươi bốn ngàn” (Khải. 7:4; 14:1), “năm tháng” (Khải. 9:5, 10), “hai trăm triệu” (9:16), “bốn mươi hai tháng” (11:2; 13:5), và “một ngàn hai trăm sáu mươi ngày” (11:3; 12:6). Khi Giăng nói đến một thời gian ngắn là thời gian phổ thông, không đặc biệt, ông dùng nó bằng một nhóm từ như “ít lâu nữa” (6:11) hoặc “chẳng bao nhiêu” (12:12).
Vậy nên tốt nhất hiểu một ngàn năm theo một thời kỳ nghĩa đen của thời gian khi Chúa Jêsus Christ cùng các thánh cai trị trên đất sau khi tái lâm trên đất.
Quan điểm Tiền Thiên Hi Niên được xem là cách hiểu biết tốt nhất về tận thế. Quan điểm này kết hợp chặt chẽ sự ứng nghiệm theo nghĩa đen những lời hứa của Đức Chúa Trời; Quan điểm này tiếp theo cảnh của chính sách Khải huyền về Sự Tái Lâm của Chúa
Jêsus Christ và Thiên Hi Niên mô tả; cũng là quan điểm của Hội Thánh đầu tiên; là bản văn tự nhiên nhất của Khải. 20:1-6; quan điểm này không nói Satan đã bị trói; quan điểm này giải thích Khải huyền với những từ ngữ theo nghĩa đen về một ngàn năm Đấng Christ cai trị.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn