21:23 EDT Thứ ba, 23/04/2024

Trang Chủ » Tạp Chí Thần Học » Lời Chứng

Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời

Thứ năm - 25/05/2017 04:50
Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời

Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời

Năm 1996, có người từ Đan-mạch về gặp tôi và nói có người nhờ tôi dịch quyển For From Rome Near To God (nội dung là lời làm chứng của 50 vị nguyên là Linh mục Công giáo Lamã trở lại với Tin Lành), đồng thời đưa cho tôi 100 Mỹ kim nói là tiền công của nhờ dịch gởi, còn lại sẽ tính sau. Tôi trao quyển sách và 100 Mỹ kim cho một người bạn nhờ dịch.

 




Những Lời Chứng Cá Nhân của 50 Linh mục Công giáo Lamã Qui Đạo
 
 
Được biên soạn bởi:
Richard Bennett
Nguyên là Linh mục Công giáo Lamã dòng Đa-minh

Martin Buckingham
 
 
Associated Publishers & Authors, Inc.
P.O. Box 4998
Lafayette, Indiana 47903
United States of America


Lời Tự Than,
Năm 1996, có người từ Đan-mạch về gặp tôi và nói có người nhờ tôi dịch quyển For From Rome Near To God (nội dung là lời làm chứng của 50 vị nguyên là Linh mục Công giáo Lamã trở lại với Tin Lành), đồng thời đưa cho tôi 100 Mỹ kim nói là tiền công của nhờ dịch gởi, còn lại sẽ tính sau. Tôi trao quyển sách và 100 Mỹ kim cho một người bạn nhờ dịch. Người bạn đó dịch đúng 10 trang từ Lời Nói Đầu rồi giao lại cho tôi. Thật ngỡ ngàng!
Nhưng đã nhận lời nên tôi phải hoàn thành bản dịch và photocopy ra 10 quyển nhờ 10 người đọc để cho ý kiến bản dịch. Rất tiếc sách đi mà không có hồi âm. Thôi thì nín chịu mọi sự. Cuối cùng tôi giao bản dịch cho người nhờ ở Đan-mạch, và không nghe nói gì thêm. Điều an ủi là mình có được bản dịch một quyển sách quý với lời người nhờ dịch là nếu phổ biến cũng không có gì trở ngại, vì công việc truyền giảng không phải là công việc độc quyền.
Đến năm 1997, có người đến thăm tôi, và tôi biết người đó vốn từ Công giáo Lamã quay lại tuyên xưng đức tin theo Tin Lành, nên tôi đem bản dịch nhờ người đó đọc và cho ý kiến về những từ riêng của Công giáo Lamã. Một tuần sau người đó quay lại và nói rằng Giáo hội người đó muốn mua bản dịch trong files vi tính để in phổ biến nên. Hoàn cảnh nghèo nên tôi xin nhượng files vi tính bản dịch 200 Mỹ kim. Người đó đồng ý, tôi trao đĩa vi tính có toàn bộ bản dịch, và được hẹn hai ngày trở lại trao tiền. Hơn một tuần không thấy trở lại, tôi gọi điện thoại thì nghe trả lời Giáo hội người đó không dám phổ biến vì lý do có thể gây sốc cho những người Công giáo Lamã, nên sẽ trả lại đĩa vi tính có files bản dịch. Lại ngỡ ngàng, dù người đó nói rằng không có sao chép ra (?)
Năm 2003, tôi qua bên Mỹ được thấy trên một website giới thiệu quyển sách nầy và thông báo sẽ in để phổ biến. Tôi có gặp người chủ website và hỏi nguồn gốc quyển sách thì được biết là từ người ‘anh em’ đòi mua bản dịch khi qua Mỹ đã đem theo ‘giới thiệu’. Tôi có than phiền vài lời và dường như bởi đó không thấy tiếp tục.
Năm 2010, có người tín đồ khoe với con tôi một đĩa CD ghi bản đọc quyển sách nầy. Lại ngỡ ngàng!
Bây giờ tôi sửa chữa lại bản dịch và muốn tặng một số anh em hầu việc Chúa hầu có tư liệu góp thêm cho chức vụ, đồng thời cũng muốn những người hầu việc Chúa Tin Lành có cơ hội để nhìn thấy một Linh mục Công giáo Lamã được đào luyện khắc khổ, hi sinh, đến khi nghe tìm được Chân lý thì quyết định lìa bỏ mọi sự như Phao-lô nói trong thư Philíp 3:8-11. Cuộc đời phục vụ của người hầu việc Chúa Tin Lành có hi sinh vì Chúa được như vậy không?
Mục sư Trần Thái Sơn
msthaison@yahoo.com

 
Bảng kê Nội dung
 
Lời nói đầu
Lời giới thiệu ................................................................................
1. Chức vụ Linh mục ................................................................
2. Cuộc sống Linh mục xoay quanh các thánh lễ ........................
3. Những đối tượng không đáng tôn kính..................................
Ghi chú: ..................................................................................
Lời cảm tạ
Một Con Chó Chết Như Tôi .......................................................... 1
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Robert A. Champagne
Được Cứu Đang Khi Hành Lễ Misa................................................ 8
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Franco Magiotto
Tôi Đã Mù Bây Giờ Được Sáng ................................................... 18
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Jose A. Fernandez
Một Thời Là Tu Sĩ Dòng Tên, Nay Là Con Của Thiên Chúa............. 41
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Bob Bush
Cuộc Hành Hương Từ Lamã ....................................................... 58
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Bartholomew F. Brewer
50 Năm Trong Giáo hội Công giáo Lamã ..................................... 74
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Charles Chiniquy
Từ Lời Truyền Khẩu Đến Chân Lý ................................................ 85
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Richard Peter Bennett
Vị Giám Mục Nầy Tìm Được Đấng Christ ................................... 104
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Charles Mazena
Tôi Là Một Linh Mục Ở Tây Ban Nha ......................................... 107
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Enrique Fernander
Lời Đức Chúa Trời Giải Cứu Tôi ................................................ 110
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Joseph Lulich
Vị Linh Mục Tìm Được Đấng Christ ........................................... 116
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Joseph Zachello
Nghiên Cứu Kinh Thánh Công Giáo Gây Sốc .............................. 120
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Benigno Zuniga
Sự Qui Đạo Của Một Linh Mục Công giáo Lamã ......................... 123
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Charles Berry
Tôi Tìm Được Mọi Điều Khi Tôi Tìm Được Đấng Christ .............. 131
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Anthony Pezzotta
Đường Hẹp Của TôiTrong Niềm Vui Của Đấng Christ ................. 136
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Charles A. Bolton
Ra Khỏi Địa Ngục Và Ngục Luyện Tội ......................................... 144
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Peter Alphonsus Sequin
Tôi Là Người Mù Dẫn Người Mù .............................................. 147
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Salvator Gargiuolo
Nầy Là Truyện Ký Tôi ................................................................ 151
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Henry Gregory Adams
Đối Diện Chân Lý ...................................................................... 155
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Enrique Garcia
Tại Sao Tôi Rời Bỏ Giáo hội Công giáo Lamã .............................. 159
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo John Preston
Tôi Không Chống Nghịch Chân Lý .............................................. 163
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Bruno Bottesin
Tôi Đã Là Một Linh Mục Công giáo Lamã ................................... 167
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo John Zanon
Chúa Đã Gọi Tôi ....................................................................... 171
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Cipriano Valdes Jaimes
Ra Khỏi Hầm Gớm Ghê ............................................................ 177
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Simon Kottoor
Tôi Đã Không Tìm Được Đức Chúa Trời Cho Chính Tôi ............... 183
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Herman Hegger
Sự Sống Bắt D(ầu Cho Linh Mục Dòng Tên ................................ 188
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Jose Rico
Theo Chúa Jêsus Không Thỏa Hiệp ............................................ 194
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Victor J. Affonso
Được Cứu Khỏi Lò Lửa Hực ...................................................... 201
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Robert V. Juien
Phương Pháp Của Giáo Sư Không Hiệu Quả .............................. 211
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Celso Muniz
20 Năm Chưa Bao Giờ Tôi Kiểm Tra Niềm Tin Của Tôi ............... 217
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Renato Di Lorenzo
23 Năm Trong Dòng Tu Dòng Tên ............................................. 222
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Luis Padrosa
Đừng Đè Nén Những Nghi ngờ Của Bạn .................................... 225
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Toufic Khouri
Linh Hồn Của Một Linh Mục ..................................................... 230
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Leo Lehman
Tôi Nhận Sự Thương Xót .......................................................... 237
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Edoardo Labanchi
Nếu Tôi Vẫn Ở Trong Giáo hội Công giáo Lamã .......................... 248
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Anibal Pareira Doa Reis
Ân Điển và Lẽ Thật Đến Với Tôi Bởi Chúa Jêsus Christ ............... 256
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Arnaldo Uchoa Cavalcante
Tôi Gặp Đức Chúa Trời ............................................................. 260
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Guido Scalzi
Một Qua Là Một Linh Mục, Hôm Nay Là Nhà Truyền Giáo.......... 268
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Dario A. Santamaria
Từ Lamã Đến Đấng Christ ......................................................... 273
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Mark Pena
Mọi Sự Đều Trở Nên Mới ......................................................... 278
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Gerald Walters
Một Linh Mục Nhưng Không Biết Đức Chúa Trời ....................... 287
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Joseph Tremblay
Sự Sáng Chiếu Rọi Ở Ba-lan ...................................................... 299
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Roman Mazieski
Con Đường Đa-mách Của Tôi ................................................... 319
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Franciso Lacuera
Từ Tu Viện Đến Mục Sư ........................................................... 326
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Jose Borras
Lẽ Thật Cho Tôi Tự Do .............................................................. 331
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Toon Vanhuysse
Sự Đáp Ứng Lần Thứ Hai Với Đấng Christ ................................. 339
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Juan T. Sanz
Từ Tôn Giáo Chết Đến Đời Sống Mới Trong Đấng Christ ............ 345
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Vincent O’Shaughnessy
Tự Do Thật .............................................................................. 356
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Alexander Carson
Không Bao Giờ Quá Già Để Tìm Thấy Lẽ Thật… ......................... 362
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Antoine Bailly
Chúa Jêsus Cứu Chính Tôi ......................................................... 370
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Jose Manuel De Leon
Phần Kết .................................................................................. 375
 

 
“Cũng Có Rất Nhiều Thầy Tế Lễ
Vâng Theo Đạo Nữa”
 
Chính nhiều thầy tế lễ người Lê-vi trở lại vâng lời theo đức tin như Kinh thánh dạy trong thời các sứ đồ, vẫn có nhiều đôi mắt của những người được mở để biết “chiếc áo” Công giáo Lamã là không giá trị. Quyển sách nầy chỉ đơn thuần cho một kiểu mẫu. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng sự bắt đầu khiêm tốn nầy sẽ bày tỏ cho nhiều người có những lý do tuơng tự, không những chỉ cho các Linh mục, nhưng cũng cho những thầy dòng và các nữ tu được Chúa kêu gọi.
Nếu các bạn là (hay các bạn biết) một người nguyên là Linh mục, thầy dòng, hoặc nữ tu, bởi ân sủng của Đức Chúa Trời đã thừa hưởng đức tin theo Kinh thánh, vui lòng cho Martin Buckingham, hoặc Richard Bennett biết để chúng tôi có thể khích lệ một người nào đó cùng những Cơ-Đốc nhân theo Kinh thánh trở thành “nhiều người chứng kiến như một đám mây rất lớn”.
Với tất cả hi vọng, quyển sách nầy sẽ là một chất xúc tác trong công việc tìm và làm mạng lưới, một đoàn người “Được Chúa Gọi”.

 

Lời Nói Đầu
Có một niềm vui lớn và điều buồn khi đọc quyển sách nầy. Vui vì ở đây chúng ta có trong mỗi chương là một lời nhắc nhở Cơ-Đốc Giáo thật như thế nào. Trong thư I Côrintô 15:3-4, sứ đồ Phao-lô đã đặt nền tảng lẽ thật cho đức tin nơi sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus Christ. Vậy thì, một Cơ-Đốc nhân là một người hiểu biết sự chết mà Đấng Christ chịu đau đớn thay cho mình, nhưng cũng là người đã được bước vào kinh nghiệm biết Đấng Christ là Cứu Chúa hằng sống. Nước Đức Chúa Trời không phải để chúng ta bước vào cái chết, nhưng Đấng Christ dạy trong Giăng đoạn 3, ngay khi chúng ta được sanh lại, chúng ta bước vào Nước đó và khởi sự lần đầu tiên “thấy” những điều thuộc linh. Quyển sách nầy chứa đựng lời chứng của nhiều người, hầu hết họ không biết nhau và sống ở những địa điểm khác nhau, bởi ân sủng của Đức Chúa Trời, họ bước vào sự hiểu biết Đấng Christ cách sống động. Điều lợi của họ  khi làm việc nầy qua những trang sách sau đây không phải để tỏ cho người khác về chính họ, hoặc cho bất cứ tổ chức nào, hoặc đặc biệt cho giáo hội nào. Mong ước của họ là chính Đấng Christ sẽ được biết và những người nam nữ khắp nơi sẽ được hưởng cùng niềm vui như họ đã tìm thấy.
Nhưng đây cũng là một quyển sách buồn vì nó là chứng cớ mà chúng tôi có thể tin rằng chúng tôi là những Cơ-Đốc nhân thật và có thể ngay cả được cam kết làm người phục vụ trong các nhà thờ, nhưng suốt thời gian đó, giống như Ni-cô-đem trong Phúc âm Giăng đoạn 3, chúng tôi không biết gì về sự cứu rỗi thật. Đây là những người đã tìm thấy Giáo hội Công giáo Lamã, không được bảo đảm dẫn đến Đấng Christ, mà thực ra dẫn họ xa rời Chúa. Khi Hồng y Heenan đang hấp hối, ông đã tuyên bố rằng: “Giáo hội đã cho tôi mọi sự trừ ra sự cứu rỗi”. Lời chứng của những người nầy sẽ khiến cho các độc giả thắc mắc những điều Giáo hội Công giáo Lamã tuyên bố ban cho con người có thật không. Đó là một câu hỏi chỉ có thể được giải quyết bằng cách lấy Tân Ước làm thước đo và bất cứ nơi nào điều đó được thực hiện bằng sự cầu nguyện chân thật với Đức Chúa Trời để được soi sáng và giúp đỡ, thì kết quả sẽ được tìm thấy giống như những đời sống của tất cả các tác giả nầy. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng, không phải chỉ trong Giáo hội Công giáo Lamã người ta mới lừa dối. Bất cứ giáo hội nào không dạy cho con người đừng đặt niềm tin nơi con người, mà chỉ tin cậy một mình Đấng Christ, thì cũng ở trong sự mù lòa như vậy.
Tôi tin rằng những lời được tìm thấy trong những trang sách nầy sẽ được Đức Chúa Trời dùng để làm vinh hiển Chúa, bởi vì nó không phải là lời của những người đề cao mình. Nó đơn giản là lời chứng của những người mong ước được tôn vinh Đấng Christ và Lời Ngài. Một Cơ-Đốc nhân vốn là một tội nhân khốn nạn được cứu, vì Đấng Christ đã ban cho họ mọi sự. Nguyện quyển sách được dùng để đưa lời chứng nầy lan rộng khắp thế giới.
IAIN H. MURRAY
Edinburgh, ngày 18 tháng 8 năm 1993

 
 
LỜI GIỚI THIỆU
 

 
 
Các bạn sẽ để ý thấy một dòng mạch chung chạy xuyên suốt qua những kinh nghiệm của năm mươi người nguyên là Linh mục nầy. Điều đó như sau: Chúng tôi có một mong ước lớn là được khác biệt với những người chung quanh chúng tôi. Chúng tôi muốn sống cao khiết hơn, gần Đức Chúa Trời hơn. Chúng tôi muốn lương tâm được tự do truớc mặt Đức Chúa Trời, và chúng tôi đã tìm kiếm chức vụ Linh mục mà trong đó chúng tôi nghĩ rằng có thể cung cấp từng chặng đường cứu rỗi cho những người theo chúng tôi. Sự cao quý và sức hấp dẫn của chức vụ Linh mục cũng lôi kéo chúng tôi, như những Linh mục quanh chúng tôi luôn được kính trọng với những đặc quyền và chức tước đặc biệt. Nghe những lời xưng tội, tha thứ tội, đem Đấng Christ xuống tận bàn thờ, kỳ công là làm ‘một Đấng Christ khác”, tất cả là những điều thu hút chúng tôi. Như lời của Graham Green qua quyển tiểu thuyết cùng chủ đề “Quyền lực và Vinh quang” mà chúng tôi đã bị thu hút. Những diễn đạt của từng cá nhân chúng tôi khác nhau, nhưng dòng mạch chung thì giống nhau, cụ thể như điều Jose Fernander nói.
“Vinh quang của cuộc đời Linh mục, sự mê hoặc của tu viện, và sự cứu rỗi cho linh hồn tôi, đã đối địch với lý trí của tôi, đã thắng được sự buồn rầu tự nhiên đã bao trùm tôi như khi tôi rời gia đình và những kỷ niệm thời thơ ấu của tôi”.
Calso Muniz kể lại chi tiết: “Từ lúc thơ ấu, tôi trông có vẻ bồn chồn với thực tế và cái gì chắc chắn. Quan niệm lúc trẻ của tôi về chức vụ Linh mục là con đường tốt nhất để kinh nghiệm chân lý và đạt được sự cứu rỗi cho linh hồn. Một lần kia, một giáo viên nói với tôi: “Một Linh mục bị hư mất còn khó hơn một hòn đá nổi trên mặt nước”.
Với ý muốn trở nên Linh mục cũng như đưa đến mong ước địa vị kế thừa trong Giáo hội Công giáo Lamã về “quyền lực và vinh quang”, trong toàn bộ hệ thống thánh lễ, tất cả tác nhân thấy được điều đó là chức vụ Linh mục tại giáo xứ hoặc một làng ở địa phương.
Những điều chúng tôi không nhìn thấy khi còn là một đứa trẻ, khi là một thanh niên, thực sự không thấy ngay cả khi là một Linh mục trẻ, đã được ghi sâu vào ý tưởng là không bao giờ được giải thích, mà phải luôn luôn chấp nhận. Những điều đã được định trước và không được thắc mắc là những điều sau:
1.      Có một chức vụ Linh mục dâng tế trong Tân Ước như vậy.
2.      Cuộc sống Linh mục xoay quanh các bí tích.
3.      Chúng ta là những đối tượng xứng đáng được đưa lên để tôn kính. Chúng ta đã chịu khó làm tất cả để được ‘nên thánh’, vì vậy chúng ta công nhận rằng chỗ đứng công nghĩa của chúng ta trước Đức Chúa Trời là một điều chúng ta có thể được xứng đáng.
  1. Chức vụ tế lễ
bạn có thể tưởng tượng cú sốc cho chúng tôi là những người hãnh diện làm Linh mục, tìm thấy một trong những học giả Kinh thánh của Giáo hội Công giáo Lamã là Raymond E. Brown, trong thập niên 70 nói với chúng tôi: “Khi chúng ta chuyển từ Cựu Ước sang Tân Ước, khi ấy có nhiều tư tế ngoại đạo và những thầy tế lễ Do-thái ở hậu trường, đã nhấn mạnh không có một Ki-tô-hữu riêng biệt nào được xem như là Linh mục đặc biệt. Thư Hê-bơ-rơ nói về chức tế lễ thượng phẩm của Chúa Jêsus bằng sự so sánh sự chết và thăng thiên về Thiên đàng với những hành động của các thầy tế lễ thượng phẩm Do-thái giáo là những người mỗi năm một lần vào nơi Chí Thánh trong Đền thờ với huyết dâng tế vì chính mình và vì tội của chúng dân (Hê-bơ-rơ 9:6-7). Nhưng đáng chú ý là tác giả thư Hê-bơ-rơ không kết hiệp chức tế lễ của Chúa Jêsus với Lễ Tiệc Thánh hoặc Bữa ăn Cuối, tác giả không gợi ý những Ki-tô-hữu khác là những thầy tế lễ giống như Chúa Jêsus Christ.
Nói tóm lại, bầu không khí Một-Lần-Đủ-Cả vây quanh chức tế lễ của Chúa Jêsus Christ trong thư Hê-bơ-rơ (10:12-14) đã được dâng như một giải thích tại sao không có những thầy tế lễ Cơ-Đốc trong thời Tân Ước[1]
Trong một chương sau đó, Brown chỉ rõ chức vụ Linh mục giống như giai cấp Lê-vi trong Cựu Ước. Ông làm cho ý kiến của ông phát triển lời truyền khẩu như một giáo lý. Ngay những người trong chúng ta biết rất ít Kinh thánh, đã biết rằng người Pha-ri-si coi lời truyền khẩu hơn Lời Đức Chúa Trời. Mục đích của Brown là xoa dịu bối rối tâm trí của chúng ta., nhưng ông đánh đổ hơn là tin chắc thực sự chúng ta là thầy tế lễ. Những điều Brown phát biểu là thuộc Kinh thánh và thật tuyệt đối, khác hơn chức tế lễ nhà vua, là chức tế lễ dành cho tất cả các Cơ-Đốc nhân trong Đấng Christ, không có trong Tân Ước. Hơn nữa như thư Hê-bơ-rơ phát biểu rõ ràng về những thầy tế lễ Cựu Ước: “Vả lại, số thầy tế lễ rất nhiều, vì sự chết nên không giữ luôn sự cứu rỗi chức vụ. Nhưng Ngài vì hằng có đời đời, nên giữ lấy chức tế lễ không hề đổi thay. Bởi đó, Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy” (Hê-bơ-rơ 7:23-25).
Điều phát biểu ở đây là “chức tế lễ không thể thay đổi” trong tiếng Hi-lạp có nghĩa là aparabatos nghĩa là “untransferable”, có nghĩa là “không thể chuyển nhượng”.
Lý do không thể chuyển đổi cho con người là vì thể yếu của riêng Ngài đã được định nghĩa bằng câu sau đây: “…thánh khiết, không tội, không ô uế, biệt khỏi kẻ có tội, được cất lên cao hơn các từng trời” (c.26).
  1. Cuộc sống của Linh mục xoay quanh các bí tích
Sự định trước thứ hai là các bí tích của Giáo hội Công giáo Lamã, như những sách giáo lý vấn đáp đã nói: “là những dấu hiệu bên ngoài của ân điển bên trong”. Theo những lời trong Canon 840, ký ức của chúng tôi về những bí tích đó là “sự đóng góp theo mức độ cao nhất đối với việc thành lập, cũng cố và biểu thị của cộng đồng tu sĩ”[2]. Tóm lại, chính những bí tích là trung tâm sự cứu rỗi và thánh hóa đối với chúng tôi. Thí dụ, việc xưng tội với Linh mục, Canon 960 tuyên bố rằng đó chỉ là cách thông thường do một người thành thật nhận thức tầm quan trọng của tội lỗi để được hòa thuận với Đức Chúa Trời. “Đúng hơn là sự tuyên bố công việc hoàn tất của Chúa Jêsus Christ như Đấng đền trả cho vấn đề nguyên tội và kỷ tội của chúng ta, đời sống chúng ta được rịt lành mỗi ngày xoay quanh những dấu hiệu vật chất nầy. Khi một người trong chúng ta đọc trong Dollinger, Sử gia Giáo hội Công giáo Lamã rằng bí tích giải tội (sự xưng tội) đã không được biết đến ở phương Tây độ 1.100 năm và không bao giờ được biết ở phương Đông, những cơn sóng sửng sốt chạy dài trong xương sống chúng tôi. Dollinger nói: “Cũng vậy, một lần nữa với sự xưng tội, là những điều được ban cho như hình thức cần thiết của bí tích đã không được biết đến ở Tây Giáo hội độ 1.100 năm và không bao giờ được biết đến ở Hi-lạp”[3]. Điều nầy có thể  hiểu như thế nào? Các Giám mục đã được tuyên bố là những thầy tế lễ thuợng phẩm “đầu tiên và trước hết” (Canon 835). Chúng tôi không phải là những thầy tế lễ được tuyên bố làm những người phân phát hệ thống bí tích sao? Trong ánh sáng Lời Đức Chúa Trời, đây là ma thuật hơn là sứ điệp Phúc âm.
Tân Ước có hai dấu hiệu được lập nên do Chúa, nhưng còn hơn hai dấu hiệu, là phạm vi trung tâm hoạt động trong Kinh thánh, là sứ điệp được công bố. Nhưng đối với chúng tôi là những Linh mục, chính những bí tích là rất quan trọng. Mỗi ngày bắt đầu với Lễ Misa. Nhưng nghi ngờ của chúng tôi với Đức Chúa Trời bắt đầu từ kinh nghiệm. Nhiều người trong chúng tôi, các Linh mục thâm niên rửa tội cho vô số trẻ em, đã nói những lời nầy: “Cha tha tội cho con” trên vô số mái đầu. Chúng tôi đã xức dầu trên tay nhiều người già, người bịnh, cũng như nạn nhân của những tai nạn kèm với lời nầy: “Nguyện Chúa là Đấng giải cứu con khỏi tội lỗi, cứu con và đỡ con dậy”. Năm nầy qua năm khác, chúng tôi đã thấy những đứa trẻ chúng tôi ban bí tích khi còn nhỏ đã lớn lên như người ngoại đạo trong những khu vực truyền giáo. Vô số người chúng tôi đã tuyên bố tha tội trên đầu họ, đã trở lại quỳ gối như nhiều tội nhân. Khi người bịnh, người già, cả hai không được cứu mà cũng không “chổi dậy”, rồi sau cùng một số người trong chúng tôi đã dám kiểm tra lại Kinh thánh. Đây là điều chúng tôi khám phá:
“Ấy là thần linh làm cho sống, xác thịt chẳng ích chi. Những lời ta phán cùng các ngươi đều là Thần linh và sự sống” (Giăng 6:63)
“Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được Nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:3)
“Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà lòng được cứu,, điều đó không đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe  mình” (Êphê-sô 2:8-9).
Những câu Kinh thánh trong thư Ê-phê-sô gây sốc cho chúng tôi hơn hết. Những định nghĩa tiêu chuẩn của chúng tôi về bí tích như ‘những việc làm’, như trong Canon 8 nổi tiếng của Công đồng Trent: “Nếu một người nói rằng bởi bí tích của Luật Mới Ân sủng không phải được ban ex opera operato [từ việc làm], nhưng chỉ bởi đức tin qua lời hứa thiêng liêng là đủ đạt được ân điển, hãy để người đó bị anathem”[4] (rủa sả hoặc dứt phép thông công – ND).
Khó mà khỏi nghi ngờ những bí tích. Rất nhiều thì giờ của chúng tôi bị lôi cuốn theo những điều nầy và những dấu hiệu thuộc thể. Cụ thể suốt Mùa Chay hoặc Tuần Thánh, chúng tôi chuẩn bị những sắp xếp cho việc tìm và xếp thứ tự dầu ban phước mới, đèn cầy Lễ Phục Sinh, lửa Phục sinh, các cành lá cọ, tro từ lá cọ năm rồi, thánh giá rước kiệu, bình hương với than cho bình và hương trầm, áo màu tím, màu đỏ và lễ phục trắng, v.v… Làm thế nào một người trong chúng tôi dám nghe nguyên tắc của Chúa đã tuyên bố rõ lòng trong Giăng 6:63? “ấy là Thần linh làm cho sống, xác thịt chẳng ích chi. Những lời ta phán cùng các ngươi đều là Thần linh và sự sống” (Giăng 6:63).
Nhưng chúng tôi đã nghe những lời chúng tôi phải nghe, như 50 lời chứng nầy. Đức Chúa Cha đã kéo chúng tôi đến, bày tỏ cho chúng tôi biết cá nhân chúng tôi không ra gì và lẽ thật có thẩm quyền của Chúa là Kinh thánh: “Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh; lời Cha tức là lẽ thật” (Giăng 17:17).
  1. Những đối tượng không xứng đáng tôn kính
Điều định trước cuối cùng là khó hiểu nhất, một điều ăn rễ trong chúng tôi. Khi còn là một đứa trẻ, ngay trước khi muốn trở thành Linh mục, chúng tôi nổ lực để được thành ‘thánh’. Suốt Mùa Chay, tôi muốn ‘dâng lên’ kẹo và thức uống để làm người Công giáo Lamã tốt hơn. Tôi đã thăm chín nhà thờ trong một ngày để đọc sáu lần kinh “Lạy Cha”, sáu lần kinh “Kính Mừng Ma-ri” và sáu lần kinh “Sáng Danh” trong mỗi nhà thờ. Một vài người trong chúng tôi giả làm thánh qua việc xức dầu bạc hà trắng cho các bạn khi họ quỳ gối như chúng tôi là những Linh mục xức dầu cho hội chúng.
Là những Linh mục, hầu hết chúng tôi rất nhiệt tình về Công đồng Vatican II. Khi những tài liệu được phát hành, một số người chúng tôi căn cứ vào đó để giảng. Một trong những tài liệu phổ biến nhất là “Giáo hội trong thế giới hiện đại”. Nhưng khi sự náo nhiệt lắng dịu, những người trong chúng tôi đã nghiên cứu nó thấy cũng giống sứ điệp chúng tôi luôn sống và giảng trước đây.
Para 14 “…Tuy nhiên, con người đã bị thương tích bởi tội lỗi … khi đó được nêu ra để suy nghĩ về bản chất thật của mình, người đó quay về những sâu kín của mình nơi Đức Chúa Trời là Đấng dò xét tấm lòng dành cho người đó, và nơi chính người đó quyết định số phận của mình theo quan diểm của Đức Chúa Trời …”
Para 17 “Tuy nhiên, nó chỉ trong sự tự do mà người đó có thể tự mình hướng về điều tốt lành… người đó đạt được phẩm cách như vậy, khi giải thoát chính mình khỏi tất cả tình trạng nô lệ của đam mê, người đó vội vả hướng về mục đích của mình bởi sự tự do chọn lựa điều tốt lành, và bởi siêng năng và khéo léo của mình, bảo đảm có hiệu lực cho chính mình những phương tiện thích hiệp với cuối cùng nầy. Từ khi sự tự do của con người đã bị tội lỗi làm cho yếu đuối, nó chỉ được cứu giúp bởi ân điển của Đức Chúa Trời, để người đó có thể dâng trọn hành vi của mình và tương giao riêng với Đức Chúa Trời”[5].
Kiểu mẫu dạy dỗ cấp tiến nầy dường như giống sứ điệp cũ. Sứ điệp cũ cũng chứa đựng trong những văn kiện Công đồng Vatican II. Trong văn kiện ít phổ biến hơn, số 6, Indulgentiarum Doctrina, Para 6 tuyên bố: “Từ thời cổ xưa nhất, trong Giáo hội, những việc lành cũng được hiến dâng lên Đức Chúa Trời vì sự cứu rỗi của tội nhân, những việc làm đặc biệt mà sự yếu đuối của con người thấy rằng khó làm… Thực ra, những lời cầu nguyện và những việc lành của người thánh được xem giá trị lớn lao có thể được đòi hỏi để người sám hối được tẩy sạch và được cứu chuộc với sự giúp đỡ của toàn thể Cơ-Đốc nhân”[6].
Tất cả sự dạy dỗ nầy đã được nhận bởi các sứ điệp tại Loudres và tại Fatima. Nó là một phần ba quan trọng và dự đoán lớn nhất của chúng ta, vì vậy nhiều linh hồn đi vào địa ngục vì không ai cầu nguyện và ăn năn sám hối thay họ. Dĩ nhiên, ân điển đã được dự bị. Nhưng sứ điệp rõ lòng, các bạn là người đang chịu đau đớn và những việc lành xứng đáng với sự cứu rỗi cho chính các bạn và cho người khác. Các bạn đọc thân mến, đây là cái lưới đã tóm bắt tất cả chúng ta. Chúng tôi đã bị vướng mắc sâu nhất bởi Giáo hội Công giáo Lamã, chúng tôi thực hiện được những công việc Phúc âm rất nhiệt tình. Sự dự định nầy có hai phần: (1) Vì chúng ta bằng cách nào đó được nên thánh và công bình trước Đức Chúa Trời Thánh, nên chúng ta cầu nguyện và chịu khổ; (2) Vì chúng ta tiếp tục làm những người thánh và công bình nên phải thực hành theo tín ngưỡng chúng ta. Những điều nầy trở thành sự phá hoại lớn nhất của chúng ta. Khi các bạn nghĩ về chính các bạn là người lành, người tốt, nhưng “đã bị thương”. Rồi khi đọc trong Kinh thánh Phúc âm Mác 7:20-23,
“Hễ sự gì từ người ra, đó là sự làm dơ dáy người! Vì thật là từ trong, tự lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dật, trộm cướp, giết người, tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng. Hết thảy những điều ấy ra từ trong lòng thì làm cho dơ dáy người”, hai điều nầy rất khó hòa hợp. Rồi khi các bạn đọc lại Giê-rê-mi 17:9 nói rằng: “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa, ai có thể biết được?”. Bạn được đối diện với một sự hiểu biết hoàn toàn khác của bản chất con người.
Khi các bạn xem chính mình là sự phấn đấu thuộc linh và rồi đọc Sáng thế ký 2:17, “Nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn đến, chắc sẽ chết”. Các bạn không thể làm nhưng thấy còn hơn là “bị thương”. Tội của A-đam đã đem sự chết đến cho loài người. Điều đó đã sanh ra khái niệm hoàn toàn khác đối với những gì các bạn có trước mặt Đức Chúa Trời.
Khi các bạn đọc Ê-xê-chi-ên 18:20, “Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết…”, rồi đọc Rôma 6:23, “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết”, các bạn ở trong thế tiến thoái lưỡng nan. Và tôi đã ở trong tình trạng đó: hoặc sự dạy dỗ của Giáo hội Công giáo Lamã cũ của tôi là chân lý, hoặc Kinh thánh là chân lý. Cả hai không thể cùng đứng chung.
Khi bạn đọc I Phi-e-rơ 1:18-19, “Vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà lòng đã được chuộc khỏi sự ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình, bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết chiên con không lỗi không vít”.
Và các bạn đọc Ê-sai 53:5-6, “Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an; bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người”, và đọc tiếp điều nầy trong I Giăng 2:2, “Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa”. Rồi các bạn chịu thuyết phục như tôi đã nhận, rằng Kinh thánh tuyên bố rõ sự cứu rỗi là công việc của Chúa và của một mình Chúa. Điều nầy được tóm tắt trong thư Hê-bơ-rơ 1:3, “…sau khi Con làm xong sự sạch tội”.
Những câu nầy mở ra cho tôi chân lý cứu rỗi và đoán phạt thật sự là: công việc đã hoàn tất của Chúa Jêsus Christ.
Các bạn đọc thân mến, những lời trong Rôma 3:26, Đức Chúa Trời là Đấng “công bình và xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Jêsus Christ”. Một người được cứu thật sự là công việc của Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi là một mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, công việc đã hoàn tất, như 50 đời sống nầy đã chứng minh rõ ràng. 50 người đã trải đời sống của họ trước mặt các bạn. Mỗi người được đan kết lại giống như một xâu chuổi màu đỏ: ân điển siêu việt của Đức Chúa Trời. Trước mặt Chúa, mọi người đều đã bị chết trong tội mình, bởi ân điển họ được cứu.
Khi là Linh mục Công giáo Lamã, chúng tôi thành thật sùng bái và đã hiến dâng cho Giáo hội Công giáo Lamã. Rồi như lời của Robert Julien, “Đức Chúa Trời đã bắt lấy chúng tôi”.
Với tất cả yêu thương, tôi khuyến khích các bạn đọc về ân điển của Đức Chúa Trời qua mỗi đời sống nầy, vì đó là tiếng lòng của quyển sách.
Những điều Kinh thánh nói về ‘chức vụ Linh mục” được so với cách chính chúng tôi hiểu sẽ trở nên trong sáng như pha lê khi các bạn đọc những lời chứng cá nhân của những người nầy, là những người đã kinh nghiệm chức vụ Linh mục giả dối với chức vụ Linh mục chân thật của tất cả người tin qua tế lễ một lần đủ cả của Chúa Jêsus Christ.
Bảng tóm tắt tốt nhất những điều xảy ra cho những người nầy trong chức vụ Giáo hội Công giáo Lamã được thấy qua Lời Chúa trong II Côrintô 4:1-2, “Vậy nên, chúng tôi nhờ sự thương xót đã ban cho, mà được chức vụ nầy, thì chúng tôi chẳng ngã lòng; nhưng chúng tôi từ bỏ mọi điều hổ thẹn giấu kín. Chúng tôi chẳng theo sự dối gạt, chẳng giả mạo lời Đức Chúa Trời, nhưng trước mặt Đức Chúa Trời chúng tôi bày tỏ lẽ thật, khiến lương tâm mọi người cho chúng tôi là đáng chuộng”.

Richard M. Bennett
Portland, Oregon
15 tháng tư, 1994
 

[1] Raymond E. Brown, Priest and Bishop: Biblical Reflections (Paulist Press, New York 10019, 1970, tr. 13.
[2] Code of Canon Law, Latin-English ed. (Canon Law Society of America, Wash. DC. 20064) 1983. Tất cả những tham khảo Canon Law được trích từ các quyển nầy trừ những câu khác.
[3] Von Dollinger, The Pope and the Council by Janus, (Authorized tr. từ bản tiếng Đức “Janus”: Der Papst und das Concil), Roberts Brothers (Boston 1870), trang 50.
[4] The Canons and Decrees of the Council of Trent, 7th Session, tháng 3 năm 1547, Tr. By Rev H.J. Schoerder, O.P. (Tan Books and Publishers, Inc. Rockford, IL 61105) 1978.
[5] Những tài liệu Công đồng Vatican II, No.64, Gaudium et Spes, 7 tháng 12, 1965, Ch.1, Vol. I, trong Những Tài Liệu Công Đồng Vatican II, Tuyển Tập Vatican, Vol. I, Austin P. Flannery, O.P., Ed. (Wm. B. Eerdmans Publ. Co., Grand Rapids, MI 1984)
[6] Flannery. Vol. I (While No.6, Indulgentiarum Doctrina, 1 tháng 1, 1967, là nguồn tài liệu chủ yếu hợp pháp tuyện đối và được bao gồm với các tài liệu Công đồng Vatican II, nói chính xác đó là tài liệu thông điệp của Giáo hoàng Paul IV)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những bài viết mới hơn