05:00 EDT Thứ ba, 23/04/2024

Trang Chủ » Tạp Chí Thần Học » Lời Chứng

Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (3)

Thứ sáu - 26/05/2017 00:39
Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (3)

Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (3)

Tôi bắt đầu hành trình Công Giáo Lamã của tôi tại một thị trấn nhỏ ở miền Bắc California, Hoa Kỳ. Thị trấn ấy nhỏ đến nỗi chúng tôi không có Lễ Misa mỗi Chúa nhật. Một vị Linh mục thường đến mỗi tháng một lần nếu ông có thể đến được, và chúng tôi dự Lễ Misa trong một hội trường lớn.
 




Một Thời Là Tu Sĩ Dòng Tên (Dòng Jesuit),
Nay Là Con của Thiên Chúa
*
Lời chứng cá nhân của Bob Bush
một Linh mục trở lại với Tin Lành
 

Tôi bắt đầu hành trình Công Giáo Lamã của tôi tại một thị trấn nhỏ ở miền Bắc California, Hoa Kỳ. Thị trấn ấy nhỏ đến nỗi chúng tôi không có Lễ Misa mỗi Chúa nhật. Một vị Linh mục thường đến mỗi tháng một lần nếu ông có thể đến được, và chúng tôi dự Lễ Misa trong một hội trường lớn.

Tôi có một người anh và một em trai. Cha tôi đã học tại Đại học Công Giáo Lamã ở Santa Clara. Kết quả của việc nầy, cha mẹ tôi nghĩ là chúng tôi đến học tại trường nội trú Công Giáo Lamã là điều rất tốt. Ngôi trường do các thầy dòng Dòng Tên điều khiển và tôi là một học sinh ở trong đó bốn năm.

Về phương diện học vấn, đây là một ngôi trường rất tốt. Nhưng loại tôn giáo duy nhất mà chúng tôi phải tiếp thu, ấy là thần học và truyền khẩu Công Giáo Lamã chẳng có ăn nhập gì đến Kinh Thánh. Rồi lần lần theo thời gian, tôi có suy nghĩ về những điều tôi phải làm với đời sống của tôi. Tôi nghĩ rằng để tôn kính và phục vụ Thiên Chúa, giúp đỡ người khác bằng cách trở thành một Linh mục Dòng Tên là phương cách tốt nhất. Đó là tất cả những gì tôi đã biết. Ngay khi tôi rời khỏi Trường Trung học, tôi có một ao ước và lòng khao khát muốn gặp Thiên Chúa và muốn biết Ngài. Thực ra, khi tôi đã là một Thầy (năm thứ tư và năm cuối) ở trường Trung học, tôi nhớ một đêm kia tôi đã ra sân bóng đá và quì gối ở đó với hai cánh tay hướng lên trời. Tôi kêu la rằng ‘Thiên Chúa ơi, Thiên Chúa ơi, Ngài ở đâu?’ Tôi đã có một sự khao khát thật sự về Thiên Chúa.

Tôi bước vào dòng tu Dòng Tên vào năm 1953, sau khi tốt nghiệp Trung học. Dù vậy, khi tôi vào tu viện việc đầu tiên xảy đến, ấy là tôi được bảo phải giữ tất cả nội qui và luật lệ, giữ như thế là làm đẹp lòng Thiên Chúa, và đó là những gì Chúa mong muốn nơi tôi. Chúng tôi phải học thuộc câu khẩu hiệu: ‘hãy giữ luật thì luật sẽ giữ ngươi’.

Chúng tôi đọc nhiều sách viết về các thánh, và ngay lúc bắt đầu tôi đã được dạy cho là phải nhìn xem họ như những tấm gương cần phải noi theo mà không biết họ đã trở thành thánh vì họ đã phục vụ cho Giáo hội Công Giáo Lamã. Tôi đã học tập trong Chủng viện cả thảy mười ba năm, cho đến lúc tôi được phong chức Linh mục vào năm 1966. Tôi vẫn khao khát và ao ước ở trong lòng về Thiên Chúa. Nhưng tôi chưa gặp được Chúa và vẫn chưa có sự bình an. Thực ra lúc bấy giờ tôi thường hay hút thuốc và luôn sợ hãi; tôi hay đi tới đi lui trong phòng, miệng phì phà hết điếu nầy đến điếu khác vì trong tôi luôn có sự sợ hãi.

Tôi bước vào một chương trình sau khi tốt nghiệp ở Rome, tôi suy nghĩ sẽ đạt được đỉnh cao, nhưng trong lòng tôi vẫn có sự ao ước và khao khát. Tôi đến nói với Linh mục, là người đang lãnh đạo các vị giáo sĩ tại Phi châu, là tôi muốn đến Phi-châu làm một nhà truyền giáo. Tuy vậy, tôi vẫn có lòng lo là nếu tôi đến Phi châu, việc duy nhất tôi có thể làm là nói cho người khác biết về những điều tôi đã học được trong những lẽ đạo của Công Giáo Lamã cùng những điều Công Giáo Lamã đã hiến cho, dù nói như thế không làm tôi thỏa lòng. Tôi không nhìn thấy những điều đó có làm cho họ thỏa mãn hay không nữa.

Tôi đã học tập trong những năm của Công đồng Vatican II và đã được tấn phong Linh mục một năm sau khi Công Đồng kết thúc. Những tài liệu từ Vatican II đều được gởi từ Rome và tôi nghĩ mọi sự sẽ thay đổi. Đó là thời gian dành cho sự khám phá. Tôi nghĩ mình sẽ nhận được vầng đá nền tảng Chân lý, và điều nầy sẽ làm thay đổi thế giới. Đây là nguồn sức mạnh đang lèo lái tôi.

Tôi không nhận ra một sự thay đổi nào cả, các giáo lý Công Giáo Lamã từ Công đồng Trent hãy còn đó. Vì vậy, tôi không đi Phi châu mà quay về California, ở đó Thiên Chúa đã dành sẵn cho tôi một sự ngạc nhiên.

Khi ở tại nhà tĩnh tâm nơi tôi dâng Lễ Misa, tôi có mặt tại phòng thánh thì có một phụ nữ đến yêu cầu tôi hướng dẫn một buổi nhóm cầu nguyện tại tư gia. Trong đời tôi chưa bao giờ hướng dẫn một buổi nhóm cầu nguyện và không biết buổi nhóm sẽ sinh hoạt ra sao nữa, thế nhưng tôi nghĩ mình đã học tập nhiều năm trời như thế thì cũng đủ tư cách hướng dẫn buổi cầu nguyện đó. Tôi nói với người phụ nữ yêu cầu tôi đến dự buổi nhóm cầu nguyện tại nhà bà. Buổi nhóm ấy được tổ chức mỗi thứ năm từ mười giờ sáng đến giữa trưa. Một nhóm người tụ tập lại, chúng tôi chỉ có đọc Kinh Thánh, hát ca ngợi Chúa và cầu thay cho nhu cần người khác. Lúc bấy giờ tôi còn hút thuốc và sáng sớm khi buổi nhóm cầu nguyện sắp diễn ra thì tôi cứ đi tới đi lui rồi nói: ‘Ôi, tại sao tôi nói tôi sẽ đi đến đó chứ!’. Thực ra tôi không muốn đến chỗ đó, nhưng khi tôi đến nơi ấy và đến giờ trưa tôi lại không muốn về. Quyền phép của lời Thiên Chúa đã bắt đầu chạm đến tấm lòng và đời sống của tôi.

Phải, sự ngạc nhiên lớn lao mà Chúa đã dành cho tôi đã xảy ra theo cách nầy. Một đêm kia, chúng tôi vào nhà tĩnh tâm với một nhóm người đến từ chỗ nhóm cầu nguyện tư gia. Diễn giả đã nói ở cuối bài chia sẻ: ‘Bây giờ nếu có ai ở đây đang khao khát Thiên Chúa, và chưa được Đức Thánh Linh chạm đến đời sống mình và biến đổi đời sống ấy, hãy tiến lên phía trước và chúng tôi sẽ cầu nguyện cho’. Ngay khi ấy có một việc xảy ra, một phụ nữ tên là Sonia bước đến nói với tôi: ‘Xin ông nói giùm chồng tôi là Joe hãy tiến lên phía trước để được cầu nguyện, được sanh lại và được Đức Thánh Linh chạm đến’. Tôi đáp lại: ‘Bà Sonia, tôi không thể nói như vậy. Nói như thế sẽ không thành thật vì bản thân tôi đã được cầu nguyện cho đâu, nên làm sao tôi có thể nói ông ấy được?’. Lúc ấy tôi cao độ 1,8 mét, còn bà ấy là một người rất thấp, và tôi không bao giờ quên được việc ấy, bà ta đã nhìn thẳng vào mặt tôi rồi chỉ tay vào tôi nói: ‘Tôi nghĩ là ông cần phải được mọi người cầu nguyện cho đấy’. Tôi mỉm cười và nói: ‘Đúng vậy, tôi phải cầu nguyện đây’. Có điều bà ta không biết rõ, ấy là tôi vốn có sự khao khát nầy trong lòng. Sau những năm tháng học tập tôi chưa gặp được Thiên Chúa và tôi đã đọc trong Kinh Thánh về trong buổi nhóm cầu nguyện, những việc xảy ra cho Phierơ, thế nào ông đã được thay đổi khi gặp Chúa, được đầy dẫy Đức Thánh Linh và những ơn phước khác nữa. Tuy nhiên, tôi chưa có quyền phép hay sự sống ấy trong tôi.

Đây là lúc tôi cầu xin Thiên Chúa thay đổi cuộc đời tôi, vì vậy tôi tiến lên phía trước và họ đã đặt tay lên người tôi và cầu thay cho tôi. Ấy không phải do việc họ làm hay tôi làm, mà là sự thăm viếng của Chúa trong lòng tôi và tôi đã được sanh lại. Chúa Jêsus đã trở nên hiện thực, Kinh Thánh đã trở nên hiện thực, tôi vừa trở thành một ngọn lửa yêu thương của Thiên Chúa, Chúa đã thay đổi đời tôi.

Thưa quý vị là người đang đọc bài làm chứng nầy, sự thay đổi ấy là sự thật. CHÚA JÊSUS ĐÃ THAY ĐỔI ĐỜI SỐNG TÔI.
LỜI CHỨNG CỦA TÔI (Bob Bush)

Sự việc kỳ diệu đã diễn ra vào tháng 8 năm 1970. Tôi khởi sự làm việc trong một phong trào Ân tứ rất mới mẻ lúc bấy giờ trong Giáo hội Công Giáo Lamã. Trong khi có nhiều giáo lịnh và nhiều tín điều phát ra từ Lamã, phong trào Ân tứ chỉ có một quyển sách mà thôi - ấy là Kinh Thánh.

Chúng tôi lập một nhóm cầu nguyện trong trường Trung học, và nhóm nầy lớn mạnh đến nỗi chúng tôi phải dời sang một phòng tập thể dục. Chúng tôi có từ 800 đến 1,000 người đến vào mỗi buổi tối thứ sáu. Họ đã được cứu, và chúng tôi chuyên nhấn mạnh sự ca ngợi, thờ phượng và tôn vinh Thiên Chúa. Trong phòng nầy không có một hình tượng hoặc bất cứ vật chi giống như hình tượng. Chúng tôi bắt tay vào học Lời Chúa.

Đây là chỗ mà sự mâu thuẫn xảy ra, và cũng là lúc những điều thay đổi bắt đầu trong đời sống của tôi. Thánh Linh của Thiên Chúa đã thuyết phục và chạm đến tôi càng lúc càng nhiều hơn qua lẽ thật thuộc linh thực tế. Tôi khởi sự rao giảng những điều tôi khám phá trong Kinh Thánh khi tôi  đọc từng trang quyển sách ấy. Tôi bắt đầu giảng chúng ta sẽ cầu nguyện trực tiếp vơi Chúa Jêsus, trực tiếp với Thiên Chúa, không cầu nguyện với Maria hay các Thánh. Điều nầy gây ra sự mâu thuẫn hoàn toàn như bạn có thể tưởng tượng được. Tôi không biết phải làm gì. Tôi không biết phải duy trì sự giảng dạy đó như thế nào.

Tôi đã gặp một vị Linh mục vừa mới rời bỏ Công Giáo Lamã. Ông ấy đã giảng cùng một việc như thế, nửa năm trời tại Ấn độ và nửa năm tại Hoa kỳ. Victor Affonso cũng là một người Dòng Tên và tôi nói cho ông biết thật là kỳ diệu nếu tôi được đi Ấn-độ và dự phần vào công cuộc truyền giáo ở đó. Chúng tôi có thể nghiên cứu những loại tín điều và giáo lý của Giáo hội Công Giáo Lamã. Tôi đến Ấn-độ vào năm 1986, sống ở đó sáu tháng dự phần vào việc truyền giáo và rao giảng Chúa Jêsus. Chúng tôi đã nhìn thấy nhiều đời sống được thay đổi và nhiều phép lạ trong đời sống tín đồ. Chúng tôi cũng dành một tháng với một nhóm người nghiên cứu các tín điều Công Giáo Lamã theo ánh sáng của Kinh Thánh. Chúng tôi quyết định phải theo những gì Kinh Thánh phán và nếu các giáo điều Công Giáo Lamã đi ngược với Kinh Thánh, chúng tôi sẽ chối bỏ chúng.

Chúng tôi nhìn thấy Thiên Chúa kêu gọi “Hãy theo ta!” và qua các sách Phúc Âm chúng tôi được dạy phải cầu nguyện với Cha chúng ta trong danh Chúa Jêsus Christ, không bao giờ cầu nguyện với một vị thánh nào đó hay với bà Maria. Các môn đồ đã không cầu nguyện với Ê-tiên là người tuận đạo rất sớm trong sách Công vụ, hay với Gia-cơ, là người đã bị giết đầu tiên. Tại sao họ phải cầu nguyện với những người khác trong khi họ được cầu nguyện với Chúa Jêsus đã sống lại đang ở với họ chứ? Chúa phán: “Vì nơi nào có hai ba người nhơn danh ta nhóm nhau lại thì ta ở giữa” (Math. 18:20) Họ đã cầu nguyện với Chúa Jêsus, họ đã cầu nguyện với Đức Chúa Cha, họ đã có sự xức dầu của Đức Thánh Linh và họ đã tuân theo những điều răn của Thiên Chúa.

Ở Ấn-độ, chúng tôi khám phá ra giáo lý Công Giáo Lamã đã thay đổi 10 điều răn, không còn 10 điều răn như trong Kinh Thánh nữa. Theo giáo lý của Giáo hội Công Giáo Lamã, điều răn thứ nhất giống như trong Kinh Thánh. Điều răn thứ hai trong phần giáo lý: Ngươi chớ lấy Danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi. Điều răn thứ ba đã chuyển lên thành điều thứ hai. Điều răn thứ hai nguyên thủy đã bị bỏ đi. Thực sự hết thảy giáo lý căn bản đã bỏ đi điều răn thứ hai trong Kinh Thánh. Thí dụ như trong giáo lý Baltimore trả lời như sau: 10 điều răn của Thiên Chúa là (1) Ta là Giê-hô-va Thiên Chúa các ngươi, trước mặt ta ngươi chớ có các thần khác; (2) Ngươi chớ lấy Danh Thiên Chúa ngươi mà làm chơi, v.v

Trong Kinh Thánh Xuất Ê-díp-tô ký 20:4-5, điều răn thứ hai tuyên bố: “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm những tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng nó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Thiên Chúa ngươi, tức là Thiên Chúa kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhơn tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời, và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta”. Thiên Chúa truyền cho chúng ta đừng quì lạy trước các hình tượng đó, cũng đừng hầu việc chúng nó. Tuy nhiên chúng tôi có nhiều hình ảnh về Giáo hoàng đang quì gối hôn các hình tượng. Chúng tôi rất khó chịu khi điều răn nầy bị loại ra khỏi giáo lý. Vì vậy chúng ta phải nói cho rõ: “Làm sao chúng ta có đủ 10 điều răn được?” Điều răn cuối cùng được chia làm hai (trước đây là điều răn thứ 10, bây giờ phân thành điều răn thứ 9 và thứ 10): Đừng tham vợ kẻ lân cận ngươi được kể như một điều răn phân biệt với điều răn: Chớ tham vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi. Đây hoàn toàn là một hình thức bẻ cong Lời Thiên Chúa. Tôi đã khám phá nhiều tín điều và lẽ đạo đang trực tiếp đi ngược lại với Kinh Thánh.

Chúng tôi cũng xét đến phần giáo lý nói về quan niệm trinh khiết. Họ xác định đây là ‘phần giáo lý cho rằng Maria không có tội lỗi gì cả ngay từ lúc đầu’. Điều nầy ngược lại với Rôma 3:23 nói rằng: “Mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Thiên Chúa. Ở đây chúng ta có một giáo lý, một lời truyền khẩu đã được đưa ra và được xác định là lẽ thật không sai trật, hiển nhiên nó mâu thuẫn với những gì có trong Kinh Thánh.

Rồi chúng tôi đến với những mâu thuẫn lớn nhất: đó là việc dâng Lễ Misa. Vị trí chính thức của Lễ Misa trong Giáo hội Công Giáo Lamã là một sự tiếp diễn lễ dâng tại đồi Gô-gô-tha. Công đồng Trent đã xác định của Lễ ấy theo cách nầy (Denzinger 940): “Khi của lễ thiêng liêng nầy được dâng lên trong Lễ Misa, thì chính Đấng Christ đã bị giết theo một cách thức không có huyết, là Đấng bị treo trên thập tự giá nơi bàn thờ đã dâng chính mình Ngài theo cách đổ huyết ra (Hêb.9:28). Công đồng dạy rằng điều nầy là sự chuộc tội thật sự, “Vì đây là cùng một nạn nhân, cùng một Đấng qua chức vụ của các Linh mục dâng Lễ y như chính mình Ngài đã tự dâng mình trên thập tự giá, duy kiểu thức dâng có khác nhau”. Có một số người cho rằng Công đồng Trent không có căn bản vững chắc và những điều đó đã thay đổi. Nhưng Hồng y Ratzinger là người cầm đầu Hội nghị về lẽ đạo đức tin, là Hội nghị chức vụ Thánh xưa, trong quyển sách gọi là Ratzinger Report đã viết: “Cũng như không thể nào quyết định ủng hộ Công đồng Trent và Vatican I, rồi chống lại Vatican II. Bất cứ ai chối bỏ Vatican II đều chối bỏ uy quyền có trên hai Công đồng kia, và do đó tách họ ra khỏi nền tảng của họ”. Các phần giáo lý dạy cùng một điều giống nhau. Lễ Misa là cùng của lễ tại thập tự giá, thí dụ như: Giáo lý Baltimore dạy: ‘Lễ Misa là cùng của lễ trên thập tự giá, vì sinh tế trong Lễ Misa và thầy tế lễ chính giống nhau, tức là Chúa Jêsus Christ’. Trong Hêb. 10:18 chép rằng: “Bởi hễ có sự tha thứ thì không cần dâng của lễ vì tội lỗi nữa”. Kinh Thánh đã nói rất rõ ràng. Thực ra có đến tám lần trong bốn chương trong thư Hê-bơ-rơ, bắt đầu từ chương 7, chép “một lần đủ cả” và có một của lễ dâng lên vì cớ tội lỗi một lần đủ cả.

Bất cứ ai dự Lễ Misa trong Giáo hội Công Giáo Lamã sẽ nhớ lời cầu nguyện của vị Linh mục: ‘Hỡi anh em, hãy cầu xin của lễ chúng ta sẽ được Cha Toàn Năng, là Thiên Chúa tiếp nhận’. Điều nầy ngược với Lời của Thiên Chúa vì của lễ đã được nhậm rồi. Khi Chúa Jêsus trên thập tự, trong Giăng 19:30, Chúa phán: “Mọi sự đã được trọn” và chúng ta biết việc ấy đã được trọn vì Chúa Jêsus đã được Chúa Cha tiếp nhận và đã sống lại từ trong kẻ chết, hiện nay đang ngồi bên hữu Chúa Cha, cũng là Phúc Âm mà chúng ta rao giảng, là Chúa Jêsus đã sống lại từ trong kẻ chết, rằng của lễ Ngài  dâng đã được trọn, rằng Ngài đã trả giá cho tội lỗi. Khi bởi ân điển của Thiên Chúa, chúng ta tiếp nhận của lễ ấy như của lễ đã được trọn cho tội lỗi của chúng ta, chúng ta được cứu và được sự sống đời đời.

Chúa Jêsus phán: “Hãy làm điều nầy để nhớ đến ta”, và một điều phải nhớ là chúng ta nhớ đến việc Ngài đã làm cho chúng ta. Cho nên bất cứ ai đọc bài làm chứng nầy, hay bất kỳ vị Linh mục nào đang giảng Lễ Misa, cần phải xét lại sai lầm nghiêm trọng trong lời cầu nguyện: “Hỡi anh chị em, chúng ta hãy cầu nguyện để của lễ chúng ta được nhậm”. Của lễ đã được nhậm và của lễ đã được dâng lên rồi. Nhiệm vụ chúng ta khi thờ phượng chung là làm để nhớ những điều Chúa Jêsus đã làm rồi. Của lễ mà Chúa Jêsus dâng trên thập tự giá đã đủ để cất tội lỗi chúng ta, không cần phải thêm chi vào đó nữa.

Giáo hội Công Giáo Lamã nói rằng Lễ Misa là một của lễ có hiệu quả cất bỏ tội lỗi của những người trên đất, và những kẻ đã chết nữa. Đó là lý do tại sao ngày nay, dù có người nói nhà thờ ở một số nơi không tin vào ngục luyện tội, Lễ Misa vẫn được cử hành cho những người đã qua đời. Họ tin rằng Lễ Misa sẽ rút ngắn thời gian trong ngục luyện tội của họ; đó là lý do tại sao Lễ Misa được dành cho người chết. Như thế là không đúng lẽ thật. Khi một người qua đời, ngay lập tức sự phán xét theo sau - Hêb. 9:27, “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xét”.  Nếu họ được cứu, họ sẽ đi thẳng vào Thiên đàng, nếu họ vẫn còn tội lỗi, họ sẽ vào địa ngục. Không có điều gì làm thay đổi một người từ địa ngục lên Thiên đàng.

Giáo hội Công Giáo Lamã tin rằng Lễ Misa là một tế lễ quan trọng. Vì lễ ấy sẽ rút ngắn thời gian trong ngục luyện tội của họ. Nhưng chúng ta cần phải tiếp nhận hết thảy những thương khó và mọi tội mà Chúa Jêsus đã gánh chịu vì cớ tội lỗi chúng ta trên thập tự giá. Chúng ta cần phải tiếp nhận  sự sống đời đời và được sanh lại đang khi chúng ta còn sống trên đất. Sau khi chúng ta qua đời, không có bằng cớ nào trong Kinh Thánh về một thay đổi sẽ diễn ra cho một người ở nơi đó.

Vì thế chúng tôi bắt đầu học những điều Giáo hội Công Giáo Lamã dạy làm thế nào một người sẽ được cứu. Lẽ đạo của Giáo hội Công Giáo Lamã cho rằng chúng ta sẽ được cứu do chịu phép bí tích lúc còn con trẻ, vì trong bộ luật Canon có nói nơi trang 849 của ấn bản năm 1983 rằng: “Thật sự bí tích rửa tội LÀ cánh cửa dẫn đến các bí tích khác, cần thiết cho sự cứu rỗi, ít nhất nó được dự trù bởi đó nhiều người nam nữ sẽ được buông tha khỏi tội lỗi và được sanh lại làm con cái Thiên Chúa và trở nên giống như Đấng Christ…”
Giờ đây, Giáo hội Công Giáo Lamã cũng nói như thế khi một đứa bé chịu phép rửa tội, nó được cứu, nó có sự sống đời đời do việc làm rửa tội của các Linh mục. Đó không phải lẽ thật. Chúa Jêsus không bao giờ phán như vậy cả, cũng không có một lời nào trong Kinh Thánh chép một việc gì giống như vậy xảy ra. Chúa Jêsus phán: “Hãy để con trẻ đến cùng ta”. Kinh Thánh luôn phán chúng ta được cứu khi chúng ta tiếp nhận điều Chúa Jêsus Christ đã trả giá vì tội lỗi chúng ta, hầu cho chúng ta cũng được đứng chung với Ngài bên cạnh Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Thiên Chúa” (I Côrintô 5:21).

Giáo hội Công Giáo Lamã cứ tiếp tục dạy rằng muốn được cứu, bạn phải giữ mọi luật lệ, qui tắc của Giáo hội, và nếu bạn phạm vào các luật lệ, nội qui nầy, thí dụ như luật liên quan đến quyền sinh con, hay kiêng ăn, hoặc tham dự Lễ Misa mỗi Chúa nhật, thì bạn đã phạm một tội trọng. Giáo hội Công Giáo Lamã dạy trong bộ luật Canon ngày nay, là nếu bạn phạm một tội trọng, thì tội đó sẽ được tha khi xưng ra với Linh mục. Luật Canon điều 960: ‘Sự xưng tội cá nhân và tập thể cũng như sự linh nghiệm tuyệt đối chỉ là cách bình thường bởi đó một người có lòng trung tín luôn ý thức về tội trọng được phục hòa với Thiên Chúa, và với Giáo hội…’ Đây là cách tội lỗi được tha, là cách bình thường tha tội trong Giáo hội Công Giáo Lamã. Nhưng Kinh Thánh phán, nếu chúng ta ăn năn trong lòng và tin vào của lễ đã được trọn của Chúa Jêsus thì chúng ta đã được cứu. Chúng ta được cứu bởi ân điển chớ không phải việc làm của mình. Giáo hội Công Giáo Lamã thêm những việc làm vào để bạn phải làm theo thì mới được cứu. Kinh Thánh phán rõ ràng là chúng ta được cứu bởi ân điển chớ không phải bởi việc làm. Đó là một sự ban cho miễn phí của Thiên Chúa, không phải do bất cứ một việc làm nào của chúng ta: “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Thiên Chúa”. “Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Êphêsô 2:8-9), ‘Nhưng nếu bởi ơn thì chẳng phải bởi việc làm nữa; bằng chẳng, thì ơn không còn phải là ơn”. (Rôma 11:6).

Một trong những việc gây rắc rối cho tôi nhiều nhất khi chúng tôi xem xét việc nầy tại Ấn độ là những điều xảy ra khi có người hấp hối. Người ta đã cho gọi một Linh mục đến nhà của họ. Vì thế bạn phải đến nhà, gia đình, hay bịnh viện, và bạn xức dầu cho người đó, vị Linh mục tin rằng bởi hiệu quả của việc xức dầu, họ sẽ được cứu và vào Thiên đàng ngay. Nhưng việc đó đã khiến tôi cảm thấy khó chịu. Ngay khi là Linh mục, khi tôi đến, tôi sẽ nói với người đang hấp hối khi họ có thể nghe, tôi nói vào lỗ tai họ bảo lập lại theo lời tôi: ‘Lạy Chúa Jêsus, con yêu Ngài. Xin Chúa Jêsus tha tội cho con, xin Chúa Jêsus ngự vào lòng con, và thay đổi đời sống con. Chúa Jêsus ơi, cảm ơn Chúa vì Ngài đã cứu con’. Tôi đã nói như thế vào lỗ tai của họ, tôi đã nhìn thấy gương mặt họ thay đổi, vì đây là những việc thuộc linh. Rủi thay Giáo hội Công Giáo Lamã đã làm cho nó thành một việc thuộc về vật chất, trong khi đó là một việc thuộc linh xảy ra trong lòng.

Vì thế chúng tôi đã tra cứu những việc nầy và nhiều lẽ đạo khác trong khi chúng tôi đang ở Ấn độ. Khi tôi rời Ấn độ, tôi biết mình không còn đại diện cho Giáo hội Công Giáo Lamã nữa, vì tôi đã cố gắng làm thay đổi Giáo hội qua phong trào ân tứ. Tôi bắt đầu nhìn thấy những lẽ đạo trái với Kinh Thánh đã bắt rễ quá sâu không làm sao thay đổi được.

Đó là nan đề trong phong trào ân tứ ngày nay, vì phong trào ân tứ trong Giáo hội Công Giáo Lamã đã trở lại với những lẽ đạo cơ bản nầy. Phong trào ân tứ duy trì và giữ chặt chẽ các lẽ đạo đó, cho nên phong trào hoàn toàn thụt lùi. Không còn bầu không khí tươi mới nào thổi qua Giáo hội Công Giáo Lamã và thay đổi mọi sự để đưa Giáo hội quay trở lại với Lời của Thiên Chúa nữa. Giáo hội không thể trở lại với Lời Thiên Chúa, Giáo hội sẽ không để cho nó lùi lại quá xa, Giáo hội không cử hành Lễ Misa như Chúa Jêsus phán. Giáo hội sẽ khăng khăng lễ Misa là một diễn tiến liên tục của lễ mà Chúa Jêsus đã dâng. Giáo hội luôn luôn cho rằng đứa trẻ chịu rửa tội thì được sanh lại và được sự sống đời đời, cho dù điều nầy không được thực hiện trong Hội Thánh đầu tiên cho đến thế kỷ thứ ba, cũng không được thi hành phổ quát cho đến thế kỷ thứ 5.

Tôi thành thật yêu mến người Công Giáo Lamã và mong muốn giúp đỡ họ. Tôi muốn giúp họ tìm được sự cứu rỗi tự do, sự sống và phước hạnh khi biết noi theo Kinh Thánh. Và tôi không có một điều gì chống lại bất cứ người Công Giáo Lamã hay một Linh mục nào. Chính những tín điều và giáo lý đã trói buộc họ. Chính Thiên Chúa mong muốn buông tha họ. Trong Mác đoạn 7, Chúa phán: “Các ngươi bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà giữ lời truyền khẩu của loài người”. Đó là nan đề mà chúng ta đang đối diện ở đây. Những lời truyền khẩu nầy hủy diệt chính Lời Thiên Chúa, cũng như ngược lại với Lời Chúa.

Khi tôi rời Ấn độ về đến nhà, tôi biết mình đang đối diện với một sự thay đổi lớn trong đời. Đó là một thời gian căng thẳng và nhức nhối rất lớn đối với tôi. Vì tôi đã thực sự hoàn toàn tin nơi Giáo hội Công Giáo Lamã và đã phục vụ cho Giáo hội phần lớn cuộc đời mình. Tôi biết khi tôi trở về thì tôi phải ra đi.

Tôi là người tự do vì lẽ thật của Ngài đã buông tha tôi. Tôi không còn đi một chân với Kinh Thánh nữa, tôi đi với Lời Chúa soi sáng tôi bằng cả hai chân. Tôi làm theo Kinh Thánh như một nguồn uy quyền duy nhất để bày tỏ lẽ thật. Chúa Jêsus đã phán: “Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh; lời Cha tức là lẽ thật”.

Lúc bấy giờ tôi đã ở trong nhiều sự đau khổ, tôi về nhà cha mẹ tôi, cả hai người đều trên 80 tuổi. Một đêm kia chúng tôi có một buổi nói chuyện rất nghiêm túc về việc nầy. Tôi nói cho cha mẹ biết tôi sắp sửa làm gì; tôi nói cho cha mẹ biết tôi sẽ rời bỏ Giáo hội Công Giáo Lamã vì những lý do giáo lý. Tại sao tôi muốn thế, và tại sao vấn đề đó quan trọng đối với tôi. Có một sự yên lặng lớn và cha tôi đã chậm rãi nói: ‘Bob, con biết cả mẹ con và ba đã từng suy nghĩ cùng một vấn đề ấy’. Họ đến dự một Lễ Misa nữa, khi trở về nhà, họ nói: ‘Con có biết cái bàn thờ đặt phía trước nhà thờ, bàn thờ là nơi dâng của lễ’. Và ông nói: ‘Ba nhìn thấy rõ ràng bây giờ không cần dâng của lễ nữa’. Cả cha mẹ tôi đều khởi sự đọc Lời của Thiên Chúa và làm theo Lời ấy. Năm 1989, mẹ tôi qua đời khi đang đọc Lời Chúa với sự bình an và bảo đảm bà đã có sự sống đời đời, sẽ đi ở với Chúa cho đến đời đời. Vào năm 1992, Thiên Chúa ban ơn lớn nhất cho tôi là ơn Chúa có thể ban cho một người ngoài sự cứu rỗi, Joan là người vợ xinh đẹp mà tôi cưới vào ngày 6 tháng 6 năm 1992. Cha tôi qua đời năm 1993 với lời cầu nguyện trên môi miệng cho những người ông đã để lại sau lưng.
Năm 1987, tôi ra đi bằng cách viết đơn từ chức, rồi tới lui với những người bề trên của tôi, vì tôi muốn làm chứng cho họ. Tôi đã viết đơn gởi đi Roma trước khi tôi ra đi. Tôi phải làm thế vì tôi muốn làm chứng cho họ biết những lý do tôi ra đi. Tôi muốn làm theo Lời của Thiên Chúa. Rủi thay Đức Giáo Hoàng là người đang lãnh đạo Công Giáo Lamã làm theo những điều ngược lại Lời Thiên Chúa. Điều rất quan trọng đối với mọi người biết điều luật Canon 333 mới ghi: ‘Không chấp nhận một lời kêu gọi hay một thủ đoạn nào chống lại quyết định hoặc chiếu chỉ của Giáo hoàng Lamã’. Đây là điều luật mới trong Bộ Luật Canon đã ban hành năm 1983. Luật ấy có ý nói rằng Đức Giáo Hoàng có uy quyền và quyền năng tuyệt đối như đã được xác định trong các sách luật, ai nấy đều quá quen với mạng lịnh vô ngộ của Giáo hoàng.

Rủi thay ông đang giữ lấy những điều ngược lại với Lời Thiên Chúa, hiện đang phát biểu rất mạnh mẽ chống lại các tổ chức truyền giáo ở Nam Mỹ, như thể họ là những kẻ thù của Lời Thiên Chúa vậy. Ông ta than phiền họ, ông nói họ đang hạ thấp Giáo hội; nhưng lý do ông chống lại họ là vì họ đang đứng lên bởi uy quyền trọn vẹn của Kinh Thánh, và vì họ không còn muốn chịu ở dưới sự lãnh đạo của ông nữa.

Toàn bộ địa vị của Giáo Hoàng sở dĩ có được là do một sự hiểu sai Kinh Thánh. Chúa Jêsus phán: “Ngươi là Phierơ, ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá nầy”. Chúng ta cần xem câu nầy cách cẩn thận. Đá mà Chúa Jêsus đang nói đến là gì? Trước khi nói câu đó, Chúa Jêsus đã hỏi các môn đồ: Ta là ai? Phierơ đáp: “Ngài là Đấng Christ, con Thiên Chúa hằng sống”. Chúa Jêsus phán: “Chẳng phải thịt và huyết đã tỏ điều đó cho ngươi, bèn là Cha ta ở trên trời vậy. Rồi phán những lời nầy: Ngươi là Phierơ, ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá nầy”. Hội Thánh của Chúa Jêsus Christ được xây dựng trên vầng đá của sự khải thị Chúa Jêsus Christ là ai? Phierơ đã tiếp nhận sự khải thị đó từ Thiên Chúa và mỗi một người tin thật đã tái sanh đều nhận một sự khải thị cho biết Chúa Jêsus Christ là ai. Sự chết của Ngài trên thập tự giá đã cất bỏ tội lỗi của chúng ta, khi chúng ta ăn năn tin cậy Ngài, chúng ta nhận được sự sống đời đời trong Ngài, rồi chúng ta sẽ sống và đồng cai trị với Chúa Jêsus cho đến đời đời. Đó là vầng đá không phải là con người, không phải Phierơ người đầu tiên Chúa chọn làm môn đồ với biết bao khuyết điểm, không phải Giáo Hoàng ngày nay. Vầng đá ấy là sự khải thị Chúa Jêsus Christ là ai. Như chính Phierơ đã nói trong thư I Phierơ 2:6, “Nầy ta đặt tại Siôn hòn đá góc nhà, đã lựa chọn vá quí báu; ai tin đến đá ấy sẽ không bị xấu hổ”. Bởi ân điển Thiên Chúa đã tỏ ra điều đó cho tôi, và tôi đứng vững, xây dựng đức tin trên vầng đá của sự khải thị về Chúa Jêsus Christ là ai: ấy là Ngài đã chịu chết để cất bỏ tội lỗi tôi, rồi ban cho tôi sự sống đời đời.
Bây giờ tôi là một Mục sư đã được tấn phong trong sự thông công với 1,500 nhà truyền đạo Tin Lành tin Kinh Thánh. Đây là Phúc Âm tôi muốn chia sẻ với từng đọc giả, ấy là Chúa Jêsus Christ đã chịu chết vì chúng ta. Khi chúng ta ăn năn và tiếp nhận sự sống của Chúa vào lòng, chúng ta sẽ nhận được sự sống đời đời, và chúng ta sẽ sống, sẽ đồng trị với Chúa Jêsus Christ cho đến đời đời. Amen.

Do Linh mục trở lại với Tin Lành Bob Bush
 
 
 
 
 
 
 
 

 

CUỘC HÀNH HƯƠNG TỪ LAMÃ
*
Lời chứng cá nhân của Bartholomev F. Brewer
một Linh mục trở lại với Tin Lành
***


Có lẽ đại đa số - hàng triệu người Công Giáo Lamã, là người Công Giáo Lamã bằng tên tuổi, bằng văn hóa hay bằng tính thụ động. Tuy nhiên, gia đình chúng tôi là người Công Giáo Lamã do sự tin chắc. Chúng tôi hiểu và làm theo những điều Tôn giáo chúng tôi dạy dỗ. Chúng tôi tin đó là một
‘Hội Thánh thật” do Chúa Jêsus Christ sáng lập. Bởi tin như thế, chúng tôi đã tiếp nhận mà không thắc mắc chi hết những điều các Linh mục của chúng tôi dạy. Trong ngày trước Công đồng Vatican II, ai cũng tin rằng: ‘Ngoài Giáo hội Công Giáo Lamã sẽ không có sự cứu rỗi’. Điều nầy mang lại cho chúng tôi một cảm xúc ăn năn, sống ngay thẳng. Không cứ cách nào, chúng tôi đã sống an lạc trong vòng tay của ‘Giáo hội Mẹ Thánh’.
Từ lúc cha tôi qua đời (lúc tôi mới 11 tuổi), mẹ tôi đã dự Lễ Misa mỗi ngày, không bỏ sót một ngày nào trong suốt 24 năm. Gia đình chúng tôi trung tín đọc thuộc lòng kinh tràng hạt mỗi buổi tối. Chúng tôi được khuyến khích phải dự đều đặn ‘Thánh Lễ’. Thêm vào sự dạy dỗ tại nhà, mọi việc học hành của chúng tôi đều thuộc vào Giáo hội Công Giáo Lamã. Giám mục Hubert Cartwright cùng các Linh mục khác trong giáo phận quê hương chúng tôi, thuộc Đại giáo đường Thánh Phê-rô và Phaolô tại Philadelphia, bang Pennsylvania, thường nói rằng gia đình tôi còn Công giáo hơn cả Lamã.
Cho nên không có gì ngạc nhiên khi tôi đến tuổi vào trung học, tôi cảm thấy mình được kêu gọi để sửa soạn cho chức vụ Linh mục Công Giáo Lamã. Đúng hơn là chức vụ Linh mục thế tục phục vụ các giáo xứ, tôi chọn vào Discalced Carmelites, một trong những dòng tu xưa và nghiêm khắc nhất. Từ ngày đầu tiên tại Đồi Thánh (Holy Hill), Wisconsin, tôi đã có lòng yêu mến đời sống tôn giáo, và lòng yêu mến ấy chính là động cơ tôi cần đến để trải qua môn học tiếng Latinh và các môn học khác mà tôi thấy là rất khó. Sự tận hiến và tự hi sinh của các Linh mục dạy trong các lớp chúng tôi luôn nhắc cho tôi nhớ đến giá trị cần phải hi sinh để vươn lên tới mục tiêu được thụ phong.
Tôi đã học tại Chủng viện trung học bốn năm, hai năm tập sự, ba năm học Triết, bốn năm Thần học, năm cuối sau lễ tấn phong. Tôi rất thành tâm chịu khổ nhục cùng những kỷ luật đa dạng mà không hoài nghi về sự kêu gọi hay bất cứ điều chi tôi được dạy. Cả cuộc đời tôi dâng trọn cho sự đầu phục Đức Chúa Trời trên những lời nguyện chịu khổ, giữ trinh bạch và vâng phục. Đối với tôi, tiếng gọi của Giáo hội là tiếng gọi của Đức Chúa Trời.
Lễ phong chức của tôi trở thành Linh mục Giáo hội Công Giáo Lamã được tổ chức tại giáo đường Immaculate Conception Mary ở Washington DC, ngôi giáo đường thứ bảy lớn nhất trên thế giới ngày nay. Khi vị Giám mục tôn kính nhất của Chúa là John M. McNamara đặt tay ông trên đầu tôi và lập lại những lời trong Thi thiên 110:4, “ngươi là thầy tế lễ đời đời theo ban Mên-chi-xê-đéc”. Tôi tràn ngập niềm tin bây giờ tôi là một người trung gian giữa Đức Chúa Trời và con người. Sự xức dầu và bó đôi tay tôi bằng những tấm vải đặc biệt có ý


 




 
 
nghĩa là chúng tôi đã được dâng hiến để làm biến đổi bánh và rượu thành thịt và huyết thật của Chúa Jêsus Christ, làm cho của lễ tại đồi Gô-gô-tha được sống mãi qua Lễ Misa, và để phân phát ơn cứu rỗi qua các bí tích khác của Giáo hội Công Giáo Lamã như bí tích rửa tội, sự xưng tội, phép thêm sức, phép hôn phối, cùng nghi lễ cho người chết. Tại lễ phong chức, một Linh mục Công Giáo Lamã được truyền cho biết đã nhận được một dấu hiệu ‘Không thể bôi xóa được’: Ấy là một kinh nghiệm về sự trao đổi không hề dứt của cá nhân người ấy với Đấng Cứu Thế, để người có thể thi hành các bổn phận Linh mục của mình như ‘Đấng Cứu Thế khác’ hay trong vị trí của Đấng Cứu Thế. Người ta phải quỳ gối xuống và hôn đôi bàn tay mới vừa dâng hiến của chúng tôi, niềm tin nầy chân thành như thế đấy.

Sau khi học xong năm cuối về Thần học, kết thúc sự chuẩn bị ra giảng đạo và nghe xưng tội (kể cả sự xá tội hay xưng tội), tôi được làm Linh mục Giáo sĩ tại Phi-luật-tân, điều nầy thỏa mãn mọi ao ước của tôi lâu nay. Sự thay đổi cuộc sống từ tập thể, tu viện, sang sự đơn sơ, tự do của một đời sống Giáo sĩ đã tỏ ra một thách thức mà tôi chưa được trang bị cho sự thách thức đó. Tôi thích tới lui với một trong số tám mươi hay nhiều khu vực chính trong giáo phận của chúng tôi. Tôi cũng đến dạy một lớp về Tôn giáo tại trường trung học Carmelite trong thị trấn nhỏ của chúng tôi. Cho đến khi ấy cuộc sống của tôi hầu như độc nhất ở giữa mọi người. Tôi thích ngắm nhìn những thiếu nữ lẳng lơ đùa giỡn với những chàng trai thích trêu chọc. Sau một thời gian, sự chú ý của tôi dồn về một trong những sinh viên rất siêng học, thu hút sự chú ý của tôi. Thiếu nữ trẻ đẹp nầy đã trưởng thảnh hơn số tuổi của cô vì mọi trách nhiệm đổ trên cô sau khi mẹ của cô qua đời. Cô rất đáng yêu và đáp ứng lại trong sự bẽn lẽn khi chúng tôi tận dụng thì giờ trò chuyện sau giờ học. Đúng là một cuộc phiêu lưu mới và tôi nhanh chóng giải thích tình cảm mới khám phá ra của chúng tôi là tình yêu.

Không có gì phải ngạc nhiên, vì chẳng mấy chốc thì vị Giám mục hay biết chyện nầy, dù ông ở cách xa nhiều dặm đường, và ông nhanh tay đưa tôi trở lại Hoa Kỳ trước khi mối quan hệ nghiêm trọng có thể phát triển. Sự ngăn trở là hình thức kỷ luật nầy gây khó khăn cho cả hai chúng tôi, nhưng cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn.

Sau chuyến mạo hiểm và tự do tại Phi-luật-tân, tôi không có một chút cảm động gì phải trở lại với đời sống tu viện nữa, vì vậy Cha xứ đã cho phép tôi làm việc tại một giáo phận của dòng tu Discalced Carmelite ở Arizona. Tôi thích mọi trách nhiệm của tôi tại giáo phận nầy, nhưng tôi cũng không thấy thỏa lòng qua sự bổ nhiệm đó. Không bao lâu thì tôi theo sự xếp đặt từ Lamã rời dòng tu Carmelite phục vụ như một Linh mục thế tục cai quản một giáo khu. Đang khi phục vụ cho một giáo phận rộng lớn tại San Diego, bang California; tôi đã yêu cầu và được phép vào Hải quân Hoa Kỳ làm một Tuyên úy Công Giáo Lamã. Ở đó các mục tiêu mới, đẳng cấp và việc du hành đã góp phần vào như một sự giải thoát những điều dần dần trở thành một đời sống khô khan và chủ nghĩa nghi lễ.

Đời sống tôn giáo tôi được nới rộng nhanh chóng lúc tôi sống lẫn lộn với các Tuyên úy không thuộc Giáo hội Công Giáo Lamã. Giữa bầu không khí nhiều hệ phái dần dần tôi đã thành người trung lập. Rồi khi Công đồng Vatican II mở các cánh cửa truyền khẩu cứng ngắc để đón bầu không khí tươi mới, tôi đón nhận một sự hít thở sâu đầy và thích thú. Sự thay đổi đã tràn vào. Một số người muốn thay đổi tận gốc rể, những người khác muốn một ít điều mới mẻ thôi. Còn đối với nhiều người khác thì đức tin Công Giáo Lamã không thể đưa ra những giải đáp cho mọi nan đề chung thời hiện đại. Nhiều người cảm thấy bị cách biệt và bị hiểu lầm. Điều nầy thực sự đặc biệt đối với những vị Linh mục. Với những thay đổi, chức vụ Linh mục đang mất dần vẻ đáng nể trọng phải có. Sự dạy dỗ của Linh mục không còn được coi là tối cao đối với những giáo dân nữa. Chức năng giáo hóa của Linh mục không còn ảnh hưởng trên giáo dân nữa. Các Linh mục đều lâm vào cơn khủng hoảng chung hơn là ý muốn thừa nhận, ngay cả các vị Tuyên úy.
Lúc đầu tôi đã bị xúc phạm khi biết một số các Tuyên úy Công Giáo Lamã đang có hẹn hò với nhau. Tôi lắng nghe với sự chú ý khi một số người tranh luận công khai về việc bắt buộc ở độc thân không thực tế. Sau đó tôi cũng có can đảm để hỏi những bậc cầm quyền Giáo hội là mọi người cứ khăng khăng duy trì những lời tuyền khẩu, đặc biệt khi luật độc thân là nguồn gốc của nhiều vấn đề đạo đức giữa vòng các Linh mục. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi dám nghi ngờ uy quyền của tôn giáo tôi, không phải vì tôi kiêu ngạo, khôn ngoan, mà là vì lương tâm, vì tánh chân thật.

Là những sinh viên chuẩn bị làm Linh mục, chúng tôi được thông báo rõ ràng phải lưu tâm lời truyền khẩu Công Giáo Lamã xưa ràng buộc các Linh mục thuộc Giáo hội Công Giáo Lamã sống độc thân. Chúng tôi cũng biết một vài người đã được phép của Vatican cho kết hôn thì không còn hành chức Linh mục nữa. Nhưng thời thế đang thay đổi. Mọi thắc mắc không bao giờ được trình lên Công Đồng Vatican tại Rome. Có nhiều người tưởng Linh mục có vợ, như những người Tin Lành đã có, sẽ đem lại nhận thức và hiểu biết quan trọng hơn trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Sự tranh luận như thế thường xảy ra ở bất cứ nơi nào giới Linh mục họp lại, ngay cả khi họ đến thăm chung cư mà tôi và mẹ tôi được phân bố cho ở.

Mẹ tôi nhút nhát việc dự vào những cuộc tranh luận. Bà là người nắm bắt tin tức giỏi và khôn ngoan, tôi đánh giá cao những ý kiến của bà. Tôi đã nhớ bà đã sợ hãi khi thuyết tiến hóa được dạy ở các Trường học Công Giáo Lamã và Giáo hội tại Rome đã thiết lập đối thoại với những người Cộng sản. Bà không còn bối rối do một số mâu thuẫn bà nhìn thấy giữa các nguyên tắc được dạy trong Kinh Thánh, với những thiếu sót nơi các nhà lãnh đạo tôn giáo trong Giáo hội chúng tôi. Nhiều năm trước đây, Đức Giám Mục Cartwright đã đến yên ủi mẹ tôi với sự nhắc nhở là dù có nhiều nan đề trong giáo hội, Chúa Jêsus đã hứa: “các cửa Âm phủ chẳng thắng được hội đó”. Mẹ tôi luôn tỏ ra sự kính trọng tuyệt đối với Kinh Thánh. Bà rất trung tín đọc Kinh Thánh qua nhiều năm, hiện nay bà vẫn là một học viên của Kinh Thánh. Khi tôi thấy có một khuynh hướng tự do giữa các bạn đồng sự, mẹ tôi lại có khuynh hướng khác. Đó là sự mầu nhiệm cho tôi. Trong khi những người kia bàn về ước muốn nhìn thấy một sự nới lỏng các luật lệ và nghi thức theo truyền khẩu; mẹ tôi đã bày tỏ ý muốn được nhìn thấy khuynh hướng nhấn mạnh về Kinh Thánh nhiều hơn trong Giáo hội - nghĩa là chú ý nhiều hơn đến các phương tiện thuộc linh trong cuộc sống, xu hướng mạnh mẽ hơn về Chúa Jêsus, trong một mối tương giao riêng với Ngài.
Lúc đầu tôi không hiểu, nhưng lần lần tôi thấy có một sự thay đổi kỳ diệu nơi mẹ tôi. Ảnh hưởng của bà đã giúp tôi nhận ra tầm quan trọng của Kinh Thánh khi khẳng định những điều chúng tôi đang tin. Chúng tôi thường bàn luận các đề tài về sự ưu việt của Phê-rô, tính không sai lầm của Giáo hoàng, chức vụ Linh mục, phép rửa tội cho trẻ con, sự xưng tội, lễ Misa, ngục luyện tội, sự vô nhiễm nguyên tội của bà Maria, cùng việc Maria hồn xác lên trời. Khi ấy tôi biết rằng không những các niềm tin nầy không có trong Kinh Thánh, mà thật sự trái với sự dạy dỗ rõ ràng của Kinh Thánh. Sau cùng không chút nghi ngờ gì về quan điểm của Kinh Thánh đối với các đề tài nầy, điều đã tác động lên đời sống tôi là một Linh mục.

Tôi thực sự tin Thiên Chúa kêu gọi tôi phục vụ Ngài. Một tình trạng tiến thoái lưỡng nan về mặt đạo đức đang lộ rõ nơi tôi. Tôi phải làm gì đây? Phải, đã có ba vị Linh mục không chịu nỗi những tín điều của Rome. Phải, tôi có thể là một Tuyên úy Công Giáo Lamã và có thể phục vụ mà không bày tỏ những điểm bất đồng của mình. Tôi có thể tiếp tục nhận lương cùng các đặc quyền của cấp bậc quân đội. Tôi có thể tiếp nhận và cung cấp các lợi ích khác cho mẹ tôi. Có nhiều lý do để ở lại, cả về giáo phẩm lẫn vật chất, nhưng nếu làm như vậy theo Kinh Thánh hóa ra là giả hình và phi đạo đức. Từ lúc còn trẻ tôi luôn luôn tập làm theo điều phải, và đó là điều mà bây giờ tôi đã chọn.
Dù Giám mục của tôi mới vừa thuận cho tôi theo đuổi 20 năm trong quân đội, tôi đã từ chức chỉ sau 4 năm mà thôi. mẹ tôi và tôi chuyển đến ở gần em tôi là Paul và vợ nó, tại San Francisco gần khu vực Vịnh San Francisco. Trước khi chúng tôi ra đi, mẹ tôi đã cắt bỏ những ràng buộc với Giáo hội Công Giáo Lamã bằng cách chịu phép báp-têm ở một Hội Thánh Cơ-Đốc Phục Lâm. Tôi biết bà đã học Kinh Thánh với một trong những nhân sự của họ, nhưng bà không nói cho tôi biết về lễ Báp-têm cho đến khi tôi quyết định rời bỏ chức vụ Linh mục.

Quyết định ra đi là một điều không dễ dàng. Công Giáo Lamã cho rằng không có lý do khách quan nào để ra khỏi ‘Hội Thánh chân thật duy nhất’, đây là điều cần phải xem xét cách cẩn thận. Những người theo truyền khẩu sẽ xem tôi là ‘Linh mục Giu-đa’, đáng nguyền rủa, bị rút phép thông công và đáng tránh xa. Phải, có nhiều khó khăn phức tạp khi ra khỏi sự nắm giữ an toàn của Giáo hội Công Giáo Lamã, nhưng tôi tìm thấy rằng Chúa Jêsus không bao giờ thất bại.
Sau khi giũ sạch bụi bặm Giáo hội Công Giáo Lamã khỏi giày mình, tôi đối diện với một vấn đề khá quan trọng. Toàn bộ uy quyền ở đâu? Qua các tiến trình loại suy, dần dần tôi kết luận rằng Kinh Thánh là uy quyền duy nhất không thể bị lay chuyển. Nhiều hệ thống, kể cả đạo Công Giáo Lamã, đã nổ lực mà không thành công để phá hủy sự đầy đủ, sự hiệu quả, sự trọn vẹn của Kinh Thánh, vì Kinh Thánh được viết ra không bởi ý muốn của con người mà là bởi những người thánh của Thiên Chúa khi họ được Đức Thánh Linh điều khiển: “Vì chẳng có lòi tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Thiên Chúa” (II Phierơ 1:21)
Ôi, quả là ngày phước hạnh khi mọi người kêu cầu danh Chúa Jêsus hiểu rằng Kinh Thánh là nguồn uy quyền duy nhất không hề thay đổi! Kinh Thánh là uy quyền tối hậu vì lai lịch trọn vẹn của Kinh Thánh cũng như Tác giả không hề thay đổi của Kinh Thánh là Thiên Chúa đã truyền đạt rất rõ ràng. Thật là tai hại thay khi Công Giáo Lamã và phần lớn các hệ phái Tin Lành theo truyền khẩu, cũng như nhiều nhóm Ngũ Tuần chối bỏ sự trọn vẹn của Kinh Thánh. Họ đã chọn những lời truyền khẩu đáng ngờ, những sự hiện thấy, những việc của ma quỉ hiện hình hay những lời tiên tri, không những các điều nầy không chứng minh được là ‘của Thiên Chúa’, mà còn đi ngược lại với sự dạy dỗ rõ ràng của Kinh Thánh.

Có lẽ lý do nhiều người xem Kinh Thánh là bất toàn vì họ chưa học hỏi Kinh Thánh cho thấu đáo. Những điều tôi thu thập trong mười ba năm học trong dòng tu Discalded Carmelite cho thấy rằng chỉ bằng mười hai giờ học Kinh Thánh. Chỉ duy điều nầy chứng minh Kinh Thánh không phải là nền tảng sự dạy dỗ của Công Giáo Lamã.
Sau khi rời khỏi đạo Công Giáo Lamã, tôi muốn đi học Kinh Thánh. Tôi là một người ‘định hướng nhà thờ’, không bị khó khăn gì khi bước vào một giáo phái khác. Sau khi nghiên cứu một số nhà thờ Tin Lành, tôi phải buồn bã kết luận rằng trong phong trào liên kết giáo phái dại dột của họ, họ đã bị Công Giáo Lamã trói buộc với sự trả giá bằng lẽ thật trong Kinh Thánh. Nhận định về thực trạng nguội lạnh của các nhà thờ có thể bị ngã lòng cũng có khi nguy hiểm cho người trước đây là người Công Giáo Lamã trong việc tìm kiếm chân lý cho mình.

Tuy nhiên, khi gặp gỡ vài người bạn Cơ-Đốc Phục Lâm của mẹ tôi quả là một sự thích thú. Họ rất sốt sắng vì đức tin của họ, và tình yêu mà họ dành cho Kinh Thánh thôi thúc tôi muốn đi học Kinh Thánh. Điều nầy đã kết quả trong quyết định tham gia vào Giáo hội Cơ-Đốc Phục Lâm. Vị Mục sư đã làm phép báp-têm cho tôi đã thỏa thuận với Hội đồng Miền Nam California gửi tôi vào Chủng viện ở Đại học đường Andrews trong một năm. Trong khi sắp xếp chương trình cho một năm học, tôi đã gặp Ruth. Tôi đã hi vọng và cầu nguyện để tìm một người vợ trong vòng một năm. Từ lúc đầu tiên Ruth đến viếng Hội Thánh của chúng tôi, tôi biết rằng nàng sẽ trở thành người bạn đồng hành của đời sống tôi. Chúng tôi đã kết hôn trước khi rời khỏi Chủng viên. nàng là một người trở lại đạo trong Giáo hội Cơ-Đốc Phục Lâm và giống như mọi người khác đều cho rằng từ khi tôi muốn bước vào Chủng viện, tôi đã là một Người tin Chúa Jêsus.

Nhận biết tôi không hề nhắc đến bất cứ điều chi về việc ‘sanh lại’, ngày kia vợ tôi hỏi tôi: ‘Bart, anh trở thành Người tin Chúa Jêsus khi nào?’ Câu đáp không có gì tin tưởng của tôi là: ‘Anh sinh ra đã là Người tin Chúa Jêsus”. Trong cuộc nói chuyện toát mồ hôi ấy, nàng đã cố gắng giúp tôi hiểu rằng loài người đã được sinh ra trong tội lỗi, một lúc nào đó sẽ thừa nhận nhu cần tìm đến một Đấng Cứu Thế và phải được sanh lại về mặt thuộc linh do tin cậy Chúa Jêsus Christ để Chúa cứu mình ra khỏi những hậu quả của tội lỗi. Khi tôi trả lời rằng tôi luôn luôn tin tưởng nơi Thiên Chúa, nàng để ý thấy điều đó theo Gia-cơ 2:19, “Ngươi tin rằng chỉ có một Thiên Chúa mà thôi, ngươi tin phải; ma quỉ cũng tin như vậy và run sợ”.

Ngay lúc ấy, qua những lần trò chuyện và do những câu Kinh Thánh trong thư Rôma, thư Galati, thư Hê-bơ-rơ, sau cùng tôi hiểu rằng tôi đang nương cậy vào sự công bình riêng cùng mọi tổ chức tôn giáo của mình, chớ không nương trên sự hi sinh trọn vẹn và một lần đủ cả của Chúa Jêsus Christ. Đạo Công Giáo Lamã không bao giờ dạy tôi biết sự công bình riêng của mình thuộc về xác thịt và Thiên Chúa không thể chấp nhận. Giáo hội cũng không dạy rằng chúng ta chỉ nên tin cậy vào sự công bình của Ngài, Chúa đã làm đủ mọi điều thay cho tôi trong Hội Thánh. Rồi một ngày kia Đức Thánh Linh đã thuyết phục tôi về nhu cần ăn năn và tiếp nhận “sự ban cho” của Thiên Chúa.
Trong suốt những năm tháng cuộc đời tu viện tôi đã nương cậy vào các thánh lễ của Công Giáo Lamã ban cho tôi ân sũng để cứu tôi, nhưng giờ đây bởi ân điển của Thiên Chúa tôi đã được sanh lại về mặt thuộc linh: ‘Tôi đã được cứu!’. Do thiếu hiểu biết về sự công bình của Thiên Chúa, giống như người Do-thái trong thời Phaolô, tôi đã hoài công thiết lập sự công bình của riêng mình, không chịu đầu phục sự công bình của Thiên Chúa (Rôma 10:2-3).

Tôi không biết bạn là ai, hoặc mối tương giao của bạn với Thiên Chúa như thế nào, nhưng xin cho tôi hỏi bạn một câu hỏi quan trọng nhất trong cuộc sống: Bạn có phải là một Người tin Chúa Jêsus theo Kinh Thánh không? Có phải bạn chỉ tin cậy nơi sự hi sinh trọn vẹn của Đấng Christ để được tha thứ mọi tội lỗi của bạn không? Nếu không thì tại sao không giải quyết việc ấy ngay bây giờ? Giống như nghi thức đơn giản của Lễ Hôn Phối, bạn hãy hứa với Chúa bạn yêu Ngài, bạn tôn kính Ngài, tin cậy Ngài. Tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của bạn không phải là điều làm theo nghi thức tôn giáo, đó là sự phó thác đời sống bạn một lần đủ cả cho Chúa để mọi tội lỗi của bạn được tha thứ. Ngay chính lúc bạn làm như vậy, Chúa Jêsus Christ giữ một địa vị quan trọng trong chính bạn, và bạn nhận được sự sống đời đời. Khi đó, bạn sẽ được Chúa biến đổi đời sống. Kinh Thánh phán: “Tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em, sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Jêsus Christ” (Philíp 1:6).

Gần cuối năm thứ tư làm một người Cơ-Đốc Phục lâm tôi bị ảnh hưởng của nhiều thuộc viên trong Hội Thánh tham dự một số buổi nhóm ân tứ. Họ nói rằng Đức Thánh Linh là Đấng phá vỡ những hàng rào tôn giáo trong những ngày sau rốt trước khi Đấng Chirst tái lâm. Mong muốn mọi ơn mà Thiên Chúa dành cho tôi, tôi bước vào phòng cầu nguyện để nhận lãnh ‘ân tứ nói tiếng lạ’. Tôi có một ít xão quyệt trong việc nầy, đặc biệt khi tôi không kinh nghiệm được những cảm xúc mà nhiều người mô tả. Tôi đã luyện tập riêng cách nói tiếng lạ, nhưng tôi không thể tự mình chiêu mộ người khác vào phong trào. Việc quan trọng hơn đối với tôi là thúc đẩy người ta đi học Kinh Thánh, đưa người ta đến tin cậy Đấng Christ, sống bởi các nguyên tắc thuộc linh. Phần lớn sự chú ý của tôi trong phong trào ân tứ là sự liên hệ với người khác hình như là được cảm thúc. Điều nầy cùng với sự tự nguyện và sốt sắng, đã gây ấn tượng cho tôi như đang học cách sống theo Kinh Thánh, là điều dường như bị bỏ quên trong nhiều Hội Thánh.
Không lâu sau khi tôi được tấn phong làm Mục sư cho Hội Thánh Cơ-Đốc Phục Lâm, Hội đồng Miền Nam đã có một đề bạt đối với tác phẩm của Ellens G. White, một trong những người sáng lập hệ phái Cơ-Đốc Phục Lâm và người mà những người theo Cơ-Đốc Phục Lâm tin là nữ tiên tri. Ruth và tôi đã gặp một nhóm Mục sư chuyên môn giúp đỡ, cung cấp tài liệu. Người thuyết trình đến từ hội nghị chung ở Washington DC, một số lời ông nói đã làm cho Hội nghị hết sức bối rối. Điểm gây sốc cho tôi, ấy là tác phẩm của Ellens G. White được cảm thúc ‘tương đương với các sách Mathiơ, Mác, Luca, Giăng’. Bị bối rối, tôi bàn với một vị lãnh đạo được nhiều người trọng nể, nhưng không cách nào làm cho lương tâm tôi bình an được. Tôi bắt đầu cảm thấy mình chao đảo thuộc linh trong Cơ-Đốc Phục Lâm bởi chủ nghĩa luật pháp và độc đoán của họ, theo tôi họ đã thêm điều nầy vào Kinh Thánh.

Khi tôi không chọn để bắt đầu những nhóm gọi là ‘Làm Chứng Đếm Ngược’ trong Hội Thánh của chúng tôi, nhiều thuộc viên đã phản đối. Trong vài ngày, trong tâm tôi nhận biết là tôi không thể tiếp tục làm Mục sư Cơ-Đốc Phục Lâm nữa. Sự chuyển đổi nầy không được khích lệ hay giúp đỡ của các bạn hữu không thuộc hệ phái Cơ-Đốc Phục Lâm, sẽ có nhiều khó khăn hơn.

Suốt bốn năm kế tiếp, tôi đã chủ tọa hai nhà thờ và lớn lên trong sự thông biết Kinh Thánh rất nhanh, và nhận ra sự khó khăn trong cách ứng xử với những người không chịu ở dưới hệ thống độc đoán. Tôi cũng có nhiều cơ hội để chứng đạo. Tôi tin quyết Thiên Chúa đã ‘xét ta là trung thành lập ta làm kẻ giúp việc’, nhưng không phải làm một Mục sư.
Với sự cầu nguyện và cân nhắc, tôi quyết định trở lại San Diego, nơi tôi đã từng phục vụ như một Linh mục chính xứ. Nhận biết Vatican II đã đem lại nhiều lầm lẫn, mộng tưởng cho người Công Giáo Lamã, tôi cảm thấy mình phải nhận lãnh một chức vụ giúp họ chuyển đổi khỏi tôn giáo Công Giáo Lamã đó. Trước đó, Chúa đã mở những cánh cửa để giảng đạo. người ta muốn biết tên của chiến dịch. Câu trả lời của chúng tôi: Đây là một sứ mệnh cho những người Công Giáo Lamã.

Khi Ruth lớn lên về mặt thuộc linh, chúng tôi đã nhận thức về bản chất liên kết giáo phái của phong trào ân tứ và rời bỏ nó. Trong thời gian đó, chúng tôi gặp được những người tin quyết Kinh Thánh, họ tin tưởng và trung tín làm theo các nguyên tắc của Kinh Thánh. Mặc dù chúng tôi có nhiều bè bạn trong các Hội Thánh theo Kinh Thánh độc lập, chúng tôi là thuộc viên của một Hội Thánh Báp-tít căn bản, tôi được tấn phong Mục sư trong Hội Thánh ấy.

Chiến dịch truyền giảng quốc tế cho người Công Giáo Lamã được kết hợp chặt chẽ và được công nhận không vụ lợi. Từ lúc đó chiến dịch nầy đã phân phát hàng triệu tài liệu, sách vỡ, và băng ghi âm vạch ra những điều trái ngược giữa đạo Công Giáo Lamã với Kinh Thánh, cùng trình bày sự cứu rỗi theo Kinh Thánh. Một tờ tin tức hằng tháng có thể cung ứng cho bất kỳ cộng tác viên nào cần có. Chúa cho phép chúng tôi có một chương trình phát thanh và phát hình, chúng tôi rất vui khi hồi ký của chúng tôi là quyển “Cuộc Hành hương ra khỏi Lamã” được in và được đón nhận rất tốt bằng cả hai thứ tiếng Anh và Tây Ban Nha. Chúng tôi giữ những sự nhóm lại và chuyển văn phẩm sang các quốc gia khác, thư từ được gởi đi một tuần năm ngày từ nhà của chúng tôi ở San Diego. Các buổi nhóm thường khiến chúng tôi bận rộn, nhiều khi đi khắp nước Mỹ và các quốc gia trong 13 tuần. Một Trường truyền đạo cho người Công Giáo Lamã cung ứng một tuần lễ hay hơn nữa cho việc huấn luyện các Mục sư cùng những nhân sự nòng cốt nào mong muốn xây dựng chức vụ để đạt đến kết quả với cộng đồng Công Giáo Lamã qua Hội Thánh của họ. Các Giáo sĩ và những người đã ra khỏi Công Giáo Lamã đều được khuyến khích tham dự (đặc biệt là những Linh mục, nữ tu đã trở lại đạo hầu cho được chuẩn bị phục vụ trong Hội Những Người Tin Quyết Kinh Thánh).
Trong Chiến Dịch Truyền Giảng cho người Công Giáo Lamã, chúng tôi tin chắc với tình yêu thương sẽ không hề che giấu lẽ thật đối với những người hãy còn ở trong tối tăm. Những người Công Giáo Lamã cần phải được thách thức để suy nghĩ về những điều họ tin và để học hỏi Kinh Thánh, so sánh tôn giáo của họ với chân lý trong Kinh Thánh. Chỉ khi ấy, họ mới kinh nghiệm được sự tự do và sự sáng trong lẽ thật của Thiên Chúa. “Các ngươi sẽ biết lẽ thật và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Giăng 8:32)
Của Linh mục qui đạo Bartholomew F. Brewer.


 
50 NĂM TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO LAMÃ
*****
Lời chứng cá nhân của Charles Chiniquy
một cựu Linh mục trở lại với Tin Lành
 

Tôi chào đời và chịu bí tích rửa tội trong Công Giáo Lamã năm 1809, và tôi được phong chức Linh mục năm 1833 ở Canada. Qua 25 năm làm Linh mục trong Giáo hội, tôi thành thật nói cho các bạn biết là tôi yêu Giáo hội Công Giáo Lamã, và Giáo hội yêu tôi. Tôi đã từng đổ máu vì Giáo hội của tôi và tôi đã dâng cả ngàn lần cuộc đời tôi để mở rộng uy quyền và sự thiêng liêng của Giáo hội trên lục địa Châu Mỹ, cũng như trên khắp thế giới. Tham vọng lớn lao của tôi là phải cải tạo những người Tin Lành, đưa họ về lại với Giáo hội của tôi, vì tôi đã giảng, đã dạy ngoài Giáo hội Công Giáo Lamã không có sự cứu rỗi nào hết, và tôi lấy làm buồn khổ khi nghĩ rằng vô số người Tin Lành đã bị hư mất.

Trong Giáo hội Công Giáo Lamã, Kinh Thánh là một quyển sách đã bị niêm phong, nhưng điều đó không phải đối với tôi. Tôi thấy Kinh Thánh thật là quý giá cho lòng tôi khi tôi còn là đứa trẻ, khi tôi đã trở thành Linh mục Công Giáo Lamã, tôi đã đọc Kinh Thánh để khiến tôi trở thành một con người mạnh mẽ, để giúp tôi có thể tranh luận cho Giáo hội.
Đề tài quan trọng của tôi xáo trộn các Mục sư Tin Lành ở Châu Mỹ. Tôi có một quyển ‘Các Giáo Phụ Thánh’, tôi đã nghiên cứu quyển sách ấy ngày đêm cùng với Kinh Thánh, để tự chuẩn bị cho trận chiến lớn mà tôi mong muốn chiến đấu chống lại những người Tin Lành. Tôi chuyên học như thế để làm cho đức tin vững mạnh trong Giáo hội Công Giáo Lamã.

Nhưng thánh thay Thiên Chúa, cứ mỗi lần đọc Kinh Thánh, thì có một tiếng nói mầu nhiệm phán cùng tôi: ‘Bộ ngươi không thấy trong Giáo hội Công Giáo Lamã của ngươi không làm theo những điều dạy dỗ của Lời Thiên Chúa, mà chỉ làm theo những lời truyền khẩu của con người hay sao?” Trong những đêm yên tĩnh, lúc tôi nghe tiếng phán ấy, tôi đã khóc lóc, kêu la, nhưng tiếng phán ấy đã lặp lại với sức mạnh như sấm sét. Tôi muốn được sống chết cho Giáo hội Công Giáo Lamã Thánh, và tôi đã cầu xin Thiên Chúa bắt tiếng nói ấy im lặng, nhưng tôi nghe tiếng phán ấy càng lớn hơn. Khi tôi đọc Lời Chúa, Ngài đang cố phá vỡ mọi xiềng xích đang trói buộc tôi, còn tôi thì không để cho một mắc xích nào bị gãy cả. Chúa đến đem ánh sáng cứu rỗi cho tôi, nhưng tôi lại không nhận sự sáng đó.

Tôi không có một ác cảm nào chống lại các Linh mục Công Giáo Lamã. Một số trong các bạn nghĩ là tôi có ác cảm. Bạn đã lầm rồi đấy. Đôi lúc tôi đã khóc cho họ vì tôi biết những người cùng khổ ấy cũng như tôi đây - đang chiến đấu chống lại Chúa, và họ đáng thương giống như tôi vậy. Nếu tôi kể cho các bạn nghe một trong những tranh chiến về điều tôi đang nói, các bạn sẽ hiểu một Linh mục Công Giáo Lamã phải sống như thế nào, rồi các bạn sẽ cầu thay cho họ.

Vào năm 1851, tôi đến Illinois để thành lập một khu vực cho người Pháp. Tôi đem theo với tôi chừng 75.000 người Canada gốc Pháp định cư trên những đồng cỏ rộng lớn của Illinois, chúng tôi đã chiếm lấy vùng nầy nhân danh Giáo hội Công Giáo Lamã. Sau khi tôi khởi sự công cuộc chiếm thuộc địa lớn lao nầy, tôi đã trở nên một người rất giàu có: Tôi mua nhiều Kinh Thánh và cho mỗi gia đình một quyển. Đức Giám mục nổi giận với tôi về việc nầy, nhưng tôi chẳng hề quan tâm. Tôi không hề có ý muốn lìa khỏi Giáo hội Công Giáo Lamã, nhưng tôi muốn dẫn dắt giáo dân có thể theo đường lối mà Đấng Christ muốn tôi lãnh đạo họ.

Giờ đây Đức Giám mục ở Chicago đã làm một việc mà lúc bấy giờ chúng tôi - những người gốc Pháp không thể dung chịu. Đó là một tội ác rất lớn, tôi đã viết thư báo cho Đức Giáo hoàng biết và kể như vị Giám mục nầy không xứng đáng. Vị Giám mục khác được gởi đến thay cho ông ta. Một đại diện Giáo hoàng đến thăm tôi, ông nói: ‘Ông Chiniquy, chúng tôi rất vui khi ông xem vị Giám mục trước đây là một người không xứng đáng, vì ông ấy không tốt. Nhưng có nhiều điểm nghi ngờ rằng ông không còn ở trong Giáo hội Công Giáo Lamã, người ta nghi ngờ ông là một người dị giáo và là một người Tin Lành. Sao ông không trao cho chúng tôi một tài liệu để chúng tôi minh chứng cho mọi người thấy ông và người của ông là những người Công Giáo Lamã tốt?’ Tôi đáp: ‘Tôi chẳng bận tâm về điều đó’. Ông ấy nói tiếp: ‘Chính vị Giám mục mới mà Đức Giáo hoàng phái tới cần có một tài liệu như thế do ông cung cấp’. Thế rồi tôi rút ra một tờ giấy - và dường như đối với tôi đây là cơ hội bằng vàng để làm im hơi lặng tiếng giọng nói đang phán cùng tôi cả ngày lẫn đêm, đã làm chao đảo đức tin của tôi. Tôi muốn tự thuyết phục bản thân tôi bằng cách nầy: ‘Ấy là trong Giáo hội Công Giáo Lamã, chúng tôi thực sự đang làm theo lời của Thiên Chúa, chớ không phải chỉ có ‘Những lời truyền khẩu của con người’ đâu’. Tôi bèn viết ra mấy lời nầy: ‘Lạy Chúa tôi, chúng tôi những người Canada gốc Pháp sống trong khu vực Illinois muốn sống trong Giáo hội Các thánh Tông đồ Công giáo và Giáo hội Công Giáo Lamã, ngoài Giáo hội ấy không có sự cứu rỗi, và để chứng minh cho việc nầy trong địa vị chủ tể của Ngài, chúng tôi hứa vâng theo uy quyền của Ngài theo như Lời Thiên Chúa mà chúng tôi thấy trong Phúc Âm của Đấng Christ’. Tôi ký tên và trao bức thư ấy cho người của tôi đóng dấu vào bức thư ấy. Kế đó tôi trao bức thư cho Vị Đại diện Giáo hoàng, tôi hỏi ông có ý kiến gì về bức thư ấy không? Ông đáp: ‘Đó là những điều chúng tôi đang cần đến’.  Ông bảo đảm với chúng tôi là vị Tân Giám mục sẽ nhận thư, mọi sự sẽ êm xuôi.

Khi vị Giám mục đọc thư thấy sự phục tùng, ông cũng nhìn thấy điều thuận phục đó là đúng, rồi với hai hàng nước mắt vui mừng, ông nói: ‘Tôi rất vui vì ông đã đưa ra sự phục tùng, vì chúng tôi sợ rằng ông và người của ông sẽ trở thành những người Tin Lành’.

Các bạn của tôi ơi, khi bày tỏ sự mù lòa của tôi, tôi đáng phải xưng ra nỗi xấu hổ của mình, do tôi đã làm hòa với vị Giám mục là một con người trong khi tôi vẫn chưa làm hòa với Thiên Chúa.. Vị Giám mục đã gởi cho tôi một “bức thư hòa bình”, trong thư ấy ông tuyên bố tôi là một trong những Linh mục xuất sắc nhất của ông, và tôi trở lại với những đồng hương quyết tâm ở lại đó. Dù vậy, Thiên Chúa đã đoái đến tôi trong sự thương xót của Ngài, Chúa muốn phá vỡ sự hòa thuận với con người chớ không phải là sự hòa thuận với Thiên Chúa.

Sau khi tôi ra về, vị Giám mục đã đi thẳng đến phòng điện tín đánh điện thông báo cho các vị Giám mục khác biết về sự tùng phục của tôi, rồi hỏi xem họ nghĩ gì về sự phục tùng đó. Họ đã đồng hồi đáp ngay trong ngày ấy: ‘Ông không thấy Chiniquy là một tên Tin Lành đội lốt sao? Hắn đã biến ông thành một người Tin Lành mất rồi. Hắn không đưa ra sự phục tùng với ông đâu, hắn đưa ra sự phục tùng với Lời của Thiên Chúa thôi. Nếu ông không hủy bỏ sự phục tùng nầy thì ông đã tự mình làm một người Tin Lành rồi’.
Mười ngày sau, tôi nhận được một bức thư gởi đến từ vị Giám mục, và khi tôi đến gặp ông, ông đã hỏi tôi có đem theo ‘Bức thư hòa bình’ mà ông đã gởi cho tôi lúc trước không? Tôi đưa ra bức thư, ngay lúc nhìn thấy bức thư, ông ấy giật lấy và chạy ngay đến lò sưởi ném nó vào lửa. Tôi rất ngạc nhiên. Tôi chạy mau đến bên ngọn lửa mong cứu được bức thư, nhưng quá trễ: bức thư đã cháy hết.

Khi đó tôi quay sang vị Giám mục nói: ‘Ôi Chúa tôi, sao ông lại dám giật lấy từ tay tôi một lá thư là tài sản của tôi và hủy diệt nó mà không có sự đồng ý của tôi?’ Ông ta đáp: ‘Ông Chiniquy, tôi là bề trên của ông, tôi chẳng có gì để giải thích cho ông’.

‘Thưa cha, ông thật là bề trên của tôi, tôi không là gì cả trừ ra là một Linh mục nghèo nàn, nhưng có Thiên Chúa cao cả, là Đấng cao hơn ông, cao hơn tôi, và Thiên Chúa ấy đã nhận tôi là đúng, tôi không bao giờ nhượng bộ để làm đẹp lòng bất cứ ai trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Tôi phản đối sự bất công của ông’.

Ông đáp: ‘Được rồi. Có phải ông đến đây là để lên lớp tôi phải không?’
Tôi đáp: ‘Thưa cha, không đâu, nhưng tôi muốn biết có phải cha muốn tôi đến đây để lăng nhục tôi phải không?’
Ông ta đáp: ‘Ông Chiniquy, tôi muốn ông đến đây vì ông đã trao cho tôi một tài liệu mà ông biết rõ không phải là một hành động phục tùng’.
Tôi bèn đáp: ‘Hãy nói cho tôi biết, ông đòi hỏi tôi phải có hành động phục tùng như thế nào?’
Ông ta nói: ‘Ông phải bắt đầu bằng cách gạch bỏ đi mấy chữ nầy: theo lời Thiên Chúa mà chúng tôi thấy có trong Phúc Âm của Đấng Christ, hãy nói cách đơn giản rằng ông sẽ phục tùng uy quyền của tôi không điều kiện; và ông hứa sẽ làm theo bất cứ điều chi tôi bảo ông’.

Tôi quì xuống và nói: ‘Ôi Chúa tôi, điều ông đòi hỏi nơi tôi không phải là một hành động thuận phục, mà là một hành động sùng bái, và tôi không thể làm như thế được’.
Ông ta nói: ‘Thôi được rồi, nếu ông không thể dành cho tôi hành động phục tùng đó, ông không còn là một Linh mục Công Giáo Lamã’.
Tôi đưa tay hướng về Thiên Chúa rồi nói: ‘Nguyện Thiên Chúa toàn năng phước hạnh đời đời’, rồi tôi lấy nón rời khỏi vị Giám mục.

Tôi về khách sạn, nơi tôi đã đặt phòng, khóa cửa lại. Tôi quì xuống kiểm tra lại những gì tôi đã làm trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Lần đầu tiên tôi nhận ra Giáo hội Công Giáo Lamã không phải là Hội Thánh của Đấng Christ. Tôi đã học được một sự thật khủng khiếp, không phải từ môi miệng của những người Tin Lành, không phải từ những kẻ thù của Giáo hội, mà là từ môi miệng của chính Giáo hội Công Giáo Lamã. Tôi thấy mình không thể ở lại đó nữa, trừ trường hợp tôi chịu bỏ đi Lời Thiên Chúa trong một văn bản chánh thức. Tôi thấy tôi đi đúng đường khi phải rời bỏ Giáo hội Công Giáo Lamã. Nhưng các bạn ơi, một đám mây thật đen kéo đến trên tôi, trong sự tối tăm đó tôi đã kêu lên: “Thiên Chúa ơi, Thiên Chúa ơi, cớ sao linh hồn tôi bị vây lấy bởi một đám mây tăm tối như thế?

Với hai hàng nước mắt, tôi đã kêu cầu Chúa chỉ cho tôi con đường, nhưng qua một thời gian, không một câu trả lời nào được ban ra cả. Tôi đã rời bỏ Giáo hội Công Giáo Lamã, tôi đã rời bỏ địa vị, vinh dự, các anh chị em của tôi, mọi sự rất thân thuộc của tôi. Tôi đã thấy rõ Đức Giáo hoàng, cùng những Linh mục đã tấn công tôi trên báo chí, và trên tòa giảng. Tôi thấy rõ họ đã cất bỏ vinh dự và tên tuổi của tôi - và có lẽ cả sự sống của tôi nữa. Tôi thấy rõ cuộc chiến tranh sinh tử đã khởi sự giữa Giáo hội Công Giáo Lamã với tôi, và tôi đã tìm xem không biết có người bạn nào đã từng bị ruồng bỏ đến với tôi giúp tôi đánh trận hay không, nhưng không có một người nào cả. Tôi đã nhìn thấy những người bạn thân thiết nhất, đã sắp hàng rủa sả tôi, và họ nhìn tôi như một kẻ phản bội khét tiếng xấu xa. Tôi nhìn thấy dân sự của tôi sẽ từ chối tôi, và xứ sở tôi yêu dấu, nơi tôi có rất nhiều bạn bè, muốn rủa sả tôi, dường như tôi là một đối tượng rất gớm ghiếc trong thế gian.

Rồi tôi đã nhớ lại tôi có một số bạn hữu giữa vòng những người Tin Lành, nhưng như tôi đã nói, tôi đã viết chống lại họ cả cuộc đời tôi, tôi không còn một người bạn nào ở đó cả. Tôi nhận thấy tôi chỉ còn một mình để đánh trận mà thôi. Trong giờ phút kinh nhủng đó, nếu Thiên Chúa không làm phép lạ, chắc tôi sẽ không thể chịu nổi tình trạng ấy. Dường như đối với tôi rất khó mà rời khỏi căn phòng đó để bước vào một thế giới lạnh lẽo, ở đó tôi không nhận thấy hay tìm gặp một bàn tay nào đến nắm lấy tay tôi, hoặc một nụ cười nở ra trên gương mặt nào chịu nhìn đến tôi, nhưng ở đâu tôi cũng chỉ nhìn thấy mọi người xem tôi như một kẻ phản bội mà thôi. Dường như Thiên Chúa đã ở rất xa, nhưng Ngài lại đang ở rất gần. Đột nhiên tư tưởng thoắt hiện ra trong trí tôi: “Ngươi có Phúc Âm: hãy đọc, và ngươi sẽ gặp được sự sáng”. Đang quì với bàn tay run rẩy, tôi mở Kinh Thánh ra. không phải tôi mà là Thiên Chúa đã mở Kinh Thánh ra, vì mắt tôi đã nhìn vào I Côrintô 7:23, “Anh em đã được chuộc bằng giá cao, chớ trở nên tôi mọi người ta làm chi.

Sự sáng đã đến với tôi bằng những lời nầy, và đây là lần đầu tiên tôi đã nhìn thấy lẽ mầu nhiệm lớn lao của sự cứu rỗi, thật như nhiều người có thể nhìn thấy lẽ mầu nhiệm ấy. Tôi tự nhủ: “Chúa Jêsus đã mua chuộc tôi, vậy thì ‘nếu Chúa Jêsus đã mua chuộc tôi, Ngài đã cứu tôi; tôi đã được cứu. Chúa Jêsus thật là Thiên Chúa tôi’. Mọi việc Thiên Chúa làm đều trọn vẹn. Vậy tôi được cứu một cách trọn vẹn - Chúa Jêsus không thể chỉ cứu tôi nửa vời. Tôi được cứu bởi huyết Chiên Con, tôi đã được cứu bởi sự chết của Chúa Jêsus!” Mấy lời đó quá ngọt ngào đối với tôi đến nỗi tôi cảm thấy vui mừng không tả được, như thể các dòng suối sự sống đã mở ra và tuôn đổ sự sống mới tràn ngập trong linh hồn tôi. Tôi tự nhủ: ‘Theo tôi nghĩ, tôi không được cứu do đến với Maria. Tôi không được cứu bởi sự luyện tội hay do sự xá miễn, sự xưng tội hay ăn năn. Tôi đã được cứu bởi một mình Chúa Jêsus mà thôi’. Mọi giáo lý giả dối không còn trong tâm trí tôi như chúng đã từ trên đỉnh tháp rơi xuống tận đáy vực sâu vậy.

Tôi cảm thấy một niềm vui, một sự bình an, đến nỗi các thiên sứ của Thiên Chúa cũng không thể sung sướng hơn tôi. Huyết Chiên Con đã tràn ngập linh hồn tội lỗi của tôi. Với một niềm vui tôi hét lên: ‘Ôi Chúa Jêsus yêu dấu ơi, con cảm nhận được sự vui mừng, con biết điều đó; Ngài đã cứu con. Con tiếp nhận sự ban cho của Thiên Chúa. Xin hãy nhận lấy tấm lòng con và khiến nó thuộc về Ngài đến đời đời. Hãy tẩy sạch lòng con và làm cho con được mạnh mẽ; xin ngự vào lòng con để làm đường đi, sự sáng, và sự sống của con; xin cho con được ở trong Chúa ngay bây giờ cho đến đời đời. Nhưng Chúa Jêsus ơi, đừng cứu chỉ một mình con, xin hãy cứu dân sự của con; xin cũng cho con được bày tỏ Sự Ban Cho của Ngài nữa. Con cầu xin cho họ cũng tiếp nhận Chúa và cảm thấy giàu có, sung sướng như con’.

Thế là tôi đã tìm gặp Sự Sáng và sự cứu rỗi mầu nhiệm lớn lao, thật quá đơn giản và thật đẹp, thật vĩ đại, thật cao cả. Tôi đã mở rộng đôi bàn tay của linh hồn mình và tiếp nhận ơn ban cho. Tôi được nên giàu có trong ơn ấy. Các bạn của tôi ơi, sự cứu rỗi là một tặng phẩm; các bạn không cần làm gì khác hơn là tiếp nhận, hãy yêu mến tặng phẩm ấy và yêu mến Đấng Ban Cho. Tôi đã gắn chặt Phúc Âm vào môi miệng và thề sẽ không bao giờ giảng một điều gì khác ngoài Chúa Jêsus.

Một buổi sáng ngày nghỉ thánh, tôi bước vào giữa Giáo khu. Hết thảy mọi người đều rất phấn khích chạy ùa về phía tôi, họ hỏi han tin tức. Khi họ vào nhóm lại bên trong Nhà thờ, tôi đã trình bày TẶNG PHẨM cho họ. Tôi tỏ ra cho họ nhìn thấy những điều Thiên Chúa đã tỏ cho tôi. Con của Ngài là Chúa Jêsus, là một tặng phẩm và qua Chúa Jêsus tôi được tha tội, được sự sống đời đời là tặng phẩm Chúa cho tôi. Rồi không cần biết là họ sẽ nhận lấy tặng phẩm nầy hay không, tôi nói với họ: “Các bạn ơi đây là lúc tôi phải rời xa các bạn, tôi đã rời Giáo hội Công Giáo Lamã vĩnh viễn. Tôi đã nhận lấy Sự Ban Cho của Đấng Christ, nhưng tôi rất tôn trọng các bạn, nếu các bạn nghĩ theo Đức Giáo hoàng là tốt hơn theo Đấng Christ và cầu khẩn danh Maria là tốt hơn danh Chúa Jêsus để được cứu, hãy nói ra điều đó bằng cách đưa tay lên”.
Trong nỗi ngạc nhiên rất lớn của tôi, cả đám đông đều ngồi yên tại chỗ, tiếng thổn thức và nước mắt đầy khắp Nhà thờ. Tôi tưởng một số người trong vòng họ sẽ bảo tôi hãy đi đi, nhưng không một người nào làm như thế cả. Và khi tôi để ý thấy có một số thay đổi trên họ - một sự thay đổi kỳ diệu, không thể giải thích được theo phương diện tự nhiên. Tôi nói với họ qua tiếng khóc vui mừng: ‘Thiên Chúa Toàn năng đã cứu tôi ngày hôm qua, Ngài sẽ cứu các bạn ngày hôm nay, cùng với tôi, các bạn sẽ băng qua Biển Đỏ mà vào Đất Hứa; cùng với tôi, các bạn sẽ tiếp nhận tặng phẩm lớn lao ấy, các bạn sẽ có phước và giàu có trong Sự Ban Cho đó. Tôi đặt một câu hỏi cho các bạn theo một cách khác. Nếu các bạn nghĩ theo Đấng Christ là tốt hơn theo Giáo hoàng, cầu khẩn danh Chúa Jêsus là tốt hơn danh Maria, đặt lòng tin của các bạn vào Huyết của Chiên Con Thiên Chúa đã đổ ra trên thập tự giá vì tội lỗi các bạn tốt hơn đặt nơi ngục luyện tội hoang đường của Công Giáo Lamã - ở đó họ nói là sau khi qua đời thì anh em có thể được cứu; và nếu các bạn nghĩ thật lấy làm tốt cho các bạn muốn tôi rao giảng cho các bạn Phúc Âm thanh sạch của Đấng Christ hơn là một Linh mục chỉ lo giảng dạy cho các bạn các lẽ đạo của Công Giáo Lamã, hãy nói ra điều đó bằng cách giơ tay lên - Tôi là người của các bạn đây!’

Thế rồi hết thảy mọi người, không có ngoại lệ nhỏ nhặt nào cả, đều đứng dậy, và trong hai hàng nuớc mắt, họ yêu cầu tôi hãy ở lại với họ.
TẶNG PHẨM, Tặng Phẩm lớn lao không tả được, lần đầu tiên đã đến trước mặt họ với sự đẹp đẽ của tặng phẩm ấy; họ đã tìm thấy tặng phẩm đó rất quý báu, họ đã tiếp nhận tặng phẩm ấy, và không một lời nào có thể thuật lại cho bạn biết sự vui mừng mà đoàn dân đông ấy có. Giống như chính tôi, họ cảm thấy giàu có và phước hạnh qua tặng phẩm đó. Tôi tin tên của một ngàn linh hồn đã được ghi trong sách sự sống ngày đó. Sáu tháng sau, chúng tôi có 2,000 người trở lại Đạo, một năm sau chúng tôi có độ bốn ngàn người, hiện nay chúng tôi có 25,000 người đã giặt áo mình và đã được phiếu trắng trong Huyết của Chiên Con.

Tin tức đã nhanh chóng truyền khắp Châu Mỹ, và ngay cả ở Pháp lẫn Anh quốc, là Chiniquy, vị Linh mục xuất sắc mà ai cũng biết ở Canada, trên đỉnh cao của những người đặc biệt nhất, đã rời khỏi Giáo hội Công Giáo Lamã. Và bất cứ nơi nào câu chuyện được kể lại thì Danh Chúa Jêsus được vinh hiển. Tôi hi vọng là các bạn sẽ cảm tạ Đấng Cứu Thế đầy lòng thương xót và đáng kính yêu ngày hôm nay với tôi. Thật là một đặc ân đối với tôi khi kể cho bạn nghe về những điều lớn lao mà Chúa đã làm cho linh hồn tôi.


Do Linh mục qui đạo Charles Chiniquy
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn