06:21 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang Chủ » Tạp Chí Thần Học » Lời Chứng

Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (4)

Thứ sáu - 26/05/2017 01:37
Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (4)

Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (4)

Là một người Ai-len (Ireland), chào đời trong một gia đình có tám người, thời niên thiếu của tôi rất đầy đủ và hạnh phúc. Gia đình chúng tôi thích vui chơi, ca hát và làm việc, tất cả chúng tôi ở trong một trại lính tại Dublin. Cha tôi là một Đại tá trong quân đội Ai-len cho đến khi ông hưu trí, lúc ấy tôi đã được chín tuổi.


Từ Truyền Khẩu Đến Chân Lý
*****
Lời chứng cá nhân của Richard Peter Bennet
một cựu Linh mục trở lại với Tin Lành
 


Những năm đầu tiên

Là một người Ai-len (Ireland), chào đời trong một gia đình có tám người, thời niên thiếu của tôi rất đầy đủ và hạnh phúc. Gia đình chúng tôi thích vui chơi, ca hát và làm việc, tất cả chúng tôi ở trong một trại lính tại Dublin. Cha tôi là một Đại tá trong quân đội Ai-len cho đến khi ông hưu trí, lúc ấy tôi đã được chín tuổi.

Chúng tôi là một gia đình Công giáo Lamã rất mẫu mực. Đôi lúc cha tôi đã quỳ gối cầu nguyện bên giường ngủ của ông trong một tư thế rất trang trọng. Mẹ tôi luôn nói về Chúa Jêsus khi may vá, rửa chén bát, hay ngay cả khi hút thuốc nữa. Hầu hết các buổi tối chúng tôi đều quỳ gối trong phòng khách để cùng nhau đọc kinh lần tràng hạt. Không một người nào bỏ qua Lễ Misa vào những Chúa nhật, trừ phi người ấy bịnh nặng. Lúc tôi được năm hay sáu tuổi, Chúa Jêsus Christ là một nhân vật có thật đối với tôi, và Mary cùng các thánh đồ cũng vậy. Tôi có thể hòa đồng dễ dàng với những người khác trong các quốc gia theo truyền thống Công giáo ở Âu châu, và với những người Hispanic, người Filipinos, là những người theo Chúa Jêsus, Mary, Giô-sép và các thánh trong cùng một thứ đức tin nóng cháy.

Các lẽ đạo được trồng vào trong tôi tại trường Dòng Jesuit (Dòng Tên) ở Belvedere, tôi đã theo học các lớp sơ cấp và tiểu học ở đó. Giống như những đứa trẻ học với những thầy dòng Dòng Tên, trước mười tuổi tôi có thể thuộc lòng năm lý cớ Đức Chúa Trời thực hữu, và tại sao Đức Giáo Hoàng là vị lãnh tụ của Giáo hội chơn thật duy nhất. Đưa linh hồn ra khỏi ngục luyện tội là một vấn đề rất quan trọng. Những lời thường được dẫn chứng là: ‘Cầu nguyện cho người chết để họ được buông tha khỏi tội lỗi là một tư tưởng thánh khiết và tốt lành’, được ghi nhớ dù chúng tôi không biết những lời ấy có nghĩa gì? Chúng tôi được truyền dạy Giáo hoàng là đầu của Giáo hội, là người quan trọng nhất trên đất. Những điều Giáo hoàng nói đều là luật pháp, và dòng tu Jesuit là những ‘cánh tay mặt’ của ông. Dù lễ Misa được thực hiện theo tiếng La-tinh, tôi đã cố gắng đến dự mỗi ngày vì tôi bị hấp dẫn bởi những ý nghĩa mầu nhiệm sâu sắc chung quanh lễ ấy. Chúng tôi được truyền dạy lễ Mi-sa là một phương thức quan trọng nhất làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Cầu nguyện với các thánh được khuyến khích, và chúng tôi có những vị thánh hộ mạng cho hầu hết các phương diện trong cuộc sống. Tôi đã không cầu nguyện như thế, với một ngoại lệ, thánh Anthony, thánh đỡ đầu của những đồ vật bị mất, trong khi tôi dường như bị mất mát rất nhiều thứ.

Khi tôi được 14 tuổi, tôi ý thức một sự kêu gọi trở thành giáo sĩ. Tuy nhiên, sự kêu gọi nầy đã không tác động gì đến cách mà tôi điều khiển cuộc sống của tôi lúc đó. Năm 16 đến 18 tuổi là những năm đầy đủ và vui sướng nhất mà một thanh niên có thể có. Trong thời gian nầy, tôi đầu tư cả vào việc học và chơi thể thao.

Tôi thường lái xe đưa mẹ tôi đến bệnh viện để điều trị một vài bịnh. Đang khi ngồi đợi mẹ, tôi đọc một quyển sách trưng dẫn những câu nầy trong sách Mác 10:29-30, “Đức Chúa Jêsus Christ đáp rằng: Quả thật ta nói cùng các ngươi chẳng một người nào vì ta và Tin Lành từ bỏ nhà cửa, anh em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, mà chẳng lãnh được đương bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn về những nhà cửa, anh em, chị em, mẹ con, đất ruộng, với sự bắt bớ và sự sống đời đời trong đời sau”. Không có một ý kiến nào về sứ điệp cứu rỗi chơn thật ấy, tôi quyết là tôi đã có thực sự một sự kêu gọi phải trở thành giáo sĩ.

Cố Gắng Tìm Kiếm Sự Cứu Rỗi

Tôi rời gia đình, bè bạn vào năm 1956 để vào dòng tu Dominican (Dòng Đa-minh). Tôi bỏ ra tám năm trời để học trở thành một tu sĩ, những lời truyền khẩu của Giáo hội, triết học, Thần học của Thomas Aquinas, cùng một số quan điểm Kinh Thánh theo Công giáo. Bất cứ đức tin cá nhân nào tôi có, đã được hệ thống hóa theo hệ thống tôn giáo của dòng Đa-minh. Cả Giáo hội và dòng Đa-minh đã đặt trước mặt tôi sự vâng theo luật pháp như một phương tiện để được nên thánh. Tôi thường nói với Ambrose Duffy, chủ nhiệm các sinh viên chúng tôi, về luật pháp là những phương tiện để được nên thánh. Thêm vào việc được nên 'thánh', tôi cũng muốn biết chắc về sự cứu rỗi đời đời nữa. Tôi ghi nhớ phần dạy dỗ  của Giáo hoàng Pius XII, ông nói: ‘Sự cứu rỗi của nhiều người tùy thuộc vào những lời cầu nguyện và sinh tế của thân thể Đấng Christ đã phó dâng vì ý định nầy’. Lợi ích sứ điệp cứu rỗi qua sự chịu khổ và cầu nguyện cũng là sứ điệp căn bản của Fatima và Lourdres, và tôi đã tìm cách kiếm cho kỳ được sự cứu rỗi của linh hồn tôi y như sự cứu rỗi của nhiều người khác qua sự chịu khổ và cầu nguyện như vậy. Trong tu viện Đa-minh ở Tallaght, Dublin, tôi đã lập được nhiều kỳ công khó nhọc để chinh phục linh hồn, tỉ như chịu đựng những trận mưa tuyết lạnh lẽo vào giữa mùa Đông, và đánh vào lưng bằng những sợi dây bằng thép. Vị chủ nhiệm sinh viên biết rõ những điều tôi đang làm, cuộc sống khắc khổ của ông là một phần khích lệ mà tôi đã nhận được từ những lời dạy của Giáo hoàng. Với sự nghiêm khắc vá quyết tâm, tôi đã học, đã cầu nguyện, đã tự hành xác, đã cố gắng giữ Mười Giới Răn và vô số những luật lệ cùng những lời truyền khẩu của dòng tu Đa-minh.

Lamã, nước Ý

Vào năm 1963, ở tuổi 25, tôi đã được thụ phong Linh mục Giáo hội Công giáo Lamã và tiếp tục hoàn tất chương trình học những môn của Thomas Aquinas tại Đại học đường Angelicum tại Lamã. Nhưng ở đó tôi đã gặp khó khăn với vẻ lộng lẫy bề ngoài và sự trống rỗng bên trong. Qua nhiều năm trời tôi đã hình thành trong trí nhiều hình ảnh từ tranh ảnh và sách vở về Tầm Nhìn Thánh Khiết và Thành Thánh. Đây có phải là cùng một thành phố ấy không? Tại Đại học đường Angelicum tôi cũng đã bị sốc khi thấy hàng trăm người khác đến lớp học buổi sáng dường như không mấy thích thú về môn Thần học. Tôi để ý thấy các loại tạp chí như Times và Newsweek được đem ra đọc suốt giờ học. Những người chú ý điều được dạy dường như họ chỉ tìm hoặc bằng cấp hoặc địa vị trong Giáo hội Công giáo tại quê hương họ.

Ngày kia tôi đang đi dạo ở Hí trường Colosseum, chân tôi giẫm lên vùng đất mà huyết của nhiều người tin dã đổ ra. Tôi đến đấu trường Forum. Tôi đã cố gắng hình dung trong trí mình những người nam và nữ nhận biết Đấng Christ rõ ràng đến nỗi họ đã vui mừng chịu thiêu sống tại đây, hay đã bị thú dữ ăn tươi nuốt sống, vì tinh yêu thương cả thể của Chúa. Tuy nhiên, nỗi thích thú về kinh nghiệm nầy không còn nữa khi tôi trở lại xe bus, tôi cảm thấy bị lăng mạ bởi những thanh niên cố ý nhạo báng, họ đang hô to lên những lời lẽ có ý nghĩa ‘bẩn thỉu và nhớp nhúa’. Tôi nhận ra động lực của họ trong những sự lăng mạ như vậy không phải vì tôi bênh vực Đấng Christ như những người tin Chúa đầu tiên đã làm, mà vì họ nhìn thấy nơi tôi hệ thống của Giáo hội Công giáo Lamã. Tôi mau chóng loại bỏ sự trái ngược nầy ra khỏi tâm trí; tuy nhiên, những gì tôi đã được dạy dỗ về sự vinh hiển hiện tại của Lamã giờ đây không còn thích hiệp và hư không nữa.

Một đêm kia sau khi tôi cầu nguyện qua hai tiếng đồng hồ trước bàn thờ chính trong nhà thờ San Clemente. Khi nhớ đến Chúa, tôi nghĩ đến sự kêu gọi khi còn là thiếu niên trở thành giáo sĩ và hàng trăm lời hứa trong Mác 10:29-30, tôi quyết định không bằng Thần học, từng là tham vọng của tôi khi bắt đầu học Thần học của Thomas Aquinas. Đây là quyết định quan trọng, sau khi cầu nguyện lâu dài tôi dám chắc là tôi đã quyết định rất chính xác.

Vị linh mục hướng dẫn tôi làm luận án không muốn nhận quyết định của tôi. Để lấy văn bằng dễ dàng hơn, ông ta cho tôi một luận án đã được viết sẵn cách đó vài năm. Ông ta nói tôi có thể sử dụng luận án nầy như luận án của tôi nếu tôi muốn bảo vệ luận án về vấn đáp. Điều nầy đã làm thay đổi lòng tôi. Điều nầy tương tự với những điều tôi đã nhìn thấy cách đó vài tuần trong một công viên của thành phố: những cô gái điếm lịch sự phô trương chính họ với những đôi giày da đen của họ. Những điều ông ấy đưa ra tương đương với tội lỗi. Tôi giữ quyết định của mình, học xong Đại học, học lực bình thường, không có bằng cấp.

Trên đường về từ Lamã, tôi nhận được một lời có thẩm quyền là tôi được chỉ định theo học một khóa ba năm tại Đại Học Đường Cork. Tôi hết lòng cầu nguyện về sự kêu gọi trở thành giáo sĩ của tôi. Thật đáng kinh ngạc, tôi được lệnh vào cuối mùa thu 1964, đi đến Trinidad, thuộc Tây Indies, làm một giáo sĩ.

Kiêu ngạo, sa ngã và một đói khát mới.

Ngày 1 tháng 10 năm 1964, tôi đến Trinidad, và trong bảy năm tôi là một linh mục rất thànhcông theo tiêu chuẩn của Công giáo Lamã, đã thực hiện tất cả bổn phận của mình và đưa được nhiều người đến với Lễ Misa. Năm 1972, tôi hoàn toàn bị cuốn vào Phong Trào Ân Tứ Công giáo. Rồi ngày 16 tháng 3 năm đó trong một buổi nhóm cầu nguyện, tôi dâng lời cảm tạ Chúa vì tôi đã trở thành một linh mục tốt như thế và cầu xin rằng nếu đây là ý muốn của Chúa để Ngài hạ tôi xuống hầu tôi được nên tốt hơn. Buổi chiều tối ngày ấy, tôi gặp một tai nạn bất thường, bị chấn thương phía sau đầu, xương sống tôi đau nhiều chỗ, không có tai nạn gần kề với sự chết như thế nầy, tôi nghĩ tôi không bao giờ thoát khỏi tình trạng tự mãn. Như một con vẹt, tôi kêu la với Đức Chúa Trời trong nỗi đau đớn của mình xin Chúa bày tỏ sự hư không đó.

Trong nỗi đau đớn, tôi trải qua nhiều tuần lễ sau tai nạn, tôi đã tìm ra vài điều yên ủi qua sự cầu nguyện riêng trực tiếp. Tôi không đọc kinh nhật tụng nữa (bài kinh cầu nguyện chính của Giáo hội Công giáo Lamã dành cho hàng giáo phẩm), cũng như không đọc kinh lần tràng hạt, và tôi bắt đầu cầu nguyện bằng cách sử dụng nhiều phân đoạn trong chính Kinh Thánh. Đây là một tiến trình rất chậm chạp. Tôi không biết cách nhờ vào Kinh Thánh và một chút ít nào đó qua nhiều năm tôi được dạy rằng không nên tin cậy Kinh Thánh, thay vào đó là tin cậy sự học hỏi môn triết học và môn Thần học của Thomas Aquinas, cho nên tôi đến với Kinh Thánh lúc nầy để tìm kiếm Chúa thì giống như đi vào khu rừng rậm mà không có bản đồ vậy.

Khi được chỉ định vào giáo phận mới vào cuối năm đó, tôi được biết là tôi được làm việc bên cạnh một Linh mục dòng tu Đa-minh, người từng là anh em với tôi qua nhiều năm. Chúng tôi đã làm việc với nhau hơn hai năm, luôn tìm kiếm Chúa theo cách tốt nhất mà chúng tôi biết trong giáo xứ Point-a-Pierre. Chúng tôi đã học, đã đọc, đã cầu nguyện và đưa vào thực hành những điều chúng tôi đã được Giáo hội dạy dỗ. Chúng tôi gây dựng được nhiều cộng đồng ở Gasparillo, Claxton Bay, và ở Marabella, cùng những làng mạc chính. Theo qua niệm của Giáo hội Công giáo Lamã, chúng tôi đã rất thành công. Có nhiều người đến dự lễ Misa. Giáo lý được dạy trong nhiều trường học, kể cả những trường công. Tôi tiếp tục nghiên cứu riêng Kinh thánh, nhưng sự nghiên cứu đó chẳng tác động gì vào công việc chúng tôi đang làm; sự nghiên cứu ấy chỉ cho tôi biết là tôi thực đã biết Chúa và về Lời Ngài ít ỏi biết dường nào. Chính lúc đó, Philíp 3:10 đã trở thành tiếng kêu la của lòng tôi: “Cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài…”

Trong thời gian nầy Phong Trào Ân Tứ Công giáo đang phát triển và chúng tôi đã đưa phong trào ấy vào hầu hết các làng của chúng tôi. Do phong trào nầy, một số Người Canada tin Chúa Jêsus đã đến tại Trinidad để chia sẻ với chúng tôi. Từ những sứ điệp của họ, tôi học biết được nhiều điều, đặc biệt về sự cầu nguyện chữa bịnh. Toàn bộ ảnh hưởng những gì họ giảng dạy là chính sự định hướng kinh nghiệm, nhưng sự giảng dạy đó quả là một phước hạnh thật sự sâu sắc đến nỗi tôi xem Kinh thánh là nguồn gốc uy quyền. Tôi khởi sự so sánh Kinh thánh với kinh tràng hạt, và trưng dẫn từng chương từng câu! Một trong những câu gốc mà người Canada đã sử dụng để thúc giục chúng tôi cầu nguyện chữa bệnh là Êsai 53:5, “Bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh”. Dù vậy, khi học hỏi sách Ê-sai 53, tôi khám phá ra rằng Kinh thánh tập trung vào tội lỗi hơn là vào sự chữa lành. “Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (Êsai 53:6).

Một tội đặc biệt của tôi đó là sự kiêu ngạo. Tôi rất dễ bực mình với nhiều người, đôi khi giận dữ và tức tối đối với họ. Dù tôi đã cầu xin sự tha thứ cho mọi tội của tôi, tôi vẫn chưa nhận biết mình là một tội nhân theo bản chất mà hết thảy chúng ta đều thừa hưởng từ A-đam. Lẽ thật trong Kinh thánh ấy là: “Như có chép rằng: chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không” (Rôma 3:10), và “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rôma 3:23). Tuy nhiên, Giáo hội Công giáo Lamã đã dạy tôi rằng tình trạng suy đồi của con người, được gọi là “nguyên tội”, đã được tẩy rửa bằng bí tích rửa tội khi còn nhỏ. Tôi vẫn giữ niềm tin nầy trong đầu mình, nhưng trong lòng tôi biết rằng bản chất hư hoại chưa được Đấng Christ chinh phục. “Cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài…” (Philíp 3:10) cứ tiếp tục là tiếng kêu la trong lòng tôi; tôi biết rõ điều đó chỉ có thể có được do quyền phép của Chúa mà tôi có thể sống đời sống Cơ-Đốc. Tôi đã gắn câu gốc nầy vào tấm bảng dưới kính chắn gió trong xe của tôi và các chỗ khác nữa. Câu gốc nầy trở thành một lời cầu xin ảnh hưởng trên tôi, và Chúa là Đấng Thành tín khởi sự đáp lời.

Thắc mắc sau cùng

Trước tiên, tôi khám phá ra Lời của Đức Chúa Trời trong Kinh thánh là tuyệt đối và không sai lầm. Tôi được dạy rằng Lời Chúa là tương đối và sự chính xác của Kinh thánh cần phải đặt thành vấn đề. Bây giờ tôi bắt đầu hiểu biết Kinh thánh có thể tin cậy với sự giúp đỡ qua sách Phù dẫn của Strong, tôi bắt đầu nghiên cứu Kinh thánh để xét xem Kinh thánh đang nói gì về chính Kinh thánh. Tôi khám phá Kinh thánh dạy rõ ràng rằng Kinh thánh đến từ Đức Chúa Trời và những lời dạy của Kinh thánh là lời dạy tuyệt đối, lịch sử của Kinh thánh, mọi lời hứa của Đức Chúa Trời trong Kinh thánh, những lời tiên tri trong Kinh thánh, những mạng lịnh về luân lý và trong cách để sống đời sống Cơ-Đốc đều là chơn thật: “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” (II Timôthê 3:16-17).

Sự khám phá nầy đã được tìm ra trong cuộc thăm viếng tại Vancouver, BC và ở Seatle. Khi tôi được mời nói chuyện cho nhóm cầu nguyện ở nhà thờ Công giáo Thánh Stephen. Tôi lấy đề tài uy quyền tuyệt đối của Lời Đức Chúa Trời. Đó là lần đầu tiên tôi hiểu rõ hoặc nói về đề tài đó. Sau khi nói xong, tôi cầu nguyện cho một phụ nữ tại đó, bà nầy từ khi còn nhỏ đã có vấn đề về mắt. Chúa đã chữa lành cho bà. Tôi đưa việc nầy ra để giải thích rằng Chúa đang khẳng định lẽ thật mà tôi đã hiểu về bản chất tuyệt đối của Lời Chúa. Tôi trở thành bạn thân với vợ chồng người phụ nữ đã được chữa lành. Bà vẫn mạnh khỏe đến nay. Sự khám phá mới mẻ nầy có liên quan với bản chất Lời Đức Chúa Trời, giờ đây tôi nhìn thấy mấu chốt trong đời sống của tôi. Tuy nhiên cho phép tôi nói rằng tôi không lấy các phép lạ làm nguồn uy quyền, vì chỉ có một nguồn uy quyền, đó là Lời Đức Chúa Trời. Đúng hơn tôi muốn nói đến phép lạ vì đây là cách nó xảy ra. Đức Chúa Trời đang tể trị!

Tình trạng khó xử cứ tiếp diễn

Trong khi tôi hãy còn là Linh mục giáo phận Point-à-Pierre, thì Ambrose Duffy, là người đã dạy tôi rất nghiêm trong khi ông còn là chủ nhiệm sinh viên, đã được đưa đến giúp đỡ tôi. Sự thể liền thay đổi. Sau vài khó khăn tạm thời, chúng tôi trở thành những bạn thân. Tôi chia sẻ với ông những điều tôi vừa khám phá. Ông lắng nghe và bình luận với nhiều thích thú, mong muốn tìm cho ra những gì đã tác động nơi tôi. Tôi nhìn thấy nơi ông ấy một ống dẫn cho các anh em thuộc dòng Đa-minh và cả cho những người hiện đang ở trong nhà của Đức Tổng Giám mục. Khi ông đột ngột qua đời, tôi rất đau buồn. Trong trí tôi, tôi đã xem Ambrose là một người có thể làm sáng tỏ tình trạng khó xử giữa Kinh thánh và Giáo hội mà tôi đang tranh đấu. Tôi đã hi vọng ông ta sẽ có thể giải thích cho tôi và cho những anh em dòng tu Đa-minh của tôi những lẽ thật mà tôi đã vất vả với chúng. Tôi đã giảng tại tang lễ của ông và tôi rất thất vọng.

Tôi tiếp tục cầu nguyện theo Philíp 3:10, “Cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài”. Nhưng càng học biết về Ngài, thì tôi đã học biết chính mình trước hết là một tội nhân. Tôi đã nhìn thấy từ Kinh thánh (I Timôthê 2:5) là vai trò tôi đang đóng như một thầy tế lễ trung bảo – đúng với những điều Giáo hội Công giáo Lamã dạy, nhưng lại đúng chính xác với những điều Kinh thánh dạy – là một điều sai lầm. Tôi thực sự thích thú được người ta ngưỡng mộ, và theo một ý nghĩa nào đó, đã bị họ thần tượng hóa. Tôi đã biện minh cho tội lỗi mình bằng cách nói rằng nếu đây là điều mà Giáo hội lớn nhất trong thế gian dạy, tôi là ai mà dám thắc mắc chứ.

Tôi bắt đầu nhìn thấy sự thờ lạy bà Mary, các thánh và các Linh mục là tội lỗi. Tôi hãy còn vật vã với cuộc tranh chiến trong lòng. Trong khi tôi đang sẵn lòng đoạn tuyệt với bà Mary và các thánh như những trung bảo, tôi lại không thể đoạn tuyệt với chức vụ Linh mục, vì tôi đã đầu tư vào chức vụ nầy cả cuộc đời của tôi.

Những năm tháng giằng co

Bà Mary và các thánh cùng chức vụ Linh mục chỉ là một phần nhỏ trong cuộc vật lộn mà tôi đang tranh chiến. Ai là Chúa của cuộc đời tôi, Chúa Jêsus Christ theo Lời Đức Chúa Trời hay Giáo hội Công giáo Lamã? Thắc mắc nầy cứ bám lấy tôi đặc biệt suốt trong sáu năm cuối là Linh mục giáo xứ Sangre Grande (1979-1985). Khi ấy Giáo hội Công giáo Lamã là quyền tối cao trong mọi vấn đề , đức tin và đạo đức đã bị giết chết trong đầu óc của tôi lúc tôi còn nhỏ. Tôi thấy khó mà thay đổi. Giáo hội Công giáo Lamã không những là quyền lực tối cao, mà còn luôn luôn được gọi là “Thánh Mẫu”. Làm sao tôi dám chống lại với “Thánh Mẫu” trong khi tôi là một phần chủ lực trong việc phân phát các phép bí tích và giữ cho người ta phải trung thành với Giáo hội?

Vào năm 1981, tôi lại tái dâng mình để phục vụ cho Giáo hội Công giáo Lamã trong khi tham dự một buổi lễ mừng một tu viện được tái thiết ở New Orlean. Khi tôi trở lại Trinidad, tôi lại bị cuốn vào những nan đề thực sự của cuộc sống, tôi bắt đầu quay lại với uy quyền của Lời Đức Chúa Trời. Sau cùng sự căng thẳng đã trở thành một cuộc tranh chiến giằng co trong tôi. Có lúc tôi nhìn Giáo hội Công giáo Lamã là tuyệt đối, có lúc Kinh thánh là uy quyền tối hậu. Lòng tôi đã khốn khổ nhiều trong suốt những năm tháng ấy, mọi tình cảm của tôi tan tác hết. Tôi đáng phải nhận biết lẽ thật đơn sơ rằng một người không thể làm tôi hai chủ được. Vị trí làm việc của tôi là phải đặt uy quyền tuyệt đối của Lời Chúa dưới uy quyền của Giáo hội Công giáo Lamã.

Điều nầy được tượng trưng qua những điều tôi đã làm trong bốn bức tượng đặt trong nhà thờ Sangre Grande. Tôi đã dời đi và phá vỡ những bức tượng của Thánh Francis và Thánh Martin, vì Điều răn thứ hai trong Luật pháp của Đức Chúa Trời tuyên bố trong Xuất Ê-díp-tô ký 20:4, Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình… Thế nhưng khi có một số người chống lại việc tôi tháo dời tượng Trái Tim Thánh, cũng như tượng bà Mary, tôi đã dựng chúng dậy, vì uy quyền cao hơn, thí dụ: Giáo hội Công giáo Lamã đã nói trong luật Canon 1188, ‘Việc trưng bày tượng các thánh trong các nhà thờ là để giữ sự tôn kính của người có lòng trung thành vẫn là việc bắt buộc’. Tôi không nhìn thấy những gì tôi đang cố gắng làm là khiến cho Lời Chúa phải phục tùng lời nói của con người.

Sự thất bại của riêng tôi

Trong khi tôi đã học biết từ đầu Lời Đức Chúa Trời là tuyệt đối, tôi vẫn tiếp tục trải qua việc cố gắng giữ lấy Giáo hội Công giáo Lamã như có quyền hơn Lời Đức Chúa Trời, ngay cả trong những vấn đề mà Giáo hội Công giáo Lamã đang giảng dạy ngược với Kinh thánh. Sao lại như thế được chứ? Trước hết, đó chính là sự thất bại của tôi. Nếu tôi nhìn nhận chỉ Kinh thánh là có uy quyền tối thượng, tôi sẽ quyết định làm theo Lời Đức Chúa Trời để từ bỏ vai trò Linh mục như một trung bảo, nhưng điều đó quá ghê gớm đối với tôi. Thứ hai, chưa bao giờ có ai thắc mắc tôi làm Linh mục như thế nào. Những người theo đạo từ hải ngoại đến dự Lễ Misa, nhìn thấy những dầu thánh, nước thánh, những huy hiệu, những hình tượng, những nghi thức, họ không bao giờ nói một lời! Phong cách kỳ lạ, chủ nghĩa biểu tượng âm nhạc, năng khiếu nghệ thuật của Giáo hội Công giáo Lamã đang làm say đắm tất cả. Hương trầm không chỉ là mùi gay gắt, nhưng đối với tâm trí nó là mùi thần bí.

Xoay hướng

Ngày kia, một phụ nữ thách thức tôi (người theo đạo duy nhất dám thách thức tôi trong 22 năm làm Linh mục), ‘các ông là những người Công giáo Lamã có hình tượng, nhưng ông lại phản đối quyền lực của hình tượng’. Những lời nầy làm tôi buồn một thời gian, bởi vì những ngọn đèn, cờ, âm nhạc dân tộc, đàn Guitar và trống thân thiết đối với tôi. Có lẽ không Linh mục nào trên toàn đảo Trinidad có những chiếc sáo đầy màu sắc, những lá cờ, và những khăn choàng như tôi có. Rõ ràng tôi không áp dụng những gì trước mắt tôi.

Tháng 10 năm 1985, ân điển của Đức Chúa Trời vĩ đại hơn sự giả dối mà tôi đang cố gắng sống. Tôi đến Barbados để cầu nguyện thắng sự thỏa hiệp mà tôi đang ép chính tôi theo. Tôi thật sự cảm nhận mình bị sụp bẫy. Lời Đức Chúa Trời thật sự là tuyệt đối, tôi chỉ phải vâng  lời; nhưng thay vì vâng lời chính Đức Chúa Trời, tôi đã hứa nguyện vâng theo uy quyền tối thượng của Giáo hội Công giáo Lamã. Ở Barbados, tôi đọc quyển sách chú thích câu Mathiơ 16:18 nổi tiếng mà Chúa đã phán: “…Ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó”. Trong ngôn ngữ riêng của Chúa, từ ngữ Hội thánh là “Edah” nghĩa là “sự thông công”. Tôi luôn dùng ý nghĩa của “Hội thánh” là “uy quyền dạy dỗ tối thượng trong mọi vấn đề đức tin và đạo đức”. Bây giờ thấy và hiểu ý nghĩa Hội thánh là “thông công” đã giải phóng tôi khỏi uy quyền tối cao của Giáo hội Công giáo Lamã như uy quyền tối cao, nương cậy chính Chúa Jêsus Christ là Chúa. Trong tôi bắt đầu vạch ra những danh từ trong Kinh thánh mà tôi biết các Giám mục trong Công giáo Lamã không phải là những người tin theo Kinh thánh dạy. Họ là những người sùng đạo đối với bà Mary, với Kinh Tràng hạt, và trung thành với Công giáo Lamã, nhưng không một ai có ý tưởng nào về công tác cứu rỗi đã hoàn tất mà Đấng Christ đã làm là sự cứu rỗi cá nhân và trọn vẹn. Họ đã giảng sự ăn năn tội, sự đau khổ của con người, những việc làm của tôn giáo theo “đường lối của con người” hơn là Phúc âm ân điển. Dù vậy bởi ân điển của Đức Chúa Trời, tôi đã thấy không phải Giáo hội Công giáo Lamã, cũng không phải bởi bất cứ việc làm nào để một người được cứu. “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”. (Êphêsô 2:8-9).

Được Sanh Lại lúc 48 Tuổi

Tôi rời bỏ Giáo hội Công giáo Lamã khi tôi thấy đời sống trong Chúa Jêsus Christ không thể có được trong khi vẫn trung thành với giáo lý của Giáo hội Công giáo Lamã. Tháng 11 năm 1985, từ giã Trinidad, tôi đến vùng lân cận Barbados. Sống với cặp vợ chồng già, tôi cầu nguyện xin Chúa cho một bộ đồ và số tiền cần thiết để đến Canada, vì tôi chỉ có quần áo vùng nhiệt đới và vài trăm đô-la. Cả hai lời cầu nguyện đều được nhậm mà không ai biết những nhu cần của tôi trừ ra Chúa.

Từ vùng khí hậu nhiệt đới 90 độ F, tôi đặt chân lên Canada đầy tuyết và băng giá. Sau một tháng ở Vancouver, tôi đến Hoa kỳ. Bây giờ tôi tin rằng Chúa sẽ chăm sóc nhu cần của tôi, vì tôi bắt đầu đời sống mới lúc 48 tuổi, không có một đồng để sống, không có giấy tờ tùy thân, không bằng lái xe, không ai tiến cử, chỉ có Chúa và Lời Ngài.

Tôi sống sáu tháng với một đôi vợ chồng người tin Chúa Jêsus tại một nông trại ở Tiểu bang Washington. Tôi giải thích cho chủ nhà của tôi rằng tôi đã rời bỏ Giáo hội Công giáo Lamã, tôi đã tiếp nhân Chúa Jêsus Christ và Lời Ngài trong Kinh thánh trọn vẹn. Tôi nói tôi làm như vậy “cách tuyệt đối, tối hậu, dứt khoát và cương quyết”. Nhưng bốn trạng từ nầy đã gây ấn tượng sâu xa hơn, họ muốn biết có sự cay đắng hay đau đớn nào trong tôi không. Trong sự cầu nguyện và yêu thương lớn lao, họ giúp đỡ tôi, bởi vì chính họ đã từng chuyển đổi và biết rất dễ cho một người như vậy trở thành cay đắng. Bốn ngày sau khi tôi đến nhà của họ, bởi ân điển của Đức Chúa Trời, tôi bắt đầu thấy kết quả sự cứu rỗi trong sự ăn năn. Điều nầy có nghĩa không thể chỉ xin sự tha thứ của Đức Chúa Trời mà cũng phải tiếp nhận sự chữa lành của Đức Chúa Trời cho sự đau đớn của tôi qua nhiều năm. Cuối cùng, lúc 48 tuổi, chỉ bởi uy quyền của Lời Đức Chúa Trời, chỉ bởi ân điển, tôi tiếp nhận sự chết thay của Đấng Christ trên thập tự giá cho tôi. Duy Chúa Jêsus được vinh hiển.

Nhờ đôi vợ chồng nầy cùng với gia đình họ, tôi được tái tạo mới thuộc thể lẫn thuộc linh, tôi được Đức Chúa Trời cung cấp một người vợ, là Lynn, một người được tái sanh, có nhân cách đáng yêu, khôn ngoan. Chúng tôi cùng nhau đến Atlanta, Bang Georgia, nơi cả hai chúng tôi có việc làm.

Một Nhà Truyền Giáo Thật Với Một Sứ Điệp Thật

Tháng 9 năm 1988, chúng tôi rời Atlanta đi làm Giáo-sĩ cho Á Châu. Đó là một năm kết quả nhất, kinh nghiệm yêu thương, vui mừng, và bình an của Đức Thánh Linh theo những cách mà chưa bao giờ có thể biết. Mọi người đến tìm kiếm uy quyền của Kinh thánh và quyền năng phục sinh của Đấng Christ. Tôi ngạc nhiên vì ân điển của Đức Chúa Trời kết quả dễ dàng khi chỉ sử dụng Kinh thánh để giới thiệu Chúa Jêsus Christ. Điều nầy trái với những rắc rối trong truyền thống giáo hội đã che phủ tôi 21 năm trong chiếc áo chùng truyền giáo ở Trinidad, 21 năm không có sứ điệp thật.

Để giải thích đời sống phong phú mà Chúa Jêsus đã phán và bây giờ tôi đang vui hưởng, không có từ ngữ nào tốt hơn có thể được dùng trong Rôma 8:1-2, “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jêsus Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết”. Không phải vì tôi thoát khỏi hệ thống Công giáo Lamã, nhưng vì tôi được trở nên một tạo vật mới trong Đấng Christ. Đó là bởi ân điển của Đức Chúa Trời, và không có điều gì trừ ra ân điển của Chúa, tôi đã vượt khỏi những công việc chết bước vào đời sống mới.

Lời Chứng Đối Với Phúc Âm Ân Điển

Trở lại 1972, khi một số người tin Chúa Jêsus dạy tôi về sự chữa lành của Chúa cho thân thể chúng tôi, sự giúp đỡ càng nhiều hơn khi họ giải thích cho tôi về điều tội lỗi được tha thứ, cách nào bản tánh tội lỗi của chúng tôi trở nên công bình với Đức Chúa Trời. Kinh thánh bày tỏ rõ ràng Chúa Jêsus chết thay cho chúng tôi trên thập tự giá. Tôi không thể bày tỏ tốt hơn điều Êsai 53:5 đã nói: Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu, chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh.” (Điều nầy có nghĩa là Đấng Christ mang lấy trên chính Ngài những đau khổ mà tôi phải chịu vì tội lỗi tôi. Trước mặt Đức Chúa Cha, tôi tin cậy nơi Chúa Jêsus là Đấng chịu chết thay tôi).

Điều đó đã được viết ra từ 750 năm trước khi Chúa chúng ta chịu đóng đinh. Một thời gian ngắn sau khi Chúa dâng mình trên thập tự, Kinh thánh tuyên bố trong I Phierơ 2:23b, “Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhơn những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bệnh”.

Bởi vì chúng ta đã thừa hưởng bản tánh tội lỗi từ A-đam, tất chúng ta đều phạm tội và hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Làm sao chúng ta có thể đứng trước mặt Đức Chúa Trời thánh khiết – trừ ra trong Đấng Christ – và biết rằng Chúa đã chết ở vị trí chúng ta đáng phải chết. Đức Chúa Trời ban đức tin cho chúng ta để được sanh lại, làm cho chúng ta có khả năng hiểu biết Đấng Christ là Đấng chết thay chúng ta. Đấng Christ đã trả giá đền tội chúng ta: Đấng vô tội lại chịu đóng đinh. Đây là Phúc âm thật. Có phải chỉ có đức tin là đủ? Phải, sự sanh lại bởi đức tin là đủ. Đức tin đó sanh bởi Đức Chúa Trời, sẽ kết quả trong những việc lành kể cả sự ăn năn, “Vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo” (Êphêsô 2:10). Trong sự ăn năn, qua sức mạnh của Đức Chúa Trời, chúng ta bỏ đi đời sống cũ và tội lỗi cũ của chúng ta. Không phải là chúng ta không thể phạm tội nữa, nhưng có nghĩa là vị trí của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời đã thay đổi. Chúng ta được gọi là con Đức Chúa Trời, vì chúng ta thật như vậy. Nếu chúng ta phạm tội, vấn đề tương giao với Đức Chúa Trời có thể đã được giải quyết, không phải là vấn đề mất đi vị trí làm con Đức Chúa Trời trong Đấng Christ, vì vị trí nầy không thể mất được. Trong thư Hêbơrơ 10:10, Kinh thánh nói về điều đó rất kỳ diệu, “… chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ một lần đủ cả”. Công tác hoàn tất của Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá đã đủ và trọn vẹn. Khi bạn tin công việc hoàn tất duy nhất nầy, một sự sống mới được Đức Thánh Linh thực hiện cho bạn – bạn sẽ được sanh lại.

Ngày Hôm Nay

Hiện giờ là năm 1994, việc lành mà Chúa đã chuẩn bị cho tôi là làm một người giảng Tin Lành ở Tây Nam Thái Bình Dương của Hoa kỳ. Nhưng điều Phaolô nói về đồng bào Do thái của ông, còn tôi nói về các anh em Công giáo Lamã yêu thương thân ái của tôi: Lòng tôi mong ước và cầu nguyện với Đức Chúa Trời hầu cho những người Công giáo Lamã được cứu. Tôi có thể làm chứng về họ rằng họ thật sốt sắng về Đức Chúa Trời, nhưng sự sốt sắng đó không đặt nền tảng trên Lời Đức Chúa Trời, mà theo lời truyền khẩu của Giáo hội mà họ theo. Nếu bạn hiểu sự tận tụy và cực khổ mà một số người trong anh chị em chúng ta ở Phi-luật-tân và Nam Mỹ đã đem vào trong tôn giáo của họ, bạn có thể hiểu tiếng kêu khóc của lòng tôi: “Lạy Chúa, hãy ban cho chúng con một sự cảm thông để hiểu được sự đau đớn và thống khổ mà anh chị em của chúng con tìm kiếm để khiến họ đẹp lòng Chúa. Qua sự hiểu biết nỗi đau trong lòng người Công giáo Lamã, chúng con có sự mong ước bày tỏ cho các anh chị em ấy Phúc âm về Đấng Christ đã làm xong trên thập tự giá.”

Lời chứng của tôi bày tỏ sự khó khăn như thế nào đối với tôi khi một người Công giáo Lamã từ bỏ lời truyền khẩu của Giáo hội, nhưng khi Chúa đòi hỏi điều đó trong Lời Ngài, chúng ta phải làm theo. ‘Hình thức thờ hình tượng’ mà Giáo hội Công giáo Lamã đã làm, cái khó khăn nhất đối với một người Công giáo Lamã là thấy được vấn đề thật sự ở đâu. Mỗi ngày phải quyết định bởi uy quyền nào chúng ta biết được lẽ thật. Giáo hội Công giáo Lamã tuyên bố rằng chỉ bởi uy quyền chính Giáo hội mới biết được lẽ thật. Trong những lời thuộc riêng Giáo hội, Canon 212, phần 1, “Cơ-Đốc nhân trung thành, ý thức trách nhiệm của chính họ, được cột chặt bởi sự vâng lời Cơ-Đốc theo những gì các chủ chăn thánh là đại diện của Đấng Christ tuyên bố là những giáo sư của đức tin, hoặc được xác định là những người lãnh đạo của Giáo hội”. (Đặt trên Công Đồng Vatican II, Luật “Code of Canon” được Giáo hoàng John-Paul duyệt, 1983). Tuy nhiên, theo Kinh thánh thì chính Lời của Đức Chúa Trời là uy quyền để nhận biết lẽ thật. Những lời truyền khẩu do con người đã đặt ra gây nên những cuộc cải cách đòi hỏi “chỉ một Kinh thánh, chỉ một niềm tin, chỉ bởi ân điển”.

Lý Do Tôi Chia Sẻ

Tôi chịu khổ qua 14 năm, không ai từng có can đảm nói lẽ thật cho tôi. Bây giờ tôi chia sẻ những lẽ thật nầy với các bạn, vì vậy, các bạn có thể biết con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Tôi cầu xin Đức Chúa Cha ban cho các bạn ân điển để các bạn có thể nhận Đấng Christ đã chết thay cho các bạn trên thập tự giá, và biết sự chuộc tội của Ngài đã được hoàn thành hầu cho các bạn trở nên tạo vật mới trong Chúa. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời”. (Giăng 3:16).

Hành trình đức tin của tôi đã dắt tôi nương cậy vào Chúa Jêsus Christ và duy nơi Lời Ngài. Nếu duy Chúa là Đấng chăn của các bạn, các bạn sẽ không thiếu thốn gì. Chúa sẽ tha thứ tội của các bạn và làm cho các bạn nên một tạo vật mới trong Chúa. Thư II Côrintô 5:21 phán, “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời”. Cảm ơn Đức Chúa Trời!

Hãy xin Đức Chúa Trời ban cho các bạn ân điển và đức tin để tiếp nhận Lời Chúa. Nếu các bạn hết lòng xin Ngài, Chúa sẽ đặt vào lòng các bạn ý muốn và mục đích để tin cậy Ngài. Rồi khi Chúa kéo các bạn đến với chính Ngài bởi ân điển, các bạn sẽ nhận ra rằng các bạn đã được sanh lại, được một đời sống mới và mục đích mới, vì “Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần” (Giăng 3:6)


Nếu các bạn muốn tiếp xúc với tôi, xin viết gởi:
Richard P. Bennett
P.O. Box 55353
Portland, OR 97238-533 (USA)

 
 
VỊ GIÁM MỤC NẦY
TÌM ĐƯỢC ĐẤNG CHRIST
LÀ CÂU TRẢ LỜI THẬT.
 
Lời chứng cá nhân của Charles Mazena,
một cựu Linh mục trở lại Tin Lành


 
Được sanh ra trong gia đình cha mẹ là người Công giáo Lamã ở Âu Châu, thuộc nước Áo, cuộc sống của tôi bắt đầu trong một nông trại. Với số phận đặc biệt và nỗi khao khát thiên phú bên trong muốn biết đời sau là gì, tuổi niên thiếu của tôi đã hình thành. Tôi biết có nhiều điều vượt trội hơn cuộc sống trong thân xác nầy, phải, đó là cõi đời đời ở phía trước, nhưng làm cách nào tôi thích ứng và tôi ở đâu để sử dụng nó? Tôi muốn biết Đức Chúa Trời nhưng không biết làm cách nào đến gần Ngài.

Vì vậy, tôi khởi sự tìm kiếm Đức Chúa Trời. Sau khi tốt nghiệp, tôi học làm chức vụ Linh mục ở Thụy điển, rồi nhiều năm làm Tuyên úy phục vụ theo pháp luật qui định và làm Linh mục dạy lịch sử và tôn giáo.

Mùa thu sau, tôi cùng những người của tôi di chuyển ra mặt trận nước Nga. Chúng tôi đóng quân bên trong một hang động bên sườn núi. Thình lình, cả hai đội quân bắt đầu bắn đại bác hạng nặng mà không báo trước, tất cả chúng tôi đều bị chôn sống. Đây là lần đầu tiên trong đời sống tôi cầu nguyện, nhưng cách nào đó tôi tin rằng cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ giải cứu tôi. Đức tin của tôi lớn lên đến nỗi hình như tôi có thể dời được núi. Rồi người ta tìm ra vị trí và chỉ một em trai tin Chúa và tôi sống sót giữa 130 người. Được gần bên Đức Chúa Trời là phước hạnh.

Sau chiến tranh, có ba tên cướp liều mạng đưa tôi đến gần cửa chết. Họ có ý định bán quần áo tôi bằng giá mạng sống tôi. Khi một người trong bọn họ đến gần tôi với con dao giết người, tôi cầu nguyện: “Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi”, đột nhiên nó dừng lại liệng con dao xuống và nói: “Tôi đã giết nhiều người, nhưng tôi không thể giết người nầy”. Một lần nữa Đức Chúa Trời thật thương xót.

Với sự thành công tại Mỹ, Tổng Giám mục William Francis và Giám mục Marsette chọn và tấn phong tôi làm Giám mục. Những năm thịnh vượng, thăng tiến xã hội và tôn giáo, làm đầy trong đầu tôi sự hiểu biết, kinh nghiệm và sự tự cao. Điều nầy cũng làm lòng tôi trống rỗng. Tôi không còn hướng tới mà trở lui; không hướng lên mà hạ xuống. Cuối cùng sự phán quyết của tôi thắng hơn và lòng ước ao tìm kiếm Chúa Jêsus Christ cùng đường lối của Ngài trổi dậy mới mẻ. Sự đồi trụy tôn giáo làm tôi vỡ mộng, những anh em giả dối làm tôi nản lòng, nhưng Đức Chúa Trời đã giúp đỡ tôi. Tôi từ chức Giám mục và mất tất cả tài sản. Nhà tôi bị cướp phá và tôi bị lột sạch của cải. Tôi bị bắt bớ ác liệt đến cùng cách cay đắng.

Rồi bệnh tật không tránh được cướp lấy tôi, một lần nữa linh hồn tôi mặt đối mặt với cõi đời đời. Tôi là một người tin Chúa Jêsus chỉ có danh. Nhiều lần tôi đọc đi đọc lại Lời Chúa phán với Ni-cô-đem: “ngươi phải sanh lại”, nhưng không phải là sự nhận thức ý nghĩa. Một lần tôi nghĩ tôi đã được sanh lại, nhưng không phải, vì tôi vẫn tiếp tục sống đời sống của người thế gian. Tôi không có Thánh Linh của Đấng Christ ngự trong tôi. Tôi thừa nhận chân lý theo sự hiểu biết của tôi, nhưng không bảo đảm đầy đủ. Tôi có một số hiểu biết về đức tin, nhưng không có đức tin cứu rỗi. Tôi có thể dạy người khác, nhưng không có khả năng làm theo điều tôi dạy.

Trong tháng 4, tôi bệnh gần chết. Tôi bi ung thư, gia đình tôi được cho biết trong 90 ngày tôi sẽ chết. Nghe tin tình trạng vô hi vọng, tôi quyết địnhh đặt toàn bộ vấn đề trong tay Chúa bây giờ hoặc không bao giờ. Ngày hôm sau, tôi đọc Thi thiên 51 và thầm nguyện với Đức Chúa Trời. Cách nào đó tôi nhìn vào Gô-gô-tha và thấy Đấng Christ đang chịu chết vì tội tôi. Đức Thánh Linh hành động trên tôi. Tôi ăn năn cách thật lòng với Đức Chúa Trời. Rồi một sự yên lặng lớn bao trùm tôi, và tôi ý thức một quyền năng tối cao đến trên tôi. Quyền năng đó là Đấng Christ. Tôi thật sự được sanh bởi Thánh Linh. Bản tánh cũ của tôi được thay đổi và tôi trở nên người mới. Trong sự yêu thương vĩ đại của Chúa, Đức Chúa Trời đã làm trỗi hơn, tôi được chữa lành kỳ diệu. Sự tìm kiếm của tôi kết thúc, tôi hết đói khát, số phận tôi đã được giải quyết. Tôi là của Chúa và Chúa là của tôi.

Thật là câu chuyện cảm động để biết được sự bình an và sự hiện diện của Chúa, đồng đi với Ngài và biết Ngài đang dẫn dắt đời sống tôi. Vâng, nhiều năm tôi đã lãng phí, nhưng bây giờ chỉ chờ đợi sự vinh hiển. Hãy dâng lòng bạn cho Cứu Chúa kỳ diệu và tiếp nhận lời hứa của Ngài. “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời; là ban cho những kẻ tin danh Ngài” (Giăng 1:12)

Do Linh mục qui đạo Charles Mazena


 
 
TÔI LÀ MỘT LINH MỤC
Ở TÂY-BAN-NHA
 
Lời chứng cá nhân của Enrique Fernander,
một Linh mục trở lại với Tin Lành
 
Năm 1960, tôi là một Tuyên úy Công giáo Lamã trong một Nữ Tu Viện tại Navelgas, một làng thanh bình ở Asturias, Tây-Ban-Nha. Sau bữa ăn tối, tôi thường thăm vị Linh mục trong làng, một người lớn tuổi hơn là một người dễ làm bạn và là một người bạn. Một đêm kia ông ấy cho tôi xem một sách nhỏ tựa đề “Món Quà” (thuật lại một đoạn tự truyện của vị Linh mục người Canada tên Charles Chiniquy). Tôi hỏi mượn quyển sách đó và đọc nó.
Quyển sách nhỏ tạo một ước muốn đọc Kinh thánh mạnh mẽ. Tôi muốn biết giữa Kinh thánh Công giáo Lamã và Tin Lành có thật sự khác nhau không? Giấu kín nét chữ của tôi, tôi viết thư đến địa chỉ trên quyển sách nhỏ, yêu cầu có một quyển Kinh thánh hoặc Tân Ước. Tôi bắt đầu nghiên cứu Tân Ước, đặc biệt với sách Công vụ và thư Hêbơrơ. Khi tôi làm như vậy, một sự thuyết phục đã lớn lên là Giáo hội Công giáo Lamã đã xa rời Kinh thánh, chức vụ Linh mục đã chiếm chỗ của Đấng Chirst.

Việc khám phá Lời Đức Chúa Trời đã trở nên một cuộc phiêu lưu hồi hộp đối với tôi. Khi tôi tiếp tục đọc, tôi cảm nhận sự sắc bén thật sự của thư Hê-bơ-rơ 4:12, “LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI SẮC HƠN GƯƠM HAI LƯỠI…”

Được sanh ra ở Madrid năm 1929 trong một gia đình cha mẹ ngoan đạo, tôi học 12 năm tại Chủng viện Thủ đô Oviedo. Tôi được phong chức vào ngày 30 tháng 5 năm 1954. Suốt bốn năm học Thần học, tôi không bao giờ đọc Kinh thánh cách nghiêm chỉnh. Đối với tôi, Kinh thánh chỉ để tham khảo như một sách tham khảo trong việc học giáo điều Công giáo Lamã. Tôi chỉ biết những phần của Kinh thánh được bao gồm trong Lễ Misa, và những câu của sách Kinh Công giáo Lamã.

Giáo hội Công giáo Lamã nói, sự cứu rỗi tùy thuộc vào sự tha tội bởi vị Linh mục, bất cứ ai từ chối xưng những tội trọng của mình với một vị Linh mục sẽ bị hình phạt đời đời. Tuy nhiên, tôi không thấy trong sách Công vụ hoặc trong bất cứ sách nào của Tân Ước một lời giống như vậy. Tất cả các trước giả thánh nhắc đi nhắc lại rằng loài người phải trực tiếp đến với Đức Chúa Trời để được tha thứ. Một phương diện khác, trong thư Hê-bơ-rơ, tôi đọc rất rõ ràng rằng Đấng Christ dâng chính mình Ngài một lần đủ cả thay cho tội nhân. Tôi nói, “Vậy tại sao Công đồng Trent 1562 dám công bố rằng trong Lễ Misa, Đấng Christ dâng chính mình Ngài bởi bàn tay của vị Linh mục trong tế lễ thật và thực tế cho Đức Chúa Trời?”

Rồi tôi cũng tìm thấy bằng chứng bởi đức tin là đúng, và tôi suy luận: “Nếu tôi chưa tìm được sự bình an cho linh hồn trong Giáo hội Công giáo Lamã, có thể là vì tôi đã mong chờ được lợi như một phần thưởng cho những nổ lực riêng của tôi không?”

Theo cách đó, tôi đột nhiên hiểu rằng Chúa Jêsus Christ không đòi hỏi tôi điều gì, tôi từ bỏ tất cả nổ lực riêng để được sự cứu rỗi. Vì vậy, Chúa Jêsus Christ đã làm Chúa và Cứu Chúa duy nhất của tôi.

Qua chiến dịch truyền giáo “De Spaanse Evangelische Zending” tại Hà-lan, tôi được tiếp xúc với một vị nguyên là Linh mục Giáo hội Công giáo Lamã Tây Ban Nha, ông đã hướng dẫn tôi đến tổ chức “In de RechteStraat (Trong Đường Ngay Thẳng) của Hà-lan, bởi vì tổ chức Tin Lành nầy qua nhiều năm giúp các Linh mục nào muốn rời bỏ Giáo hội Công giáo Lamã, tìm kiếm những Nguyên Tắc Cải Cách của Thế Kỷ 16, quay về với những giáo lý của Kinh thánh.

Vào ngày 2 tháng 5 năm 1961, tôi đến Brussel. Sau đó tôi đến Hilversum, Hà-lan. Rồi tôi gởi thư đến vị Tổng Giám Mục, nói với ông: “Tôi đã khám phá Lời Đức Chúa Trời, và Chúa Jêsus Christ đã tỏ chính Ngài là Chúa và Cứu Chúa duy nhất của tôi. Công giáo Lamã đã tuyên bố rằng đạo Công giáo Lamã là trung tâm của Đấng Christ, nhưng thật ra đã quay lưng lại với Ngài”.

Về sau, tôi đến San Jose, Costa Rica, nơi đó vào ngày 25 tháng 11 năm 1963, tôi nhận bằng cử nhân Thần học ở Chủng Viện Thần học Châu Mỹ La-tinh. Cuối cùng, tôi trải qua nhiều tháng ở Guatemala để trao đổi ý kiến với Hội Nghị Giáo Phái Luther Missouri trước khi đến Hoa kỳ giảng Phúc âm từ 1 tháng 6 năm 1964 cho những người nói tiếng Tây Ban Nha.

Niềm mong ước của tôi là phục vụ Chúa Jêsus Christ, mong đem Phúc âm Ân điển đến với mọi người và nói với họ những điều lớn lao mà Chúa đã làm cho tôi, những gì Chúa đã làm cho tôi, Ngài cũng có thể làm cho họ… và cho bạn.
“Hỡi dân ta, hãy ra khỏi Ba-by-lôn, kẻo các ngươi dự phần tội lỗi với nó” Khải. 18:4). “Vậy, các ngươi hãy ăn năn và trở lại, đặng cho tội lỗi mình được xóa đi” (Công vụ 3:19)
Do Linh mục qui đạo Enrique Fernander


 
LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
GIẢI CỨU TÔI
***********
Lời chứng cá nhân của Joseph Lulich,
một Linh mục trở lại với Tin Lành

 
Tên tôi là Joseph Lulich. Tôi rất vui có thể chia sẻ với các bạn những gì ân điển Đức Chúa Trời đã làm cho đời sống tôi. Tôi nói với các bạn như một người lớn tuổi hơn đã sống hầu hết kiếp người, như một Linh mục Công giáo Lamã đã phục vụ Giáo hội Công giáo Lamã trung tín và thành thật qua 14 năm, và cũng là một giáo sĩ được Đức Chúa Trời dùng truyền bá Phúc âm vinh hiển của Ngài trong một phần thế giới có cần của chúng ta.

Tôi được sinh ra ở biên giới phía Đông miền Bắc nước Ý, nơi tôi sống suốt thời thơ ấu. Tôi lớn lên với những sự kinh khiếp của Thế chiến thứ nhất chung quanh, và sự sợ hãi tương lai nắm chặt tôi. Lúc 12 tuổi, tôi được cha tôi dẫn đến một tu viện để đi học. Tôi nhớ rõ buổi liên hoan chia tay với gia đình. Tôi còn quá trẻ, nhưng trong lòng tôi có một mong ước mạnh mẽ tìm kiếm sự bình an cho linh hồn, để trở nên một Linh mục và để có thể giúp đỡ người khác trong nhu cần thuộc thể và thuộc linh của họ. Trải qua 15 năm, tôi đã dùng tất cả thì giờ cho việc học, cầu nguyện, làm những việc lành, để được làm một Linh mục. Nhưng khi đến lúc tôi làm Lễ Misa đầu tiên nơi quê nhà, tôi cảm thấy thất vọng đắng cay. Sự bình an tôi đã mơ tưởng đã không dến với linh hồn tôi. Tôi đã được chuẩn bị đầy đủ về kỹ thuật: Triết học, Thần học, huấn luyện y tế, ngôn ngữ, khả năng chịu đựng những lao khổ thuộc thể lẫn thuộc linh, tôi được trang bị những điều nầy. Tôi thụ phong Linh mục và đã sẵn sàng phục vụ Giáo hội Công giáo Lamã trong phần còn lại của đời tôi. Tôi đã kinh nghiệm sự thống khổ mà Martin Luther đã đi qua. Tôi đã trải qua hằng tháng dài kiêng ăn, cầu nguyện, v.v… Nhưng tất cả việc nầy không cho tôi sự đảm bảo nào về tội lỗi được tha. Tôi sợ địa ngục và ngục luyện tội. Nhưng sự dạy dỗ về Thần học của Giáo hội không cho phép tôi nghi ngờ bất cứ điều gì. Tôi phải nhìn nhận sự vô ngộ và uy quyền của Giáo hội, tin rằng Giáo hội là con đường cứu rỗi duy nhất. Được tiếp xúc với những nhu cần của những linh hồn khác, những người đến với tôi tin một lời an ủi, tôi cảm thấy không xứng đáng để nhân danh Đấng Cứu thế. Nhiều lần nơi bãi chiến trường hoặc sau một cuộc bắn phá, tôi quen đưa tay lên và tuyên bố câu: “Ta tha tội cho con” đối với những người lính hấp hối, hoặc những thường dân tôi đang cai quản. Tôi thường nhắc họ về thập tự của Đấng Christ là Đấng cứu chuộc họ. Nhìn lại, tôi thấy rằng tôi có thể giống tiên tri Ba-la-am. Tôi nói được Thánh Linh dắt dẫn, mà tôi không biết tôi nói gì. Thật ra, tât cả cách ăn ở của tôi mâu thuẫn với lương tâm, tôi cảm thấy có tội phản bội sự dạy dỗ tôi đã nhận. Tôi nhớ đã chia sẻ điều nầy với một Linh mục khác, và người đó đã thất vọng vì tôi không thực hành uy quyền trung gian mà Giáo hội đã ban cho tôi.

Sau chiến tranh, tôi kinh nghiệm dưới sự cai trị của Cộng sản Tiệp. Tôi không cần nói với các bạn sự đau đớn thể xác mà tôi chịu đựng, nhưng nỗi kinh khiếp cái chết theo tôi hằng đêm. Mỗi đêm vài bạn đồng nghiệp bị bắt đưa đi những nơi không được biết. Tôi cảm thấy nếu tôi bị giết bởi những người Cộng sản, tôi sẽ làm một thánh tuận đạo của Giáo hội Công giáo Lamã, nhưng điều này không cho tôi bất cứ ánh sáng hoặc sự giúp đỡ nào để tôi biết chắc tôi đã được tha tội. Tôi thường cầu nguyện, “Hỡi Thánh nữ Ma-ri, mẹ Đức Chúa Trời, bây giờ hãy cầu thay cho con trong giờ qua đời của con”. Nhưng nỗi sợ hãi sự phán xét của Đức Chúa Trời và ngục luyện tội luôn luôn ở với tôi.
Vài tháng sau, tôi trốn đến miền Bắc nước Ý, nơi tôi trải qua ba năm làm việc với người nghèo. Tôi tổ chức một nhóm một ngàn người vô gia cư và không có việc làm. Tôi có 200 trẻ em, hầu hết bọn chúng là con hoang, tôi cung cấp thức ăn, quần áo và lớp học cho họ. Những người nầy cay đắng nghịch với Giáo hoàng, các Giám mục và nhà thờ, nhưng họ yêu thương tôi không phải yêu thương một Linh mục mà là một người tốt, lương thiện. Họ tin và nghe tôi, trong khi họ ném đá vị Giám mục gần bên trong lúc ông thử thăm viếng họ. Tôi nhớ một lần, tôi đang làm Lễ Misa lộ thiên, ở giữa sự hiện diện hơn 20 phụ nữ có quyền lực của khu vực đó, một số người Cộng sản và nhiều người đang sống trong tội lỗi. Tôi đọc lời giải thích về người đàn bà tà dâm mà Chúa Jêsus đã phán với bà ấy: “Đi đi và đừng phạm tội nữa”. Họ bị đụng chạm và … và tôi cũng vậy. Tôi nhận biết chỉ Đấng Christ có thể tha tội cho họ, không phải Linh mục như tôi. Tôi mời họ làm như vậy, và họ nhận lễ ban thánh thể từ tay tôi. Nhưng tôi biết tôi đã phạm tội chống lại sự dạy dỗ của Giáo hội tôi. Tôi không thể ngủ được. Tuy nhiên, đời sống của giáo dân tôi đã được thay đổi. Báo chí đăng tin hằng ngày những tội phạm người ta giao cho tôi chăm sóc rồi họ dừng lại. Tôi nhớ những thanh niên hát bài “Hãy để Đấng Christ cai trị!”

Năm 1950, tôi được bổ nhiệm làm tuyên úy trên một tàu khách thường chở người Ý trên khắp thế gới. Tôi du lịch qua Á Châu, Phi Châu, Indonesia, Úc. Linh hồn tôi vẫn đang tranh chiến, nhưng tôi nghĩ điều nầy là công việc của ma quỉ. Lần lần tôi tiếp xúc với những người Tin Lành. Tôi đã được dạy rằng những nhánh bị cắt khỏi Đấng Christ sẽ không có trái, và những người Tin Lành là những nhánh đó. Tuy nhiên, tôi có thể thấy nhiều trái tốt giữa những người Tin Lành. Tôi không bao giờ quên một Mùa Giáng sanh giữa Ấn Độ Dương, tôi không thể tổ chức một ban hát, vì vậy năm thiếu nữ Tin Lành xin tôi cho họ hát vài bài Thánh ca. Tất cả những người Công giáo Lamã rất cảm động và tôi cảm động nhiều hơn họ. Những tranh chiến trong tâm linh tôi càng lúc càng mạnh hơn. Đức tin của tôi và sự tin cậy trong Giáo hội Công giáo Lamã đã bị đục khoét. Tôi phải ôn lại những bài học của tôi.

Lời Đức Chúa Trời Đến Giải Cứu Tôi

Để hiểu những sợ hãi và nghi ngờ của tôi, các bạn phải nhớ rằng làm một Linh mục Công giáo Lamã, tôi không được liên lạc với những người Tin Lành, và tôi sợ tôi có thể bị tố cáo và sai đến một tu viện nào trong sa mạc để chết mòn. Tôi đã kinh nghiệm những cơn bão khủng khiếp trên Đại Tây Dương không thể so sánh với những cơn bão tàn phá trong linh hồn tôi. Tôi không còn tin bất cứ uy quyền nào của Giáo hội Công giáo Lamã nữa, nhưng tôi có thể tìm thấy một sự an ninh nào đó ở đâu? Lời Đức Chúa Trời đến giải cứu tôi, ban cho tôi nguồn năng lực thuộc linh và can đảm đối diện với thế gian khi xuyên qua một số lời của Chúa Jêsus phán. Đức Thánh Linh soi sáng tôi và ban cho tôi sự bình an vì tội được tha, cũng như niềm vui mà chỉ Đức Chúa Trời có thể ban cho kẻ tin cậy Ngài, “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống”. Hãy tin cậy Chúa Jêsus là Đấng có thể cho tôi lẽ thật, và chỉ trong Ngài tôi có sự sống, vui mừng, bình an và mục đích sự sống. Tôi phải rời bỏ những chức vụ và số người yêu mến tôi nhưng họ cũng bị thất vọng về quyết định của tôi. Tôi phải trốn khỏi các bậc bề trên của tôi, những người thân và bạn bè bị Giáo hội Công giáo Lamã rút phép thông công, tôi không có chức tước, không có việc làm, và mọi cánh cửa đóng lại với tôi. Nhưng tôi ngợi khen Đức Chúa Trời, sự bình an tôi có trong linh hồn rất lớn. Vì vậy, tôi đã đắc thắng hoàn cảnh đó không sợ hãi gì.
Tôi đến Canada, nơi tôi làm việc qua chín tháng như một lao động phổ thông trong một bệnh viện. Công việc khổ cực hơn so với cuộc sống dễ dàng trên tàu nơi tôi thường du lịch hạng nhất và đã hưởng mọi tiện nghi. Tôi phải trở lại nước Ý từ khi hộ chiếu của tôi không được gia hạn. Tôi sống một thời gian với chị tôi là một người tị nạn, tôi nhớ gia đình tôi thường bảo tôi trở lại Giáo hội Công giáo Lamã hoặc tôi không thể sống sót được. Rồi tôi đến tiếp xúc với hai Linh mục đã qui đạo (và bây giờ là hai Mục sư Tin Lành). Họ có thể hiểu biết rõ ràng hoàn cảnh của tôi, họ giúp tôi rất nhiều. Tôi được dành cho một công việc làm một giáo viên trong một Cô nhi viện, và rồi tôi được đưa đến trường Kinh thánh phương Tây ở Hoa kỳ. Nơi tôi dành thời gian học Kinh thánh. Thời gian đó là thời gian đời sống thuộc linh của tôi trưởng thành, cũng như học thêm những hiểu biết kinh viện. Trường để tôi tiếp xúc với một số nhà thờ địa phương, từ đó tôi cảm thấy phải trở về nước Ý làm công việc truyền giáo. Chúa rất nhân từ đã cung cấp cho tôi qua 25 năm sau cùng, suốt thời gian đó tôi chỉ trở lại Hoa kỳ một lần.

Trở lại Ý. Chúa đã dự bị một người đồng hội đồng thuyền và đồng công trong Phúc âm qua những năm ấy, đó là vợ tôi. Qua các lý do gia đình, chúng tôi được đưa trở lại chỗ tôi đã phục vụ khi còn là Linh mục Công giáo Lamã trải qua một thời gian, công việc rất, rất, rất là khó khăn. Cảnh sát đã kiểm soát các hoạt động của tôi. Vị Giám mục giảng chống lại chúng tôi, cố gắng đuổi chúng tôi. Dân chúng ghét chúng tôi. Tôi nhớ có những bãi khạc nhổ trước cửa nơi họp mặt nhỏ bé của chúng tôi, cũng như họ vẽ lên tường những lời dơ bẩn.

Với thời gian, chúng tôi có thể chinh phục sự tin cậy của dân chúng. Sau 400 năm từ khi gia đình Tin Lành cuối cùng bị áp lực trốn khỏi thành phố bởi sự bắt bớ, Chúa đã cho tôi vui mừng thấy một nhà thờ bắt đầu làm vinh hiển Chúa trong thành phố Rovigo, nơi tôi sống. Tôi cảm thấy ít nhất tôi có thể được Đức Chúa Trời dùng trong thành phố thù nghịch như vậy với quá khứ của tôi. Đức Chúa Trời bởi sự thương xót của Ngài đã cung cấp phương tiện của Ngài cho chúng tôi sử dụng.
Hiện nay, chúng tôi có một nhóm người trong Hội thánh với nhiều gia đình trẻ, chúng tôi tiếp tục lớn lên trong Chúa. Khi Chúa đặt vào lòng chúng tôi ý tưởng mở rộng, có những thờ ơ và lãnh đạm để chiến thắng. Chúa đã mở đường cho chúng tôi khởi sự một đài phát thanh địa phương được đẩy mạnh dù có nhiều khó khăn. Khi các trang thiết bị của chúng tôi bị đánh cắp, Chúa nhân từ đối với chúng tôi và qua đó Chúa đã dắt dẫn chúng tôi vào sự đắc thắng. Nhiều thư từ cho thấy việc phát thanh được chú ý và tiếp thu. Chúng tôi dùng tất cả thì giờ để tiếp tục cải tiến chất lượng phục vụ cho những đồng nghiệp đã từng một lần ở trong tối tăm như chúng tôi. Khi việc đặt tên cho đài phát thanh được nêu ra, chúng tôi muốn gọi là “Tiếng Kêu Trong Đồng Vắng” giống Giăng Báp-tít để chỉ dẫn mọi người đến với Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi của thế gian đi.
Do Linh mục qui đạo Joseph Lulich

 

VỊ LINH MỤC TÌM ĐƯỢC ĐẤNG CHRIST
Lời chứng cá nhân của Joseph Zachello
một Linh mục trở lại với Tin Lành
 

Tôi được sinh ra ở Venice, phía Bắc nước Ý vào ngày 22 tháng 3 năm 1917. Lúc 17 tuổi, tôi được gởi đến Chủng viện Công giáo Lamã tại Piacenza, và sau 12 năm học, tôi được thụ phong Linh mục vào ngày 22 tháng 10 năm 1939.

Sau đó hai tháng, Hồng y R. Rossi, bề trên của tôi sai tôi đến Mỹ làm phụ tá chăn bầy một nhà thờ người Ý mới có tên là “Thánh Mẫu Cabrini”, tại Chicago. Qua bốn năm, tôi giảng ở Chicago, sau đó ở New York. Tôi không bao giờ thắc mắc về những bài giảng hoặc sự dạy dỗ của tôi là chống lại Kinh thánh. Điều lo nghĩ và khát vọng cao nhất của tôi là làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Vào một Chúa nhật trong tháng 2 năm 1944, khi tôi mở máy thu thanh, tình cờ nhằm chương trình của Hội thánh Tin Lành. Vị Mục sư đang ban phát sứ điệp. Tôi muốn đổi chương trình vì không được phép nghe những bài giảng Tin Lành, nhưng bị hấp dẫn, không biết tại sao tôi vẫn tiếp tục nghe.

Thần học cũ của tôi bị xáo trộn bởi một câu Kinh thánh mà tôi nghe trên đài phát thanh: “Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà ngươi sẽ được cứu rỗi”. Vì vậy, không phải là tội chống lại Đức Thánh Linh để tin rằng một người đã được cứu sao.

Tôi chưa qui đạo, nhưng tâm trí của tôi đầy những nghi ngờ về Công giáo Lamã. Tôi bắt đầu lo nghĩ về những sự dạy dỗ của Kinh thánh hơn là về giáo điều và giáo lịnh của Giáo hoàng. Mỗi ngày, những người nghèo đã trả tôi từ 5 đến 30 đô-la cho 20 phút lễ gọi là Lễ Misa, bởi vì tôi hứa ban sự giải cứu linh hồn cho những bà con của họ ra khỏi lửa của ngục luyện tội. Tuy nhiên, mỗi lần nhìn vào cây thập tự to lớn trên bàn thờ, hình như Đấng Christ đã quở trách tôi, Ngài phán: “Ngươi đang ăn cắp tiền của người nghèo lao động khổ cực bằng những lời hứa giả dối. Ngươi dạy những giáo lý chống lại sự dạy dỗ của ta. Linh hồn của các tín đồ không đi đến chốn khổ hình, vì ta đã phán: “Phước thay cho những người chết là chết trong Chúa. Đức Thánh Linh phán: Phải, vì những người ấy nghỉ ngơi sự khó khọc và việc làm mình theo sau” (Khải. 14:13). Ta không cần lặp lại những tế lễ trên thập tự giá, vì tế lễ của ta đã hoàn tất. Công tác cứu rỗi của ta đã trọn. Đức Chúa Trời đã chấp nhận tế lễ đó bởi sự sống lại của ta từ trong kẻ chết. “Vì nhờ chỉ dâng một của tế lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời ‘ (Hêb. 10:14). Nếu những Linh mục như ngươi và Giáo hoàng có quyền giải phóng các linh hồn khỏi ngục luyện tội bằng Lễ Misa và sự xá tội, tại sao ngươi ngồi chờ người ta trả tiền dâng cúng rồi mới làm việc đó? Nếu ngươi thấy một con chó bị thiêu trong lửa, ngươi đâu có chờ chủ của con chó cho ngươi năm đôi la để cứu con chó ra khỏi lửa”.

Tôi không thể đối mặt với Đấng Christ trên bàn thờ nữa. Khi tôi đang giảng Giáo hoàng là đại diện của Đấng Christ, người kế tự Phê-rô, là hòn đá vô ngộ mà Giáo hội Công giáo Lamã xây trên đó, hình như một giọng nói quở trách tôi lần nữa: “Ngươi đã thấy Giáo hoàng ở Lamã, ở trong cung điện rộng lớn, giàu có, có người bảo vệ, nhiều người hôn chơn. Ngươi có thật tin rằng Giáo hoàng đại diện ta không? Ta đến để phục vụ người ta; ta rửa chơn cho người ta, ta không có chỗ gối đầu. Hãy nhìn ta trên thập tự. Ngươi có thật tin rằng Đức Chúa Trời đã lập Hội thánh của Ngài trên một người, khi mà Kinh thánh phán rõ ràng rằng Đấng đại diện Đấng Christ trên đất là Đức Thánh Linh, không phải là người? (Giăng 14:26), “Và hòn đá đó là Đấng Christ” (I Côrintô 10:4). Nếu Giáo hội Công giáo Lamã được lập trên một con người, thì đó không phải là Hội thánh của ta.

Tôi vẫn còn đang giảng Kinh thánh không phải là một luật lệ có thẩm quyền của đức tin, nên chúng ta cần lời truyền khẩu và giáo điều của Giáo hội để hiểu biết Kinh thánh, nhưng một lần nữa một giọng nói trong tôi vang lên: “Ngươi giải thích nghịch lại Kinh thánh; ngươi giảng lời vô nghĩa. Nếu những người tin cần một Giáo hoàng để hiểu Kinh thánh, họ cần hiểu Giáo hoàng điều gì? Ta lên án lời truyền khẩu, bởi vì mọi người có thể hiểu biết những gì họ cần để biết sự cứu rỗi cá nhân. “Nhưng các việc nầy đã chép, để các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sống” (Giăng 20:31)

Tôi đang dạy cho giáo dân đến với bà Ma-ri, đến với các thánh, thay vì trực tiếp đến với Đấng Christ. Một giọng nói trong tôi hỏi tôi: “Ai đã cứu ngươi trên thập tự? Ai đổ huyết mình để đền trả nợ tội cho ngươi? Ma-ri, các thánh hay chính ta là Jêsus? Ngươi và nhiều Linh mục khác không tin những áo choàng, tràng hạt, tượng, đèn; nhưng ngươi cứ tiếp tục giữ chúng trong nhà thờ của ngươi, bởi vì ngươi nói những người đơn sơ cần những vật đơn sơ để nhắc nhở họ về Đức Chúa Trời. Ngươi giữ chúng trong các nhà thờ của ngươi, vì chúng là nguồn lợi tức tốt cho ngươi. Ta không muốn bất kỳ sự máy móc nào trong nhà thờ của ta. Những người tin ta sẽ yêu mến ta, yêu mến Thánh Linh và lẽ thật. Hãy hủy bỏ những hình tượng; hãy dạy cho người ta cầu nguyện, đến và chỉ đến cùng ta”.

Nơi mà những nghi ngờ của tôi thật sự làm tôi khốn khổ là bên trong phòng xưng tội. Người ta đến với tôi, quỳ trước mặt tôi, xưng tội với tôi. Và tôi với một dấu thập tự, đã hứa rằng tôi có quyền tha tội cho họ. Tôi là một tội nhân, một con người, đã chiếm lấy chỗ của Đức Chúa Trời, cướp quyền của Đức Chúa Trời, và giọng nói kinh khiếp đã đâm thấu lòng tôi: “Ngươi đã cướp sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Nếu những tội nhân muốn được tha tội, họ phải đến với Đức Chúa Trời, không phải đến với ngươi. Họ phá bỏ luật pháp của Đức Chúa Trời, vì vậy đối với Đức Chúa Trời, họ phải xưng tội, họ phải xin sự tha tội nơi một mình Đức Chúa Trời. Không ai có thể tha tội, duy Chúa Jêsus có quyền tha tội; “Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là JÊSUS, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội” (Mathiơ 1:21). “Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác, vì ở dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Công vụ 4:12). “Vì chỉ một Đức Chúa Trời, và một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, là Đức Chúa Jêsus Christ, là người” (I Timôthê 2:5).

Tôi không thể ở lại Giáo hội Công giáo Lamã nữa, bởi vì tôi không thể tiếp tục làm tôi hai chủ: Giáo hoàng và Đấng Christ. Tôi không thể tin hai sự dạy dỗ trái nghịch nhau: Lời truyền khẩu và Kinh thánh. Tôi phải chọn giữa Đấng Christ và Giáo hoàng. Tôi đã rời bỏ chức vụ Linh mục và Giáo hội Công giáo Lamã năm 1944. Hiện nay tôi đang được Đức Thánh Linh dẫn dắt để giảng Tin Lành cho những người Công giáo Lamã và khuyến khích những người tin Chúa Jêsus làm chứng không sợ hãi gì.
Do Linh mục qui đạo Joseph Zachello

 
 
NGHIÊN CỨU KINH THÁNH CÔNG GIÁO
GÂY SỐC CHO MỘT CỰU LINH MỤC
 
Lời chứng cá nhân của Benigno Zuniga,
một Linh mục trở lại với Tin Lành
 
 
Cho đến khi tôi trên 50 tuổi, tôi sống hoàn toàn trong bóng tối thuộc linh. Mặc dù đã làm một Linh mục qua nhiều năm, sự hiểu biết của tôi về Chúa Jêsus Christ rất hạn chế và bị bóp méo. Thật ra, đối với tôi, Đấng Christ của Kinh thánh đã bị che giấu dưới cái màn của sự dạy dỗ tôn giáo phức tạp. Tôi tin rằng ngoài Giáo hội Công giáo Lamã, không thể nào có sự cứu rỗi, vị Giáo hoàng là đại diện Đấng Christ trên đất thì vô ngộ. Lòng trung thành của tôi rất lớn, vì vậy tôi muốn dâng đời sống tôi trong sự che chở của Giáo hoàng.

Tôi được dạy dỗ bởi các cha Dòng Tên (Jesuit), và quyết định trở nên một tu sĩ Dòng Tên lúc 16 tuổi. Tôi học ở Peru, Ecuador, Tây Ban Nha và Bỉ, sau đó được thụ phong Linh mục. Qua nhiều năm, tôi dạy trong các trường Công giáo Lamã, giữ một vị trí là giáo sư của một Chủng viện, phục vụ như một phụ tá Chưởng Ấn Tòa án Giáo hội trong Giáo khu của tôi, nắm giữ văn phòng tuyên úy trong quân đội, làm Linh mục phục vụ cho hai giáo xứ trong xứ chúng tôi.

Làm một Linh mục chính xứ, tôi quyết tâm đối địch với những người Tin Lành trong vùng. Tôi đối xử với họ như những người tà giáo, tôi dạy giáo dân rằng tất cả những người Tin Lành có thể nắm giữ những tiêu chuẩn đạo đức thấp kém nhất. Khi một số người trong những người Tin Lành nầy tiếp tục gây chú ý đến uy quyền Kinh thánh, tôi quyết định viết một quyển sách vạch trần những sai lầm của họ trong ánh sáng Kinh thánh.

Khi tôi nghiên cứu từng đoạn Kinh thánh, qua ba năm, một cú sốc đáng sợ đối với tôi khi tôi khám phá ra tôi là một người sai lầm. Từ bỏ việc bác bỏ những người tà giáo nầy, tôi tìm thấy chính mình bị bác bỏ bởi Kinh thánh Công giáo Lamã của riêng tôi. Tôi bắt đầu thấy được những niềm tin Công giáo Lamã của tôi bị xa rời Kinh thánh như thế nào. Thường thường khi học Kinh thánh, tôi thấy mình khóc khi nghĩ rằng tôi đã phục vụ theo ý con người hơn là theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời.

Một kết quả khác của việc đọc Kinh thánh từng đoạn từng đoạn là tôi tìm được lương tâm tôi trở lại với sự sống trong tôi. Tôi thấy rằng cá nhân tôi ở trên con đường xa khỏi Đức Chúa Trời. Làm một Linh mục, tôi đã diễn đạt rõ ý niệm sự thánh khiết, nhưng thật ra tôi đã truyền con đường đến với tất cả tội lỗi và sống cuộc sống hoàn toàn thuộc thế gian. Chiếc áo dài đen tôi đã mặc biểu tượng cho sự tối tăm lòng tôi. Không có giá trị nào của thánh lễ, cầu nguyện các thánh, sự ăn năn, nước thánh, hay sự xưng tội với con người có thể ban cho tôi sự yên tĩnh và bình an mà linh hồn tôi ao ước.

Một ngày kia, mặc dù tôi là Linh mục trên 50 tuổi, cuối cùng lòng tôi đã đầu phục Đức Chúa Trời. Tôi quỳ trước Đấng Christ là Đấng vô hình đã trở nên thật và hằng sống đối với tôi. Cảm xúc không giống người nào và với tấm lòng hối cải, tôi ăn năn sự xúc phạm Chúa bởi cuộc sống kinh khiếp và tội lỗi của tôi, trong trí tưởng tượng, tôi thấy được thập tự giá nơi Chúa Jêsus đã đổ huyết để cứu tôi khỏi hình phạt đáng dành cho tôi. Kết quả sự cầu nguyện nầy là Đấng Christ đã biến đổi đời sống tôi.
Chúa gọi tôi ra khỏi ‘mồ mả’ của bóng tôi thuộc linh và đem tôi vào kinh nghiệm sống và hiểu biết chính Ngài. Bí mật thuộc linh thật là sự gặp gỡ cá nhân với Đấng Christ qua đức tin chân thật và mạnh mẽ. Khi Đấng Christ chinh phục tấm lòng, mọi phước hạnh khác sẽ được đảm bảo.

Do Linh mục qui đạo Benigno Zuniga
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn