22:27 EDT Thứ năm, 18/04/2024

Trang Chủ » Tạp Chí Thần Học » Lời Chứng

Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (5)

Thứ sáu - 26/05/2017 01:43
Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (5)

Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (5)

Là những người Công giáo Lamã thực tiễn, chúng tôi dành một tiếng rưỡi đồng hồ mỗi Chúa nhật để dự Lễ Misa, nhưng tôn giáo thật sự đóng vai trò thứ yếu trong gia đình chúng tôi. Khi là thiếu niên, tôi hổ thẹn về đức tin Công giáo Lamã của tôi, trốn đi nhà thờ bất cứ lúc nào có thể.
 

SỰ QUI ĐẠO CỦA MỘT LINH MỤC
CÔNG GIÁO LAMÃ
Lời chứng cá nhân của Charles Berry
một Linh mục trở lại với Tin Lành


 
 
Là những người Công giáo Lamã thực tiễn, chúng tôi dành một tiếng rưỡi đồng hồ mỗi Chúa nhật để dự Lễ Misa, nhưng tôn giáo thật sự đóng vai trò thứ yếu trong gia đình chúng tôi. Khi là thiếu niên, tôi hổ thẹn về đức tin Công giáo Lamã của tôi, trốn đi nhà thờ bất cứ lúc nào có thể. Rồi một điều xảy ra làm thay đổi phương hướng cuộc sống của tôi.

Trong lúc ngồi làm mẫu vẽ trẻ con cho một người láng giềng Tin Lành, tình cờ tôi đọc một sách nhỏ đề tài là: “Địa Ngục và Hình Phạt Đời Đời”, tôi bị thuyết phục ngay lúc nầy, tôi ở trong địa ngục thật kinh khiếp. Tôi xác định rằng bổn phận đầu tiên của tôi là tìm kiếm con đường kéo tôi đến gần Đức Chúa Trời hơn, tôi hết sức dự vào những nghi lễ Công giáo Lamã và chương trình cứu rỗi. Tôi khởi sự dự Lễ Misa và đọc Kinh tràng hạt mỗi ngày, mặc áo choàng nâu và nhận được những huy chương khác nhau. Tôi được dạy rằng nếu tôi thật muốn tìm ra phương cách để đến Thiên đàng, tôi phải đọc cuộc đời các thánh Công giáo Lamã, cũng như cách họ điều khiển đời sống của họ. Do đó, tôi xác định rằng con đường chắc chắn nhất đến Thiên đàng là làm cho chính mình đau đớn. Sự đau đớn trở nên người bạn trung thành của tôi, nhưng tôi cẩn thận không bao giờ để lộ ra cảm xúc đau đớn nhiều. Đến 19 tuổi, tôi vào dòng tu khổ hạnh của Thánh Augustine và 17 năm sau đó sống dưới luật lệ của thánh Augustine, tiến bộ từ chuẩn sinh, đến tập sinh, đến khấn nguyện và cuối cùng làm Linh mục.

Suốt 10 năm đầu của Vatican II, tôi không thăm một người nào trong tu viện, cũng không có cơ hội kết giao hoặc trao đổi thẳng thắn với các tu sĩ hay Linh mục bình thường. Các tu sinh không bao giờ giao tiếp với các bề trên và giáo sư. Sự Khổ nhọc có nhiều, nhưng lần lần nới lỏng bớt khi chúng tôi tiến bộ và gần đến được phong chức. Vài người trong chúng tôi phàn nàn về ăn uống kham khổ, không đủ thì giờ nghỉ ngơi, hoặc kỷ luật làm giảm thể diện, dã man, bởi vì chúng tôi cảm thấy đây là giá phải trả để trở nên người của Đức Chúa Trời. Vâng phục người có thẩm quyền là một vấn đề chi phối cuộc sống chúng tôi. Chúng tôi không chỉ qui phục cái quyền đối với những sở hữu của chúng tôi, những hoài bão và cuộc sống riêng, mà qui phục ngay cả tâm trí, sự hiểu biết cũng như những tư tưởng riêng. Chúng tôi được dạy rằng Đức Chúa Trời phán trực tiếp cho chúng tôi qua môi miệng của các bề trên, bất cứ sự nghi ngờ hoặc do dự nào đối với sự kiểm soát của bề trên là tội đáng chết chống lại Đức Chúa Trời.

Sự phân công đầu tiên cho tôi sau khi được phong chức Linh mục Công giáo Lamã là sự khác biệt một chút với tiêu chuẩn bình thường. Thay vì được gởi đến một tu viện để phụ tá công việc giáo khu, hoặc để dạy, thì tôi được lệnh tiếp tục học cho đến khi đạt được bằng Tiến sĩ Hóa học để tôi có thể dạy trong Đại học Công giáo Lamã. Tu viện mới nơi tôi được sai đến là một tu viện đủ mọi tiện nghi sang trọng, lấy làm kiêu hãnh về thức ăn ngon nhất mà tiền bạc có thể mua. Nhưng không phải tôi dâng mình qua nhiều năm để có thể cuối cùng sống xa hoa, mà là để trở nên một người thật của Đức Chúa Trời - một người thánh. Những điều làm thất vọng và vỡ mộng được tìm thấy khi bước vào giới tăng lữ là Đức Chúa Trời không còn đáng kể đối với những người được mong đợi có sự thánh khiết đặc biệt và yêu thương Đức Chúa Trời. Một phần trong mỗi ngày liên quan với việc làm công việc của Đức Chúa Trời được xem là không vui. Tôi chú ý (không chỉ ở đó, mà bất cứ nơi nào tôi đã ở trên thế giới) là chỉ những tu sĩ được đưa lên để phục vụ trong Giáo hội sẽ được bổ nhiệm để dẫn dắt họ, và rồi họ sẽ cảm thấy hối tiếc cho chính họ vì sự đổi hướng của họ. Sau khi yêu cầu được sai đến chỗ nào đó, tôi vui sướng được chuyển đến Tổng Dòng tu Augustine tại Hoa kỳ. Tuy nhiên, thay vì khám phá trụ sở là một trụ sở năng lực thuộc linh, tôi tìm thấy đó là nơi nhiều Linh mục được đưa đến đây khi đời sống họ trở nên xấu xa xúc phạm thanh danh Giáo hội. Tôi tự nghĩ: “Giáo hội đã được mô tả cho tôi, là Giáo hội mà tôi đã dâng đời sống của tôi vì sự thánh khiết và cao đẹp của Giáo hội ở đâu? Có thể nó không tồn tại ở Mỹ vì bị đạo Tin Lành làm ô uế chăng? Phải chăng nó chỉ tồn tại trong sự thánh khiết đầy  trọn ở các xứ Công giáo Lamã là nơi nó hoàn toàn tự do diễn đạt và thoát khỏi những đè nén?”

Ngay lúc nầy, tôi nghe tin một trường Đại học Công giáo Lamã ở một xứ Công giáo Lamã cần một nhà khoa học thiết lập một chương trình khoa học và kỹ thuật. Với sự háo hức, tôi tình nguyện và không lâu trở thành Giám đốc Viện Khoa học Kỹ thuật Đại học Công giáo Lamã tại Cuba. Không cần nói, tôi không tìm được ở đó một Giáo hội mà tôi mong tìm. Bất cứ một người Công giáo Lamã Hoa kỳ nào du lịch đến một xứ Công giáo Lamã đều bị lúng túng và bị sốc qua những điều người đó thấy. Tại Hoa kỳ, Giáo hội Công giáo Lamã cố gắng đối xử với “thái độ tốt”, hướng đến những điều tốt nhất, còn những nhà phê bình và các đối thủ lại là điều khác. Sự dốt nát, mê tín và thờ hình tượng ở khắp nơi, nếu một người nào cố gắng một chút, sẽ bị làm cho thay đổi chỗ làm. Thay vì theo sự dạy dỗ như Kinh thánh dạy, người ta tập trung vào việc thờ hình tượng các thánh bảo trợ tại địa phương của họ.

Trải qua nhiều năm làm một người Công giáo Lamã, tôi đã bảo vệ quan niệm rằng người Công giáo Lamã không thờ hình tượng, nhưng bây giờ chính mắt tôi thấy không có gì khác giữa hình tượng của những người Công giáo Lamã với hình tượng của ngoại giáo. Ở Cuba, khi tôi gặp một người ngoại giáo thờ hình tượng (một tôn giáo được tổ tiên họ đưa đến từ Phi Châu), tôi hỏi làm cách nào người đó có thể tin rằng một hình tượng làm bằng xi-măng có thể giúp đỡ họ? Người đó trả lời rằng ông không mong được hình tượng giúp đỡ, nó chỉ tượng trưng cho quyền lực trên cao. Câu trả lời của người đó đã làm cho tôi thật hoảng sợ, hầu như giống từng lời giải thích của người Công giáo Lamã đưa ra hình tượng là biểu hiện lòng tôn kính đối với các thánh.

Lần lần tôi dành hết thì giờ cho công việc Đại học. Dưới sự lãnh đạo của tôi, chúng tôi xây dựng và trang bị một nhóm những tòa nhà lớn đón tiếp các sinh viên môn kỹ thuật hóa, kỹ thuật cơ khí, kiến trúc, dược, và tâm lý. Khi mỗi môn đã phát triển, tôi đã chuyển giao cho một Trưởng khoa có khả năng trong khi tôi trở thành Phó Chủ nhiệm khoa học, và là thành viên của Hội Đồng Hành Chánh có bốn người điều khiển toàn Trường. Có lẽ sự thành công nổi bật nhất mà tôi có là việc thành lập Cục Tiêu chuẩn Chất lượng, dưới Cục nầy các ngành công nghiệp tự nguyện đồng ý tiếp nhận những mẫu tối thiểu và ký hợp đồng với các phòng thí nghiệm của chúng tôi để chúng tôi kiểm tra liên tục các sản phẩm của họ hầu bảo đảm chất lượng không thay đổi. Hầu hết những người quyền thế và giàu có từ chủ tịch trở xuống, bày tỏ sự tôn kính với tôi kèm theo những quà tặng muốn tôi làm bạn với họ, ủng hộ kế hoạch cũng như những hoài bảo của họ. Nhưng từ trong sâu thẳm tấm lòng, tôi biết rằng bất cứ sự tôn trọng nào mà tôi đạt được cũng chưa phải là mục tiêu thật sự mà tôi muốn đạt được như tôi đã trình bày. Thánh Augustine đã nói một lời rất hay qua hàng thế kỷ, “Hỡi Đức Chúa Trời, Chúa đã dựng nên tấm lòng chúng tôi cho Ngài, vì vậy nó không yên nghỉ cho đến khi nào nó làm nơi yên nghỉ cho Ngài.”

Nhiều nghi ngờ dồn dập tấn công tôi. Tôi biết rằng chúng tôi đã giảng rất nhiều điều, có nhiều câu chúng tôi trả lời dễ dàng cho giáo dân đã được bàn cãi nảy lửa giữa các Thần học gia và bị nhiều tu sĩ cười cợt không đếm xỉa tới. Tôi xấu hổ vì các Linh mục là những người đã trộm cắp của giáo dân qua hàng thế kỷ, bỏ lơ người nghèo, ủng hộ người giàu bóc lột, cũng như một lịch sử lâu dài về cách ăn ở xấu xa.

Đã xác định cứu lấy những năm còn lại của cuộc sống, tôi quyết định sau khi nhận học vị Tiến sĩ Lý  Hóa, tôi sẽ rời bỏ chức vụ Linh mục và Giáo hội. Tôi đoan chắc rằng mỗi một Linh mục đều đối diện với một quyết định như vậy đôi lần trong đời sống. Giáo hội đã hứa làm cho chúng tôi nên người của Đức Chúa Trời, nhưng không lâu sau khi thụ phong, mỗi người phải đối diện với lương tâm của chính mình để làm cho cân xứng với những gì đã học. Đó là khi vị Linh mục đó nhận biết mình tệ hại hơn ngày bắt đầu chức vụ, dù đã sử dụng tất cả phương tiện mà Giáo hội đã ban tặng.

Quyết định rời bỏ có nghĩa là cắt đứt tất cả, nếu không phải là tất cả thì cũng là của những người đã yêu thương, tôn kính, liên hệ với chúng tôi, quan trọng hơn chính là những người mà chúng tôi đã yêu thương phục vụ. Tất cả Linh mục đều biết nhiều bạn đồng nghiệp là những người đã thử tuyệt giao và bị áp chế, rồi vì lý do nầy hay lý do khác lại quay về. Tôi đã làm như vậy. Họ đã kể cho tôi họ quay lại như thế nào, không phải vì yêu Giáo hội, mà vì những lý do khác, để họ có thể có được “một ngày ba bữa ăn và một tang lễ tươm tất”.

Tôi cẩn thận lên kế hoạch tuyệt giao của tôi bằng cách yêu cầu các bề trên của tôi cho phép đi nghỉ hè ở Âu Châu. Thế là sau khi nhận bằng Tiến sĩ, tôi dùng một xe đã cũ đến Miami với ý tưởng biến mất ở một thành phố nhỏ không ai biết. Tôi cảm thấy không có một niềm vui độc lập tự do nào đang mong chờ. Mọi người từng quen biết đã cắt đứt liên lạc với tôi vì sự nô lệ của họ với Giáo hội. Tôi là một người lạ và là một người ngoại quốc đối với toàn thế giới, cũng như xa lạ hơn nữa với Đức Chúa Trời như đã từng có trước đây.

Trong khi xoay sở tìm một người nào đó giúp đỡ tôi kiếm việc làm, tôi nhớ lại một Hóa học gia đã từng làm việc cho tôi tại Cục Tiêu chuẩn, nhưng người đó hiện đang sống ở Mêhicô. Sau khi nhận được sự đảm bảo có nhiều bạn muốn giúp tôi, tôi dọn đồ đạc đến miền nam Rio Grande.

Bạn tôi là Martha đang sống với người dì tại Tây Ban Nha. Hai người phụ nữ nầy rất tử tế với tôi và như một nhóm bạn thân đã cho tôi biết, chắc chắn lần lần hai người đã ảnh hưởng trên đời sống tôi rất nhiều. Cuối cùng tôi và Martha kết hôn. Rồi dì của Martha tái hợp với người chồng lang thang của dì. Nhưng sau khi quay về, ông ấy lại qua đời lúc đang ngủ. Có rất nhiều bằng cớ gián tiếp chống lại ông ấy, nhưng chúng tôi bị dính líu vào trường hợp giết người gây xôn xao dư luận nhất trong lịch sử Mêhicô. Vì vụ án công khai hóa nên tên tôi được nhận ra, nhiều phóng viên Công giáo Lamã hướng dẫn báo chí tấn công tôi là một Linh mục phản bội.

Đối diện với tất cả khó khăn trên đường đi, chúng tôi lần lần chuyển đến San Diego. Sau nhiều tháng làm việc tại Convair Astronautics, tôi được báo tin rằng họ dành cho tôi một vị trí tham mưu trong Hội Đồng Sáng Lập Viên của General Dynamics. Qua nhiều tuần dự họp và được chỉ dẫn tường tận, tôi phải cung cấp bản kê khai lý lịch chi tiết về đời sống, công việc giáo dục, nghề nghiệp chuyên môn cũng như sự chứng nhận. Tôi giải thích tường tận từng chi tiết, chỉ bỏ đi việc tôi từng là Linh mục Công giáo Lamã. Thình lình trước khi tôi nhận công việc mới một hoặc hai ngày, tôi nhận được một điện tín hủy bỏ tất cả những gì đã xếp đặt.

Tôi không bao giờ có được bất cứ bằng chứng trực tiếp nào đưa đến việc tôi bị sa thải, nhưng sau vài ngày tôi nhận được một thư từ giới thẩm quyền Giáo hội cảnh cáo tôi đừng bao giờ cố gắng để có được sự giới thiệu từ các nguồn kiểm soát của Giáo hội, họ sẽ không bao giờ nhận tôi. Tôi không bao giờ tìm được công việc thích hợp với sự học tập và kinh nghiệm của tôi.

Tôi được dạy suốt đời phải sợ hãi và đừng tin các Mục sư Tin Lành. Chúng tôi được kể rằng các Mục sư tham lam giành giựt những Linh mục qui đạo để dùng họ thúc đẩy các mục đích độc ác riêng của họ. Mặc cho những báo trước nầy, trong sự tuyệt vọng, tôi quyết định mạo hiểm và khám phá mọi việc trên thế giới, đã có từ những ngày Chúa Jêsus, hiện nay có thể coi là những người tốt nhất là những người tin Kinh thánh. Không ai đơn thuần tin Kinh thánh được linh cảm, nhưng người ta quan tâm đến Kinh thánh như một sứ điệp cho cá nhân từ tình yêu thương của Đức Chúa Trời và vì vậy Kinh thánh có sức mạnh hướng dẫn đời sống họ. Tôi mượn một quyển sách tóm lược sự dạy dỗ Tin Lành của một Mục sư, và tìm thấy tất cả những tham khảo là những phần từ Kinh thánh – không lý luận, cũng  không có truyền thuyết. Lần đầu tiên tôi chú ý những câu Kinh thánh đơn sơ làm cách nào một người có thể đến Thiên đàng và tránh được Địa ngục. Tôi nhận ra rằng Kinh thánh không đến gần được từ quan điểm học giả, nhưng từ vị trí con cái lắng nghe cha mình, nhận và tin mọi lời, nhận rằng Đức Chúa Trời có ý định về điều Ngài đã phán, cũng như Ngài biết phán cách nào những gì Ngài muốn phán. Từng trang từng trang Kinh thánh, tôi thấy lẽ thật mà tôi đã khao khát cả đời. Sự dạy dỗ về sự cứu rỗi là rõ ràng: “Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu; điều đó không đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Êphêsô 2:8-9).

Martha và tôi bàn nhau và đồng ý rằng tôi đã từng làm nhiều hơn bất cứ người nào trong thế gian để đạt đến sự cứu rỗi, nhưng có một điều tôi chưa bao giờ làm – xin sự cứu rỗi như một sự ban cho từ Đức Chúa Trời. Chúng tôi quyết định sẽ thử một lần nữa sử dụng khái niệm mới mẻ nầy. Chúng tôi quỳ xuống và cùng nhau cầu nguyện lần đầu tiên. Trong một tâm linh hạ mình và ăn năn, chúng tôi cầu xin Đức Chúa Trời cứu chúng tôi, không phải vì việc lành mà chúng tôi hứa nguyện làm, nhưng vì việc lành mà Chúa Jêsus đã làm qua sự chết của Ngài trên thập tự giá. Chúng tôi biết chúng tôi đã chẳng làm được gì, nhưng chúng tôi đã được sanh lại cách non nớt đến nỗi chúng tôi không biết chúng tôi là ai trong Đấng Christ. Từ lúc đó, chúng tôi bắt đầu thay đổi cách suy nghĩ. Chúng tôi bắt đầu yêu mến những điều thuộc về Đức Chúa Trời. Từ đó cách nầy hay cách khác, Chúa đã giữ chúng tôi trong sự bận rộn làm chứng, giảng dạy, chinh phục hằng trăm linh hồn cho Chúa Jêsus Christ và cho Tin Lành theo Kinh thánh.
Do Linh mục qui đạo Charles Berry


 
 
TÔI TÌM ĐƯỢC MỌI ĐIỀU
KHI TÔI TÌM ĐƯỢC ĐẤNG CHRIST
Lời chứng cá nhân của Anthony Pezzotta
một Linh mục trở lại với Tin Lành
 

 
[Khát vọng suốt đời của Anthony Pezzotta là được trở nên một Linh mục truyền giáo. Được sanh ra ở phía bắc nước Ý, ông vào chủng viện Công giáo Lamã lúc 11 tuổi để làm trọn mục tiêu đó. Sau 11 năm học, ông được tặng bằng Cử nhân về Hi-văn với một bằng phụ về Triết học. Những nghiên cứu cho bằng Cử nhân Thần học đã đưa ông đến nước Anh, Đức, Tây Ban Nha và sau cùng là Lamã, nơi ông được phong chức Linh mục Công giáo Lamã. Lập tức ông được lệnh đến quần đảo Phi-luật-tân làm giáo sĩ, nơi ông làm việc 15 năm. Ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng các trường kỹ thuật của Công giáo Lamã và phục vụ như Bề trên cả Tiểu và Đại Chủng viện. Ngay thời gian qui đạo của ông, ông đang dạy Thần học trong các Đại Chủng viện. Sau đây là câu chuyện của ông].

Đang khi nghiên cứu Thần học ở Anh quốc, tôi bắt đầu có những nghi ngờ liên quan đến những giáo lý nào đó trong Giáo hội của tôi mà tôi thấy khó dung hòa với Kinh thánh. Những nghi ngờ nầy tiếp tục làm tôi bối rối ngay cả sau khi tôi được thụ phong, nhưng tôi che giấu nó bằng việc lao mình vào những môn học và những giờ dạy được phân công. Thời gian biểu của tôi quá nặng nên có rất ít thì giờ tìm kiếm và cầu nguyện.

Sau 10 năm làm việc khó nhọc, tôi trở về nhà ở nước Ý nghỉ một năm để lấy sức lại. Nhưng bấy giờ những nghi ngờ của tôi sống lại và gia tăng, khiến tôi quyết định tìm kiếm những giải pháp làm thỏa mãn sự bối rối tâm linh của tôi đối với các giáo lý. Tôi đọc không ngừng nghỉ và cân nhắc cẩn trọng những lời của các Thần học gia quan trọng của chúng tôi, nhưng tất cả những nghi ngờ của tôi vẫn còn đó, một số nghi ngờ càng lớn hơn trước đây. Lúc trở lại Phi-luật-tân, tôi gác qua một bên các sách Thần học của tôi, tôi kiên quyết tập trung tất cả sự chú ý vào một Quyển Sách là Lời Đức Chúa Trời, đặc biệt là Tân Ước, vì tất cả mục đích thực tế, Kinh thánh trở nên nguồn khôn ngoan duy nhất cho sự giảng dạy, suy gẫm và đọc. Trong thời gian ngắn tiếp xúc với Kinh thánh, những nghi ngờ của tôi bắt đầu tan biến, điều nghi ngờ nầy kế tiếp điều khác được giải quyết qua việc nghiên cứu Kinh thánh của tôi.

Vào cuối tháng Giêng năm 1974, tôi ở Santa Cruz, phía nam Manila, có một nhà thờ đáng chú ý vừa được xây dựng. Tôi chưa bao giờ vào trong một nhà thờ Tin Lành, nên tôi âm thầm đi vào nơi thờ phượng để quan sát. Hầu như lập tức tôi được một tín hữu Tin Lành thân mật chào đón, người đó cố nài giới thiệu tôi với Mục sư Ernesto Montalerge, một người kỳ diệu của Đức Chúa Trời.

Chúng tôi cùng nhau nói chuyện như một đôi bạn hàng mấy giờ. Tôi làm tất cả điều có thể làm ông ấy trở thành một người Công giáo Lamã tốt, còn ông bình thản trả lời mọi câu hỏi của tôi. Dĩ nhiên, tôi không thành công trong việc xoay ông về với Công giáo Lamã, nhưng ông ấy cũng không xoay tôi trở lại với Tin Lành. Tuy nhiên, nhiều câu trả lời của ông đã đánh rất mạnh vào tôi, vì vậy cuối cùng sau hai tiếng đồng hồ, tôi chia tay với những nghi ngờ tăng thêm trong lòng.

Từ ngày đó, một thời kỳ Gô-gô-tha bắt đầu với tôi: Những đêm không ngủ, vật lộn với sự do dự và sợ hãi thiếu can đảm tuyên xưng đức tin theo Kinh thánh. Dần dần tôi bắt đầu nhìn thấy lẽ thật là gì, nhưng tôi không biết tôi phải làm gì – cho đến buổi tối ngày 20 tháng 2 năm 1974.

Đêm hôm đó tôi ở một mình trong phòng, và lần đầu tiên tôi thật sự cầu nguyện. Tôi đã xin Đấng Christ dạy tôi vì tôi không biết phải làm gì. Lầu đầu tiên tôi cảm thấy tôi là người đứng đầu trong hàng ngũ tội nhân. Nhưng các bạn sẽ hỏi tôi loại tội nhận nào? Đúng, tôi là người hoàn toàn lương thiện, chưa bao giờ hút thuốc, chưa bao giờ uống rượu mạnh, hoặc vi phạm những lời thề sống độc thân qua bao nhiêu năm thi hành chức vụ Linh mục. Tôi không để lại điều xấu nào phía sau tôi, hơn nữa, tôi hãnh diện về những thành tích làm Linh mục giáo xứ của tôi. Thật sự tội của tôi là kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo đó là không để Đấng Christ bước vào đời sống tôi vì những gì vị Giám mục của tôi hay nói.

Tôi cứ tự hỏi: ‘Nếu anh nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của anh, những bề trên của anh sẽ nói gì? Các bạn đồng nghiệp và các sinh viên của tôi sẽ nghĩ gì? Họ kính mến, làm sao anh có thể phản bội họ?’ Tôi thiếu can đảm để trở nên lương thiện với những người nầy, sự quý mến của loài người có ý nghĩa cho tôi hơn lòng yêu mến lẽ thật. Nhưng rồi lúc tôi đang cầu nguyện, mắt tôi nhìn vào phần sách Phúc âm Giăng trước mặt: “Nhưng, trong hàng quan trưởng cũng có nhiều người tin Đức Chúa Jêsus; song vì cớ người Pha-ri-si, nên không xưng Ngài ra, sợ bị đuổi khỏi nhà hội chăng.” (Giăng 12:42)

Những chữ cuối cùng xuyên thấu lòng tôi như một thanh gươm hai lưỡi, nhưng những lời đó cũng là sức mạnh và can đảm tràn ngập tôi. Tôi được phóng thích. Đêm đó tôi ngủ không có sự đau đớn, vật vã với sự do dự của những tuần kinh khiếp trước đó. Sáng hôm sau, tôi thức dậy, hình ảnh nhân hậu của vị Mục sư Báp-tít đến trong tâm trí tôi. Tôi vội mặc quần áo và lái xe đến nhà thờ của vị Mục sư, đã cùng tôi trò chuyện vài lần. Mục sư cho tôi một số truyền đạo đơn và những sách nhỏ, tôi vui vẻ nhận. Rồi khi chia tay, tôi hỏi nhanh: “Trong trường hợp tôi rời bỏ Giáo hội Công giáo Lamã của tôi, tôi có thể đến ở với Mục sư không? Mục sư có tiếp tôi không?” Ông ấy mỉm cười nói: “Chúng tôi có một phòng tại đây và những tín đồ sẽ chăm sóc ông.” Tôi để năm ngày cầu nguyện và đọc Kinh thánh nhiều hơn trước khi có quyết định.

Ngày 26 tháng 2, tôi tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa và Chúa của cá nhân tôi. Tôi xin Chúa trực tiếp dẫn dắt đời sống tôi khi tôi bỏ lại mọi sự ra sau: xe của tôi, thư viện của tôi, tất cả của cải của tôi. Tôi đã viết thư từ chức gởi cho vị Giám mục, và đến sống với những người bạn thuộc linh mới tìm thấy được tại Santa Cruz.

Lúc 11 giơ sáng ngày 3 tháng 3, tôi công khai tuyên xưng đức tin Tin Lành và chịu phép báp-têm tại sông Santa Cruz chảy phía sau nhà thờ. Điều quan trọng là từ ngày tôi tiếp nhận Đấng Christ đến chính lúc nầy tôi chưa một giây phút nào hối hận, luyến tiếc quá khứ hoặc nhớ gì đối với cuộc sống trước đây. Tôi được đầy vui mừng và biết được tự do thoát khỏi sự nghi ngờ không thể tả được.

Tôi nhớ một Linh mục đến thăm tôi sau đó vài ngày, đã hỏi tôi: “Tony, làm cách nào chỉ trong năm ngày anh dám có một quyết định như vậy? Anh đã rời bỏ Giáo hội Công giáo Lamã với 20 thế kỷ mở mang, các vị Giáo hoàng, các thánh, tất cả điều mà anh đã học và yêu thương một thời gian dài? Tôi trả lời cho vị Linh mục đó một câu từ tấm lòng tôi: “Tôi không nghĩ tôi thật sự từ bỏ bất cứ điều gì; hơn nữa, tôi đã tìm được mọi điều khi tôi tìm được Đấng Christ”.

Một người Công giáo Lamã tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa và Chúa, sẽ rời bỏ Giáo hội mình vì người đó không thể tiếp tục làm người Công giáo Lamã nữa.
Nếu các bạn tin rằng mình đã được cứu bởi đức tin đặt nơi Đấng Christ, và tiếp nhận Lời Chúa làm uy quyền tối hậu, các bạn không phải là người Công giáo Lamã, nhưng là một người Tin Lành, ngay cả khi các bạn không thích từ ngữ Tin Lành. Sự cứu rỗi bởi đức tin và uy quyền độc nhất của Kinh thánh chính là nền tảng đạo Tin Lành, nghịch lại sự cứu rỗi bởi việc làm và các thánh lễ cũng như uy quyền của lời truyền khẩu trong Giáo hội Công giáo Lamã.

Để kết luận, tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng có thật nhiều người Công giáo Lamã có cảm tính ràng buộc cách đơn sơ với Giáo hội của họ, nơi mà họ được huấn luyện để gọi “Giáo hội là mẹ của chúng tôi”. Cảm nghĩ chung nầy cho thấy sự kiện họ tin họ mắc nợ cuộc sống thuộc linh đối với Giáo hội đã làm cho họ thành những Ki-tô hữu qua các phép bí tích, cũng như giữ họ sống thiêng liêng qua các thánh lễ khác.

Theo Kinh thánh, không phải Giáo hội làm nên chúng ta, nhưng chúng ta đã làm nên Giáo hội. Và từ khi nhờ ân điển, bởi đức tin mà chúng ta trở nên những hòn đá sống của Hội thánh Chúa, Đấng Christ là thợ xây thật.

Do Linh mục qui đạo Anthony Pezzotta
Mục sư Tony Pezzotta hiện là Giáo sĩ của Hội Truyền giáo Báp-tít Bảo Thủ Hải Ngoại (CBSFMS). Ngay lúc nầy, ông đang dạy tại Chủng viện Thần học Á Châu tại Thành phố Oregon. Bạn có thể viết thư cho ông:
CBAP. P.O. BOX 1882, Manila – Philippines

 
ĐƯỜNG HẸP CỦA TÔI
TRONG NIỀM VUI CỦA ĐẤNG CHRIST
Lời chúng cá nhân của Charles A. Bolton
một Linh mục trở lại với Tin Lành
 
 
Tôi nhớ về một cơ hội đang làm việc trong một đồng cỏ khô từ sáng đến chiều tối dưới mặt trời thiêu đốt, rồi đến khi mệt mỏi, da của tôi như bị cháy rát, đi đến một ao nước trong xanh dưới bóng cây, tôi cởi bộ đồ đẫm mồ hôi và tắm trong dòng nước tươi mát, giống như một phép lạ chữa lành làm cho tôi cảm thấy như một người mới. Đó là cách tôi cảm nhận sau khi rời bỏ Giáo hội Công giáo Lamã, sau khi làm việc như một nô lệ và phục vụ vất vả cho Giáo hội. Bây giờ đã cởi bỏ những mê tín dính chặt cũng như những bộ lễ phục nô lệ giả dối. Tôi đã được tẩy sạch bởi dòng nước yêu thương hằng sống của Đấng Christ. Niềm vui được chữa lànhh và sự cứu rỗi bình an mà chúng tôi đã nhận là sự ban cho không đòi giá của Đức Chúa Trời và không qua công lao của chúng tôi, giống như sự xức dầu và đổ thuốc trên vết thương thuộc thể - bởi người Sa-ma-ri nhơn lành xức trên thân thể của người bị thương nửa sống nửa chết bên đường – và làm trẻ hóa lại tấm lòng cùng tâm trí tôi.  Cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự thương xót giải cứu của Chúa. Bây giờ tôi nhắc lại những từ quan trọng được in trên tấm thiệp tặng ngày tôi được phong chức: “Ngài là Đấng anh em không thấy mà yêu mến; dầu bây giờ anh em không thấy Ngài, nhưng tin Ngài, và vui mừng lắm một cách không xiết kể và vinh hiển” (I Phierơ 1:8).

Tôi được sanh ra trong Hạt Lancaster phía bắc nước Anh và được giáo dục trong trường trung học Dòng Tên tại đó. Một số môn giỏi nhất của tôi tại Đại học Oxford, nơi tôi được chuẩn bị bằng Cử nhân văn chương và Tú tài Văn học Lịch sử. Tôi cũng được tặng thưởng bằng khen về giáo dục của Đại học Oxford được xem như là một giáo viên. Để chuẩn bị cho chức vụ Linh mục, tôi đã học tại Học viện Công giáo Lamã nổi tiếng tại Paris và Đại học Louvain ở Bỉ, là một nơi nổi tiếng của Giáo hội Công giáo Lamã. Tôi nhận bằng Cử nhân Thần học tại đó. Tôi được phong chức Linh mục từ Hiệu trưởng Đại học Louvain là Giám mục Paulimus Ladeuxe vào ngày 30-4-1930. Lúc đó tôi hi vọng làm một Linh mục Giáo sĩ và sứ đồ của Giáo hội Công giáo Lamã cho người Nga. Nhưng điều nầy luôn là hi vọng hão huyền vì Chánh quyền Sô-viết không bao giờ cho nhập cảnh những giáo sĩ như vậy.

Do đó 20 năm kế tiếp, tôi làm Linh mục giáo xứ tại trường Thánh Bede ở Manchester, Anh quốc, nơi tôi trở thành Ngài (Sir) Giáo sư đáng kính, mặc dù tôi cũng dạy một vài ngôn ngữ hiện đại. Như thế, tôi được nổi tiếng nhiều năm qua hàng trăm sinh viên. Tôi cũng du lịch khắp phía bắc nước Anh như một giảng sư đặc biệt cho những trường hợp đặc biệt. Sau đó, tôi đảm nhiệm một giáo xứ thôn quê để tôi có thể đeo đuổi việc học. Giữa những ấn phẩm khác, có lịch sử chức vụ Giáo khu, tôi cũng có những nghiên cứu về Thánh Patrick và các thánh đầu tiên khác của Đảo quốc Nước Anh.

Sau đó những nghiên cứu lịch sử của tôi gây một ấn tượng sâu đậm trong tâm trí và trong quan điểm của tôi, đặc biệt khi tôi nghiên cứu về những nhà cải cách Jansen trong Giáo hội Công giáo Lamã suốt thế kỷ 17 và 18, tôi chia sẻ sự yêu thương của họ đối với Kinh thánh và đối với Giáo hội nguyên thủy, tôi lấy làm tiếc về những diễn biến Thần học và những sự tin kính chung từ thời trung cổ. Kết quả khi giảng, tôi không bao giờ có thể ca tụng quyền lực, địa vị đứng đầu và sự vô ngộ của Giáo hoàng., nhưng tôi tìm thấy chức vụ Giáo hoàng đã bị tố cáo trong thế kỷ thứ 3 sau Chúa giáng sanh bởi Thánh Tuận đạo quan trọng là Thánh Cyprian ở Carthage. Tôi không thể cổ vũ hội chúng lặp đi lặp lại cách máy móc Kinh Tràng hạt, vì trái với lời dạy của Đấng Christ: “Vả, khi các ngươi cầu nguyện, đừng dùng những lời lặp vô ích như người ngoại; vì họ tưởng vì cớ lời mình nói nhiều thì được nhậm” (Mathiơ 6:7).

Tôi khám phá nhiều điều của 14 chặng đường thánh giá được phô bày trên những bức tường nhà thờ Công giáo Lamã không được đề cập trong sách Phúc âm. Thí dụ: “Khăn lau mặt Chúa”. Khăn lau mặt Chúa là một đặc điểm mê tín nhưng được tôn kính trong gần như mỗi nhà thờ Công giáo Lamã. Tôi không tìm thấy gía trị nào trong những sự xá tội được phân phát được thịnh hành giả tạo. Một lời cầu nguyện ngắn tương đương nhiều ngày tháng ăn năn. Tôi tìm được những huy chương, những tượng nhỏ, những áo choàng, được dùng giống những lá bùa và vật tổ ngoại giáo. Những đèn và đèn cầy dâng cúng, việc rải nước thánh hình như không có bất cứ liên quan nào với đạo thật.

Trong khi chúng ta trân trọng Lễ Ban Thánh thể được lập bởi Đấng Christ trong bữa tiệc cuối cùng để nhớ đến sự thương khó của Chúa Jêsus và sự dâng mình của Ngài trên thập tự giá, chắc chắn không có sự biện minh nào trong Kinh thánh hay Hội thánh đầu tiên làm cho bánh trong Lễ Ban Thánh Thể trở thành bánh thánh tinh sạch được tôn kính như một hình tượng, được dâng hương và mang đi rước kiệu công khai, như trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa. Đấng Christ dâng bánh và rượu nho làm dấu hiệu về thân và huyết Ngài đổ ra, nhưng trải qua bao thế kỷ, Giáo hội Công giáo Lamã đã thay một miếng bánh qui sấy khô, không bằng với một người đang đói nhận thức ăn. Như vậy Giáo hội Công giáo Lamã duy trì lời truyền khẩu của tổ chức Giáo hội, lời truyền khẩu mà Giáo hội tuyên bố Giáo hội là người bảo vệ duy nhất đúng đắn.

Những môn học của tôi học cho tôi các giáo lý không có uy quyền thật, như: Quan niệm tinh sạch hoặc Lễ Mừng Ma-ri hồn xác lên trời, … Trong những năm gần đây, Giáo hội Công giáo Lamã đã nhượng bộ một say mê của quần chúng, khiến cho cái gọi là Sự Hiện Ra của Ma-ri tại Lourdes và Fatima, làm cho bà Ma-ri càng lúc càng trở nên vị thần tối thượng, cai quản trời và đất. Nhiều Giám mục Công giáo Lamã và những nhà Thần học Hệ Tôn Sùng Cá Nhân Ma-ri đang hi vọng đề xướng giáo lý Ma-ri cứu chuộc thế giới, mặc cho Thánh Phaolô tuyên bố: “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời và một Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, là Đức Chúa Jêsus Christ, là người; Ngài đã phó chính mình Ngài làm giá chuộc mọi người. Ấy là lời chứng đã làm đúng kỳ” (I Tim. 2:5-6). Lời tuyên bố nầy cũng nghịch với một số lẽ đạo Công giáo Lamã cố gắng chứng minh mọi ân điển đến với chúng ta phải qua bà Ma-ri. Trái lại, Kinh thánh nói rõ ràng chỉ qua Đấng Christ chúng ta nhận được sự cứu rỗi: “Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác, vì ở dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Công 4:12).

Là một sinh viên học Kinh thánh và Lịch sử Giáo hội, nhiều bí mật lộ ra cho tôi, mà nhiều người tin Chúa cũng như nhiều Linh mục Công giáo Lamã đã bỏ qua. Tôi không thể công bố chung chung những bí mật như vậy bởi vì những luật lệ kiểm duyệt của Giáo hội Công giáo Lamã. Khi các bạn thấy một quyển sách với sự cho phép xuất bản, không có gì chắc chắn rằng quyển sách ấy tiêu biểu cho tư tưởng nguyên gốc của tác giả mà không chắc nó không bị xáo trộn bởi những người kiểm duyệt của Giáo hội Công giáo Lamã, để đảm bảo an toàn. Nếu bất cứ quyển sách nào thoát khỏi những người kiểm duyệt, nó có thể bị liệt vào mục lục những sách bị cấm theo án lịnh của Tôn giáo Pháp đình, hoặc của Văn phòng thánh vụ, mà không được chống án. Chế độ độc tài chuyên chế của Tôn giáo Pháp Đình vẫn duy trì quyền tối thượng của người cầm quyền Giáo hội, là một thí dụ trong những phương pháp chuyên chế tàn ác và nổi tiếng phi-Cơ-Đốc của Giáo hội Công giáo Lamã. Không ai bảo đảm lọt khỏi gián điệp của Giáo hội trong các giáo khu, và gián điệm được giao nhiệm vụ tố giác bất cứ người nào bị nghi ngờ không vâng phục Giáo hội Công giáo Lamã.

Ngày nay chúng tôi tranh chiến với Công giáo Lamã là một trong những đoàn thể quốc tế mạnh nhất thế giới. Giáo hội giàu mạnh với hàng triệu tiền dâng được gọi là Đồng Tiền của Phê-rô, với việc bán chức thánh (giá phí đầu tiên được coi như 50 ngàn đô-la và phong thánh hiện nay là 50 ngàn đô-la). Bổ nhiệm các chức Giám mục trả một số tiền lớn, chức chánh xứ được đồn là hàng trăm đô-la. Nhiều sự phân phối, dù bị bắt buộc bởi các luật lệ của Giáo hội, phải trả cũng như dâng để được sự ban phước của Giáo hoàng, v.v…. Các di vật không được bán, trừ ra dâng cúng được thực hiện đối với những hòm thánh tích hoặc bao bọc lại, gần như tất cả các nhà thờ Công giáo Lamã có những bàn thờ được gắn những di vật bắt buộc của các thánh tuận đạo. Các di vật nầy là những mảnh xương từ hầm mộ của những thánh tuận đạo không được ghi nhận. Và từ thế kỷ 17 được biết những người trong Giáo hội đã tố giác thói quen giả dối của Giáo hội Công giáo Lamã cho rằng những hài cốt từ những chỗ chôn dưới đất là của các thánh tuận đạo. Không nghi ngờ gì một số lớn ‘các bàn thờ được phong thánh” bao gồm cả những di vật giả mạo.

Những gì xoay chuyển linh hồn tôi chống lại sự lạm dụng quyền của Giáo hội Công giáo Lamã để tra tấn và hỏa thiêu các thánh của Đức Chúa Trời, như Joan Arc, hàng trăm người tuận đạo Albigensian ở Pháp trong thế kỷ 12, nhà luật học Knights, John Huss, Savanarola dòng Đa-minh, Giordano Bruno dòng Đa-minh, các Giám mục Anh giáo, Cranmer, Ridley, và Latimer. Tôn giáo Pháp Đình đã đề xướng ít nhất hai cuộc tàn sát tập thể: hàng ngàn người Tin Lành Waldeuses ở phía bắc nước Ý, và hàng ngàn người Tin Lành Huguenots do cuộc tàn sát đêm Thánh Bartholomew ở Pháp. Hơn 30 ngàn người, hầu hết là dân quê Tin Lành Pháp bị giết bằng gươm trong đêm Thánh Bartholomew, ngày 24-8-1572. Khi được tin, Giáo hoàng đã cho bắn hỏa pháo, tuyên bố ăn mừng, ra lịnh hát bài Te Deum cảm tạ, cũng như ra lịnh đúc một huy chương đặc biệt để kỷ niệm ‘chiến thắng’ vinh quang. Trải qua một thời gian dài, tôi cử hành Lễ Thánh Batholomew làm một ngày cầu nguyện đặc biệt, cầu thay cho những người Tin Lành, như một hành động yêu thương và chuộc lỗi.

“Tôi thấy người đàn bà say huyết các thánh đồ và huyết những kẻ chết vì Đức Chúa Jêsus; tôi thấy mà lấy làm lạ lắm” (Khải. 17:6).

Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời đã cho tôi được đọc sách của một giáo sư quan trọng thuộc hệ phái Lutheran là Giáo sư F. Heiler, vốn là một Linh mục Công giáo Lamã qui đạo, người đã dạy tôi giá trị của niềm tin trong Chúa Jêsus, và trong sự cứu rỗi sola gratia (chỉ bởi ân điển). Quyển Mysterium Caritatis của Heiler là một quyển bài giảng kỳ diệu, là chủ đề của tôi suy gẫm trải qua nhiều năm trước khi Đức Thánh Linh ban cho tôi sự khích lệ cuối cùng thực hành sự dạy dỗ đó cho sự cứu rỗi riêng tôi. Để rời bỏ một Giáo hội sản sinh ra mình, cũng như công việc mình lệ thuộc, quay lưng lại với gia đình, bạn hữu, là một tranh chiến gay go, nhưng cũng là ân diển kỳ diệu của Đức Chúa Trời.

Một số bạn hữu của tôi là những người đã rời bỏ chức Linh mục Công giáo Lamã và đã được những anh em trong Chúa Jêsus chào đón, nói với tôi sự khác nhau thế nào trong bầu không khí của một Hội thánh Tin Lành, đó là không mưu mô, gián điệp, những sự tố cáo và kết án được thi hành trong hệ thống Công giáo Lamã. “Ấy vậy, các ngươi nhờ trái nó mà nhận biết được” (Math. 7:20). Linh mục phải chịu trách nhiệm trước tòa án lịch sử trong đời nầy và trước tòa phán xét của Đức Chúa Trời trong đời sau, vì sự thành lập, phát triển và duy trì đến ngày nay cái Tôn giáo Pháp Đình bất công, sau nầy là dòng tu Dòng Tên, đã một thời bị cấm, song đáng buồn để nói rằng chỉ là để dựng lại quyền lực lớn hơn.

Con đường hẹp của tôi đến với niềm vui trong Đấng Christ là con đường dài và đôi khi khó khăn, nhưng là một cuộc hành hương tốt đẹp đáng làm. Tôi phải ghi lại lòng biết ơn của tôi sau khi dạy ở Washington DC. Và một vài nơi tại Hoa kỳ, tôi đã được hướng dẫn đến với Đấng Christ cách vui mừng đầy trọn, nhận Ngài làm Cứu Chúa và là Đấng Cứu chuộc đời đời của tôi. Trong sự hiệp tác với các bạn Tin Lành chân thật, các Mục sư Tin Lành, những tín đồ trung tín, kể cả già, trẻ, họ là nguồn sức mạnh, sự giúp đỡ, hiểu biết lớn lao. Giữa những người tin Chúa Jêsus Tin Lành đã được tái sanh trong sự yêu thương cứu chuộc của Đấng Christ, bởi niềm tin trong một tế lễ bằng Huyết trọn vẹn của Chúa, chúng tôi có lời đơn giản của Chúa Jêsus phán: “Con mắt là đèn của thân thể. Nếu mắt ngươi sáng sủa thì cả thân thể ngươi sẽ được sáng láng” (Mathiơ 6:22). Ngọn đèn từ Đấng Christ là đèn vui mừng trong lẽ thật đầy dẫy chúng ta, cứu chuộc, giải thoát, niềm vui khôn tả và vinh hiển nhất.

Vì tất cả lý do nầy, tôi đã phó thác chính mình cho Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa toàn quyền của tôi, tiếp nhận Ngài tôi được vượt khỏi sự chết trong tội lỗi mà đến sự sống. “Vậy, chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Đấng làm cho chúng ta cậy đức tin vào trong ơn nầy là ơn chúng ta hiện đương đứng vững; và chúng ta khoe mình trong sự trông cậy về sự vinh hiển Đức Chúa Trời” (Rôma 5:1-2).
Bạn đọc thân mến, nếu bạn không có sự đảm bảo và vui mừng chắc chắn về sự cứu rỗi cho chính bạn, nếu bạn vẫn còn đặt đức tin vào những nghi lễ, thánh lễ và vào những việc lành ngoan đạo, bạn hãy đến với sự nhận biết Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa. Hãy cầu xin bằng đức tin để nhận Chúa Jêsus Christ vào lòng bạn bằng cách dâng mình cho Chúa trọn vẹn, không giới hạn; để đáp lại, Chúa sẽ tiếp nhận bạn cũng như giữ gìn bạn trong hiện tại cũng như mãi mãi.

“Vậy, nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại THÌ NGƯƠI SẼ ĐƯỢC CỨU” (Rôma 10:9).
Do Linh mục qui đạo Charles A. Bolton


 
RA KHỎI ĐỊA NGỤC
và NGỤC LUYỆN TỘI
Lời chứng cá nhân của Peter Alphonsus Sequin
một Linh mục trở lại với Tin Lành


 
Tôi được sanh ra tại Hạt Rigand trong tỉnh Vaudreuil, Quebec, Canada. Cha mẹ tôi là người Pháp theo Công giáo Lamã. Tôi là người con thứ chín trong số mười người con, gồm tám trai và hai gái. Cha mẹ tôi là người Công giáo Lamã rất ngoan đạo; họ rất tốt, đạo đức, khiêm tốn, cần cù siêng năng, nâng đỡ con cái tốt nhất đối với Đức Chúa Trời và xứ sở, nhưng than ôi họ là người dốt nát. Tất cả điều họ biết là lần tràng hạt, xưng tội, dự Lễ Misa, và làm theo ý muốn cũng như mệnh lệnh của các Linh mục.

Tôi không đổ lỗi cho cá nhân người Công giáo Lamã, nhưng cho hệ thống Công giáo Lamã và những người chạy theo. Sau khi được sinh ra, tôi được đem đến nhà thờ địa phương chịu bí-tích rửa tội. Đến bảy tuổi, tôi bị ép buộc xưng tội với Linh mục. Các Linh mục hỏi tôi những câu hỏi thô tục mà tôi không thể viết ra. Rồi tôi rước Lễ lần đầu tiên bí-tích thêm sức bởi Giám mục ở Montreal.

Trải qua độ 10 năm tại Trường Bourget, tôi được Giáo sĩ Charles Edouard dạy, rồi với lời khuyên của Giám mục già tại Bourget, tôi được ông và Đức Chúa Trời kêu gọi để trở nên một Linh mục. Tôi quyết định vâng lời bề trên của tôi vạch ra con đường đến Đại Chủng Viện Montreal. Tôi ở đó bốn năm từ 1862 đến 1866. Suốt thời gian nầy tôi hoàn toàn không được tiếp xúc với thế giới thực tế. Ngày qua ngày, tôi học Thần đạo của Liguori và Perronen. Tôi học cách nghiêm túc và chú tâm những bổn phận của tôi làm một chủng sinh. Vào ngày 22-12-1866, tôi được thụ phong Linh mục bởi Giám mục Bourget với 60 Linh mục bao quanh.

Sau 14 năm trong chức vụ Linh mục, tôi đã thấy nhiều điều quan trọng làm nhiễu loạn tôi. Cuối cùng tôi quá bối rối vì tội lỗi và sự ác độc mà tôi bắt gặp trong các giáo xứ tại Montreal, New Brunswick, Massachusetts, New York, Minnesota. Tôi đã biên soạn 150 trang tài liệu gởi đến Giáo hoàng Leo XIII, trong đó tôi báo cáo cho Giáo hoàng thật sự cần sửa lại những người đại diện của Ngài như thế nào tại Mỹ Châu.

Cuối cùng tôi ra khỏi Giáo hội Công giáo Lamã tại nhà thờ Đức Mẹ Harlots đó. Suốt một tuần thăm viếng dài, tôi đến Detroit, Michigan. Tại đó lần đầu tiên, tôi tuyên bố sự chống đối nghịch Giáo hội Công giáo Lamã tại một nhà thờ Báp-tít người Pháp. Bài giảng của tôi về giáo điều mới năm 1870 cho rằng Giáo hoàng vô ngộ. Lúc đó, tôi vẫn chưa được cứu. Tôi cũng được biết Charles Chiniquy, người đã được Đức Chúa Trời ban cho nhiều cách để đem nhiều linh hồn hư mất ra khỏi Giáo hội Công giáo Lamã trở về với Đấng Christ. Tôi biết rằng Charles Chiniquy có một căn nhà dành cho các Linh mục giống như tôi, là người bắt đầu sự sáng và lưng họ không thể tiếp tục mang cái ách nặng nề của Giáo hội Công giáo Lamã.

Tôi viết thư cho Charles Chiniquy hỏi ông về ngôi nhà mến khách, cũng như kinh nghiệm phong phú của ông trong cách đối phó tình trạng rắc rối như tôi đang đối diện. Charles Chiniquy từng là một Linh mục Công giáo Lamã 25 năm, ông đã trả lời thư tôi, “Anh Sequin thân mến, hãy đến, tôi sẽ chăm sóc anh”. Ông đã làm quá sức và rất hào hiệp, đúng là một người chăn của Đấng Christ. Tôi thấy có hai vị Linh mục khác ở với tôi, cũng giống như tôi, đang tìm kiếm sự bình an với tất cả sự hiểu biết.
Cụ Chiniquy đã cầu nguyện xin Đức Chúa Trời ban cho lòng tôi chịu thuyết phục tôi là một người hư mất trừ khi tôi ăn năn và đầu phục Chúa để được cứu. Một ngày kia sau bữa ăn tối, chúng tôi đọc một đoạn Kinh thánh thường lệ và cầu nguyện.
Lần đầu tiên trong đời sống, tôi có thể thấy tội lỗi tôi đáng gớm ghiếc, dơ bẩn trong mắt Đức Chúa Trời. Tôi quỳ xuống qua nước mắt, kêu cầu với Đức Chúa Trời: “Tôi phải làm chi?”

Suốt buổi chiều tối đó, tôi quỳ gối khẩn xin Đức Chúa Trời bày tỏ cho tôi trong Danh Con Yêu Dấu của Ngài. Tôi mở Kinh thánh Tân Ước của tôi và đọc: “Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu; điều đó không đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Êphêsô 2:8-9). Thình lình tôi thấy sự cứu rỗi là sự ban cho của Đức Chúa Trời, tôi nhìn lên Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Trời đã cứu tôi.

Trong giờ phục qui đạo long trọng của tôi với Đức Chúa Trời khi ấy, khi đám mây đã tan, mặt trời đang chiếu sáng trong tôi, tôi khóc rất nhiều, giống như những phụ nữ trong các sách Phúc âm, không phải vì cay đắng, nhưng vì vui mừng. Tôi chạy ra và nói với Cụ Chiniquy là bạn tôi, cũng gọi những bạn hữu xóm giềng đến, tôi nói với họ: “Hãy vui với tôi, vì hôm nay tôi tìm được sự bình an một viên ngọc quý mà tôi đã đánh mất, tôi đã tìm thấy sự ban cho”. Sự vui mừng đã tràn ngập ngôi nhà.
Do Linh mục qui đạo Peter Alphonsus Sequin

 
 

TÔI LÀ NGƯỜI MÙ DẪN NGƯỜI MÙ
Lời chứng cá nhân của Salvator Gargiulo
một Linh mục trở lại với Tin Lành
******
“Kẻ mù có thể dắt kẻ mù được chăng?
Cả hai há chẳng cùng xuống hố sao?

 
 
Tôi tên là Salvador Gargiulo. Tôi đã được trở lại với Tin Lành của Chúa Jêsus Christ năm 1977, hiện nay tôi đang phục vụ Chúa trong cùng một nơi trước đây tôi đã theo tiếng gọi làm một Linh mục Công giáo Lamã. Sự qui đạo của tôi đến cách chậm chạp, từng bước một, trải qua một số năm, và là một trong những phép lạ quan trọng chỉ Đức Chúa Trời có thể thực hiện.

Tôi được phong chức Linh mục năm 1951, ý định vững chắc của tôi là suốt đời trở thành con trai tận tụy của Giáo hoàng. Tôi được thuyết phục rằng Giáo hoàng là người kế thừa Phêrô, vị đứng đầu toàn thể Giáo hội hữu hình và là Chủ chăn hoặc Đại diện toàn quyền của Chúa Jêsus Christ trên đất.

Giáo hội Công giáo Lamã thật sự là một Giáo hội theo bà Ma-ri hơn là Hội thánh của Chúa Jêsus Christ. Tôi không bao giờ ngưng thúc giục giáo dân đọc Kinh Tràng hạt (những lời cầu nguyện đều đều buồn tẻ với bà Ma-ri). Tôi hăng say đi kể cho những người khác những câu chuyện về phép lạ được cho là do bà Ma-ri làm, nhưng chỉ là những quyền lực tối tăm có ý dắt hàng triệu linh hồn vào đường lầm lạc, ngăn cản họ tiếp xúc với lẽ thật (II Côrintô 3:13). Thật ra môn Thần học của tôi đặt nền tảng trên triết lý của các học giả, không phải trên Lời Đức Chúa Trời.

Trong tôn giáo của tôi, sự cuồng tín và trung thành được chuẩn bị đầy đủ cho quyền hành của Linh mục. Một ngày kia tôi đốt quyển Kinh thánh “Tin Lành” bởi vì nó không được giấy phép in của Giáo hội Công giáo Lamã hoặc giới thẩm quyền cho phép đọc.

Tuy nhiên, tất cả những điều chắc chắn của tôi và niềm tin trong tổ chức Giáo hội Công giáo Lamã đã không giải quyết được những sự không thỏa mãn sâu xa trong lòng tôi. Tôi đã thi hành các thánh lễ và cứ quanh quẩn như vậy, tôi thiếu sự ban cho quan trọng nhất mà Đức Chúa Trời muốn ban cho loài người, đó là việc người đó biết rằng Đức Chúa Trời tiếp nhận một người vì tội người đó đã được tha thứ một lần đủ cả tại Gô-gô-tha.

Tôi cũng rất sợ chết, cũng như sự phán xét của Đức Chúa Trời. Tôn giáo của tôi khuyên tôi tiếp tục làm việc để được thưởng (Lễ Misa, các bí-tích, kinh tràng hạt, sự xá tội, các hành động từ bỏ bản ngã, v.v…). Nhưng trong lòng tôi cảm biết tôi bị hư mất. Thật đáng buồn, mặc dù có bằng thần họ, tôi lại không biết gì về sự bình an, sự cứu rỗi đơn giản do ân điển cung cấp. Những bể nước của các bí-tích không thể cho tôi Nước Hằng Sống mà linh hồn tôi quá sức cần.

Năm 1960, tôi bắt đầu quan tâm đến phong trào Hội thánh Thế giới. Đương nhiên hi vọng lớn lao của tôi là phong trào Hội thánh Thế giới đó sẽ làm cho ‘những anh em ly khai hiểu biết Giáo hội Công giáo Lamã và nhìn nhận đó là ý của Chúa Jêsus để Giáo hoàng là chủ chăn tối cao của tất cả bầy chiên. Vì vậy, vâng  lời Giáo hoàng thì ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ được hoàn thành để chỉ có một bầy và một người chăn.

Điều nầy khiến tôi cần biết những Cơ-Đốc nhân là những người đã ly khai khỏi Giáo hội Công giáo Lamã thật sự nghĩ gì. Do đó, tôi khởi sự lắng nghe những chương trình Tin Lành qua truyền thanh và truyền hình. Đặc biệt, tôi nhớ một loạt sứ điệp buổi sáng được ban phát bởi một Cơ-Đốc nhân người Đức là Werner Euchelbach, được Đài phát thanh Luxembourg phát. Những chương trình nầy bao giờ cũng kết thúc với lời kêu gọi chân thành khi ông ấy nói: “Điều quý vị thật sự cần là Chúa Jêsus”. Đối với tôi, ông ấy chỉ đơn thuần là đại diện một giáo phái, nhưng trong giọng nói nghiêm trang đã chạm đến tôi và trung tâm sứ điệp của ông là chính Chúa Jêsus.

Một ngày trong năm 1975, khi tôi đang đi dọc theo một con đường ở Florence, tôi bị thu hút bởi một cửa hàng sách Tin Lành. Tôi bước vào và nhìn quanh, tựa đề một trong các quyển sách đập vào mắt tôi, “Giáo hội Công giáo Lamã trong ánh sáng của Kinh thánh”. Tôi mua một quyển, nhưng không dễ gì ngay một lúc tống khứ tất cả giáo lý giả dối đã ăn sâu trong tâm trí. Tuy nhiên, lần lần Đức Thánh Linh làm cho ánh sáng của lẽ thật thấm dần vào tâm trí tối tăm của tôi.

Thêm hai năm phân vân nữa, do dự và tiếp tục tìm kiếm. Cuối cùng, không có gì ngoài Lời Đức Chúa Trời là gươm của Đức Thánh Linh, đã nhổ bật tất cả gốc rễ sai lầm trói chặt tôi trong xiềng xích qua nhiều năm.

Ngày nay, một số người Tin Lành nghĩ rằng thời gian đã thay đổi, bây giờ có thể đối thoại và cộng tác với Giáo hội Công giáo Lamã để đạt được sự hiệp nhất Cơ-Đốc giáo. Đây là một sự lừa dối của Satan. Các giáo lý của tổ chức tôn giáo nầy không có cách gì thay đổi. Thật ra, bây giờ họ đang thêm vào một số sai lầm mới thay cho những sai lầm cũ, đặc biệt họ đang làm việc với hướng tập hợp tất cả tôn giáo khác mà không bao lâu nó sẽ kết thúc bởi việc thành lập Ba-by-lôn Lớn đã được đề cập trong Khải huyền đoạn 17.
Vì vậy, điều quan trọng nhất đối với chúng ta trong hiện tại là vâng theo sự hô hào cổ vũ của Lời Đức Chúa Trời, “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng? Đấng Christ và Bê-li-an nào có hòa hiệp chi, hay là kẻ tin có phần gì với kẻ chẳng tin? Có thể nào hiệp đền thờ Đức Chúa Trời lại với hình tượng? Vì chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời hằng sống, như Đức Chúa Trời đã phán: Ta sẽ ở và đi lại giữa họ; ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ, và làm dân ta. Bởi vậy, Chúa phán rằng: Hãy ra khỏi giữa chúng nó, đừng đá động đến đồ ô uế, thì ta sẽ tiếp nhận các ngươi: Ta sẽ làm Cha các ngươi, các ngươi làm con trai con gái ta, Chúa Toàn năng phán vậy” (II Côrintô 6:14-18).

Như chính bản thân tôi, khi nhìn lại những năm qua sống dưới quyền lực và sai lầm, tôi chỉ có thể cảm tạ Cha thiên thượng với lòng vui mừng và biết ơn sâu xa vì Chúa đã phân rẽ tôi ra khỏi quyền lực của sự tối tăm, đem tôi vào trong Nước của Con Yêu Dấu của Ngài.
Do Linh mục qui đạo Salvador Gargiulo

 
 
NẦY LÀ TRUYỆN KÝ TÔI
Lời chứng cá nhân của Henry Gregory Adams
một Linh mục trở lại với Tin Lành
 
 
Sự cứu giúp quan trọng và bình an thiên thượng ngự vào linh hồn tôi khi Đấng Christ tìm gặp tôi là một tội nhân hư mất. Nầy là truyện ký tôi.
Tôi được sanh ra trong gia đình cha mẹ tôi là người Công giáo Lamã ở Wolseley, Saskatchewan, được dưỡng nuôi nghiêm khắc trong niềm tin Công giáo Lamã. Từ nhỏ tôi đã cố gắng trở thành người tốt, nhưng không ngừng ngã vào tội lỗi. Với những người khác trong số đó, tôi đứng đầu sự trầm luân. Tôi được dạy rằng trở thành một tu sĩ và Linh mục, tôi có thể tránh được tội lỗi và chắc chắn được cứu hơn. Bởi vậy, tôi thật tìm kiếm sự cứu rỗi, tôi vào dòng tu của Các Tu Sĩ Basil, nhận áo dài đen và nhập một tu viện tên “Thánh Hilarion Vĩ Đại”, lập lời nguyện. Làm một tu sinh, tôi được gọi là “Anh Hilarion”, sau khi được phong chức được gọi là “Cha Hilarion”.

Tôi thật háo hức làm sao để được phục vụ Chúa Jêsus Christ. Do sự hướng dẫn của đời sống tu viện, tôi nghĩ tôi đang phục vụ Chúa. Tôi làm tất cả những công việc của tu viện đến cùng. Tôi tự đánh mình dến khi lưng rướm máu; trong sự ăn năn, tôi thường hôn sàn nhà; ăn đạm bạc trong khi đang quỳ; hoặc tự hoàn toàn từ bỏ ăn. Tôi làm nhiều hình thức ăn năn để thật sự tìm kiếm sự cứu rỗi. Tôi được dạy rằng cuối cùng tôi có thể được thưởng Thiên đàng. Tôi không biết Lời Đức Chúa Trời phán: “Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu; điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Êphêsô 2:8-9).

Sau những năm học tập và lao động chân tay trong tu viện, tôi được phong chức Linh mục. Tôi phục vụ năm giáo xứ trong xứ Lamont, vùng Aberta; cử hành Lễ Misa mỗi ngày, giải tội cho giáo dân, đọc thuộc lòng Kinh Tràng hạt với bà Ma-ri; dâng sự tôn kính cho các thánh; đọc kinh cầu nguyện mỗi ngày, và như một tu sĩ, tôi đã thi hành những sự ăn năn của tôi một cách sốt sắng hơn bao giờ - nhưng những điều nầy không làm cho linh hồn mệt mỏi của tôi thỏa mãn. Khi tôi còn nhỏ, tôi đã đương đầu ngay trong sự đau buồn sâu xa hơn của linh hồn, dầu vậy Đấng Christ đang nhìn xem và chờ đợi tôi.

Trong sự học tập làm Linh mục, chúng tôi có ba quyển sách giáo khoa về Kinh thánh, nhưng không phải là Kinh thánh. Sau khi được phong chức Linh mục, tôi đã quen thuộc những câu Kinh thánh Công giáo Lamã, trong đó là những câu gây ấn tượng mâu thuẫn với các niềm tin và thực hành của tôi. Sách của Đức Chúa Trời nói một đàng, Giáo hội của tôi làm một nẻo. Giáo hội Công giáo Lamã và Đức Chúa Trời, ai đúng? Cuối cùng, tôi thích Lời Đức Chúa Trời hơn.

Đời sống tu viện và các thánh lễ do Giáo hội Công giáo Lamã truyền dạy không giúp tôi hiểu biết Đấng Christ cách cá nhân cùng tìm thấy sự cứu rỗi. Sau 12 năm ruỡi, tôi thoát khỏi tu viện, tôi là một tội nhân hư mất, không có sự bình an trong linh hồn. Bản tánh cũ của người cũ trong tôi vẫn còn. Tôi cần một bản tánh mới, một tấm lòng mới…” (y theo lẽ thật trong Chúa Jêsus) … người cũ là người bị hư hỏng bởi tư dục dỗ dành, mà phải nên mới trong tâm chí mình, và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật” (Êphêsô 4:21-24). Điều đó chỉ có thể xảy ra do được sanh lại bởi Thánh Linh Đức Chúa Trời do đức tin trong một mình Chúa Jêsus Christ. Và không bởi lời cầu nguyện lặp đi lặp lại buồn tẻ, những sự ăn năn, những tế lễ và những việc lành. “Nếu một người không sanh lại, thì không thể thấy được Nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:3), “Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi” (Công vụ 16:31).

Tôi nhận biết rằng các bí tích do con của Giáo hội lập, tôi và các việc lành của tôi đối với sự cứu rỗi là vô ích. Họ đã dẫn tôi vào một sự an toàn giả dối. Sau đó không lâu, tôi tin rằng Đấng Christ đã chết thay tôi, tôi không thể tự cứu linh hồn tôi được, tôi tin cậy một mình Chúa đã ban sự cứu rỗi cho tôi. Khi tôi ăn năn tội và nhận Chúa Jêsus vào đời sống tôi, tin rằng trên thập tự giá Chúa Jêsus đã trả giá mọi hình phạt thay án phạt của tôi, tôi biết rằng tội lỗi tôi không chỉ được tha, mà cũng đã được quên đi, tôi được biện hộ trước mặt Đức Chúa Trời.

“Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rôma 3:23), “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời “ Rôma 6:23). Huyết của Đấng Christ tẩy sạch mọi tội tôi. “Huyết của Đức Chúa Jêsus Christ, con Ngài làm sạch mọi tội chúng ta” (I Giăng 1:7). Và bây giờ, tôi có sự bình an của Đức Chúa Trời: “Vậy, chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta” (Rôma 5:1).

Hỡi các bạn, nếu các bạn đang hết sức cố gắng đạt đến Thiên đàng theo cách riêng của mình, xin cho tôi ghi điều nầy trong các bạn: “Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Êphêsô 2:9). Thiên đàng là vô hạn, không bao giờ có thể tìm được; chúng ta là hữu hạn và tội lỗi. Chỉ một mình Đấng Christ là con đường và câu trả lời: “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời và một Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, là Đức Chúa Jêsus Christ, là người. Ấy là lời chứng đúng kỳ” (I Timôhê 2:5-6).

Bây giờ hãy đến với Chúa Jêsus khi các bạn còn dịp tiện, nhìn nhận tội lỗi của chính mình. Hãy xin sự tha thứ của Chúa và tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa cho riêng các bạn. Hãy bắt đầu tin cậy Chúa để được phần thưởng sự sống đời đời, bởi vì Chúa Jêsus đã trả giá sự cứu rỗi thay bạn. Hiện nay, Chúa đang kêu gọi các bạn: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Mathiơ 11:28).

Được như vậy, các bạn có thể cùng tôi vui mừng vì người Bạn  và là Cứu Chúa mới tìm được của chúng ta là Chúa Jêsus Christ hằng sống.

Do Linh mục qui đạo Henry Gregory Adams
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn