13:17 EDT Thứ năm, 28/03/2024

Trang Chủ » Tạp Chí Thần Học » Lời Chứng

Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (8)

Thứ ba - 30/05/2017 06:03
Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (8)

Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (8)

Sao Joaguin da Barra trong Bang Sao Paulo (Brasil) là nơi sinh ra tôi. Tôi được sinh ra ngày 9-3-1924, thuộc gia đình gốc rễ ăn sâu trong Công giáo Lamã. Cha tôi là người Bồ Đào Nha, và để khỏi chống lại các luật lệ chung, ông tự đặt mình dưới những người ngưỡng mộ Đức Bà Fatima, thiên mệnh và rượu ngon.
 
Nếu Tôi Vẫn Ở Trong Giáo Hội Công Giáo Lamã, Tôi Sẽ Không Tìm Được Chúa Jêsus
Lời chứng cá nhân của Anibal Pareira Dos Reis,
một Linh mục trở lại với Tin Lành.

 
 
Sao Joaguin da Barra trong Bang Sao Paulo (Brasil) là nơi sinh ra tôi. Tôi được sinh ra ngày 9-3-1924, thuộc gia đình gốc rễ ăn sâu trong Công giáo Lamã. Cha tôi là người Bồ Đào Nha, và để khỏi chống lại các luật lệ chung, ông tự đặt mình dưới những người ngưỡng mộ Đức Bà Fatima, thiên mệnh và rượu ngon. Mẹ tôi là người gốc ý, lấy làm kiêu hãnh về ngôi vị Giáo hoàng trong bán đảo Ý.

Ông ngoại tôi rất sốt sắng với những thực hành tôn giáo, thường đem tôi đến dự những nghi thức trang nghiêm của Công giáo Lamã trong nhà thờ quê hương, từ khi tôi còn nhỏ. NGay trước khi tôi được bảy tuổi, tôi thường dự lớp giáo lý của giáo xứ, nơi đó vào một dịp, có một Linh mục mập béo nói với chúng tôi cách đầy năng lực và linh hoạt về địa ngục. Linh mục giới thiệu cho chúng tôi về sự nguy hiểm, nhưng không cho chúng tôi ý niệm đơn giản nào về sứ điệp cứu rỗi để thoát khỏi địa ngục.
Tôi rước Lễ Mình Thánh lầu đầu vào ngày 1-5-1932, theo chương trình thường lệ và kết thúc với một bàn cà-phê đầy bánh kẹo. Tôi nhận một bánh thánh với cảm giác tinh khiết nhất. Dù vậy, một việc phụ đã làm hỏng bầu không khí trang nghiêm trong giờ đó. Một trong những người bạn của chúng tôi nổi tiếng là ‘con cóc’, ngay sau khi vị Linh mục đặt bánh trên lưỡi bạn ấy, bạn ấy la lên: “Thưa cha, bánh thánh bị dính ạ”. Vị Linh mục mau lẹ đến gần đứa bé quậy phá khuyên bạn ấy giữ yên lặng và không cho lấy bánh thánh ra khỏi “thiên đàng của cái miệng” bằng những ngón tay. Lấy tay chạm bánh than là phạm thánh. Sau khi rời nhà thờ, bọn trẻ trai gái quay lại cậu bé nghiêm trang buộc tội cậu ấy đã tỏ ra thiếu tôn kính đúng mức đối với Chúa Thánh.

Năm 1936, tôi học xong năm thứ nhất. Gia đình tôi đến sống ở Orlandia, một vùng lân cận, để anh tôi và tôi có thể đi học năm thứ hai. Cha tôi muốn các con có cơ hội đi học. Điều không bao giờ có, một vấn đề nghiêm túc vẫn còn với tôi từ thơ ấu, ấy là sự cứu rỗi cho linh hồn tôi. Tôi thường nghĩ mãi về điều đó. Run sợ, tôi nhớ đến những lời của vị Linh mục khi chúng tôi chuẩn bị cho Lễ Mình Thánh đầu tiên của tôi. Ông ấy truyền tất cả hành động khôn ngoan được dặn bảo bởi vị Linh mục bề trên, một Linh mục ở Orlandia, người Tây Ban Nha nghiêm khắc, theo từng chi tiết khắc nghiệt đã được hướng dẫn.

Ngay khi còn là một đứa trẻ, tôi đã có một sự tỉnh thức mong ước được phục vụ Đức Chúa Trời. Không biết con đường nào khác nên tôi trở thành Linh mục.
Tôi tìm cách vào một chủng viện lúc 17 tuổi khi đã xong năm thứ hai tại Orlandia.Trong chủng viện, tôi không gặp môi trường lý tưởng. Tôi chưa bao giờ gặp một địa điểm với quá nhiều lời nói xấu như vậy. Tôi dốc sức học tất cả các môn học. Tuy nhiên sự thất vọng vẫn tồn tại.

Tôi được phong chức Linh mục vào ngày 8-12-1949 tại thành  phố Montes Claros, phía bắc Minas Gerais. Tôi được vị Giám mục giáo khu ban cho nhiệm vụ thành lập và lãnh đạo nhóm công nhân. Công việc nầy đáp ứng nguyện vọng của tôi. Tôi tìm được sự thực hành cứu trợ xã hội làm giảm nhẹ những lo lắng thuộc linh của tôi. Tôi phát triển công việc với đầy nhiệt huyết, thu được sự cảm thông từ giới công nhân trong mọi vùng và một số đông khen ngợi từ uy quyền của Giáo hội.

Đầu năm 1952, Giám mục ở Montes Claros được Giáo hoàng chuyển đến Recife. Tại thủ đô, tôi nhận nhiệm vụ phục hồi một Hội Từ thiện, một mạng lưới của các Trung Tâm Cô nhi và Giáo dục Công giáo Lamã mà lúc nầy đang chịu một cuộc khủng hoảng tài chánh, như một món quà thiên thượng. Tôi làm việc cực nhọc, đầy nhiệt tình, tập trung vào việc xây dựng lại thanh danh chung của cơ quan nầy. Hơn nữa, tôi bị đè nặng bởi trách nhiệm nặng nề, đối với hoàn cảnh nầy, không Linh mục nào dám đòi lãnh đạo. Hơn hai năm hoạt động, vấn đề tài chánh của cơ quan được bù đấp, và phân chia bởi những công việc kinh doanh mới trong kế hoạch tiêu chuẩn. Các cô nhi viện và gia đình đã nhận các trẻ em cũng như người già với phẩm chất tốt hơn. Những nhà giáo có cái nhìn mới. Báo chí nhiều lần nhắc đến tên tôi và phục vụ bảo vệ tôi. Dù vậy, với những thành công phương diện nầy, và hoan nghênh của những người ngưỡng mộ, tôi không bao giờ cảm nhận sự bình an trong linh hồn. Sự bày tỏ lòng nhân ái, sự dâng hiến trọn vẹn cho nhiệm vụ, sự hoan nghinh của uy quyền Giáo hội, không cung cấp một câu trả lời cho những đau khổ giày vò tâm linh tôi. Tôi rất mong được biết chắc chắn sự cứu rỗi đời đời của tôi và không ai có thể ban cho tôi điều đó.

Năm 1960, tôi được chuyển đến Guaratingueta trong địa phận của Bang Sao Paulo, vùng lân cận của Aparecida do Norte.
Một lần nữa, tôi vui mừng với sự kiện nầy, chính yếu là vì tôi sẽ là “Thánh bảo trợ Brasil”, còn hơn nữa, vì nó là lần đầu tiên tôi sẽ lãnh nhiệm vụ thích hợp trông nom xã hội. Cho đến khi ấy tôi có rất nhiều công tác xã hội. Tôi cho là qua những nhiệm vụ của một Linh mục tôi sẽ để tìm thấy câu trả lời cho những khốn khổ thuộc linh của tôi. Tôi lập trong khu vực Pedreguelho ở Guaratingueta một giáo xứ mới. Tôi cảm thấy nó phát triển ngay tức thì. Tôi làm việc tích cực. Xây dựng một nhà giáo xứ, một phòng và ba nhà thờ trong ba năm, đã tiêu biểu sự dâng mình của tôi.

Ngay trên đỉnh cao nầy của cuộc sống, với một danh sách dài những điều phục vụ cho Giáo hội Công giáo Lamã, tôi vẫn chưa chắc chắn về sự cứu rỗi của tôi.
Tháng 10-1956, cha tôi qua đời vì un thư phổi. Ngay lúc ấy, tôi là Giám đốc của Cơ Quan Từ Thiện ở Recife, dùng cả một năm đ63 tập trung cầu nguyện hằng ngày cho linh hồn của cha tôi. Ngay cả gia đình tôi lúc đó cũng tập trung cầu nguyện cho ông. Không phải Lễ Misa của Giáo hội Công giáo Lamã với tất cả những nghi lễ đã cho chúng tôi sự bảo đảm linh hồn chúng tôi được cứu rỗi sao?

Tôi thường than khóc về sự bảo đảm nầy, chính tôi cũng vậy. Không phải tất cả sự phát triển công tác xã hội, cũng không phải việc xây dựng những nhà thờ, cũng không phải những bí tích mà tôi đã cử hành, cũng không phải sự phục tùng mù quáng đối với uy quyền Giáo hội, cũng không phải Giáo hội Công giáo Lamã là câu trả lời cho tôi.
Với tinh thần được chuẩn bị cho việc hình thành sự phục tùng giáo lý Công giáo Lamã cách nghiêm ngặt, tôi cảm thấy thật sự căm ghét những người Tin Lành, những kẻ mà thích gọi là “những con dê” và gọi những người Công giáo Lamã là “những chiên con của Đấng Christ”. Một sự kiện chứng minh lời tuyên bố của tôi chống lại đạo Tin Lành. Nhân cơ hội Ngày Lễ Tất Cả Linh Hồn trong nghĩa trang khu vực Pedreguldo, các tín hữu Tin Lành thực hiện công tác truyền giáo của họ bằng cách phân phát những Chứng đạo đơn và sách lẻ Kinh thánh.

Để dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời (vinh hiển Đức Chúa Trời là khẩu hiệu của Dòng Tên) và để bảo vệ “Mẹ Thánh của Giáo hội Công giáo Lamã”, tôi kiên quyết phá rối công việc của người Tin Lành. Tôi cho mấy đứa trẻ từ nhà thờ cùng đến nghĩa trang chia thành từng nhóm để đọc Kinh liên tục. Kế hoạch hành động là nhận những tài liệu và đốt phía sau nhà mồ.

Tuy nhiên, suốt đêm, sau khi tôi đã trải qua việc tàn nhẫn dai dẳng đó, tôi đi vào thư viện tìm một quyển sách để đọc giải trí. Bởi ân điển kỳ diệu của Đức Chúa Trời, tôi bắt gặp quyển Kinh thánh (bản dịch của Matos Soares). Đột nhiên tôi mở quyển sách được Linh cảm nầy ngay sách Phúc âm Giăng đoạn 11, tôi cảm thấy nổi lên sự thất bại đạo đức của tôi. Tôi cảm thấy đang phục hồi sự thất vọng thuộc linh của tôi. Tôi tiếp tục đọc đoàn 11 nầy. Lần lần tôi bắt đầu có cái nhìn mới trong linh hồn tôi.

Tôi quyết định nghiên cứu Kinh thánh với việc cởi bỏ những định kiến. Không có một sự giải thích của bất kỳ ai và chỉ qua ân điển thiên thượng, qua nghiên cứu, tôi khám phá kế hoạch thật sự của Đức Chúa Trời đã dành riêng cho loài người về sự cứu rỗi. Tôi khám phá đầy kinh ngạc rằng chúng ta có thể được tha tội và khẳng định chắc chắn sẽ được đến Thiên đàng khi chúng ta tiếp nhận kế hoạch đó. Tuy nhiên, tôi đã kháng cự lại. Linh hồn tôi đã thích nghi với tiêu chuẩn thực hành của Giáo hội Công giáo Lamã.
Để được chắc chắn, tôi thành thật nói chuyện với vị Giám mục. Bậc uy quyền Công giáo Lamã đó đã bị bối rối với những câu hỏi của tôi. Cuối cùng, ông nói với tôi rằng nên đến Aparecida để coi sóc việc xây dựng một nhà thờ mới. Mối bận tâm của tôi đã bị giới hạn trong việc mua sắm bê-tông, gạch đá, và vật liệu, ngoài điều đó, tôi cầu nguyện với Đức Bà của chúng tôi tại Aparecida.

Lúc nầy những tín đồ Tin Lành đang phân phát Chứng đạo đơn tại Guaratingueta. Một trong các loại Chứng đạo đơn đó nói về sự thờ hình tượng của Công giáo Lamã. Để trả lời cho những luận điệu đó, tôi quyết định lên bục giảng giải thích những giáo lý nầy. Tôi nói với giáo dân rằng Đức Chúa Trời không cấm thờ những ảnh tượng. Tôi dùng Kinh thánh. Tôi bắt đầu đọc sách Xuất Ê-díp-tô ký đoạn 20, tôi nhảy ra câu 4 và 5 để không cho bất cứu “sự bổ sung lý lẽ nào”. Khi tôi xuống khỏi tòa giảng, tôi tự hết sức hổ thẹn. Tôi quyết định lập một sự so sánh giữa giáo lý Công giáo Lamã với Kinh thánh. Tôi kiểm chứng sự khác biệt hai bên.

Nếu Tôi Vẫn Ở Trong Giáo hội Công giáo Lamã,
Tôi sẽ Không Tìm Được Chúa Jêsus.

Tháng 1-1963, tôi nhận lời mời làm Linh mục trong thành phố Orlandia, nơi tôi sống thời trai trẻ. Tôi rất vui được trở lại đó, nơi tôi có nhiều bạn bè. Tuy vậy, sự thỏa lòng nầy vẫn không đủ lấn át nỗi khốn khổ thuộc linh của tôi. Tôi dâng hiến trọn vẹn đời sống tôi cho công tác của giáo xứ Công giáo Lamã, lấp đầy những sự thiếu thốn của một giáo xứ cũ với những truyền thống lạc hậu của nó. Mặc cho một nhóm thiếu hiểu biết giữa những phụ nữ ngoan đạo không vừa lòng chống lại. Tôi tìm cách phát triển công việc tuyệt vời để tất cả đều khớp nhau với tiêu chuển Kinh thánh. Tôi dọn sạch nhà thờ, hủy bỏ hình tượng. Sự giảng dạy của tôi hoàn toàn theo Kinh thánh. Chương trình hằng ngày của tôi trên đài phát thanh gồm một bài chú thích về Lời Đức Chúa Trời, nhiều bài Thánh ca hát trong giờ thờ phượng là những bài Tin Lành.

Một điều quan trọng xuất hiện trong tôi. Sự căm ghét những người Tin Lành trước đây của tôi đổi thành sợ hãi. Tôi muốn nói chuyện với một Mục sư nhưng không có can đảm. Khi tôi ở Guaratingueta, tôi quyết định đến Sao Paulo với ý định duy nhất giải quyết tình trạng nầy. Từ lúc xuống xe buýt tại Trạm Cao Tốc, tôi đi thẳng tới Bưu Điện để gởi một điện tín. Tại sân Bưu Điện lúc đó có một nhà Truyền đạo Tin Lành thấy tôi mặc áo dòng, ông đến cạnh tôi với một cử chỉ không thân thiện. Ông ấy không biết điều đang xuyên thấu trong linh hồn tôi và không thể hình dung mục đích cuộc thăm viếng Pauliceia của tôi. Kết quả việc xảy ra nầy, tôi vẫn còn bị thuyết phục là Mục sư Tin lành không thể giải thoát tôi. Vì vậy, lập tức tôi quay về nhà.

Năm 1964, tôi đi đến kết thúc. Tôi không thể giữ tình trạng nầy nữa. Tháng 11, tôi đi một chuyén đặc biệt đến Santos. Tôi đã làm việc ngoài kế hoạch. Mặc bộ đồ thường phục, tôi dự một buổi thờ phượng tại Hội thánh Báp-tít Đầu tiên và không thể tin được khúc Kinh thánh được dùng làm nền tảng bài giảng lại là Giăng đoạn 11.

Ngày hôm sau, tôi tìm cách liên lạc với Mục sư Eliseu Ximenes. Người Đầy Tớ của Đức Chúa Trời nầy đã đáp ứng một cách lịch sự, nên tôi bị thuyết phục và thoát được thành kiến ban đầu. Chúng tôi bắt đầu lên kế hoạch rời bỏ Giáo hội Công giáo Lamã của tôi. Rất khó ra đi chính thức vì nó đã ăn sâu một thời gian dài trong tôi.

Ngày 12-5-1965, bởi sự bảo vệ đặc biệt của Đức Chúa Trời, tôi tự tìm cách hoàn toàn thoát khỏi Giáo hội Công giáo Lamã. Ngày 13-6, trong nhà thờ Báp-tít Đầu tiên tại Santos, tôi đã chịu báp-têm dìm trong nước để chứng tỏ công khai đức tin trọn vẹn của tôi trong Chúa Jêsus Christ – là Cứu Chúa duy nhất và đầy trọn.
Ngoài việc đem tôi vào Nước Ngài, Đức Chúa Trời đã đặt vào lòng tôi ý tưởng giảng dạy Kinh thánh của Ngài, và tôi đã dâng chính tôi cho chức vụ. Gần đây Chúa đã giúp tôi làm việc của một đầy tớ khiêm nhường của Ngài. Chúa ban cho tôi vui mừng được thấy hằng trăm linh hồn trở lại với Chúa Jêsus Christ.

Trong các bài giảng của tôi, tôi nhấn mạnh sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua duy một mình Chúa Jêsus Christ, và mỗi lần giảng, tôi có thể càng liên hiệp thân mật với Chúa.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy sung sướng trong đời sống tâm linh như đang có. Tôi có sự bình an trọn vẹn trong lòng, vì tôi chắc chắn về sự cứu rỗi đời đời của tôi. Linh hồn tôi đã được tinh sạch bởi Huyết cứu chuộc của Chúa Jêsus Christ, là Đấng được vinh hiển đời đời.

Do Linh mục qui đạo Anibal Pereira Dos Reis

 
 
 
Ân Điển và Lẽ Thật Đến Với Tôi
Bởi Chúa Jêsus Christ
Lời chứng cá nhận của Tiến sĩ Arnaldo Uchoa Cavalcante,
một Linh mục trở lại với Tin lành
 
 
 
Vì sự vinh hiển của Chúa Jêsus Christ, tôi dâng lời làm chứng qui đạo của cá nhân tôi từ Giáo hội Công giáo Lamã sang Hội thánh Tin Lành.
Tôi sẽ cố gắng tóm tắt toàn bộ câu chuyện trong 40 năm. Tôi vào chủng viện do ý muốn tự do và tự nguyện. Tôi muốn làm một Linh mục để phục vụ Đức Chúa Trời. Gia đình tôi không có nguồn tài chánh trả học phí cho tôi, nhưng rất may, một người bạn tốt xuất hiện, vì vậy tôi trả được học phí. Tôi học 12 năm để đạt tới mục đích đề ra. Tôi học Triết, Thần học và Ngôn ngữ học. Tôi tự áp dụng một cách đặc biệt để học Triết và Kinh thánh. Cuối cùng ngày 15-8-1945, tôi được phong chức Linh mục trong Đại Giáo đường trung tâm của Maceio, tôi nhận chức vục nầy với học vị chuyên môn bởi vị Tổng Giám mục; tuy nhiên, chắc chắn rằng tôi không nhận được những điều thật sự cần, ấy là ân điển từ trên cao, quyền năng thiên thượng để giảng Lời Đức Chúa Trời. Giống như Thô-ma, tôi không tin quyền năng phục sinh của Chúa Jêsus, tôi đòi những ngón tay của tôi được rờ đến thân thể Thầy mình thì mới tin. Đồng một cách như vậy, tôi không thể tin những lời tôi đã đọc và học. Tôi cần một mặc khải đặc biệt của Chúa Jêsus.

Qua chin năm, từ 1945 đến 1954, tôi thi hành chức vụ của một Linh mục trong các thành phố vủa Maceio và Recife, thực hiện những bí tích, giảng về Chúa, mà vẫn không bình an, không tin chắc, cũng như không cảm giác chính mình được cứu rỗi trong những điều tôi không thể tin. Lòng tôi khao khát một điều quan trọng hơn, tốt hơn. Về bề ngoài, tôi đã thi hành công tác của một Phó Tổng Giáo khu tại H.A.C., phụ tá cho Tổng Giáo khu về các nhóm công nhân, Giáo sư môn Lịch sử Giáo hội, Hi văn cổ và Hi văn Kinh thánh, Giáo sư của Trường Guild de Foutgalland, Trường Sao Jose, và Trường Estadual de Alagoas nơi tôi diễn thuyết môn Triết học. Trong khi đó, sự hiểu biết tại bàn thờ, trên tòa giảng, trong giáo đường, tôi không thể tìm thấy điều tôi đã và đang tìm kiếm. Năn 1954, tôi quyết định rời bỏ áo thầy tu, bước ra tìm sự bình an thuộc linh, sự cứu rỗi chắc chắn cho linh hồn tôi, đức tin trong sự hi sinh của Đấng Christ, và trong sự dạy dỗ của Kinh thánh.

Ơn Thần hựu kỳ diệu đã dự bị cho tôi bước vào thung lũng phước hạnh, bình an và cứu rỗi. Đức Chúa Trời đã xác nhận tôi quý trọng hơn nhiều chim sẻ và hoa ngoài đồng.

Tôi rời bỏ giáo xứ và cởi chiếc áo dòng tu như thế nào?

Vào ngày tự do của tôi thoát khỏi chiếc áo chùng đen, tôi đang thi hành bổn phận tuyên úy cho một xí nghiệp trong thành phố Maceio. Sau khi đã xếp đặt xong mọi sự mà lương tâm nhắc nhở, tôi rời Recife bằng phi cơ. Đến cửa hàng, tôi mua một số quần áo cần thiết để thay cho áo thầy tu. Tôi muốn thay đổì quần áo mau lẹ trước khi tìm khách sạn. Tôi đang làm gì? Tôi gọi một taxi và nói với người tài xế rằng tôi đang muốn rời khu vực thành phố cũng như báo trước rằng đang khi xe chạy, tôi sẽ thay quần áo. Khi rời khỏi xe, tôi đã khác hẳn và tự do.  Tôi tìm một khách sạn và qua đêm. Sáng hôm sau, đi ra ngoài, tôi bắt gặp một cái nhìn của một đồng nghiệp đi ngang qua, ông ấy là bề trên từ Nữ Tu Viện Carmelite. Tôi tìm cách tránh ông ấy.

Lập tức tôi rời thành phố Natal. Từ đó tôi đến thành phố khác. Tôi muốn sớm tìm được con đường tốt hơn mà tôi mong ước nhưng không có cơ hội, tôi sống với sự kềm chế cảm giác không dung chịu những người Tin Lành mà tôi gọi là những người thệ phản. Tôi giống Sau-lơ ở Tạt-sơ, có tôn giáo nhưng là kẻ bắt bớ những người tin Chúa Jêsus theo Tin Lành. Chắc chắn tôi không qui đạo với Đấng Christ trong lòng và khác với Phao-lô, tôi đã chậm trễ qui đạo. Ba năm sau, tôi lập gia đình vào ngày 10-5-1958, và năm sau sanh được đứa con trai đầu lòng.

Trong những năm sau, đến 1960, tôi tham gia việc tìm kiếm những nhánh chệch hướng, bao gồm những nhóm duy linh Xango, Umbanda, QImbanda, Brazilian, Vardecism và các nhóm khác, luôn thoát ra từ những cái gọi là Hội thánh Tin Lành. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy tình trạng trống rỗng trong linh hồn và nỗi khao khát nung nấu đối với sự cứu rỗi và bình an.

Năm 1961, tôi đến Belo Horronte, và từ thành phố đó tôi đến Aguai. Tháng 9, tôi lên tàu đi về hướng Campinas để tìm một công việc tốt hơn. Đang lúc đi trên các con đường trung tâm, tôi đi ngang qua nhà thờ của “Hội thánh Naxarene”. Tôi tìm cách vào, xem xét kỹ lưỡng bên trong và lúc đó vị Mục sư của Hội thánh làm tôi ngạc nhiên. Lúc đó đúng 12 giờ, vị Mục sư tiếp tôi như một người đã chờ tôi, bây giờ tôi hiểu Thần hựu dẫn dắt. Buổi nhóm đó kết quả phước hạnh vô cùng cho linh hồn tôi và tôi quyết định bước vào đường hẹp mới nầy. Mấy ngày sau gia đình tôi được đưa đến Campinas, tôi đã biết cách điều chỉnh theo Tin Lành. Tôi đã nghe những bài giảng của Mục sư Mosteller. Điều chỉnh lần cuối qua sự tiếp nhận đầy đủ Phúc âm thật của Đấng Christ cách công khai vào lúc 9 giờ tối ngày 18-9-1960. Vào ngày đó, tôi cảm thấy thật sự đã vượt qua sự sống Cơ-Đốc mới thực tế, nhận được Đức Thánh Linh và bình an của Đấng Christ rong linh hồn.

Hôm nay, tôi ngợi khen Đức Chúa Trời, tôn vinh Chúa Jêsus Christ, tôi giảng sứ điệp Phúc âm và mặc dù phải làm việc cực khổ để học hỏi, tôi vui mừng và sung sướng được phục vụ Cứu Chúa tôi.

Ghi chú về tác giả: Linh mục Arnaldo Uchoa Cavalcante sau khi qui đạo đã được phong chức Mục sư Tin Lành.
Do Linh mục qui đạo Tiến sĩ Arnaldo Uchoa Cavalcante

 

Tôi Gặp Đức Chúa Trời
Lời chứng cá nhân của Guido Scalzi,
một Linh mục trở lại với Tin Lành.
 
 

Khi còn thơ ấu, ngôi nhà nhỏ của chúng tôi ở trong một xóm nhỏ gọi là “Filippa”, một nơi không xa tu viện của Các Thầy Phan-xi-cô nằm trên một ngọn đồi đẹp. Tại đó, chúng tôi đến dự Lễ Misa.

Tôi nhớ một buổi sáng thường lệ, tôi đã bị kích động khi nghe những âm điệu của chiếc đàn Organ nhà thờ, và với sự thức tỉnh của Mùa Xuân, làm lần đầu tiên tôi có cảm giác một điều gì mới và khác lạ. Tiếng đàn gây nên trong tôi một sự hấp dẫn vô song, một cảm giác khuấy động xuyên suốt con người tôi. Tôi cảm thấy cần sống những ngày kỳ diệu còn lại của tôi trong một tu viện để được liên lạc gần gũi thân mật với Đức Chúa Trời và thiên nhiên. Khi mê tôi ra khỏi nhà thờ, tôi gặp mẹ trên đường về nhà và khóc lớn: “Mẹ ơi, con có điều thật quan trọng, con muốn làm Linh mục”. Nếu nói mẹ tôi rất sung sướng với quyết định thình lình của tôi là không đúng sự thật. Bà vẫn sung sướng hơn khi tôi cho bà biết những ngày qua tôi càng lúc càng xác nhận thật mong muốn làm theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống tôi.

Một ngày kia, tôi thuyết phục mẹ tôi cùng đến một tu viện để nói với cha bề trên. Sau khi phỏng vấn chúng tôi, ông có vẻ vừa lòng với ý định nghiêm túc của tôi, ông nói với mẹ tôi, tôi sẽ trở nên một Linh mục sau nầy. Kết quả là tôi được Hiệu trưởng Chủng viện Dòng tu Phan-xi-cô có tên là Trường Seraphic nhận. Ngày 29-9-1928, tôi rời gia đình và theo Linh mục Carlo, chúng tôi đi xe lửa đến tu viện trong tỉnh Cosenza. Suốt hành trình, những ý nghĩ của tôi buông trôi trở lại với những gì tôi bỏ lại phía sau. Để các bạn đồng song không bắt gặp tôi thường lau vội những giọt nước mắt âm thầm chảy xống gò mácủa tôi trong những ngày đầu. Đặc điểm những ngày đầu tại Chủng viện là đầy nhộn nhịp vì sinh hoạt của các sinh viên mới đến và vài lộn xộn bởi nhiều bọn trẻ không thích ứng mau lẹ với các qui định các sống mới hoàn toàn khác với sự tự do đã có trước đây. Khi mùa đông lạnh lẽo đến gần, tôi đau đớn vì tê cóng, bị cúm, và các bịnh khác. Không có lò sưởi trong Trường. Buổi sáng, khi đồng hồ báo thức, chúng tôi phải thức dậy đi qua dãy nhà trống để rửa mặt, từ lâu không có nước chảy. Nước bị đóng băng trong những cái bồn, vì vậy phải đập bể băng để rửa, và chúng tôi phải dùng nước đá giống như dùng xà-phòng. Thỉnh thoảng hai hoặc ba ngày hầu như mới dám rửa mặt. Cuộc sống cực khổ. CÁi lạnh làm suy yếu tinh thần chúng tôi, mỗi ngày càng thấp hơn. DÙ vậy, tôi cố gắng vượt qua tất cả những điều nầy, càng lúc càng từ bỏ mình đi nhiều hơn. Tôi đã ngạc nhiên khi khám phá tôi đang khóc. Suốt thời gian nầy, không ai có thể an ủi tôi. Tôi nhớ một lần, cha Carlo bực mình vì tôi gây náo động, ông tiến về phía tôi và bắt đầu vả mặt tôi, lấy gậy thúc vào tôi, thậm chí đá tôi nữa. Tôi phải nói rằng những cú đánh tàn nhẫn đó đã đạt kết quả mong muốn. Từ lúc đó, tôi quyết định sống đời chủng viện, dù nó hầu như không vừa ý tôi.

Một điều tôi nhận biết ngay là tôi không thể tâm sự với ai và không có ai để làm bạn. Hình như gián điệp ở khắp nơi. Vẫn còn những việc đáng nhớ trong bốn năm đầu ở chủng viện. Tháng 9-1932, tôi rời chủng viện để tập sự ở một nơi. Theo luật tập sự của dòng tu Các Thầy Nhỏ Của Thánh Francis, ngày mà một người nhậm chức, người đó sẽ được ban một tên mới. Vì vậy, từ ngày đó, tôi được biết đến với tên “cha Felice” (cha sung sướng). Tôi nhớ đến sự buồn chán kinh khủng làm cho việc tập sự của tôi khó khăn. Sự buồn chán đến từ cảnh ănkj ngồi rồi gượng ép bắt nguồn từ cảnh cô đơn giả dối. Dù những người tập sự là một nhóm làm như đang lớn lên trong đường lối của Đức Chúa Trời, mmà thật ra họ nghi ngờ nhau, ganh tị nhau với những nhỏ nhặt dẫn tới sự đố kỵ, tranh chấp, thô lỗ.

Năm tập sự của tôi kết thúc với lễ “xưng tội đơn sơ” vào ngày 4-10-1933. Ngày 7-7-1940, tôi được phong chức Linh mục. Tôi nhận được những lời chúc mừng từ vị Giám mục, các bể Trên của tôi, và các Linh mục là những người có mặt. Tôi rất sung sướng và ngây ngất. Cuối cùng tôi đã làm một Linh mục. Tuy nhiên, đối với tôi, Lễ Misa của tôi là một sự lừa dối đáng buồn. Hình như đối với tôi, đơn thuần là một vở kịch mà tôi được phong chức để làm không có sự vui vẻ, không có sự thỏa lòng thuộc linh. Đức Chúa Trời hiện diện ở nơi nào để tôi nhận được lời hứa được cứu trong đường chánh đáng? Không có gì cả trừ ra là nghi lễ, chỉ là một sự trống rỗng.

Sau mấy năm tại Tu viện Thánh Francis tại Assisi, nơi tôi dạy lịch sử nước Ý, Địa lý và Tôn giáo đủ các trình độ sơ trung cấp, tôi đến Tu viện tại Bisignane (Casenza), rồi tiếp đến tu viện tại Reggie Clabria. Tại đó lần đầu tiên tôi đối mặt với những Cơ-Đốc nhân Tin Lành. Ngày 15-8-1945, đang khi đi ngang qua trước nhà thờ Tin Lành Báp-tít tại Reggie Calabria, thình lình tôi cảm thấy mọt sự mong muốn mạnh mẽ vào thăm vị Mục sư quản nhiệm. Cuối cùng, một ngày tôi tìm được can đảm để viết thư cho vị Mục sư, tỏ ý muốn gặp ông. Mục sư Salvatore Tortorelli trả lời thư cho tôi: “Mời đến, hoan nghinh ông đến thăm tôi, theo thuận tiện của ông”. Vị Mục sư khuyên tôi đọc Kinh thánh, ông nói: “Hãy đọc Kinh thánh cách đơn thành và không định kiến”.Trở về tu viện và tôi bắt đầu đọc Kinh thánh tiếng Ý. Đối với tâm linh và linh hồn tôi, Kinh thánh như một nguồn suối cho một người khao khát, tôi như người mù được mở mắt. Mỗi trang đem đến một sự ngạc nhiên và ánh sáng mới, những cửa số được mở ra cho các bức tường nhà tù. Một ngày kia tôi nói với Mục sư  Tortorelli cảm nghĩ của tôi: “Điều đó có thể sao?”, tôi tự lặp lại, “Có thể nào tôi sống qua nhiều năm mà không bao giờ biết những điều kỳ diệu nầy”. “Chúa đang gọi ông ra khỏi sự giả dối. Hãy rời bỏ mọi sự và trở lại với Phúc âm của Chúa Jêsus Christ”. Có hai chướng ngạì ngăn tôi rời bỏ tu viện kín. Trước hết có sự xấu hổ vì bị khinh như một người mất quyền công dân, một Linh mục bị lột áo. Thứ hai, sự cản trở tôi rời tu viện là sự mạo hiểm bước ra để đi vào một thế giới mà tôi chưa từng biết, không có sự bảo đảm hoặc bất cứ việc làm nào. Điểm cuối cùng nầy chủ yếu nhất là từ điều khoản thứ 5 của giao ước giữa Chánh quyền với Vatican: cấm thuê muớc các Linh mục qui đạo, với những điều kiện như vậy, tôi không thể tập trung đủ can đảm rời bỏ tu viện.

Sau đó không lâu, tôi được chuyển đến tu viện tại Staletti. Một ngày kia, đang đi xuống đường ở Staletti, tôi nghe một người gọi, quay lại, tôi thấy một nông dân nhà quê đang ra hiệu cho tôi dừng lại ra dấu muốn nói chuyện với tôi. “Tôi mang đến cho ông lời chức mừng từ Mục sư của Hội thánh Báp-tít tại Reggie Calabria. Tôi đã ở đó một tuần trước, và vị Mục sư nói với tôi rằng một vị Linh mục tên là Guido Scalzi có cảm tình với Tin Lành ở quê tôi”. Người nông dân tiếp tục giải thích rằng ông thuộc cộng đồng Cơ-Đốc tại Gasperina, cách đây 6 Km, và Mục sư của người nông dân đó tên Domenico Fuiginiti sẽ rất vui để gặp tôi. Tôi nói với người nông dân đó là tôi cũng rất vui để gặp Mục sư của ông.

Vài ngày sau, buổi hẹn đến. Rời nhà ban đêm, tôi đi đến một địa điểm gặp thích hợp. Ngôi nhà nhỏ và đồ đạc rất đơn giản như hầu hết những ngôi nhà của các nông dân nhà quê, có một cái bàn với vài cái ghế, một lò sưởi, và gần bên là cái khay nhồi bột, hai người sàng bột đang rây bột làm bánh mì. Gần lò sưởi, trên tường treo những cái chậu, lọ, xoong chảo. Qua cửa sổ, người ta có thể thấy một phòng khác dùng làm phòng ngủ. Vị Mục sư không gây ấn tượng tốt buổi đầu cho tôi. Ông mặc bộ đồ veston giản dị không cà-vạt. Người ta có thể nghĩ ông là một nông dân bình thường. Trong khi Mục sư Domenico Fulginiti được giới thiệu với tôi, tôi tự nghĩ, “Mục sư là loại người thể nầy sao?”. Tôi nghĩ rằng ngay bất cứ lúc nào ông cũng sẽ rút quyển Kinh thánh ra làm chứng cho tôi, nhưng thay vì thế, ông nhìn tôi với đầy thương mến và nói: “Bây giờ đây ông đã biết hết mọi điều cần biết về Đức Chúa Trời. Nhu cần của ông là sự cứu rỗi. Chúa Jêsus muốn cứu ông. Chúa Jêsus đã chết trên thập tự giá để cứu linh hồn ông” Mục sư tiếp tục nói với tôi về “sự sanh lại” nhận được nhờ đức tin trong Huyết Chúa Jêsus. Ông thuật cho tôi nghe câu chuyện về Ni-cô-đem là người tìm Chúa Jêsus vào ban đêm, rồi ông lặp lại lời Chúa Jêsus phán: “Ngươi là giáo sư của dân Giu-đa mà không biết những điều đó sao?” Tôi tự nghĩ, giá mà tôi có thể được “sanh lại”. Giá mà tôi có thể được sanh lại để xóa hết tất cả quá khứ đầy đau đớn, sai lầm của tôi, tất cả dối trá, tội lỗi, rác tưởi và bùn dơ đã tích lũy trong linh hồn tôi, bắt đầu cuộc sống mới, thánh khiết trước mặt Đức Chúa Trời và loài người.

“Ông phải sanh lại”, người nông dân lặp lại với tôi cách thân ái. Tôi không biết phải nói gì, nhưng tôi sẵn sàng đồng ý khi ông tiếp tục những lời thuyết phục quan trọng. Ông không dùng giọng điệu hoa mỹ của một giáo sư. Sau đó một chút, ông đứng dậy và nói: “Nếu ông không quan tâm, chúng ta có thể cầu nguyện trước khi chia tay không?” Tôi trả lời: “Dĩ nhiên, chúng ta có thể cầu nguyện”. Ông quỳ xuống  và đưa tay lên trời trong khi nhắm mắt cầu nguyện. Mắt tôi mở rộng. Ông bắt đầu cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngà đã ban cho tôi cơ hội được nghe những lời của sự cứu rỗi. Ông xin Đức Chúa Trời tiếp tục công việc của Ngài trong tôi, tẩy sạch tội lỗi trong lòng tôi và rửa sạch linh hồn tôi bởi Huyết báu của Chúa Jêsus – Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời - Đấng đã chết trên cây thập tự trả giá cứu chuộc linh hồn tôi. Ông tiếp tục cầu nguyện một lúc lâu. Dĩ nhiên tôi cũng miễn cưỡng quý cầu nguyện với chủ nghĩa hoài nghi, mỉm cười khi ông ấy ám chỉ tội lỗi tôi. Ông ấy có thể biết gì? Tôi cứ nhìn ông ấy tiếp tục nhắm mắt đưa tay lên trời cách khẩn thiết. Sức mạnh lời cầu nguyện của ông phát ra từ bên trong con người của ông. Một lời cầu nguyện đầy đức tin. Tôi chưa bao giờ nghe một lời cầu nguyện giống như vậy. Tuy thế, sự cầu nguyện đó hình như là một sự cầu nguyện thật, đáp ứng đầy đủ với những sự dạy dỗ của Chúa Jêsus đã cảnh cáo chống sự lặp đi lặp lại cách máy móc, nhưng khích lệ những lời cầu nguyện theo nhu cần trước mắt. Điều gì có thể cấp bách hơn cho linh hồn tôi bằng sự cứu rỗi?

Thình lình tôi nhắm mắt lại và suộc sống quá khứ của tôi chợt hiện lên trước mắt tôi. Tất cả tội lỗi tôi, tất cả thói hư tật xấu, kiêu ngạo, dâm dục, giả hình, dối trá và nhiều điều khác của tôi. Tôi thấy chính mình được phủ lên những lớp tội lỗi, như một người bịnh phung gớm ghiếc phủ lên. Tình trạng của tôi làm tôi khiếp sợ. Với sự đau đớn, tôi tự nghĩ làm cách nào tôi có thể tự giải thoát tình trạng ngột ngạt nầy, khỏi mọi tội lỗi của tôi? Trong lúc khẩn trương, tôi nhớ đến những lời cầu nguyện nào đó đề cập đến trong lời cầu nguyện lúc đầu: “Huyết của Chúa Jêsus làm sạch mọi tội của chúng ta”. Do đó, tôi hiểu những lời nầy có nghĩa là sự giải thoát thật, nên tôi thực hiện một quyết định dứt khoát là từ bỏ chính mình và giao phó mọi sự vào tay của Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa tôi, liều mình tìm kiếm sự cứu giú của Chúa – “Lạy Chúa, hãy thương xót con là người có tội. Hãy cứu lấy linh hồn con”. Tôi đang bước đi trong cơn khủng hoảng lớn lao. Một phương diện, tôi đã thấy cuộc sống hiện tại của tôi, vui mừng, được an ủi; tôi thấy những bà con, anh em và tất cả những người mong đợi tôi làm một điều gì. Một phương diện khác, chưa biết đến, một cuộc sống của việc làm và tế lễ, tôi thấy Chúa Jêsus mở rộng vòng tay đón nhận tôi đến với Ngài, ban cho tôi một tấm lòng mới, một tâm linh mới, một đời sống mới đầy ân điển, yêu thương và bình an của Chúa. Tôi đã chọn Chúa Jêsus. Trong lúc đó, ngay sau khi quyết định, tôi cảm thấy bình an trong lòng. Lần đầu tiên trong đời sống, tôi cảm thấy một sự hiện diện thật sự của Chúa Jêsus, Chúa đã ở với tôi trong căn phòng đơn sơ đó; Chúa tiếp nhân sự ăn năn của tôi; Chúa nhận tôi cho chính Ngài và phán với tôi. Tiếng Chúa ngọt ngào cho tai tôi, Ngài làm lòng lo lắng của tôi được yên tĩnh; sự tối tăm biến mất trong tâm trí tôi. Chúa hiện diện cách sống động trong tôi, tôi có cảm thưởng nếu tôi đưa tay ra, tôi có thể chạm đến Ngài. Chính Chúa, Ngài là Chúa tôi, Chủ của tôi. Chính Chúa Jêsus. Anh Fulginiti đã nhận ra một điều gì đó rất quan trọng đã xảy ra trong tôi và đó là Chúa đã nhậm lời cầu nguyện. Anh ôm lấy tôi và nói: “Chúa đã chạm đến lòng ông, cánh tay Chúa hoàn toàn bao bọc ông; đừng trì hoãn. Ai biết rằng ông sẽ lại có cơ hội một lần khác nghe được lời mời của Chúa Jêsus. Kẻ thù nghịch sẽ luôn gắng sức ngăn cản ông bước vào con đường cứ rỗi”. Với đôi mắt đẫm lệ, tôi trả lời ông ấy: “Anh ơi, tôi đã quyết định phục vụ Chúa dù sống hoặc chết”.

Từ khi tôi qui đạo và kìa khỏi Giáo hội Công giáo Lamã, tôi đã có một công việc đặc biệt là làm Mục sư Giáo sĩ, một nhà truyền giáo và sáng lập viên, cũng là Giám đốc của “La Voce Della Speranza” (Tiếng Nói Hi Vọng) được phát thanh trên nhiều đài phát thanh ở Mỹ và Âu châu.

Do Linh mục qui đạo Guido Scalzi

 
 
Hôm Qua, Là Một Linh Mục -
Hôm Nay Là Nhà Truyền Giáo
Lời chứng cá nhân của Dario A. Santamaria,
một Linh mục trở lại với Tin Lành
 
 
Tôi sinh ra ở Bello, Antioquio, Columbia, vào ngày 22-7-1942. Lần đầu tiên tôi đi học ở trường Manuel Jose Caicido, do Các Sư Huynh Công giáo Lamã dạy, công việc của Dòng tu là dạy trẻ. Tại đây, tôi học sáu năm. Sau đó tôi học ở trường của Các Linh mục Salesian trong năm năm. Năm cuối trung học, tôi học ở Bogota, thủ đô của Columbia, với các Linh mục dòng Đa-minh.

Rồi tôi nhận học vị Tú tài triết. Ngày 8-12, tôi nhận Lễ phục của dòng tu Các Thầy Giảng, ccũng có tên Đa-Minh. Vào ngày đó tôi bắt đầu tập sự. Tôi mặc áo dài trắng và áo choàng nâu tập sự. Đầu tôi được hớt ngắn ngang trán. Suốt năm đó, tôi học luật căn bản, tập quán, những nghĩa vụ và đặc ân của đời sống tôn giáo trong Giáo hội Công giáo Lamã.

Phải làm việc cực khổ trong năm đó, ăn uống hạn chế và không được nói chuyện với người bên ngoài. Chúng tôi không bao giờ được phép ăn thịt, trừ một số ngàn lễ nào đó. Mỗi thứ sáu, chúng tôi phải kiêng ăn. Mỗi ngày chúng tôi phải cầu nguyện, hát Thi thiên bằng tiếng La-tinh. Mỗi ngày phải dậy lúc 4 giờ sáng và giữ yên lặng đến 12 giờ 30. Mỗi sáng Chúa nhật, chúng tôi phải xưng tội trước các bạn đồng lớp cũng như trước các bề trên của chúng tôi. Thường những người phạm tôi phải nằm nơi ngạch cửa chỗ các Linh mục đàn anh bước ngang qua. Thế rồi, tôi lập lời khấn dòng thêm ba năm trong dòng tu. Ngay lập tức, tôi bắt đầu học Triết. Suốt ba năm, tôi dùng thì giờ nghiên cứu Siêu hình học, vũ trụ học, tâm lý học, Phương pháp học, Lịch sử Triết học, Hi-văn, và Hi-bá-lai văn. Sau đó, tôi giữ lời khấn dòng nghiêm túc. Tôi bắt đầu học Thần học. Năm 1961, tôi gặp hầu hết những nhà tư tưởng cấp tiến của Giáo hội Công giáo Lamã. Cuối năm, tôi nhận học vị đầu tiên của tôi, và ấy là một bước trong nấc thang Giáo hội.

Trong năm học Thần học thứ hai, tôi nhận hơn hai học vị hoặc hai cấp trong tiêu chuẩn Công giáo Lamã, tôi học các giáo điều, lịch sử và giáo lý Ba Ngôi. Tôi nhận những chức vị chuyên môn đầu tiên, đó là phụ tá - trợ tế. Cuối năm tôi học luật đạo đức và công việc chăn bầy, được phong chức Linh mục của Giáo hội Công giáo Lamã.
Nhưng Chúa đã gọi tôi theo một con đường mới, và tôi muốn nói với các bạn những điều đã xảy ra trong tôi, khi tôi đang chuẩn bị những năm nầy. Tôi đọc một bài về Kinh thánh do Donoso Cortez viết, một tác giả người Tây Ban Nha, trong đó ông nói về sự vĩ đại của Kinh thánh và sự góp phần của Kinh thánh và văn chương thế giới. Ông kết luận với một câu nói về Kinh thánh là Sách của Đức Chúa Trời dành cho loài người. Tôi hiểu rằng sự quan trọng của Kinh thánh là Sách dành cho sự cứu rỗi.

Trong nhà tôi có quyển Kinh thánh đẹp, chúng tôi đã ghi trong đó những lễ cưới, những tang lễ, và ngày sanh. Kinh thánh là chứng nhân yên lặng đối với những sinh hoạt gia đình chúng tôi, một chứng nhânkj bao giờ trò chuyện với chúng tôi, bởi vì chúng tôi không bao giờ được dạy phải đọc Kinh thánh. Tôi bắt đầu đọc vài phần và nhiều nghi ngờ hình thành trong tôi, tôi muốn giải quyết những nghi ngờ đó. Tôi tin rằng phải tiếp cận với những người sống theo Kinh thánh dạy. Vì vậy, tôi đến gặp một người bạn Cơ-Đốc Tin Lành và tôi đã mua một quyển Kinh thánh, cũng như có nhiều buổi thảo luận với người bạn. Tôi nhận những bài học thích hợp với những câu hỏi của tôi, nhưng có nhiều câu hỏi chưa được giải quyết.

Môt lần, tôi đến với một buỏi nhóm của thanh niên Tin Lành, tôi ngạc nhiên về sự hiểu biết Kinh thánh của những người nầy. Vào ngày sinh nhật của tôi, người bạn Tin Lành tặng tôi một thẻ Kinh thánh với câu trong Giăng 3:16 ghi trên đó. Câu nầy trở nên chìa khóa của đời sống tôi, “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, kkj bị hư mất, mà được sự sống đời đời”. Tôi đã vào chủng viện vì nghĩ rằng qua cách đó, tôi có thể dâng mình cho Chúa. Tôi đã chọn một trong những dòng tu cao quý nhất của Giáo hội, vì những Thần học gia, những giảng sư, và sự thờ phượng của dòng tu ở trong sự che chở của niềm tin Công giáo Lamã, đó là dòng tu Thomas Aquinas, và cũng là dòng tu của Tôn giáo Pháp Đình. Nhưng tôi không tìm được bình an trong chủng viện.

Chúa luôn luôn giữ tôi trong câu Giăng 3:16 nầy. Tôi bắt đầu tự nghĩ tại sao tôi ở trong tu viện, nếu Chúa có thể cứu tôi trọn vẹn. Tất cả những sự thực hành của tu viện và nhà thờ là phụ và không cần thiết nếu sự cứu rỗi là bởi đức tin. Tôi thử tìm kiếm những nghi thức của Giáo hội trong các sácch Phúc âm, và nghi ngờ nầy lớn lên trong nghi ngờ khác.
Tôi đã tập thói quen đọc Tân Ước trng tiếng Hi-lạp từ năm học thứ hai của tôi. Những bản dịch nào đó trong thư Rôma và Galati hình như rất lạ đối với tôi. Con đường cứu rỗi bởi đức tin hình như an toàn đối với Cơ-Đốc nhân. Nhưng khi tôi yêu cầu Giáo sư giải kinh của tôi quan tâm đến những nghi ngờ nầy, ông trả lời bằng những lời của Thánh John Chrysostom: “Tôi đọc thư của Phao-lô càng nhiều, tôi càng hiều ít hơn”. Nghi ngờ của tôi trở nên rất lớn, vì chúng đã tạo một bóng đêm cho tôi. Lúc đó tôi không tin sự phục sinh của Chúa Jêsus, bởi vì tôi có Bultman làm hướng dẫn có thẩm quyền đối với tôi.

Qau nghiên cứu sâu hơn về Kinh thánh, tôi được thoát khỏi những nghi ngờ nầy. Thư I Côrintô 15:14 trả lời chắc chắn cho tôi: “Lại nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì sự giảng dạy của chúng tôi ra luống công, và đức tin anh em cũng vô ích”. Sự phục sinh của Đấng Christ trở thành một sự kiện lịch sử quan trọng nhất của đời sống tôi. Tôi đã là một người Tin Lành trong lòng. Tôi không tin lễ nghi của Giáo hội, mặc dù tôi vẫn thi hành. Rồi tôi bắt đầu tin rằng toàn bộ đời sống tôi à một sự dối trá. Tôi đang sống một đời sống mà bây giờ tôi không tin.

Do đó, một buổi chiều, tôi đến thăm một Mục sư Tin Lành suốt trong kỳ nghỉ hè đầu tiên tại nhà sau bảy năm. Chúng tôi cùng học Kinh thánh, tin Kinh thánh, thế thì tôi phải làm gì? Chúng tôi cùng cầu nguyện và tôi tiếp nhận Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa và Chúa toàn quyền trên đời sống của tôi. Bây giờ tôi là một người mới.
Sau việc nầy, nhiều nan đề xảy đến, đặc biệt liên hệ đến gia đình tôi, bởi vì một gia đình có một Linh mục trong nhà tốt hơn dâng một bàn thờ bằng vàng cho nhà thờ. Cha tôi nói: “Trong 200 năm, gia đình Santamaria không bao giờ có kẻ giết người, không có một tên trộm, không có người mại dâm hoặc một người Tin Lành – con là người thứ nhất”. Tôi phải từ bỏ một gia đình yêu quý với sáu người vì mục đích Phúc âm, nhưng tôi được lợi có môt gia đình bàng ngàn tín đồ thật trong Chúa Jêsus Christ.
Các cấp thẩm quyền của Giáo hội Công giáo Lamã tìm cách bỏ tù tôi, nhưng nhiều nhà truyền giáo và tín đồ đã được tái sanh đã đứng với tôi, và Chúa đã giải cứu tôi cách kỳ diệu. Tôi phải rời Columbia, nhưng Chúa đã cung cấp mọi nhu cần của tôi và mở đường cho tôi học Lời Chúa tại Chủng viện Kinh thánh.

Bây giờ Chúa đặt g1nh nặng trong lòng tôi về dân tộc Tây Ban Nha và tôi đang làm việc như một nhà Truyền giáo tại Tây Ban Nha, dưới sự dẫn dắt của Trung Tâm Qui Đạo, tìm cách đem ánh sáng Phúc âm đến với những tấm lòng người Tây Ban Nha tối tăm. Tôi cần sự cầu nguyện của các bạn hằng ngày để nhiều người Tây Ban Nha sẽ tìm được sự bình an trong Chúa Jêsus. “Vậy, chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta” (Rôma 5:1)

Do Linh mục qui đạo Dario A. Santamaria

 

Từ Lamã Đến Đấng Christ
Lời chứng cá nhân của Mark Pena,

một Linh mục trở lại với Tin Lành

 
Tôi tên Mark Pena. Tôi được sanh ra trong thành phố nhỏ tại Burgos, được gọi là Villamediana de Lomas, Tây Ban Nha.
Vì muốn trở nên một nhà truyền giáo, tôi quyết định bước vào thời kỳ tập sự để làm một Linh mục của Giáo hội Công giáo Lamã.
Tôi bắt đầu tập sự ngày 24-7-1949. Sau một năm một ngày chúng tôi phải thề hứa với Đức Chúa Trời trước Cộng Đoàn Thánh nguyện một năm sống nghèo khổ, trinh bạch và vâng phục. Qua thánh lễ, chúng tôi bắt đầu làm một thành viên của dòng tu của Các Nhà Truyền Giáo Hiến Mình của Trinh Nữ Ma-ri. Sau Lễ nầy, chúng tôi được chuyển đến Madrid, chủng viện chuyên môn của dòng tu tại Pozuel de Alarcon, nơi đó chúng tôi phải học hai năm Triết và bốnnăm Thần để làm Linh mục.

Sau ba năm, đến lúc cần dâng trọn đời sống chúng tôi cho lời nguyện sống nghèo, trinh bạch và vâng phục. Trước khi tới kỳ lễ, chủng sinh phải trèo nhiều nấc thang lên đỉnh. Những nấc thang đó được gọi là Những Phẩm Trật: Tiểu Phẩm Trật và Đại Phẩm Trật. Lễ bắt đầu với Lễ Cạo Đầu suốt năm thứ nhất Thần học. Rồi tiếp theo các giới luật khác.
Ngày 17-3-1956, trong nhà thờ của Chủng viện tại Madrid, cùng với bốn người bạn đồng lớp, tôi được thụ phong Linh mục từ tay Giám mục ở Madrid-Alaca, là Tiến sĩ Eyjo Garay, Giáo trưởng Đông Ấn.
Lễ Misa đầu tiên tôi cử hành trong nhà thờ tại Religissas de San Jse de Cluny, tại Pozelo de Alarcon, vào Chúa nhật 18-3-1956. Với cảm xúc lớn lao bên ngoài và tuyệt vời đối với Lễ Misa đầu tiên nầy. Tôi nhớ đến sự dũng cảm của tôi để không làm hỏng một nghi thức hoặc thánh lễ nào. Nhưng bây giờ hầu như tôi phải la to lên rằng: “Công vụ thờ phượng vĩ đại nhất trong Giáo hội Công giáo Lamã chỉ là một loại hài kịch hằng ngày, một vở kịch nghiêm trang, nhưng chỉ là một vở kịch”. John Knox nguyên là một Linh mục Giáo hội Công giáo Lamã, sau khi trở lại với Chúa Jêsus Christ, đã trở nên một nhà lãnh đạo quan trọng của Hội thánh Trưởng lão, đã nói: “Lễ Misa là một sự báng bổ”.

Lễ Misa đầu tiên với gia đình ở thành phố quê nhà là một điều quan trọng trong cách nhìn của con người đối với thành phố nhỏ của tôi. Mọi người sống hai ngày cảm xúc cao độ và lễ hội suốt ngày 8 và 9 tháng 7-1956. Pháo hoa, âm nhạc, trưng bày hoa, trò chơi, vui vẻ. Tôi là Linh mục đầu tiên của thành phố đó, và vì vậy đó là niềm hãnh diện cho tất cả các gia đình.

Tôi phục vụ như một Giáo sư Ngữ văn Tây Ban Nha và âm nhạc cho năm thứ năm, tiếng La-tinh và Pháp văn cho năm thứ tư, nhưng tôi thích chuẩn bị bài giảng Chúa nhật cho Lễ Misa lúc 11 giờ trong nhà thờ chúng tôi.
Khi vị Giáo trưởng trong tỉnh biết những mong ước truyền giáo của tôi, ông dành riêng cho tôi cùng với một Linh mục hiến thân khác làm phụ tá Chủ chăn của giáo xứ nghèo và cực khổ trong thành phố Badajoz. Ngày 14-11-1958, tôi đến giáo xứ Đức Bà Thăng Thiên Của Chúng ta tại Badajoz được thành lập bởi dân chúng khu ngoại ô rộng lớn với cảnh nghèo vật chất lẫn thuộc linh. Có trên 9.000 linh hồn. Qua ba năm, tôi làm việc trong giáo xứ với niềm vui, thỏa lòng và mọi người vui lòng. Thành thật mà nói họ hãnh diện về tôi. Tôi yêu thương họ và tìm cách chinh phục họ bằng mọi cách.

Càng lúc tôi càng cảm thấy gánh nặng tội lỗi tôi, và nhận ra rằng không có sự bảo đảm tha thứ qua những sự xưng tội và thi hành các bí tích Giáo hội Công giáo Lamã. Tôi cảm thấy bị hư mất đời đời. Lễ Misa và những nghi lễ khác trở nên vô nghĩa. Tôi xác định phải rời chức vụ Linh mục để vào đời, làm công việc truyền giáo thế tục và “hưởng thụ cuộc sống”.

Càng  lúc tôi càng cảm thấy không thỏa lòng với Lễ Misa và tình trạng trống rỗng thuộc linh của Giáo hội Công giáo Lamã. Tôi tiếp xúc với một Mục sư Tin Lành ở Madrid là Alberto Arajo Fernander. Tôi không biết ông, nhưng được nghe nói rằng ông là một người khôn ngoan và là một Cơ-Đốc nhân chân chính. Cuộc tiếp xúc lần đầu với ông rất đơn giản và thân mật. Đa số những người Công giáo Lamã, ít nhất là ở Tây Ban Nha đã nghĩ rằng những người Tin Lành cải chánh giống như những vi trùng. Ông để tôi giải thích nan đề của tôi, và với sự khôn ngoan, yêu thương trước một người vô danh như tôi, ông hướng dẫn và khích lệ tôi dùng nhiều thì giờ đọc Tân Ước. Chúng tôi trao đổi thường xuyên.

Tháng 2-1962, tôi quyết định làm một bước quan trọng, rời bỏ chức vụ Linh mục của Giáo hội Công giáo Lamã. Tôi không thể tiếp tục trong chỗ chỉ có chủ nghĩa nghi thức lạt lẽo, như đã chép: “Bề ngoài giữ điều nhơn đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhơn đức đó” (II Timôthê 3:5). Tôi viết thư cho Mục sư Arajo, yêu cầu ông tìm cho tôi một chỗ có thể ẩn náu, và một thư gởi cho một Mục sư khác ở Bibao, là Juan Eizaguirre, cũng yêu cầu giống như vậy, bởi vì là cơ hội đầu tiên tôi quyết định rời bỏ chức vụ Linh mục.
Bề trên của tôi đã sắp xếp cho tôi giảng trong Lễ Hội Hiện Ra của Trinh nữ Fatima. Tôi đã chọn làm ngày giờ đó làm thì giờ rời bỏ chức vụ Linh mục và tình trạng tôn giáo của tôi. Tôi tới Madrid ngày 8-5-1962. Rồi tôi đi chuyến bay 3:30 đến Hà lan, lập tức rời hỏi Tây Ban Nha trước khi bề trên của tôi có thể biết tôi đào ngũ, báo cảnh sát đóng cửa biên giới Tây Ban Nhà đối với tôi.

Trong thời gian nầy, tôikj biết gì về sự cứu rỗi thật theo Kinh thánh. Nhưng tại Hà-lan, tôi sống với một gia đình Tin Lành cải chánh. Họ cùng đọc Kinh thánh và cầu nguyện trong những bữa ăn. Họ giới thiệu tôi với Tiến sĩ Hegger là một Linh mục trở lại với Tin Lành đang điều khiển công việc giúp các Linh mục muốn rời bỏ hệ thống Công giáo Lamã tại Hà-lan. Công việc đó được gọi là “Trên Đường Ngay Thẳng”, từ sự dẫn chứng trong sách Công vụ. Tiến sĩ Hegger khuyên tôi và trả lời nhiều câu hỏi về giáo lý từ Lời Đức Chúa Trời.

Một thời gian ngắn sau, tôi trở về Tây Ban Nha, theo đường từ Bồ Đào Nha để được an toàn, thăm mẹ tôi bị bịnh nặng đang lo lắng cho tôi. Chúa cho tôi sống an bình với gia đình một tháng và mẹ tôi khá hơn rất nhiều. Trên đường trở lại bằng xe lửa, tôi ở trong toa của tôi đọc Kinh thánh và ngợi khen Chúa. Trong thái độ ngợi khen nầy, những đoạn Kinh thánh đến với tôi nhấn mạnh Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa trọn vẹn, duy nhất, toàn năng, Ngài đã làm một của lễ trọn vẹn trên thập tự giá tại đồi Gô-gô-tha vì tội lỗi tôi không cần lặp lại; Chúa đã thay tôi mang lấy tội lỗi tôi, và cho tôi sự công nghĩa của Ngài. Trong phút chốc, tôi đã làm theo. Tôi dâng đời sống, linh hồn tôi cho Chúa và tiếp nhận Ngài, tin cậy Ngài làm Cứu Chúa và Chúa đời đời của tôi. Lời Đức Chúa Trời được ứng nghiệm trong đời sống tôi và lòng tôi: “Hết thảy các đấng tiên tri đều làm chứng nầy về Ngài rằng hễ ai tin Ngài thì được sự tha tội vìdanh Ngài” (Công vụ 10:43). Tội tôi đã được tha, linh hồn tôi đã được cứu, Thiên đàng là quê tôi; Đấng Christ là của tôi, và tôi thuộc Ngài đời đời.

Tôi trở lại Hà-lan, nơi đó tôi tiếp xúc với Trung Tâm Qui Đạo, số 18 West Eagle Road, Havertown, Pa. USA, đến Mỹ và học Lời Đức Chúa Trời. Chúa đã cho tôi sau một vài khó khăn, hangg 9-1963, tới được Mỹ theo đường Canada. Khi đó tôi bắt đầu học tại Chủng viện Thần học Đức tin và nhận vài môn đặc biệt ở Đại học Temple, hướng đến Học vị Cao học trong ngữ văn Tây Ban Nha.

Khúc Kinh thánh Rôma 10:1-4, “Hỡi anh em, sự ước ao trong lòng tôi và lời tôi vì dân Y-sơ-ra-ên cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời, ấy là cho họ được cứu. Vì tôi làm chứng cho họ rằng họ có lòng sốt sắng về Đức Chúa Trời, nhưng lòng sốt sắng đó là không phải theo trí khôn. Bởi họ không nhận biết sự công bình của Đức Chúa Trời và tìm cách lập sự công bình riêng của mình nên không chịu phục sự công bình của Đức Chúa Trời; vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình”.

Do Linh mục qui đạo Mark Pena

 

Mọi Sự Đều Trở Nên Mới
Lời chứng cá nhân của Gerald Walters,
một Linh mục trở lại với Tin Lành
“Phước cho những kẻ đói khát sự công bình, vì sẽ được no đủ… Phước cho những kẻ có lòng trong sạch,
vì sẽ thấy Đức Chúa Trời!” (Mathiơ 5:6, 8)
 
 

Trong trường hợp của tôi, tôi đã được giải cứu khỏi tội lỗi cùng một cách như Sau-lơ ở thành Tạt-sơ, bởi sự tể trị của Đức Chúa Trời. Trong khi đọc bài xưng tội của Thánh Augustine, Đức Chúa Trời đã đổ ân điển Ngài vào lòng tôi khi tôi đọc về sự trở lại Đạo của Augustine. Tôi bỏ sách xuống, đi đến giường và ngã quỵ

Sáng hôm sau, tôi thức dậy và nhận ra rằng “những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới” (II Côrintô 5:17). Đây không phải chỉ là kinh nghiệm nhất thời. Phải, thời gian cứ tiếp tục trôi đi, tôi thật sự tìm thấy những sự cũ qua đi, và mọi sự đều trở nên mới đối với tôi. Tôi đã nghe qua lời chứng của Augustine. Đức tin đến bởi sự người ta nghe Lời của Đức Chúa Trời là Kinh thánh, như Augustine đã nói và đời sống tôi trở thành một lời xưng tội với Đấng Christ. Tôi chưa bao giờ rơi trở lại tình trạng trước đây. Tôi thật sự trở nên tạo vật mới và không phải chỉ là một kinh nghiệm xảm xúc.

Sự tin chắc của tôi là “Đức Chúa Trời nhìn thấy trong lòng” (I Samuên 16:7), và vì thế người nào đi theo sự tin chắc của lòng mình sẽ được Đức Thánh Linh dẫn vào mọi lẽ thật (Giăng 16:13). Sự đói khát công bình ban cho chúng ta đảm bảo bước vào lẽ thật lớn hơn, vì ấy là một điều chân thật với chính chúng ta về những gì chúng ta thấy là thật, còn một điêu khác thực tế sau đó, để làm theo.

Luật gia tre tuổi giàu có đã gặp LẼ THẬT TRONG THÂN VỊ và người đã được mời theo Chúa, nhưng luật gia nầy không có lòng bán những điều mình có để ban cho người nghèo (Luca 18:22).
Những người Pha-ri-si đã bị Chúa Jêsus Christ quở trách rất nặng, vì họ biết luật rất rõ, nhưng chỉ là văn tự Luật pháp, mà không theo tinh thần của Luật pháp. Phao-lô nói VĂN TỰ làm cho chết, còn thần linh làm cho sống (II Côrintô 3:6).

Chúa Jêsus là Đấng Christ, Ngài là một thân vị có quyền đòi hỏi, Chúa đòi hỏi chúng ta dâng tất cả cho Ngài, không phải một phần. Vì vậy, có thể chúng ta cảm thấy sống không thoải mái. Chúa biết sự yếu đuối và những ràng buộc của chúng ta, Chúa thử luyện chúng ta qua những điều nầy và huấn luyện chúng ta cho đến khi NGÀI CHIẾM VỊ TRÍ ĐẦU NHẤT TRONG LÒNG CHÚNG TA. Một người đã nói: “HOẶC NGÀI LÀ VUA CỦA TẤT CẢ HOẶC NGÀI KHÔNG LÀ GÌ CẢ”.

Đây là câu hỏi chủ yếu nhất cho người muốn theo Chúa Jêsus: Bạn có sẵn sàng dâng tất cả của chính bạn cho Chúa Jêsus không?

Tôi sinh năm 1932 tại Batavia, New York, trong một gia đình Công giáo Lamã gương mẫu, thành phần trung  lưu, cha mẹ là người Công giáo Lamã chân thật, tôi nhỏ nhất trong ba anh em trai. Chúng tôi đến nhà thờ dự các thánh lễ rất rung tín, cũng như sống cuộc đời lương thiện. Lúc ở trường, tôi dự những buổi dạy giáo lý Công giáo Lamã, sau giờ học mỗi tuần một lần. Là một thanh niên, tôi ngã vào tội lỗi của xác thịt và không tìm được lối thoát.

Trong Lễ Misa mỗi Chúa nhật, vị Linh mục không bao giờ nói với hội chúng về trường hợp thất bại chung của chúng tôi, để chúng tôi cần “được sanh lại, được cứu nhờ ân điển, bởi đức tin” theo sách Giăng 3:3 và thư Ê-phê-sô 2:8. Vị Linh mục tin sự cứu rỗi tự động qua con đường “truyền sang” của phép bí tích rửa tội cho trẻ con.

Ông giảng như Phao-lô đã giảng: “Vì mọi người đều đã phạm tội, tiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời; và họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không bởi sự chuộc tội đã làm trọn  trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Rôma 3:23-24). Tôi muốn biết tôi có thể được tẩy sạch tội lỗi và có khả năng sống đời sống thánh khiết trong thế giới ô trọc nầy không. Nhưng thưa anh em yêu dấu, không vị Linh mục nào cho tôi một sứ điệp như vậy. Tôi không nói điều nầy trong cơn giận, nhưng trong sự đau buồn, và không phải chỉ cho chính tôi, mà cho tất cả hằng triệu người đã có sự bối rối như tôi, hoặc ngay cả người bị lạc mất vì chúng tôi đã được dạy một giáo lý cứu rỗi theo Luật pháp, máy móc, đặt nền tảng trên triết lý của Aristotle, được các học giả thần học thời Trung cổ áp dụng. Chúng tôi đã được dạy điều nầy từ quyển giáo lý Thần học của Tanquery, track 12, chương 4 và 5.

Đây là Chủng viện Christ là Vua, tại St. Bonaventure, New York, nơi tôi đang học từ 1953-1959, được phong chức bởi Giám mục Joseph A. Burke ngày 21 tháng 2 năm 1959, trong giáo khu Buffalo, New York.
Quan điểm của tôi không phải để thuyết phục các bạn rằng Thần học của tôi tốt hơn của các bạn, nhưng là chúng ta cần giảng một sứ điệp cứu rỗi cá nhân, một sự tiếp nhận Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết trên thập tự giá vì chúng ta. Khi sứ điệp nầy được giảng thật sự, bấy giờ, như tôi biết, đời sống được thay đổi hoàn toàn. Khi các bạn bị Đức Thánh Linh cáo trách về tội lỗi của các bạn, và khi các bạn biết sự cứu rỗi chỉ là bởi ân điển tối thượng của Chúa, Ngài sẽ tẩy sạch tội của các bạn và làm cho các bạn có khả năng để sống đời sống Cơ-Đốc! Các bạn phải được sanh lại, sanh lại từ trên cao, từ Đức Chúa Trời, để được vào Nước Đức Chúa Trời (Giăng 3:)

“Đức tin đến bởi việc nghe, và nghe Lời Đức Chúa Trời”

Kinh thánh là HÒn Đá góc của Tin Lành thật, một sự sanh lại thuộc linh, một sự biến đổi đời sống, một sự giải cứu thật khỏi sự trói buộc của tội lỗi, một sự chuyển đổi từ quyền lực tối tăm qua Nước của Con Yêu Dấu Ngài (Côlôse 1:13), “gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng” (I Phierơ 2:9). Khi một người đến tuổi hiểu biết, chúng ta phải cho họ sứ điệp cứu rỗi như Kinh thánh dạy. Bí tích rửa tội con trẻ không làm được điều đó. Sự xưng tội với Linh mục sẽ không làm được đều đó. Không có thánh lễ nào làm được điều đó. Sự cứu rỗi không phải là “của việc làm” như trong thư Ê-phê-sô 2:9, “hầu cho không ai khoe mình”. Như tôi đã giải thích qua đời sống tôi, nó là công việc tối thượng của Đức Chúa Trời mà tôi đã được cứu.

Tôit hấy những điều chính trong Kinh thánh và cũng thấy sự mặc khải của Đức Thánh Linh. Suốt hai năm đầu kinh nghiệm mới mẻ nầy, tôi xem xét tỉ mỉ Kinh thánh nói về sự cứu rỗi và báp-têm. Cuối hai năm nầy, tôi chịu báp-têm như một tín dồ mới tin Chúa lần đầu.

Chính Đức Thánh Linh đã chỉ ra cho tôi Ê-hê-sô 2:8, “được cứu nhờ ân điển bởi đức tin” và Rôma 10:17, “đức tin đến bởi sự người ta nghe”, và báp-têm bằng cách dìm trong nước theo kinh nghiệm cá nhân được cứu. Công vụ 8:36, Phi-líp nói rằng hoạn quan có thể chịu báp-têm; không phải chịu báp-têm để NHẬN ĐỨC TIN, hi vọng, sự nhân đức, và ân điển thánh hóa, như chúng ta đã học trong giáo điều Baltimore. Thư I Côrintô 2:12 dạy rằng: Chúng ta nhận “Thánh Linh từ Đức Chúa Trời đến, hầu cho được hiểu biết những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Đức Chúa Trời”.

Giáo hội Công giáo Lamã đánh mất sự nhận thức rằng Đức Thánh Linh bày tỏ cho chúng ta tính chất xác thực của Kinh thánh. Sự xức dầu của Đức Thánh Linh một lần nữa ban sự sống mới cho tất cả các giáo phái ‘như trong một Lễ Ngũ Tuần Mới’. D(ây là một dẫn chứng từ lời cầu nguyện mà Giáo hoàng John XXIII đã cầu nguyện cho Giáo hội Công giáo Lamã nhiều năm qua. Đức Chúa Trời đã trả lời sự cầu nguyện. Trong một cơ hội như tôi được đánh thức trong một buổi sáng, tôi đã thấy tâm linh trong tâm trí tôi những lời “hãy ghi nhớ điều nầy trong ký ức ngươi” (Ê-phê-sô 4:23). Một nhận thức tươi mới và đầy tràn dâng trào linh hồn tôi mà Lễ Misa thật trong ký ức tôi không phải là một sự tái hiện của đồi Gô-gô-tha.

Trên pương diện khác, Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã cảm thúc tôi trở về phòng và đọc Hê-bơ-rơ 7: - 10:, Đức Thánh Linh chỉ ra cho tôi bởi linh hướng soi sáng là Đấng Christ, thầy tế lễ của chúng ta, “không như những thầy tế lễ khác, cần phải hằng ngày dâng tế lễ, trước vì tội mình, sau vì tội dân; NGÀI LÀM VIỆC ĐÓ MỘT LẦN ĐỦ CẢ” (Hê-bơ-rơ 7:27). Câu nầy được ghi tám lần trong cùng một cách từ đoạn 7 đến đoạn 10, nhưng trước đó tôi không bao giờ thấy. Đó là sự soi sáng của Thánh Linh, “Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời – vì phải xem xét cách thiêng liêng” (I Côrintô 2:14).

Rời khỏi Lamã
Sau khi chịu báp-têm cùng với hai mươi người khác, tôi được mời chia sẻ kinh nghiệm nầy với những Linh mục khác, các bề trên của tôi ở giáo khu Buffalo. Họ nhận định rằng giáo lý cứu rỗi của tôi đã xa rời Giáo hội Công giáo Lamã. Khi chính Đức Thánh Linh điều khiển một điều gì và chịu trách nhiệm hoàn cảnh, sự đau thương được giải quyết, một sự êm dịu thổi vào các nan đề. Tôi đang bước đi từng bước, và đây chính là căn bản các bước khác.

Vâng lời Đức Chúa Trời có nghĩa là bước đi với Đức Chúa Trời, Ngài là Đức Chúa Trời vĩ đại, Ngài sẽ làm nên con đường êm dịu bằng phẳng, nhưng cũng có một số kinh nghiệm làm mệt mỏi. BỞi sự vâng lời Ê-phê-sô 5:18, “Phải đầy dẫy Đức Thánh Linh”. Tôi được đem vào một đời sống mới và kỳ diệu. Sau báp-têm và được trở về nhà cha mẹ tôi, qua Kinh thánh, Chúa đã cho tôi hiểu thấu những gì còn lại của hệ thống thánh lễ và mọi việc thuộc nguyên tắc đối với Giáo hội Công giáo Lamã.

Chế Độ Giáo Hoàng
Tôi muốn chia sẻ với bạn một vài quan điểm về giáo lý Công giáo Lamã thuộc chức vị tối cao của Giáo hoàng.
(1)   “Các sứ đồ vẫn ở tại thành Giê-ru-sa-lem, nghe tin xứ Sa-ma-ri đã nhận lấy Đạo Đức Chúa Trời, bèn sai Phi-e-rơ và Giăng đến đó”. Rõ ràng Kinh thánh tuyên bố rằng: “các sứ đồ sai Phi-e-rơ và Giăng”, không phải Phi-e-rơ sai người đi, mà chin ông được sai đi với Giăng (Công vụ 8:14).
(2)   Hơn nữa, các quyết định của Phi-e-rơ và Giăng là những quyết định của các sứ đồ cùng các Trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem được Phao-lô và Ti-mô-thê truyền đạt cho các nơi khác (Công vụ 15 và 16).
(3)   Phao-lô tuyên bố trong Ga-la-ti 2:1-2, ông cùng với Ba-na-ba và Tít đi đến thành Giê-ru-sa-lem “Gặp riêng các lãnh tụ Hội thánh” (Bản Diễn ý – ND), không đề cập đến Phi-e-rơ ban một lời quyết định nào.
(4)   Ga-la-ti 2:9 đề cập “Gia-cơ, Sê-pha (Phi-e-rơ) và Giăng là những người được tôn như cột trụ”. Không có sự phân chia đặc biệt dành cho Phi-e-rơ. Hơn nữa họ là ba sứ đồ đã được ở trên núi hóa hình. ‘
(5)   Phi-e-rơ tự nhận là sứ đồ (I Phi-e-rơ 1:1), và là “Trưởng lão” (I Phi-e-rơ 5:1), là “tôi tớ và sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ (II Phi-e-rơ 1:1)
(6)   Như rong Mathiơ 16:18, “Ngươi là Phi-e-rơ (petros) – Phi-e-rơ là một hòn đá nhỏ, như trong Giăng 1:42 – ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy (petra) – Chúa Jêsus là petra (Hòn Đá lớn, vầng đá).
“Ngươi sẽ được gọi là Sê-pha (nghĩa là Phi-e-rơ) – nghĩa là ‘hòn đá’ (petra). Trong Ma-thi-ơ 18:18 rõ ràng Chúa Jêsus đang phán với các môn đồ, là số nhiều, “Hễ điều gì mà các ngươi buộc ở dưới đất, thì cũng sẽ buộc ở trên trời, và điều gì các ngươi mở ở dưới đất, cũng sẽ mở ở trên trời”. Những lời trong đoạn 16 và 18, là Chúa Jêsus đang trang bị uy quyền cho các môn đồ đầu tiên, sự giải thích từ ngữ “đá” cách chung hoặc rộng rãi chính là sự tuyên xưng của Phi-e-rơ hoặc là chính Đấng Christ.
 Phi-e-rơ gọi tất cả người tin Chúa Jêsus là “hòn đá sống”, “và anh em cũng như đá sống được xây nên nhà thiêng liêng…” (I Phi-e-rơ 2:5), Chúa Jêsus là “Hòn Đá góc nhà” (I Phi-e-rơ 2:6-7). “Vì chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, là Đức Chúa Jêsus Christ” (I Côrintô 3:11).

Sự Vô Ngộ
Trong Ga-la-ti 2:11, Phao-lô chỉ trích Phi-e-rơ “tôi có can ngăn trước mặt người, vì là đáng trách lắm”. Câu 14 nói về Phi-e-rơ, Ba-na-ba và những người Do-thái khác. “Nhưng khi tôi thấy họ không đi ngay thẳng theo lẽ thật của Tin Lành…”. Phi-e-rơ không đi ngay thẳng trong lẽ thật của Tin Lành. Như vậy, Phi-e-rơ đã vô ngộ trong đức tin và đạo đức phải không??? Không có sự vô ngộ tự động cho bất cứ người nào, chỉ Đức Chúa Trời là không thể sai lầm (vô ngộ).
Tôir ất ngạc nhiên vì chúng ta đặt quá nhiều tin cậy vào một người và quá ít vào Đức Chúa Trời. Tôi tự tin như vậy bởi vì chúng ta không có đủ kinh nghiệm về Đức Chúa Trời Hằng Sống.

Tôi đã tìm thấy rằng Đức Thánh Linh đúng là Đấng có thể dắt tôi vào Kinh thánh và tỏ bày cho tôi thấy sự giải nghĩa mù mờ, sai lầm mà tôi đã mù quáng tiếp nhận từ con người. Bây giờ bởi Đức Thánh Linh, tôi có thể hiểu Lời Đức Chúa Trời, vì Kinh thánh giải thích Kinh thánh, như Thi thiên 36:9 phán: “Trong ánh sáng Chúa, chúng tôi thấy sự sáng”. Nhưng những yêu cầu nầy hoàn toàn tùy thuộc vào chính Đức Chúa Trời, ngay những điều Ngài đang tìm kiếm, không phải trong con người, nhưng trong Đức Chúa Trời, Chúa muốn Ngài là tất cả.

Châm ngôn 3:5-6, “Hãy hết lòng tin cậy Đức Giê-hô-va, chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con. Phàm trong các việc làm của con khá nhận biết Ngài, thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con”.
Galati 3:11 phán: “Người công bình sẽ sống bởi đức tin”.
Mục sư Gerald Walters (Linh mục qui đạo)
Charismatic Center
305 Lafayette Ave.

Buffalo, NY 14213 USA


 
 
Một Linh Mục, Nhưng …
Không Biết Đức Chúa Trời
Lời chứng cá nhân của Joseph Tremblay,
một Linh mục trở lại với Tin Lành
 
 
Đức Chúa Trời có thể cứu bất cứ người nào, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Bất cứ nơi nào mà con người được nói đến được tìm thấy, bất cứ người đó có nghề nghiệp chi, chủng tộc nào, trong thời đại của chúng ta. Đức Chúa Trời vẫn có thểncứu người biết ăn năn và tin nhận Chúa Jêsus để được cứu rỗi. Kinh nghiệm cá nhân tôi là một thí dụ cụ thể.

Tất cả bắt đầu từ năm 1964 tại Chile, trong khi tôi là một nhà truyền giáo trong Cộng Đồng Cácc Cha Tận Hiến thuộc Nữ Trinh Mary, và kết thúc ở Canada năm 1966. Điều gì xảy ra giữa hai thời điểm đó? Sự cứu rỗi linh hồn tôi. Đức Chúa Trời đã tìm và theo đuổi tôi từ lâu. Về phần tôi, tôi cũng muốn dâng mình cho Chúa. Tôi thật sự đã nghĩ như vậy bằng sự kiện tôi là thành viên trong tôn giáo mà tôi được sanh ra. Nhưng một ngày kia, Đức Chúa Trời đã mở mắt tôi, ban cho tôi hiểu biết về tội lỗi của tôi, cũng như con đường cứu rỗi của Ngài. Đây là cách điều đó xảy ra.

Tôi được sanh ra ở Quebec , Canada, năm 1924. Từ khi còn thơ ấu, cha mẹ đã khắc họa sự tôn kính rất lớn đối với Đức Chúa Trời trong tôi. Tôi mong ước phục vụ Đức Chúa Trời hết lòng theo khả năng tốt nhất của tôi, và dâng mình trọn vẹn cho Chúa để làm đẹp lòng Ngài, theo như lời sứ đồ Phao-lô nói: “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em” (Rôma 12:1). Sự mong ước làm đẹp lòng Chúa đã thúc đẩy  tôi quyết định vào Dòng Tu Thánh của Giáo hội Công giáo Lamã.

Sau nhiều năm học, tôi được phong chức Linh mục tại Lamã, nước ý. Một năm sau, tôi được sai làm một nhà truyền giáo tại Bolivia và Chile, nơi tôi phục vụ hơn 13 năm. Tôi rất thích cuộc sống đó và cố gắng làm trọn trách nhiệm cách tốt nhất mà tôi có thể. Tôi vui vì được kết bạn với tất cả những người đồng công. Nay cả khi họ đem sở thích nghiên cứu Kinh thánh của tôi làm sự châm biếm, họ mời tôi chia sẻ với họ những kết quả nghiên cứu của tôi để chứng minh họ tán thành. Khi họ gọi tôi là “Joe Kinh thánh”, tôi biết rằng họ ganh tị với tôi, mặc dù sự chế nhạo được che giấu qua vẻ mặt thâm trầm. Các giáodân của tôi đã biết đánh giá chức vụ của Lời Đức Chúa Trời, vì vậy họ thành lập những nhóm học Kinh thánh tại nhà. Chính tôi buộc phải sốt sắng học Kinh thánh để sửa soạn chính mình cho sự giảng dạy trong những buổi nhóm tại nhà riêng cũng như vào Chúa nhật.

Việc học Kinh thánh đến lúc đó đã là một sở thích, nhanh chóng trở thành một nghiệp vụ chuyên môn. Tôi nhận thức rõ ràng với những lẽ thật đã được dạy, và về phương diện khác, tôi đã khám phá Kinh thánh không viết một điều nào về những giáo điều mà tôi đã học. Sự nghiên cứu Kinh thánh của tôi tỏ ra tôi không biết Kinh thánh. Tôi đã đề nghị với các bề trên của tôi là tôi muốn nghiên cứu sâu hơ trong kỳ nghỉ hè đến. Trong khi đó, dòng tu Dòng Tên (Jesuit) ở Antofagasta mời tôi dạy Kinh thánh tại Trường Tiêu Chuẩn của Đại học do họ điều khiển. Tôi không biết tại sao họ biết sự quan tâm Kinh thánh của tôi. Dù sự chuẩn bị còn thiếu thốn, tôi vẫn nhận lời mời, biết rằng nhiệm vụ mới nầy sẽ đòi hỏi tôi nghiên cứu Lời Chúa càng nhiều hơn.

Biết bao nhiêu thì giờ ngày đêm được dành ra chuẩn bị cho các lớp học, những buổi nhóm, các bài giảng của tôi. Để giữ vững tinh thần, suốt thời gian đọc và học Kinh thánh, tôi có thói quen nghe nhạc. Tôi được tặng một máy thu thanh transistor nhỏ có thể nghe nhạc nền rất hay, âm thanh không bị biến đổi. Cứ như vậy cho đến một ngày kia, tôi nhận ra những bài ca tôn giáo đã đi vào trong tôi qua chiếc máy thu thanh nhỏ. Tôi nghe từ ngữ “Jêsus” lần nầy qua lần khác trong lúc tôi đang đọc Kinh thánh hoặc những bản chú giải. Bầu không khí rất thuận lợi, những bài thánh ca không kéo dài mãi, mà được tiếp theo bằng một bài đọc Kinh thánh ngắn. Câu cuối cùng làm tôi chú ý: “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời” (II Côrintô 5:21). Bài giảng kế đó được đặt nền tảng trên câu Kinh thánh nầy. Lúc đầu tôi bị cám dỗ đổi đài,, vì nó làm rối trí khi nghe một người giảng đang khi nghiên cứu Kinh thánh. Thêm vào đó, tôi tự nghĩ: “vị Mục sư nầy có thể giúp gì cho tôi, cho mọi người? Với trình độ của tôi, tôi có thể dạy ông ấy đôi điều mà”. Sau một lúc do dự, tôi quyết định nghe ông ấy nói gì… Và quả thật, tôi đã học một điều kỳ diệu nhất liên quan đến Thân Vị của Chúa Jêsus Christ. Tôi quá hổ thẹn khi biết cách không nghi ngờ rằng tôi không thể giảng như người đã giảng đó. Hình như Chúa Jêsus đang phán với tôi, đang ở trước mặt tôi. Tôi đã biết chút ít về Chúa Jêsus nầy là đề tài suy gẫm, nghiên cứu của tôi; tôi cảm thấy Chúa cách xa tôi. Đó là lần đầu tiên một cảm giác liên quan đến Chúa Jêsus Christ như vậy chưa từng được giới thiệu cho tôi. Chúa như người khách llạ đối với tôi. D(iều đó y như thể bản thể của tôi chỉ là trống rỗng; quanh đó tôi đã dựng nên một cấu trúc nguyên tắc, Thần học giáo điều rất đẹp, xây dựng rất tốt, rất nổi tiếng, nhưng chưa chạm đến linh hồn tôi, chưa thay đổi bản chất tôi. Tôi cảm thấy như có một sự trống rỗng to lớn trong lòng tôi. Mặc dù tôi tự tiếp tục nghiên cứu, nhồi nhét bằng việc đọc, cầu nguyện, suy gẫm, sự trống rỗng nầy theo thời gian càng trở nên trống rỗng lớn hơn.

Tôi tiếp tục nghe đài phát thanh nầy, mở các chương trình tôi có thể nghe. Tôi nghe nói đài nầy ở Quito, là đài HCJB. Tôi cũng nghe rằng đài phát thanh nầy dành riêng cho việc giảng Phúc âm cho toàn thế giới. Thỉnh thoảng tôi được liên hệ những gì tôi đã nghe và những cơ hội như vậy, tôi đã gởi thư đến đài để cảm ơn họ và xin thêm thông tin.
Một cú đánh mạnh hơn tất cả khi tôi nghe nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại qua một người về sự cứu rỗi bởi ân điển, đó là tất cả những gì ban cho người có lòng tin, không phải đến với con người để được cứu, mà là đến với Chúa Jêsus Christ, là Cứu Chúa duy nhất; người đó không thể khoe mình, những việc lành của người đó chỉ là giẻ rách bẩn thỉu, sự sống đời đời nhận được chỉ là món quà miễn phí, không phải phần thưởng trao đổi với những giá trị giành được, đó là một món quà vô giá mà Đức Chúa Trời ban cho người ăn năn tội và tiếp nhận Chúa Jêsus Christ vào lòng để Ngài làm Cứu Chúa của đời sống cá nhân mình. Tất cả những lời đó là mới mẻ cho tôi, trái với Thần học tôi đã được dạy: Thiên đàng và sự sống đời đời đạt tới được bằng phương tiện giá trị của một người, sự trung tín, việc lành và những tế lễ. Đây là những điều tôi đã làm trong nhiều năm qua. Kết quả những cố gắng của tôi là gì? Khi tôi xem xét câu hỏi nầy, tôi tự nói: ‘Tôi không tiến xa hơn. Nếu tôi phạm tội đáng chết, tôi sẽ đi địa ngục trong hoàn cảnh đó. Thần học mà tôi đã được dạy là sự cứu rỗi bởi việc làm và của lễ. Tôi khám phá một sự cứu rỗi miễn phí trong Kinh thánh. Thần học của tôi không bảo đảm sự cứu rỗi cho tôi, conk lại ban cho tôi sự bảo đảm. Tôi bị bối rối. Có lẽ tôi phải chấm dứt việc nghe các chương trình Tin Lành đó”. Cuộc chiến trong tôi đang dẫn tôi tới phần lớn sự sợ hãi. Thân thể và lòng tôi đau đớn: đau đầu, mất ngủ, sợ địa ngục. Tôi không còn muốn cử hành Lễ Misa cũng không muốn nghe xưng tội nữa. Linh hồn tôi có một nhu cần được tha thứ và an ủi lớn hơn tất cả những linh hồn khác mà tôi đã tiếp xúc. Tôi tránh xa mọi người.

Dù vậy, Đức Chúa Trời tiếp tục phán với tôi trong nơi sâu htẳm của tấm lòng đau khổ. Quá nhiều thắc mắc nổi lên trong tâm linh tôi; quá nhiều lo âu cháy âm ỉ trong lòng tôi. Lời Đức Chúa Trời trở nên sự giảicứu tôi, tỏa vào cảm xúc tôi một thứ hương thơm tươi mát. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16). “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, và họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không; bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Rôma 3:23-24). “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta” (Rôma 6:23). Nhiều câu khác đến trong trí của tôi, những câu mà bây giờ tôi biết là do tôi đã nghe thường xuyên trên đài phát thanh HCJB.

Tôi nảy ra ý là sẽ nói với bề trên của tôi, một người khôn ngoan và là một người cha thật sự cho mọi người. Ông đã quan tâm đến quan điểm của tôi. Ông nhận định tôi đã thay đổi; một sai lầm. Tôi nói với ông tại sao tôi thay đổi. Ông để tôi nói. Kết thúc sự xưng nhận của tôi, tôi đã nói với ông: “Con không chỉ muốn đọc và học Kinh thánh, nhưng cũng cố gắng làm cho cuộc sống của con thích ứng với Kinh thánh, sống theo những điều đã được viết trong Kinh thánh mà không có sự ép buộc của con người”. Câu trả lời rất mơ hồ. Ông không muốn làm tôi khó chịu. Ông khuyên tôi tiếp tục đọc Kinh thánh, nhưng nhắc tôi nhớ phải giữ vững sự trung thành với sự dạy dỗ của “Mẹ là Giáo hội Thánh” của chúng tôi, phải phục tùng những điều mình không hiểu. Tôi lắng nghe bề trên của tôi vớit ất cả lòng tôn kính vì tôi nở ơn ông. CHính ông cũng không chắc về sự cứu rỗi của ông. Lòng tôi đã mất niềm tin nơi GIáo hội, vì đã không dạy tôi sự cứu rỗi chắc chắn. Sự rạn nứt đã hình thành trong lòng tôi tiếp tục lớn hơn và phá vỡ mọi sự nhanh hơn tôi nghĩ.

Ánh sáng bắt đầu lộ ra trong lòng tôi ngay lúc tôi ít mong đợi. Lúc tôi quay về giảng trong giáo xứ trước thứ bảy, như thói quen thường lệ, tôi nghe chương trình của Billy Graham, Giờ Quyết Định”. Chương trình giúp tôi rất nhiều trong việc sửa soạn bài giảng cho ngày hôm sau. Chúa nhật đó, tôi chọn đề tài: “Tôn Giáo Đạo Đức Giả” và khúc Kinh thánh giúp tôi là: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì được vào Nước Thiên đàng đâu; nhưng chỉ những kẻ làm theo ý của Cha ta ở trên trời mà thôi. Ngày đó sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhơn danh Chúa mà nói tiên tri sao? Nhơn danh Chúa mà trừ quỉ sao? Nhơn danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khia 61y, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!” (Ma-thi-ơ 7:21-23).

Tôi biết những giáo dân của tôi. Tôi muốn kéo sự chú ý của họ đến khỏi tính dương dương tự đắc biểu lộ qua những cá nhân nào đó với sự tôn kính bằng các việc lành của họ, quên rằng thường khi những việc lành nầy ngụy trang của tấm lòng mục nát. Khi tôi ban phát sứ điệp, tôi thấy rõ Lời Đức Chúa Trời phản hồi lại tôi, giống như quả banh bóng bàn bay trở lại trúng vào mặt người chơi banh. Đó là sự tò mò xem cách nào tâm linh con người trong vài giây, có thể xây dựng một cơ cấu tổ chức tư tưởng, mà có lẽ phải đòi hỏi nhiều thời gian. CHính vì vậy, trong khi tôi ban sứ điệp, người nào đó nói trong lòng tôi và giảng môt bài đáp ứng chính xác những như cần cá nhân tôi. Tôi nghĩ rằng, vì tôi có đạo và là một Linh mục, tôi tốt hơn những người đang nghe tôi. Và môt ngày kia, lời đó cũng sẽ phán với tôi: “Ta chẳng biết ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta”. Tôi đã nghe những lý lẽ của riêng tôi với gương mặt đe dọa và lên án nầy: Đức Chúa Trời của con ơi, có thể nàoNgài không biết con? Conkj phải là một Linh mục của Ngài sao? Con không phải là người có đạo sao? Hãy xem tất cả của lễ con đã dâng cho Chúa: những năm học, sự thoát ly khỏi cha mẹ và quê hương; những lời khấn nguyện sống nghèo khổ, trong sạch và vâng lời, dâng hiến cho Chúa tất cả của cải của con, ý chí, ngay cả thân thể con, để phục vụ Chúa tốt hơn. Vậy mà Chúa phán chưa bao giờ Ngài biết con sao? Hãy xem xét tất cả những khổ nạn mà con đã gánh chịu suốt cuộc sống truyền giáo của con: con luôn ăn không no, khóc với kẻ khóc, đã rửa tội cho hàng trăm đứa trẻ, nghe đủ mọi lời xưng tội, an ủi nhiều người khóc lóc, khích lệ nhiều linh hồn, con đã chịu lạnh, chịu cô đơn, bị khinh dể, bị bạc đãi, bị đe dọa… ngay cả sự sống của con cũng đã dâng cho Chúa …” Nhưng dù với tất cả những lý lẽ đã trình bày, tôi vẫn nghe án phạt tiếp tục vang lên trong tai tôi: “Ta chẳng biết ngươi…” Tôi đã chấm dứt cuộc tranh luận với sức riêng của tôi. Tôi cảm thấy đang bị sụp đỗ và tôi đã khóc ngay trước mặt giáo dân, ai cũng cảm thấy bão tố đang đến gần, và bão tố sẽ tàn phá hết. Nước mắt đã ngăn tôi tiếp tục giảng. Sự chán nản khi đối diện với thất vọng trong mục đích cuộc sống của tôi, trong gương mặt tội lỗi của tôi, và hình phạt của Đức Chúa Trời là quá nhiều tôi phải mang. Tôi trốn trong văn phòng, quỳ xuống chờ cho đến khi yên tĩnh trở lại. Bây giờ tôi có thể quay về nơi nào? Có lẽ Thần học của tôi sẽ cứu tôi, nếu tôi quay lại nó và trung thành với tất cả giáo điều cũng như những lời giáo huấn của nó. Nhưng nền Thần học của tôi mà tôi đã gắn bó một lần nữa bắt đầu phá rối kinh nghiệm của tôi. Những ý tưởng của tôi xoay về bạn hữu, nhưng họ cũng cùng tình trạng như tôi: Không chắc chắn! Tin vào chính mình sao? Tôi không thể trông vào các việc lành của tôi nữa. Nhìn vào tôi, tôi là một đống đổ nát Tôi không thể làm gì hơn nữa; tôi ở trong tình trạng hoàn toàn kiệt sức, chán nản, mất hết can đảm.

Đó chính là lúc Đức Chúa Trời chờ đợi đã ban ân điển của Ngài cho tôi. “Sự cùng đường của con người là cơ hội của Đức Chúa Trời”. Suốt thời gian suy gẫm của tôi, Đức Chúa Trời đã chuẩn bị Lời giải cứu của Ngài: “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không  phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê-sô 2:8-9). Đến đây tôi biết sự sai lầm của mình và lý do Đức Chúa Trời từ chối tôi. Tôi đã tự cứu bằng việc lành; còn Đức Chúa Trời muốn cứu tôi bởi ân điển. Có một Đấng đã quan tâm đến tội lỗi tôi và chịu sự phán xét gắn liền với tội lỗi đó. Đấng ấy là Chúa Jêsus Christ. Bởi đó Chúa đã chết trên thập tự giá, vì Ngài chưa hề phạm tội, nên Ngài đã chết thay tội kẻ khác. Chúa đã chết vì tội của ai? Của tôi không? Phải, của chính tôi. Tôi nhớ Lời Chúa phán: “HỠi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Ma-thi-ơ 11:28). Tôi hiểu rằng tôi phải đến với Chúa Jêsus nếu tôi muốn có sự bảo đảm cứu rỗi và bình an cho linh hồn. Tôi có ý định hỏi Chúa: “Nhưng Chúa Jêsus ơi, Ngài ở đâu để con nắm lấy Ngài?” Tuy nhiên, trước khi tiếng kêu thiếu kiên nhẫn của tôi dậy lên trong lòng, tôi nhớ Lời khác mà tôi đã nghe: “Nầy ta đứng ngoài cửa mà gõ, nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với ta” (Khải huyền 3:20).

Bấy giờ tôi biết Chúa Jêsus ở đâu. Chúa ở gần hơn tôi nghĩ, và tôi vội vàng mời Chúa ngự vào lòng tôi, không để thì giờ xin ý kiến một người nào: “Lạy Chúa Jêsus, xin hãy ngự vào lòng lòng con. Hỡi Cứu Chúa yêu thương, hãy làm Đấng dẫn dắt, làm Chủ lòng con”. Ngay lúc ấy, tôi biết tôi đã được thoát khỏi hình phạt từng đe dọa tôi suốt thời gian qua. Tôi đã được cứu, được tha thứ. Tôi có sự sống đời đời. Đức Chúa Trời đã bắt đầu công việc của Ngài trong tôi. Bây giờ tôi hiểu Lời Chúa mà tôi đã thường nghe và Lời đó đã trở nên thực tế cho tôi: “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng  đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời” (II Côrintô 5:21), “Những người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bở lằn roi người chúng ta được lành bịnh” (Êsai 53:5).

Điều gì đã xảy ra sau đó? Trước hết, tôi tiếp tục chức vụ Linh mục phục vụ tốt nhất mà tôi có thể. Nhưng lần lần, tôi bắt đầu cảm thấy xa lạ trong vị trí đó. Tôi nhận ra ân điển đã cứu tôi, khiến tôi làm con của Đức Chúa Trời, ân điển đó ngự vào chống lại “những việc làm” chỗ mà tôi đang cố gắng để sống. Tôi sung sướng vì có sự bảo đảm cho sự cứu rỗi của tôi, nhưng tôi đã được bao phủ trong một khung cảnh mà tôi bị thúc đẩy làm việc lành để xứng đáng với sự cứu rỗi của tôi. Sự cứu rỗi tôi đã có, vì vậy tất cả những việc lành đó được để dành từng việc một. Khuynh hướng và cách trình bày giảng dạy của tôi đã thay đổi. Tôi tập trung tất cả vào Chúa Jêsus Christ: Ngài là ai và đã làm gì? Tôi loại bỏ những chủ đề đã được soạn thảo sẵn bởi tổ chức nghi lễ của giáo khu, để dành hết nổ lực của tôi cho một Nhân Vật và Công Việc của Cứu Chúa yêu thương tôi, giới thiệu Ngài như vậy cho giáo dân hoang mang của tôi, là những người bối rối được khai trí. Tôi yêu cầu được rời khỏi nhiệm vụ Linh mục chánh xứ của tôi, vì lẽ tôi không thể tiếp tục giản những điều mâu thuân với Lời Đức Chúa Trời. Các bề trên của tôi chấp nhận sự từ chức của tôi, dù khọ không hiểu tại sao tôi muốn rời bỏ. Thật ra họ đối xử với tôi rất tốt, nuông chìu tôi nhiều cách; lo lắng nhiều hơn để tôi không thiếu thốn gì. Đây là những lo lắng thực tế, từ thức ăn đến quần áo, nhà ở, v.v…đều được quan tâm. Nhưng bây giờ tôi được bảo đảm về sự cứu rỗi, Đấng Christ là Chủ của tôi hiện nay. Tôi không phải làm gì để đạt sự cứu rỗi, chỉ có được nhờ một Đấng, vì vậy Ngài sẽ tiếp tục công việc mà Ngài đã bắt đầu, vì lẽ Chúa không bao giờ bỏ dở công việc.

Tôi trở lại Quebec, Canada năm 1965, để nghỉ ngơi một thời gian dài. Sau đó tôi được các Cơ-Đốc nhân Tin Lành mời. Làm thế nào họ biết tôi quan tâm đến Lời Đức Chúa Trời? Họ đã đối xử thẳng thắn với tôi: Phòng tổ chức Đài phát thanh HCJB đã gởi tên tôi cho họ. Tuy nhiên, ngay cả khi tôi được mở trí qua cuộc nói chuyện với họ, tôi không cho họ biết về tôi. Tôi không muốn rơi vào một hệ thống Thần học khác, đã bị đè nén nhiều năm trong đó tôi đã được sanh ra, lớn lên và sống 40 năm. Tuy nhiên, tôi cầu nguyện xin Chúa cho tôi tìm được những anh chị em để liên lạc với họ, để tôi không cảm thấy quá cô đơn. Tôi biết kinh nghiệm của những Cơ-Đốc nhân đầu tiên qua sách Công vụ: “Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh và sự cầu nguyện” (Công vụ 2:42). Các Cơ-Đốc nhân đó có thể cẫn thường gặp nhau trong thời kỳ chúng ta để nhớ Chúa, trong khi chờ đợi Chúa tái lâm không? Đức Chúa Trời là Đấng đã cung ứng sự cứu rỗi cho linh hồn tôi, một lần nữa sẽ cung ứng mở đường cho tôi gặp các con cái Chúa.

Một ngày kia, các bề trên của tôi ở Montreal gọitôi thay cho một Giáo sự Thần học tại một Trường ở Rouyn. Tôi do dự nhận chức vụ đó, phần lớn vì tôi không bao giờ thích vùng Abiliti, mà Rouyn là thành phố chính. Song, tôi chấp nhận vì nó chỉ tạm vài tháng. Đề tài tôi được giao cho dạy là “Hội thánh”. Tôi được quyền đến gần tất cả các sách cần cho việc chuẩn bị vào lớp của tôi. Tôi bắt đầu việc chuẩn bị chỉ dùng Kinh thánh. Tôi giải thích cho các sinh viên biết Hội thánh là gì theo Kinh thánh. Tôi thừa nhận rằng chính tôi có sự khó hiểu những điều tôi đang dạy, hình như nó trái với trật tự của Giáo hội theo những điều tôi vẫn được dạy. Tôi rất thích nghiên cứu đề tài nầy. Tôi dùng một máy ghi âm nhỏ để làm sáng tỏ các bài học, sinh hoạt với các sinh viên qua những cuộc phỏng vấn nào đó mà tôi tổ chức rộng rãi tại những địa điểm khác nhau trong thành phố. Ngày kia tôi thấy trong tờ báo giới thiệu một chương trình truyền hình có đề tài là “Hội thánh”. Tôi ghi lại chương trình để dùng trong lớp của tôi. Tôi khám phá rằng đề tài được nghiên cứu từ quan điểm dạy dõ của Kinh thánh. Tôi rất chú ý vì có sự tương đồng giữa sự trình bày của một tác giả vô danh, người mà sau nầy tôi được biết là một Cơ-Đốc nhân Tin Lành, với bài dạy của tôi. Vì vậy, tôi gởi vài dòng cảm ơn đến nhà Truyền đạo, mời ông đến thăm tôi nếu có thể được. Ông đến và tôi nhận biết ông là người biết Chúa. Sau nhiều lần thăm viếng, ông mời tôi đến nhà ông vào một sáng Chúa nhật với gia đình ông. Vào cơ hội thăm viếng đó, tôi tham dự một buổi thờ phượng Chúa có Tiệc thánh lần đầu tiên. Tôi nhận ra trong buổi thờ phượng nầy được mô tả trong I Côrintô đoạn 11, và cũng nhận ra Đức Chúa Trời đã trả lời sự cầu nguyện của tôi, đã dắt tôi đến với anh chị em trong Chúa và tỏ cho tôi các Cơ-Đốc nhân trong thời đại chúng ta thật sự đã cùng nhóm nhau như một Hội thánh địa phương để nhớ Chúa trong khi chờ đợi Chúa tái lâm: “Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến” (I Côrintô 11:26).
Thời gian ngắn sau, tôi viết thư cho các bề trên của tôi ở Montreal, thông báo cho họ tin tức tôi đã tìm được gia đình tôi, và thỉnh cầu họ dành cho tôi một sự xếp đặt rời bỏ những lời nguyện mà tôi đã lập với Giáo hội Công giáo Lamã, vì tôi xem chính mình không còn là thuộc viên nữa. Bây giờ đời sống tôi thuộc Chúa và từ nay trở đi được điều khiẩn dưới sự kiểm soát của Chúa.
Như vậy, Chúa đã giải phóng tôi, không chỉ khỏi tội lỗi, hoặc chỉ khỏi hình phạt của tội lỗi, nhưng cũng ra khỏi hệ thống của loài người là những gánh nặng và sự đè nén.

Do Linh mục qui đạo Joseph Tremblay

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn