Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (7)

Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (7)
Lúc 23 tuổi, tôi là một họa sĩ quảng cáo chuyên nghiệp và thành công sắp ra nước ngoài thường xuyên nơi một công việc đang chờ tôi. Tôi sung sướng có thể rời Ấn Độ và bằng cách ấy tôi cũng thoát được nỗi đau đớn kinh khiếp xảy ra cho tôi vì sự khốn khổ của người nghèo trong các đường phố của chúng tôi.
 
Theo Chúa Jêsus Không Thỏa Hiệp
Lời chứng cá nhân của Victor J. Affonso,
một Linh mục trở lại với Tin Lành

 
 
Tại sao tôi gia nhập Hội Dòng Tên (Jesuit)
Lúc 23 tuổi, tôi là một họa sĩ quảng cáo chuyên nghiệp và thành công sắp ra nước ngoài thường xuyên nơi một công việc đang chờ tôi. Tôi sung sướng có thể rời Ấn Độ và bằng cách ấy tôi cũng thoát được nỗi đau đớn kinh khiếp xảy ra cho tôi vì sự khốn khổ của người nghèo trong các đường phố của chúng tôi.

Các vị cứu tinh chính trị như Gandhi, Nehru, đã thất bại đem đến cho đa số người Ấn Độ tự do thật và công bình. Giết người và chia rẽ đã tấn công vào Ấn Độ “độc lập” như nó vẫn tồn tại đến ngày nay. Tất cả những công việc xã hội chỉ là vài giọt nước trong sa-mạc. Nhưng vẫn còn một giải pháp: Lời của Chúa Jêsus Christ tiếp tục đến trong khi cầu nguyện, “Vì Đức Chúa Trời làm mọi sự được cả” (Mác 10:27). “Đừng chạy trốn!”

Vào một ngày khác, tôi nghe những lời sau đây: “Hãy theo ta. Ta là Jêsus!” Sau cùng lời nầy dẫn dắt tôi rời bỏ thế gian và gia nhập Hội Dòng Tên, một Dòng tu truyền giáo đã hứa nguyện bằng chính tên dòng tu là “Những rèn luyện thuộc linh” và những tổ chức phục vụ Chúa Jêsus bất cứ giá nào, dẫn dắt mọi người đến nhận biết Chúa, sự bình an và công bình của Ngài.

Khi tôi gia nhập, khải tượng của tôi là biết Chúa Jêsus tường tận, nghiên cứu và vâng theo Lời Chúa, hoàn toàn giải phóng ra ngoài những phiền toái, ngay cả một cô gái mà tôi đã yêu, để cương quyết theo Chúa. Giống như Phao-lô, tôi muốn giảng Phúc âm, đem Ấn Độ đến với Đấng Christ. Sự nghèo khổ của Ấn Độ làm tôi đau lòng, tôi cùng với những người tin Chúa Jêsus được ủy thác đầy hi vọng, tôi có thể giúp hướng dẫn người Ấn Độ đến với Đấng Christ để họ được cứu phần thuộc linh, xã hội và sống thật làm con cái Đức Chúa Trời. Rồi Ấn Độ sẽ kinh nghiệm một Đức Chúa Trời thiêng liêng trọn vẹn và công bình đối với dân tộc mình.

Sau nầy làm một Linh mục Dòng Tên, khi tôi nghiên cứu những liên lạc trung gian và dạy tại trường Thánh Xavier, có cùng mục đích như vậy: Đem Phúc âm cho Ấn Độ. Ngày nay, tôi biết ơn khải tượng nầy đối với Ấn Độ, không chỉ tồn tại, nhưng sống động hơn và gần hoàn thành hơn. Đây là niềm tin của tôi, tôi thấy Chúa Jêsus Christ đang thực hiện sự đắc thắng của Ngài qua “bầy nhỏ” những người bình thường đã được “sanh lại” và được Đức Thánh Linh ban quyền năng. Những người nầy là thân thể hữu hình của Chúa trên đất, là Hội thánh Cơ-Đốc. Lời Đức Chúa Trời phán rằng chính Đức Chúa Trời, bởi Chúa Jêsus Christ, sẽ cai trị: “…sẽ tỏ ra sự công bình cho các dân ngoại … người chẳng mòn mỏi, chẳng ngã lòng, cho đến chừng nào lập xong sự công bình trên đất” (Êsai 42:1, 4).

“Vì chưng Đức Chúa Trời đã vui lòng khiến mọi sự đầy dẫy của mình chứa trong Ngài [Chúa Jêsus Christ] và bởi uyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời” (Côlôse 1:19-20).

Vì vậy, khi điều đó xảy ra, TẤT CẢ sự ngợi khen và vinh hiển của sự giải cứu chúng ta sẽ đến với Đức Chúa Trời bởi Chúa Jêsus Christ. Nhiều người, trừ những đầy tớ không xứng đáng và vô ích, có thể được cứu, ngay cả người nghèo, “song Đức Chúa Trời làm mọi việc đều được” (Mathiơ 19:26). Nếu chúng ta chỉ cần tin Đấng được sai đến là Chúa Jêsus Christ.

Suốt thời gian học của tôi, 14 năm đẹp, các bậc bề trên Dòng Tên của tôi và đồng nghiệp hình như cũng có khải tượng và đã dâng hiến sự sống của họ cho cùng một mục tiêu, hiểu biết và phục vụ Chúa Jêsus, để công bố Ngài cho cả thế giới hầu nhiều người trở nên môn đồ của Chúa…. Tôi cũng là một trong số người hiếm hoi, trong số tu sĩ Dòng Tên được đặc ân đi du lịch và sống ở nước ngoài, được ban cho tự do hoạt động đáng tin cậy. Tôi cảm thấy tôi là người đầy đủ. Nhưng một điều rất quan trọng bị bỏ quên! Tôi không thể làm thỏa mãn tấm lòng đói khát của tôi để kinh nghiệm về Chúa Jêsus Phục Sinh như đã ban cho những người đơn sơ ‘dốt nát” trong Hội thánh sứ đồ đầu tiên, đã được mô tả trong Kinh thánh.

Sự Tìm Kiếm và Sự Khủng Hoảng của Tôi
Trong thập niên 60 và 70 (thế kỷ 20 – ND) khi học ở nước ngoài, tôi sống ở Phi-luật-tân, và nhiều nước ở Âu Châu, sau đó ở Mỹ. Tôi đã chứng kiến sự ra đi và trống vắng của những nhà thờ Công giáo Lamã tại Âu Châu trong thập niên 60, đang khi tôi học ở Tây Ban Nha. Chỉ 6% đến chịu Lễ Misa vào Chúa nhật.Rồi ở Los Angeles, Mỹ, tôi thấy những đời sống hai mặt của các Linh mục cũng như nữ tu khác, kể cả chính tôi. Tôi nghi ngờ Cơ-Đốc giáo của tôi đã nhập từ Tây phương, và tự hỏi không biết Chúa Jêsus Christ và Kinh thánh có phải là những sự dối trá khiến tôi dâng đời sống tôi cho sự vô ích không?

Tôi không có kinh nghiệm về Giáo hội nào khác ngoài Giáo hội Công giáo Lamã, nơi mà tôi đã bị tẩy não để tin rằng Giáo hội Công giáo Lamã là Giáo hội duy nhất có một và thật, ngoài Giáo hội đó ra không có sự cứu rỗi. Công đồng Vatican II đã thay đổi sự trói buộc một chút, nhưng không phải là quá nhiều. Như hiện nay người Tin Lành được gọi là “anh em” và những Hệ phái của họ được gọi là “những cộng đồng đại diện”. Dù vậy, họ vẫn bị đối xử như “những người tà giáo” và những Hệ phái của bị “xén cụt”. Tôi vẫn trung thành chống lại những người Tin Lành và tránh bất kỳ sự tiếp xúc nào với những dạy dỗ và những chương trình truyền hình của họ. Môt mặt khác, tôi được khích lệ bởi những tu sĩ Dòng Tên ở Ấn Độ, họ cởi mở hơn với những người phi-Cơ-Đốc như Ấn Độ giáo, Hồi giáo, ngay cả việc gọi họ là “con cái của Đức Chúa Trời”, hơn là chỉ “con cái”, nghiên cứu và đánh giá tôn giáo của họ qua điện thoại, quan tâm đến những tôn giáo “có khả năng được cứu” đó.

Năm 1971, trong khi học ở California, tôi bị bao bọc trong bầu không khí của các nhóm Hippi, các giáo sĩ Ấn Độ giáo, thuốc kích thích, sự ly dị, chủ nghĩa khoái lạc tình dục, và sự đồi trụy của mọi thành phần. Tất cả lời khuyên tâm lý và cầu nguyện của tôi không giúp được “những tội nhân” đó một chút nào. Tôi cảm thấy tuyệt vọng. Ngay lúc đó, hàng ngàn Linh mục và nữ tu đang rời bỏ nhà thờ ở những nước phương Tây, những người giống tôi, đang trở nên những chuyên gia trung gian, trong sự khuyên dạy tâm lý, hoặc những chương trình xã hội chứng minh thiên hướng Linh mục của chúng tôi để cứu thế giới bằng mọi phương pháp trừ “quyền năng” thiêng liêng của Chúa Jêsus.

Tôi đã làm người thuộc Dòng Tên 17 năm, trong những năm sau 30 tuổi, được trang bị với nhiều bằng cấp đại học, và một “thẻ xanh” để cư trú thường trực tại Mỹ. Tôi đã cân nhắc việc rời bỏ chức vụ Linh mục không có quyền năng không hấp dẫn suốt những ngày còn lại. Nhưng chính trong trường hợp có Thiên đàng và sự phán xét, tôi vẫn còn là một người Công giáo Lamã và trả giá cho sự bảo hiểm thiên thượng của tôi. Bề ngoài đối với người Công giáo Lamã, tôi có vẻ đạt hiệu quả và là Linh mục ‘sung sướng’ được lòng người, đang nghiên cứu phim và truyền hình tại Đại học California, Los Angeles (UCLA), và đang sống “đời sống chuyên gia” tại nhà thờ St. Martin of Tours, ở Brentwood, gần Beverley Hills và Hollywood. Tôi hòa mình với các minh tinh được mến mộ trong những bữa tiệc Cocktail của họ và không bao giờ cảm thấy bị phân biệt bởi xứ đạo ‘trong sạch’ nầy. Trái lại, tôi cảm thấy yêu thích nói đến vật chất, cảm thấy rất sung sướng. Với một lương tâm tốt nhưng bị lừa dối, tôi cũng tin việc bói tử vi, dạy những bài tập Yoga ở những trại thanh niên người Mỹ, và không bao giờ biết rằng Kinh thánh nghiêm cấm những việc làm huyền bí mà tôi đã lún sâu. Tôi cần sự cứu giúp!

Những người thuộc nhóm ân tứ Công giáo Lamã và các Cơ-Đốc nhân khác, mà tôi không biết, tôi đã tố cáo họ và giảng chống lại những người Tin Lành “chính thống”, cùng “những người cuộn mình trong sự thánh khiết”, đang cầu nguyện cho tôi được thoát khỏi sự dối trá của tôi. Họ cầu nguyện với quyền năng để tôi nhận được ân điển đến với nhận thức sự bối rối cũng như tuyệt vọng về niềm tin và thiên hướng của tôi. Tôi kêu khóc với Chúa, “Lạy Đức Chúa Trời, nếu Ngài thực hữu; nếu Chúa Jêsus Christ là Con Đức Chúa Trời, và nếu Kinh thánh là Lời chân thật của Ngài, xin hãy tỏ cho con”.

Sự Qui Đạo của Tôi
Năm 1972, đúng vào Chúa nhật Lễ Ngũ Tuần, Chúa gây ấn tượng đột ngột cứu tôi. Tôi đã chuẩn bị giảng một bài về Đức Thánh Linh, giảng liên tục năm Lễ Misa ở Brentwood. Tôi không có niềm tin điều tôi giảng.

Lần đầu tiên trong đời sống, buổi sáng sớm đó, lưng của tôi bị đau, và tôi không giảng được. Xe cấp cứu đã vội vã đem tôi đến Bệnh viện St. John. Vị Trưởng khoa phẫu thuật chỉnh hình đã chẩn đoán tình trạng nghiêm trọng của tôi là vẹo xương sống bẩm sinh cần giải phẫu quan trọng. Tôi nằm để lưng được kéo ra, thật đau đớn và bối rối. Chúa đã xếp đặt những người Công giáo Lamã Ân tứ đến phòng bệnh của tôi và cầu nguyện cho tôi… nghịch với ý của tôi. Họ đặt tay trên tôi và tôi nhẫn nại chịu đau đớn về sự ngu dại của họ, tôi cố gắng tha thứ cho những người Công giáo Lamã ‘tà đạo’ nầy. Họ bắt đầu cầu nguyện … tôi thì thầm: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì”. Nhưng trong đường lối của Chúa, Ngài đã nghe tiếng kêu khóc của tôi và trả lời qua những đầy tớ của Ngài là những người tôi đã loại ra. Chúa mở lòng tôi từ ngày đó để tiếp tục kinh nghiệm Chúa Jêsus cách sâu xa làm Cứu Chúa và Chúa cho cá nhân tôi. Không thể đủ lời giải thích tất cả những sự kiện bấy giờ, cách nào tôi đã kinh nghiệm Chúa là Đấng Chữa lành, là giáo sư và là Đấng ban sự vui mừng cho tôi.

Trong một tháng nằm ở Bệnh viện, những vảy cá từ từ rớt khỏi mắt tôi. Chúa Phục sinh tể trị tuyệt đối chuyển dời những sự nghi ngờ và bối rối khỏi lòng tôi về sự sống lại thật của Ngài và sự sống đời đời. Kinh thánh mà tôi đã một lần nổ lực nghiên cứu làm sự hiểu biết chuyên môn, bây giờ trở nên một mặc khải thuộc linh sống động thực tế hấp dẫn cho tôi. Tôi có thể hiểu Lời Chúa dễ dàng, thưởng thức, ghi nhớ Kinh thánh bởi Đức Thánh Linh. Suốt thời gian phục hồi sức khỏe và qui đạo, Chúa dường như đã ban cho tôi hai sứ điệp: Thứ nhất, tôi đã không tiếp tục lặp lại năm Lễ Misa liên tiếp vào mỗi Chúa nhật; Thứ hai, Chúa đã phán: Có nhiều người mới mỗi lần thờ phượng. Ta sẽ ban cho con sứ điệp mỗi giờ thờ phượng, trong cùng phân đoạn Kinh thánh. Hãy tin ta. Ta quen chiên ta. Mỗi con chiên có những nhu cần khác nhau. Hãy chú ý đến họ và săn sóc họ. Ta sẽ hà hơi trên ngươi và ban quyền năng trên ngươi để cảm hóa lòng họ trở lại.

Những năm thành kiến chống lại người Tin Lành đã tan biến và tôi mong ước gặp họ như mong gặp các anh chị em thất lạc. Bức màn che dầy đã bi xé bỏ khỏi tâm trí tôi và tôi có thể thấy chân lý rõ ràng… Tôi kinh nghiệm sự cứu rỗi, sự vui vẻ và tình yêu thương đối với Chúa Jêsus Christ bùng cháy trong tôi với sự sốt sắng cũng như mạnh dạn mới để rao giảng Phúc âm không sợ hãi cho toàn thế giới. Tôi có thể tin về sự chữa lành của tôi. Tôi cũng tin các Bác sĩ y khoa và phẫu thuật, nhưng trong đức tin tôi ra khỏi Bệnh viện không cần phẫu thuật lúc nguy hiểm nhất. Tôi được chữa lành cách kỳ diệu bệnh vẹo cột sống không có phẫu thuật, làm nhà phẫu thuật ngạc nhiên. Xương sống tôi có hình dạng chữ ‘S’, bây giờ thẳng như cái que trong một năm. Điều nầy tăng thêm sức mạnh cho niềm tin của tôi cũng như sự rao giảng. Tôi bắt đầu lao vào tất cả nhà thờ, bắt đầu với những người Tin Lành, tìm thấy một tình yêu thương lớn giữa vòng những người tin Chúa Jêsus.

“Tôi nhịn nhục trông đợi Đức Giê-hô-va, Ngài nghiêng qua nghe tiếng kêu cầu của tôi. Ngài cũng đem tôi lên khỏi hầm gớm ghê, khỏi vũng bùn lấm. Ngài đặt chơn tôi trên hòn đá, và làm cho bước tôi vững bền. Ngài để nơi miệng tôi một bài hát mới, tức là sự ngợi khen Đức Chúa Trời chúng tôi. Lắm người thấy điều đó, bắt sợ, và nhờ cậy nơi Đức Giê-hô-va” (Thi thiên 40:1-3). Chúa trả lời những câu hỏi của tôi, Chúa Jêsus Christ thật đã sống lại và hằng sống, đang làm việc, không bao lâu nữa Ngài sẽ đến! “Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi” (Hê-bơ-rơ 13:8). Ngài ở với chúng ta như chính Ngài ở với các thánh của Hội thánh thời sứ đồ, cũng như ở với Giô-suê.

Một số người đã trung tín cầu nguyện cho tôi, và tôi đã tiếp nhận ân điển để kêu cầu Chúa. Trong cùng một cách, tôi tiếp tục cầu nguyện cho tất cả những ai bị lừa dối giống tôi một lần nào đó, và không biết đi đâu. Tôi cầu nguyện xin Chúa nghe tiếng kêu cầu của họ và ban cho họ được đầy vui mừng, được quyền năng để làm chứng cho Đấng Christ. Tôi cầu nguyện đặc biệt cho điều nầy để những người thuộc dòng tu Dòng Tên và người Công giáo Lamã tại Ấn Độ, xứ sở của tôi có thể sớm được phân rẽ khỏi điều ác, bởi Huyết của Chúa Jêsus Christ.

Một ngày nào khải tượng trở thành sự thật! Chúa Jêsus Christ là chân lý sẽ tràn khắp thế giới. Giới chức Công giáo Lamã đã yêu cầu tôi ngưng giảng dạy, vì tôi đã công khai thừa nhận một số giáo điều và nghi lễ của họ trái với Lời Đức Chúa Trời trong Kinh thánh khiến Giáo hội Công giáo Lamã phân rẽ khỏi Hội thánh thật của Chúa Jêsus Christ. Hội thánh gồm những người tin và giữ Lời Đức Chúa Trời, rõ ràng không có sự sai lạc.

Với tất cả khả năng, tôi đã luôn tôn trọng và vâng lời những người kãnh đạo của Giáo hội Công giáo Lamã như vâng lời Chúa, nhưng bây giờ lương tâm tôi thuyết phục tôi rằng: Nếu như vẫn ở dưới quyền lực hoặc sự cai trị của Giáo hội Công giáo Lamã, tôi sẽ bị buộc qui phục những sự giảng dạy giả dối cũng như nói dối từ tà linh địch lại Đấng Christ. Trong Giăng 8:43-44, Chúa Jêsus đã quở trách những người Pha-ri-si và hỏi họ: “Tại sao các ngươi không hiểu lời ta? … Các ngươi bởi cha mình là ma quỉ … vừa từ lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người … vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha của sự nói dối”. Tánh chất nầy được chứng minh trong Giáo hội Công giáo Lamã qua Tòa án Tôn giáo giết hại các nhà cải chánh. Các giáo điều giả dối không được thay đổi một điều nào trong Công đồng Vatican II. Công đồng nầy ủng hộ trọn vẹn Công đồng Trent. Những người Công giáo Lamã đã và đang được khuyến khích cách giả dối như là “có thể được cứu”.

Vị Hồng y tại Bombay và những người lãnh đạo Giáo hội Công giáo Lamã cố nài tôi đừng rời bỏ Giáo hội Công giáo Lamã. Tôi yêu thương họ. Họ đã từng ủng hộ tôi trong sự khởi đầu Hội nghị Công giáo Ân tứ Đầu tiên ở Ấn Độ. Đó là công việc của Chúa, và sau nầy, những cánh cửa chính thức mở cho tất cả người Công giáo Lamã khắp nơi tại Ấn Độ tiếp nhận sự đổ đầy ân tứ Thánh Linh, sau khi được sanh lại cùng kinh nghiệm về Chúa Jêsus là Chúa Phục sinh.
Lòng tôi tan vỡ khi rời bỏ Giáo hội Công giáo Lamã, rời bỏ bạn hữu và bà con, không thể dạy họ Tin Lành của Kinh thánh. Nguyện Chúa ban phước cho họ với lẽ thật của Ngài, và giải phóng những tù nhân theo Giáo hội mà không cần thỏa hiệp. Tôi cầu xin điều nầy trong Danh Chúa Jêsus Christ.

Do Linh mục qui đạo Victor J. Affonso

 
Văn Bản Từ Bỏ
QUYẾT ĐỊNH CUỐI CÙNG CỦA VICTOR J.J. AFFONSO XIN RA KHỎI GIÁO HỘI CÔNG GIÁO LAMÃ VÀ DÒNG TU JESUIT (DÒNG TÊN) CỦA GIÁO HỘI

I.        VICTOR JOHN JOSEPH AFFONSO, môn đồ và đầy tớ của Chúa Jêsus Christ được cứu bởi HUYẾT quý báu của Ngài, được xức dầu bởi Thánh Linh Ngài, và được Chúa chọn để sống và giảng PHÚC ÂM của Ngài cho TẤT CẢ mọi người, trong khi vẫn là một thành viên CHỨC TẾ LỄ NHÀ VUA của dân sự Đức Chúa Trời trong Chúa Jêsus Christ. Do đó, tôi tuyên bố từ bỏ tư cách hội viên của Giáo hội Công giáo Lamã và dòng tu gọi là HỘI DÒNG TÊN, để vâng theo Lời Đức Chúa Trời như lương tâm tôi nhận thức. Từ nay trở đi, tôi không nhận sự lãnh đạo của các chức sắc Công giáo Lamã, vì họ từ chối Kinh thánh, và ngăn cản SỨ MẠNG GIẢNG TIN LÀNH của tôi không có thỏa hiệp.

II.      Theo lương tâm, tôi tin rằng nhiều giáo lý và nghi lễ CHÍNH THỨC của Giáo hội Công giáo Lamã nghịch lại lời thành văn của Đức Chúa Trời. Những sự lầm lạc nầy đã đưa đến kết quả “gốc rễ mục nát” ngay cả khi Kinh thánh dạy rằng sự mặc khải đã hoàn thành. Giáo hội Công giáo Lamã cho rằng có HAI NGUỒN MẶC KHẢI chân lý thiên thượng: Kinh thánh và lời truyền khẩu. Trong khi KINH THÁNH khẳng định rằng Kinh thánh là TIÊU CHUẨN CUỐI CÙNG để biết Đức Chúa Trời phán cho chúng ta ngày nay. Để đẹp lòng Đức Chúa Trời, tôi phải vâng theo những gì Chúa phán. Chúa phán trong lời vô ngộ của Ngài: “Những kẻ vâng giữ lời Đức Chúa Trời còn có phước hơn!” (Luca 10:28). Chúa Jêsus đã phản đối: “Các ngươi lấy lời truyền khẩu mình lập ra mà bỏ mất lời Đức Chúa Trời” (Mác 7:13). Từ Kinh thánh, tôi cũng tin rằng “Những lời nguyện tu dòng” và “chức sắc tăng lữ” thực hành trong Giáo hội Công giáo Lamã ngày nay đang làm hư tăng lữ như một tầng lớp Bàlamôn cao hơn, thánh hơn phần còn lại của chức tế lễ nhà vua, rõ ràng là chống lại Kinh thánh và không theo kiểu mẫu Kinh thánh của Đức Chúa Trời dành cho Hội thánh của Ngài. Những lời nguyện tu dòng không cần thiết cho bất cứ thành viên nào thuộc Thân thể Đấng Christ, là những người đã hứa nguyện báp-têm với Chúa Jêsus Christ. Đối với những tiêu chuẩn thế gian, bao gồm bản chất NGHÈO tâm linh, không ham muốn những gì mình sở hữu, nhưng chia sẻ nhu cần với những người khác, TINH SẠCH trong ý nghĩ; VÂNG LỜI đối với mọi uy quyền được Đức Chúa Trời chỉ định, trong mọi việc thuộc xã hội hoặc tôn giáo trừ ra tội lỗi.

Sau đây, vì những lý do đó, tôi TỪ BỎ TẤT CẢ NHỮNG LỜI NGUYỆN TU DÒNG đã hứa với “Hôi Dòng Tên”, bao gồm lời nguyện “sùng bái” đặc biệt vâng phục Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Lamã. Vì lẽ đó, tôi từ bỏ TẤT CẢ NHỮNG LỜI NGUYỆN GIẢ DỐI VÀ SỰ DÂNG HIẾN cho bà Ma-ri hoặc bất cứ vị thánh đã chết hoặc linh thọ tạo nào đã được tôi cử hành lễ hoặc bất cứ người nào thay mặt tôi, mà tôi biết hoặc không biết.

Victor J. J. Affonso ký tên
Ngày: 20-6-1988
Bombay - Ấn Độ

 
Được Cứu Khỏi Lò Lửa Hực
Lời chứng cá nhân của Robert V. Julien
một Linh mục trở lại với Tin lành

 
 
Tôi không phải chỉ chọn lựa để được trở nên một Linh mục Công giáo Lamã, nhưng còn hơn thế nữa, là làm môt Linh mục truyền giáo của Giáo hội Công giáo Lamã. Lý do là tôi muốn lập những kỳ công vĩ đại cho Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ rằng làm một nhà truyền giáo ở nơi xa xôi nào đó, và học một thứ ngôn ngữ lạ, những phong tục lạ, thật là một cuộc phiêu lưu quan trọng; ngay cả tư tưởng ấp ủ trong tôi có lẽ tôi được Đức Chúa Trời chọn để chịu đau đớn và chết như một vị thánh tuận đạo vì cớ Đấng Christ. Những ý tưởng như vậy trong thời gian dài học tại chủng viện, sửa soạn chính mình để làm một Linh mục truyền giáo của Hội Công giáo Lamã truyền giáo nước ngoài ở Mỹ.

Nhìn lại những năm đó, bây giờ tôi có thể nhận ra động cơ thật sự phía sau tất cả. Điều tôi thật sự tìm kiếm là sự đẹp lòng Đức Chúa Trời và đảm bảo trong lòng là tôi sẽ được nâng cấp xứng đáng vào Thiên đàng của Đức Chúa Trời khi tôi qua đời. Tôi không có sự bình an thật trong lòng suốt những năm đó, ngay cả trong mười năm làm Linh mục truyền giáo ở Tanzania, Đông Phi châu. Giống như A-đam giấu sự trần truồng sau những chiếc lá vả (Sáng. 3:7), tôi cũng đã kiên trì cố gắng giấu sự trần truồng thuộc linh của tôi sau những chiếc lá vả tôn giáo và các công việc truyền giáo.

Tôi không vui khi gợi lại quá khứ những năm đó. Đó là một điều rất hổ thẹn. Tôi là tội nhân, một người đạo đức giả. Một số người nói rằng tôi đã làm nhiều điều tốt cho những người dân Phi châu, đến với họ, xây trường cho trẻ con của họ, cung cấp thuốc cho người bệnh, dạy họ tôn giáo. Nhưng ngày nay, tôi biết tất cả những việc đó gọi là “những việc lành” chỉ là “những chiếc áo nhớp” trong mắt Đức Chúa Trời (Êsai 64:6). Tôi là tội nhân hư mất, đáng thương cần sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, nhưng không nhận được. Rồi tất cả những điều tôi biết là bằng cách nào đó, tôi đã được cứu bởi việc tôi là người Công giáo Lamã, tôi thật tin rằng tất cả những người Công giáo Lamã đều được cứu ngay lúc họ nhận bí tích rửa tội.

Tôi hối tiếc làm sao về những năm hoang phí đó, những năm mà tôi không biết Đức Chúa Trời thật sự, cũng không biết Con Ngài là Cứu Chúa và là Chúa! Tôi thật bị đánh lừa để tin rằng có thể xứng đáng vào Thiên đàng nhờ những việc lành, nhờ công tác của chức Linh mục và truyền giáo. Tôi được 37 tuổi khi Đức Chúa Trời của Kinh thánh mặc khải chính Ngài cho tôi. Ân điển và sự thương xót của Chúa dành cho tôi miễn phí và thật phong phú làm sao! Chúa tha thứ mọi tội lỗi của tôi, ban cho tôi lòng bình an thỏa mãn mọi ước mong. Trong một phút chốc, tôi được thay đổi, thay đổi tức thì, ngay bên trong con người tôi. Quả thật, tôi đã được sanh lại một lần nữa, sanh bởi Đức Chúa Trời thuộc về chính Chúa Thiên đàng. “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:3).

Từ đời đời Đức Chúa Trời đã chọn tôi cho Ngài. Đó là lý do Chúa đã can thiệp vào đường lối sự sống của tôi, và ngăn chận tôi lao mình vào địa ngục. Phải, đó chính là nơi tôi đứng đầu ngay cả một Linh mục truyền giáo. Tôi ở trên đường đến địa ngục bốc cháy, đời đời phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời yêu thương. Đức Chúa Trời đã mở ra và tỏ cho tôi cái bề ngoài ngoan đạo đã cai trị tôi. Tôi là một tội nhân đê hèn! “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rôma 3:23).

“Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta”. Chúa đã cứu tôi bởi ân điển của Ngài. “Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Êphêsô 2:8-9). Tôi rất sung sướng khám phá sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời là một quà tặng. Tôi tạ ơn Chúa mỗi ngày “Vì sự ban cho của Ngài không xiết kể” (II Côrintô 9:15).

Tháng 11-1966, tôi rời bỏ Giáo hội Công giáo Lamã và chức vụ Linh mục vì việc lành. Một số người nói rằng tôi rời bỏ vì tôi muốn lập gia đình, nhưng đó là sự giả dối hoàn toàn. Tôi không muốn lập gia đình. Tôi quá tự trọng để nghĩ về hôn nhân. Vì lẽ nào đó, tôi rất ít hướng đến việc hôn nhân, nghĩ nó là một điều không xứng với giá trị của tôi. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời là Đấng đã cứu tôi bởi ân điển Ngài, đúng kỳ hạn bày tỏ rõ ràng ý muốn của Ngài muốn tôi lập gia đình. Lời Chúa giải thích đầy đủ: “Mọi người phải kính trọng sự hôn nhân” (Hê-bơ-rơ 13:4), và cũng phán: “Song, cho được tránh khỏi mọi sự dâm dục, thì mỗi người đờn ông phải có vợ”“Vì thà cưới gả còn hơn để cho lửa tình un đốt” (I Côrintô 7:2-9). Đức Chúa Trời đã cung cấp cho tôi một người vợ tin Chúa Jêsus, một người biết và yêu thương Chúa Jêsus Christ như tôi; mới đây chúng tôi đã kỷ niệm ngày cưới thứ 25.

Nhưng tại sao tôi rời bỏ Giáo hội Công giáo Lamã và chức Linh mục? Người ta hỏi tôi câu hỏi đó, và tôi trả lời như thế nầy: “Bởi vì Đức Chúa Trời bảo tôi rời bỏ”.
Tôi không nói dối – Đức Chúa Trời phán với tôi trong tiếng nói nghe thấy được. Chúa phán với tôi qua lời thành văn của Ngài trong sách Khải huyền rõ ràng: “Hỡi dân ta, hãy ra khỏi Ba-by-lôn…” (Khải. 18:4). Đấng Christ đang gọi dân Chúa ra khỏi đạo Công giáo Lamã. Dĩ nhiên, những người không phải dân Chúa, không phải chiên của Ngài, thì không thể tiếp nhận mạng lệnh đó. “Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó và nó quen ta” (Giăng 10:27). Trước khi Đức Chúa Trời cứu tôi bởi ân điển của Ngài, không ai có thể thuyết phục tôi ra khỏi Công giáo Lamã. Nhưng khi Chúa đã cứu tôi và mặc khải tình yêu thương lớn cho tôi, tôi đã nghe tiếng nhơn từ của Ngài, tiếng êm dịu của Ngài lần đầu tiên, tôi dễ dàng vâng theo mạng lệnh của Ngài ra khỏi Công giáo Lamã để theo Ngài. Tôi cũng yêu thương Chúa vì Ngài đã yêu thương tôi trước.

Đã một lần tôi tin Giáo hội Công giáo Lamã là Giáo hội có một và thật trên đất của Chúa Jêsus Christ. Bất cứ khi nào ai trong người Tin Lành muốn nói: “Đạo nào cũng vậy”, tôi sẽ trả lời: “Phải, đạo nào cũng tốt như nhau, chỉ có đạo Công giáo Lamã là đạo thật”

Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời đã mở mắt cho tôi. Bây giờ tôi nhận ra rằng một Giáo hội hãnh diện có một vị đứng đầu hữu hình (như Giáo hoàng của Công giáo Lamã), và những dấu hiệu ân điển hữu hình (các bí tích), những người thừa kế các sứ đồ hữu hình (như các Giám mục, Linh mục), và những nhu cần ảnh tượng để nhắc nhở dân Chúa, không thể là Giáo hội thật của Chúa Jêsus Christ. Giáo hội thật được xây dựng trên đức tin - đức tin trên lời vô ngộ của Đức Chúa Trời. Những người tin Chúa Jêsus được tái sanh không cần một Giáo hoàng “hữu hình” bởi vì họ đã có một Chúa Jêsus Christ không thấy được, Đấng làm đầu Hội thánh thật, “Ngài là Đấng anh em không thấy mà yêu mến, dầu bây gờ anh em không thấy Ngài và vui mừng lắm một cách không xiết kể và vinh hiển” (I Phierơ 1:8).  Giống như Môi-se, họ “thấy Đấng không thấy được” (Hê-bơ-rơ 11:27).
Họ cũng không cần những dấu hiệu ân điển hữu hình như Lễ Misa và các bí tích vì sự cứu rỗi của họ đã được thực hiện trong lòng họ bởi quyền năng của Đức Thánh Linh khi họ đặt tất cả sự tin cậy trong một mình Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của cá nhân họ. Họ cũng không cần những người thừa kế hữu hình của các sứ đồ, bởi vì họ biết qua Kinh thánh rằng Đức Chúa Trời là Đấng dấy lên những nhà lãnh đạo thuộc linh mà Ngài cần và [dấy họ lên] khi Ngài cần họ chăm sóc Hội thánh của Ngài bằng Lời Đức Chúa Trời quý báu. Cuối cùng họ không cần ảnh tượng để nhắc họ về Đức Chúa Trời, bởi vì họ thấy ảnh tượng thật của Chúa Jêsus Christ trong lời thành văn là Kinh thánh. Ngoài ra, Đức Chúa Trời đã đoán phạt kẻ làm ra hình tượng và kẻ thờ lạy hình tượng (Xuất. 20:3-5).

Hiện tại, tôi được làm việc và qua 23 năm trong ngành thương mại ấn loát. Tôi phục vụ như một giáo viên Kinh thánh cho lớp người lớn tuổi trong một nhà thờ Tin Lành địa phương. Trong nhà thờ nầy, có một số người tốt nguyên là người theo Công giáo Lamã, họ giống tôi là đã được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời, họ biết rõ và yêu thương Chúa Jêsus Christ thật trong Kinh thánh.

“Vả sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến” (Giăng 17:3).
Do Linh mục qui đạo Robert V. Julien

 

 
Phương Pháp Của Giáo-sư
Không Hiệu Quả
Lời chứng cá nhân của Celso Muniz,
một Linh mục trở lại với Tin Lành
 
 
 
Từ lúc thơ ấu, tôi đã nôn nóng tìm kiếm những gì thực tế và chắc chắn. Trong quan niệm của tuổi thanh niên của tôi, chức vụ Linh mục là cách tốt nhất để kinh nghiệm chân lý và đạt được sự cứu rỗi cho linh hồn. Một lần kia, vị giáo viên đã nói với tôi: “Một Linh mục bị hư mất còn khó hơn một hòn đá nổi trên mặc nước”.

Tôi vào chủng viện để học 12 năm và đã dâng mình trọn vẹn cho cuộc sống phù hợp với những qui định của Giáo hội Công giáo Lamã. Tôi đã thực hành tất cả sự khổ hạnh cũng như đã dạy chủ nghĩa khổ hạnh khi tôi là một Giáo sư Thần học và Nguyên tắc Khổ hạnh - Thần bí của Chủng viện Meropolitan tại Oviedo, Tây Ban Nha (Chủ nghĩa khổ hạnh là nghệ thuật khắc phục “Bản ngã, kiểm soát những say mê, thèm khát, dâm dục bằng kỷ luật nghiêm khắc, kiêng khem, hay bằng những hình phạt đánh đập thân thể).
Nhưng qua những năm đó, tôi không tìm được cho mình sự tiết độ, bình an và chắc chắn mà tôi đã dạy người khác làm. Bên trong sự hiếu động của tôi thêm vào nhiều sự thất vọng. Kinh nghiệm từ Giáo hội Công giáo Lamã khi tôi so sánh sự dạy dỗ của Giáo hội với Kinh thánh, càng làm tăng thêm sự tranh chiến  trong lòng tôi. Trong sự rối loạn thuộc linh nầy, tôi chú ý đến chương trình phát thanh từ nước ngoài. Những chương trình nầy làm tôi đói khát sứ điệp thật của Đức Chúa Trời càng hơn, Kinh thánh trở nên sự sáng và thức ăn cho linh hồn tôi.

Niềm mong ước được hiểu chính xác những gì Chúa Jêsus dạy, đã dẫn tôi tìm cách tiếp xúc với một nhà thờ mà tôi đã nghe nói đến, nơi đó Kinh thánh là nguồn duy nhất hướng dẫn đức tin họ. Khi tôi nghiên cứu Kinh thánh và nói chuyện với những người tin Chúa Jêsus nầy, tôi gặp Chúa Jêsus Christ một cách hoàn toàn mới - một Cứu Chúa trọn vẹn, là Đấng được trực tiếp đến gần cách cá nhân, chỉ bởi đức tin.

Tôi tiếp tục nghiên cứu Kinh thánh, càng lúc càng nhận rõ các sai lầm của Giáo hội Công giáo Lamã. Tôi muốn được tin Chúa Jêsus như Kinh thánh dạy. Một phương diện khác, tôi bị ràng buộc rất chặt với Giáo hội, tôi muốn có kinh nghiệm tin Chúa Jêsus mà không phải rời bỏ Giáo hội Công giáo Lamã.
Tuy nhiên, dần dần tôi bị thuyết phục Giáo hội Công giáo Lamã đã đẩy Đấng Christ qua một bên, bằng sự dạy sai lạc và tổ chức Giáo hội chặt chẽ. Đối với tôi, đây là một quyết định đau đớn nhất về hình thức.

Tôi không bao giờ có thể quên chính đêm tôi tin Chúa Jêsus. Một ngày khốc liệt mâu thuẫn bên trong đã kết thúc khi tôi tìm kiếm sự ẩn núp trong Chúa Jêsus và trong Lời Ngài là Kinh thánh, tôi có thể ngủ ngon giấc.

Tôi không cần cố gắng cầu nguyện quá nhiều, nhưng thình lình sự cầu nguyện tuôn ra trong lòng tôi và tôi không thể giữ lại. Trước đây chưa bao giờ có, tôi cảm nhận gánh nặng về tội lỗi trong cuộc sống đã qua. Tôi nghĩ về chính mình – tôi hoàn toàn là một tội nhân. Tôi cảm thấy đau khổ tuyệt vọng, tự nghĩ làm cách nào ra khỏi tình trạng nầy. Tôi suy nghĩ – tôi không thể tự cứu; tôi vô dụng và không có gì tốt đẹp trước mắt Đức Chúa Trời. Trước đây tôi không bao giờ cảm thấy bất năng trong bất cứ việc lành nào. Tôi nghĩ trong Kinh thánh nhiều lần Chúa Jêsus Christ đã mời những kẻ cảm nhận mình lạc mất hoàn toàn đến với Ngài. Tôi cảm thấy một sức mạnh kéo tôi đến với Chúa, vì chính Chúa đã ban tặng sự tha thứ miễn phí cho những kẻ không xứng đáng. Quả thật, Chúa Jêsus Christ đã chịu án phạt đau đớn cho tội lỗi của loài người trong đó có tôi.
Cuối cùng, tôi không còn mong muốn làm gì cho chính mình, tôi đặt mình vào tay Đức Chúa Trời là Cha của tôi, Đấng ban Chúa Jêsus Christ cứu tôi. Tôi cầu nguyện: “Lạy Chúa Jêsus, xin hãy đến với con. Con dâng chính con cho Chúa để Ngài làm Cứu Chúa duy nhất, cá nhân và toàn quyền của con. Thì giờ mau qua, trước đây con chưa bao giờ cảm thấy được làm một với Chúa là Đức Chúa Trời của con. Trong sâu thẳm, con nghĩ: Lạy Chúa, Ngài thuộc về con, con thuộc về Ngài, sở hữu của Ngài đời đời.
Tôi không biết cách nào điều đó xảy ra, nhưng nó là một sự kiện mà tất cả những do dự, nghi ngờ, chao đảo của tôi đều biến mất, hạnh phúc đến với tôi thật trọn vẹn. Bấy giờ, quyết định của tôi đã được thực hiện, tôi đứng trước sự chọn lựa Chúa Jêsus Christ hoặc Giáo hội Công giáo Lamã? Tôi chọn theo Chúa Jêsus Christ bất chấp hậu quả ra sao. Tôi khám phá sự kiện Đấng Christ đã dắt đưa đời sống tôi và khiến tôi làm một với chính Ngài một cách đơn giản, bởi vì tôi phó thác linh hồn tôi cho Chúa. Chúa không chỉ là Giáo sư dạy lẽ thật, nhưng chính Ngài là lẽ thật. Chúa không phải là một vị anh hùng ban tặng sự sống cho loài người, nhưng Ngài là Cứu Chúa duy nhất, là sự sống cho tất cả những ai quay về với Ngài.

[Là Giáo sư môn Thần học khổ tu, Giáo sư Muniz nghiên cứu quyền lực của bản ngã và sự kiểm soát mọi đam mê của loài người. Trong phần nghiên cứu, ông đã điều nghiên những phương pháp được các nhà tôn giáo khác dùng, như các tu sĩ Phật giáo. Nói tóm lại, ông là một nhà chuyên môn về tất cả phương pháp được loài người tìm ra để đem đến đời sống thánh thiện. Chính vì thế, nó rất quan trọng khi một học giả như vậy đến với Đức Chúa Trời. Giáo sư Muniz nói về kinh nghiệm của ông đã thường dùng để minh họa điều nầy].

“Khi tôi nhận ra tình trạng hư hỏng hoàn toàn của bản tánh con người tội lỗi của tôi, tôi cảm thấy giống như một người bị đắm tàu thấy thấp thoáng bờ biển từ xa”. Nếu người đó có thể lội vào bờ thì sẽ an toàn. Bờ biển rất xa, nhưng nhìn thấy gần hơn khi tầm nhìn ngang mặt nước. Người đó bắt đầu bơi, lúc đầu mọi việc đều tốt, nhưng khi gần bờ hơn, thì bất ngờ một dòng nước cuốn y trở lại biển.

Người đó vùng vẫy vượt lên một lần nữa, vì y phải vượt qua dòng nước đó hoặc sẽ chết. Người ấy cố gắng làm đi làm lại nhưng không thành công, cuối cùng cái kết cuộc không thoát được phủ chụp y - luật thiên nhiên không cho phép người đó tới đích.

Với sự liều mạng và tuyệt vọng, người đó chỉ có thể chờ kết thúc. Đây là kinh nghiệm loài người khám phá năng lực riêng của mình không đủ để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời hay tìm thấy Ngài, người ấy nhận biết mình không thể tự cứu khỏi Ngày Phán Xét.

Trên bờ biển đời đời hiện diện một Đức Chúa Trời thánh bảo vệ sự thánh khiết của Ngài qua các mạng lệnh của Ngài. Những sự thánh khiết đời đời của Đức Chúa Trời giống như những lượn sóng to và các dòng chảy chung quanh bờ biển đời đời, con người không bao giờ vượt qua được bằng những nổ lực riêng, bởi vì bản tánh con người là quá yếu đuối và đầy dẫy tội lỗi.

Hãy trải rộng bức tranh ra, hãy tưởng tượng thình lình một chiếc trực thăng được nhìn thấy cất cánh từ bờ biển. Viên phi công thấy người sắp chết đuối. Chiếc trực thăng đến gần người sắp chết đuối cô đơn đang chống chọi với những ngọn sóng cách tuyệt vọng, một sợi dây được thả xuống ngay phía trên đầu. Người sắp chết đuối chỉ cần nắm lấy sợi dây, và chiếc trực thăng có thể kéo y ra khỏi nước, lướt trên những cơn sóng sôi sục cách an toàn.
Đây là một bức tránh hoàn hảo về những điều Chúa Jêsus Christ đã làm. Chúa Jêsus đã ngồi bên hữu Đức Chúa Cha trng nơi đời đời. Từ nơi Cha, Ngài đã đến thế gian nầy để cứu chúng ta. Chúa Jêsus bước vào cơn giận sục sôi của Đức Chúa Trời khi Ngài chịu đau đớn vì hình phạt trên thập tự giá tại đồi Gô-gô-tha.
Từ khi đó, Chúa nhắc đi nhắc lại rằng Ngài đã rời địa vị vinh hiển (cách thuộc linh) để cứu “những tội nhân chìm đắm”. Vô số lần Chúa đã thấy tội nhân vật lộn với những cơn sóng Luật pháp của Đức Chúa Trời – và Chúa đã đưa cánh tay cứu rỗi ra. Mọi người đã hư mất bằng lòng tin cậy hoàn toàn vào Lời Ngài đều đã được kéo ra khỏi biển đoán phạt và được đưa vào đời sống mới.

Trở lại với bài học minh họa về người sắp chết đuối. Giả định người đó làm như không thấy sợi dây và cứ cố gắng tiếp tục tự mình lội vào bờ bằng sức mình thì sao? Hiển nhiên người đó sẽ bị chết đuối. Hoặc là giả định người đó chỉ tin người cứu hộ một nửa, một tay nắm dây, một tay tiếp tục bơi. Người đó sẽ thất bại cả hai cách và chết đuối.
Chúng ta không bao giờ có thể tìm được sự cứu rỗi trong khi một mặt chúng ta tin vào những điều Đấng Christ làm để cất đi án phạt tội lỗi và một mặt chúng ta vẫn tin vào các bí tích, sụ xá tội của con người, cố gắng làm việc lành để được cứu. Sự cứu rỗi thật sự chỉ đến với chúng ta khi chúng ta tin Chúa Jêsus Christ trọn vẹn.

Do Linh mục qui đạo Celso Muniz

 

20 Năm Chưa Bao Giờ Tôi Kiểm Tra
Niềm Tin Của Tôi
Lời chứng cá nhân của Renato Di Lorenzo,
một Linh mục trở lại với Tin Lành
 
 
Tôi chưa bao giờ tin rằng tôi sẽ rời Giáo hội Công giáo Lamã, ít nhất ngay cả chức vụ Linh mục. Nếu một người nào đoán trước điều đó, tôi nghĩ nó không bao giờ xảy ra.
Tôi gia nhập dòng tu Salesian lúc 15 tuổi và tôi được phong chức Linh mục đúng kỳ hạn. Tôi làm việc với thanh niên và tôi rất thích công việc nầy. Rồi sau gần mười năm làm Linh mục, Linh mục bề trên bắt tôi chịu một hình phạt – sai tôi đến Lamã một tháng để hoàn thành những bài tập thuộc linh.

Lý do là tôi đã tỏ cho ông biết tôi có kinh nghiệm cảm xúc truớc một phụ nữ. Tôi đã cắt đứt quan hệ phần nào vì tôi không quyết chắc yêu thương cô ấy, nhưng cũng vì tôi đã hiến dâng đời sống của tôi cho Đức Chúa Trời và không chuẩn bị để thoái lui.

Dĩ nhiên, quyết định của tôi có nhiều kiêu ngạo và ích lỷ. Đối với tôi, gọi là khiêm nhường phải nhận rằng tôi đã không trung tín với sự kêu gọi chức Linh mục của tôi. Tôi đã yêu cầu bề trên của tôi cho tôi đến một tu viện khác, nhưng thay vì được nói chuyện như với một người cha, tôi đã nhận một bức thư thông báo về hình phạt dành cho tôi. Tôi biết rằng cuộc sống còn lại của tôi, vết nhục nầy sẽ chống lại tôi và tôi sẽ luôn luôn bị nhìn với sự nghi ngờ.

Suốt thời gian một tháng ở Lamã, những ý tưởng liều lĩnh và cay đắng nổi lên trong trí tôi. Thỉnh thoảng tôi muốn thoát ra mặc cho thế nào. Những lần khác tôi muốn làm việc ở Naples. Tôi đã trải qua những lúc rất chán nản. Tôi kêu cầu Chúa trong khi cầu nguyện, nhưng mọi sự chung quanh vẫn tiếp tục im lặng. Tôi cảm thấy hoàn toàn cô độc như một người tù, sự phiền muộn tiếp tục và đảm bảo rằng tôi vô tội.

Tu viện ở vị trí trên núi Selie, gần cổ thành Lamã và bao quát toàn cảnh Lamã cùng Hí trường Colossicum. Từ tu viện, tôi có thể ngắm nhìn cuộc sống bình thường khi nó tràn qua phía dưới tôi. Tôi đã thấy cách người ta vui vẻ yêu thương nhau, tôi tự hỏi không biết họ làm như vậy có thật sự xúc phạm đến Đức Chúa Trời không? Tôi muốn hòa lẫn với những người đó. Tôi muốn lột bỏ những chiếc áo chùng đen của tôi – nó đã làm cho tôi cảm thấy giống một người giả dối – và tôi rất muốn làm một người chân thật giống mọi người.

Tôi tin cậy một Linh mục già và giải thích cảm nghĩ của tôi cho ông ấy. Ông đề nghị tôi viết cho bề trên của tôi xin cho phép tôi trở lại công việc trước đây. Bề trên của tôi trả lời rằng tôi phải gánh tất cả kinh nghiệm không vui nầy như một sự ăn năn tội và việc không trung tín của tôi. Tuy nhiên, ông đã cho tôi ra đi trong ngày đó.
Vì vậy, tôi ra đi, tôi không đi hướng về Lamã như một khách hành hương. Bề trên có ý định rõ ràng, nhưng là một du khách. Tôi mua những loại bài và tạp chí của trường, dù vậy, tôi không thỏa lòng. Tôi dùng cơ hội để xin lời khuyên của các Linh mục khác. Lý do của họ luôn kết thúc cùng một điểm: Tôi không bao giờ được nêu vấn đề của mình trước bề trên của tôi, nhưng phải im lặng. Bề trên của tôi đã hành động theo luật lệ Giáo hội, dù ông đã giải thích với thái độ đúng nhất.
Tôi trở lại Naples, không tiếp tục công việc ở đó, tốt hơn là về nhà cha mẹ tôi.

Trong thời gian ở Lamã, tôi đã dùng thì giờ suy nghĩ lại sự dạy dỗ của Giáo hội Công giáo Lamã và so sánh nó với sự dạy dỗ của Kinh thánh, tôi bắt đầu cảm thấy Kinh thánh đã bị trích dẫn sai và không ngay thẳng, chỉ đơn thuần để chứng minh sự dạy dỗ mà Giáo hội đã có.

Tôi được dạy để tin rằng tôi chỉ tìm được Đấng Christ qua Giáo hội Công giáo Lamã trên đất. Vâng lời Đấng Christ là theo sự dạy dỗ của GIáo hội, qui phục vị đại diện Đấng Christ trên đất là Giáo hoàng. Tuy nhiên khi tôi đọc các sách Phúc âm trong “xà lim hình phạt” của tôi, tôi thấy sự dạy dỗ nầy trái với Phúc âm

Ở Lamã tôi có thói quen tra dò điện thoại niên giám tìm địa chỉ của một nhà thờ Tin Lành, mặc dù thời điểm đó, đạo Tin Lành không đủ tin cậy với tôi. Lý do duy nhất tôi thich tiếp xúc những người Tin Lành là để họ giúp tôi rời Giáo hội của tôi và bắt đầu một cuộc sống mới. Tôi không bao giờ nghĩ họ có thể giúp tôi trong cuộc chiến đức tin.
Trong thời gian ở với gia đình tại Naples, ý tưởng tiếp xúc những người Tin Lành quay lại với tôi, và tôi bắt đầu tự hỏi không biết cuối cùng họ có đúng không. Thời gian nầy tôi được phép làm đủ chức năng Linh mục, nhưng suốt thời kỳ bảy tháng tôi chỉ làm Lễ Misa 20 lần, nghe xưng tội một vài trường hợp và không bao giờ muốn giảng.
Một Chúa nhật, tôi trốn Lễ Misa và đi dạo. Khi đi dạo, tôi để ý một tòa nhà trưng bày văn phẩm về Kinh thánh, tôi chưa dám vào một nhà thờ Tin Lành, tôi không dám mạo hiểm như tôi nghĩ, vì sẽ gây một chấn động do việc bước vào với chiếc áo chùng của Linh mục Công giáo Lamã đang mặc, vì vậy, tôi gọi điện thoại cho vị quản nhiệm và đến gặp riêng ông để giải thích trường hợp của tôi.

Ông ấy để tôi tiếp xúc với nhiều Linh mục đã ly khai với Công giáo Lamã là những người giúp tôi rất nhiều, nhưng tôi chưa mưốn rời bỏ Giáo hội. Tôi sợ làm một quyết định bị ảnh hưởng bởi hình phạt tôi mới vừa chịu. Vì vậy, tôi lại tiếp tục công việc của một Linh mục, và người lãnh đạo tinh thần giữa vòng thanh niên, dù tôi đã lao mình vào công việc tôn giáo với hoạt động tích cực, tôi thấy tôi làm tăng thêm mâu thuẫn đối với GIáo hội. Tôi không tin Lễ Misa nũa, cũng không nghe xưng tội. Nhiều buổi đối thoại với vị bề trên mới của tôi, là người đã được báo động tôi có khuynh hướng rất gần đạo Tin Lành. Ông khuyên tôi cầu nguyện với bà Ma-ri, xin bà giúp tôi tìm lại niềm tin.
Bây giờ việc rời bỏ chức vụ Linh mục là điều không thể tránh được, và trong thời gian ngắn, tôi rời Naples và lên đường đến một nơi “ẩn náu” của các Linh mục qui đạo ở Velp, Hà-lan. Trong ngôi nhà nầy, kết quả việc đọc Kinh thánh và cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ cũng như cứu giúp, tôi đã gặp Đấng Christ cách cá nhân. Tôi đã trải qua kinh nghiệm trở lại đạo mà Đấng Christ gọi trong sách Phúc âm Giăng là “sự sanh lại”.

Mọi sự sanh ra bao gồm cố gắng và đau đớn. 20 năm cuộc đời tu sĩ kết hợp với một sự huấn luyện thần học Công giáo Lamã, đặc tính bướng bỉnh của tôi đã tạo ra những trở ngại lớn đối với việc tìm kiếm và gặp Đức Chúa Trời. Cuối cùng, tôi đầu phục Chúa thật lòng và nói đơn sơ với Chúa: “Lạy Chúa, con tin Ngài!”
Từ đó Chúa không bao giờ bỏ tôi cô đơn. Chúa làm đức tin của tôi mạnh mẽ, tôi vừa nuối tiếc vừa vui mừng, Chúa đã cho tôi được biết Ngài là hằng sống, là người Bạn và là Cứu Chúa cho cá nhân tôi.

Do Linh mục qui đạo Renato Di Lorenzo

 

23 Năm Trong Dòng Tu Dòng Tên
Lời chứng cá nhân của Luis Padrosa,
một Linh mục trở lại với Tin Lành
 
 

“Tôi đã tìm thấy rằng giáo điều của Giáo hội Công giáo Lamã không có nền tảng trong Phúc âm” (câu nói nầy từ miệng của Linh mục Luis Padrosa nói trong bộ áo Linh mục, lúc từ giã Mục sư Tin Lành Samuel Villa là người đã khuyên ông điều cần tìm kiếm trong cuộc gặp gỡ đáng nhớ đầu tiên hầu như ngạc nhiên đến nỗi không nói thành lời. Ông đến trò chuyện với Samuel Villa và đã được thuyết phục bởi sức mạnh của chân lý, và bị Thánh Linh bắt phục, lo lắng nếu không được giải thích những điều chính ông đã khám phá trong những trang Kinh thánh).

Bây giờ ông quyết định chịu giải pháp đau đớn và nguy hiểm, đặc biệt ở Tây Ban Nha, về việc từ bỏ chức vụ và vai trò của ông, hi sinh danh tiếng mà ông đã đạt được là Giảng viên và Viện Trưởng Học viện Loyola tại Barcelona và Tarrasa, để trung thành với sự sáng mà ông đã nhận được. Luis Padrosa viết: “Những lý do phía sau quyết định quan trọng của tôi không phải có một, nhưng là có nhiều. Sau 43 năm sống làm một người Công giáo Lamã thành thật, 15 năm được huấn luyện gắt gao để làm tu sĩ, 10 năm làm Linh mục và một giáo viên phổ thông cho nhiều đám đông quan trọng, 23 năm cuộc sống tôn giáo trong dòng tu Dòng Tên, tôi đã được thuyết phục rằng Giáo hội Công giáo Lamã không phải là GIáo hội thật của Chúa Jêsus Christ. 13 năm học về các môn biện giáo đã đem đến cho tôi một sự tin chắc không gì phá vỡ được, tôi biết những lý lẽ cả hai bên, tôi đã phân tích những lý lẽ đó.

Tôi lấy Kinh thánh và bắt đầu tim kiếm, nhưng … “sự vô ngộ của Giáo hoàng ở đâu? Tôi không thể tìm thấy trong bất cứ chỗ nào trong Kinh thánh…” Tất cả những điều về việc kiêng ăn để nhận thánh thể, và Lễ Misa ở đâu? Tất cả ở đâu? Tôi không thể tìm được, và tôi nghiên cứu nhiều hơn, tôi càng thấy rằng Cơ-Đốc giáo là một điều và Công giáo Lamã là một điều khác, khác biệt hoàn toàn. Tôi càng tìm kiếm Kinh thánh chừng nào, tôi càng tin quyết làm theo lẽ thật nầy. Trong Giáo hội Công giáo Lamã, Chúa Jêsus Christ được giới thiệu như là một người lỗi thời, một xác chết, một người bị đóng đinh trên thập tự giá chết rồi, không còn sự sống nữa. Vì vậy, Giáo hội không thể nhận một người Công giáo Lamã để người đó yêu thương Chúa Jêsus Christ. Tuy nhiên, nếu không có sự yêu thương thì không có sự cứu rỗi, cho dù có những Lễ Misa, có những khăn choàng, những huy chương và ảnh tượng, cũng hoàn toàn vô dụng, trừ khi có tình yêu thương. Do đó, trừ khi một người gặp Đấng Christ hằng sống đã chết cho cá nhân mình. Trong Giáo hội Công giáo Lamã, tất cả sự cứu rỗi của các bạn tùy thuộc vào chính các bạn, vào nhiều lời cầu nguyện, vào nhiều khăn choàng các bạn dùng, vào sự tôn kính của các bạn đối với Nữ Trinh, vào việc nhận thánh thể. Từ những điều nầy và nhiều điều khác nữa, tôi nhận thấy rằng giáo lý Công giáo Lamã không thể là chân lý. Nếu các bạn biết những gì tôi đã nói, đó là một điều rất quan trọng.

Vì thế, các bạn tìm thấy chính mình chống lại truyền  thống suốt đời của các bạn, không khí quê hương, gia đình, bà con, bạn hữu, tất cả sẽ nói về một trong hai điều hoặc cả hai - bởi vì họ không có lý lẽ nào khác dành cho người rời bỏ Giáo hội Công giáo Lamã để trở về Cơ-Đốc giáo chính đáng. Các bạn bị điên hoặc các bạn ngã vào tình yêu.
Nếu các bạn biết sự khốn khổ của linh hồn mà những người Công giáo Lamã chịu, linh hồn những người dự Lễ Misa mỗi ngày và trung tín dự lễ tại nhà thờ Công giáo Lamã sống trong sự giày vò, các bạn sẽ tự nhủ: “Tôi sẽ được cứu hay hư mất? Tôi xưng tội đủ chưa? Họ không có bình an. Đây có phải là đạo thật không? Tất cả điều nầy là gì? Chỗ nào trong Phúc âm để chúng ta tìm được giải pháp cho tội nhân đang bị giày vò? Chúa Jêsus Christ hoặc các sứ đồ có giày vò tội nhân bằng những câu hỏi không?
Thật kỳ diệu để trong lòng các bạn biết rằng Chúa Jêsus Christ là Chúa chúng ta đã cứu chuộc chúng ta! Đó là nhờ ân điển mà chúng ta được cứu. Thánh Phao-lô há không nói rằng “Nếu sự công bình đến bởi Luật pháp, thì Đấng Christ chết vô ích” sao?

Tôi sẽ không bao giờ có thể đủ lời cảm tạ Chúa Jêsus, vì Ngài đã đem tôi đến với chính Ngài và đem tôi vào lẽ thật của Ngài. Cha tôi và những người thân khác rất buồn, nghĩ rằng tôi đã bội đạo lìa bỏ đức tin. Nhưng theo Chúa Jêsus và đọc Lời Đức Chúa Trời cao quý, giải phóng khỏi những sự thêm, bớt, trải qua hàng bao thế kỷ đã được Giáo hội Công giáo Lamã tích lũy, không phải là bội đạo.

Do Linh mục qui đạo Luis Padrosa

 

 
Đừng Đè Nén Những Nghi Ngờ Của Bạn
Lời chứng cá nhân của Toufic Khouri,
một Linh mục trở lại với Tin Lành
 
 
Tôi được sinh ra ở Liban, và chịu bí tích rửa tội bởi nghi thức nhúng nước ba lần theo tục lệ của Giáo hội Công giáo Sy-ri. Mẹ tôi qua đời khi tôi được ba tuổi, và tôi được đem vào trường nội trú tại Giê-ru-sa-lem do các Nữ tu Dòng Thương Xót giới thiệu.

Có một người Đức khẳng định chắc chắn rằng tôi sẽ làm một Linh mục. Khi tôi được 13 tuổi, tôi chọn vào một chủng viện để được đào luyện cho chức vụ Linh mục.
Sau khi được phong chức, tôi có nhiều nghi ngờ, nhưng các bề trên của tôi gọi những nghi ngờ nầy là “đức tính thuộc thiên thần”. Tôi được dạy: “Nếu con có điều gì khó khăn về niềm tin, đừng nghi ngờ, hãy noi gương thánh bảo trợ của con là Thánh Vincent của Phao-lô”.

Thánh Vincent đã viết bản tín điều vào một mảnh giấy nhỏ rồi cuộn lại. bất cứ khi nào ông bị những nghi ngờ tấn công, ông sẽ hôn mảnh giấy đó, nhét nó vào lòng và nói: “Lạy Chúa, con không hiểu, nhưng con vẫn tin”. Tôi làm theo lời khuyên nầy và đó là thước đo sự bình an cho tôi, nhưng liều thuốc không đủ mạnh để lâu dài.
Sự bổ nhiệm tôi làm giảng viên một chủng viện đem đến những khó khăn mới, vì bấy giờ tôi phải cố gắng tối đa làm gương tốt cho các sinh viên.

Tôi tìm kiếm quyền năng cho sự cố gắng nầy trong các bí tích, nhưng không ích lợi gì. Tôi bắt đầu thật sự nghi ngờ giá trị các bí tích. Từ lúc đó, tôi bắt đầu nghĩ về việc rời bỏ chức vụ Linh mục.

Tôi nói với Giáo sĩ nghe xưng tội của tôi, ông là một người Pháp già sống trong tu viện Ghết-sê-ma-nê. Ông ấy nói: “Ồ, con trai thân yêu, ngay cả các thánh vĩ đại nhất cũng đã có những nghi ngờ với những cám dỗ chống lại niềm tin của họ. Đây không phải là lý do để từ chức. Phải tiếp tục yên lặng”.

Sau năm năm, tôi được bổ nhiệm làm Linh mục trong một giáo xứ tại Beirut và bước vào tiếp xúc nhiều và gần gũi với mọi người, dĩ nhiên là những người nghèo khổ. Tôi biết sự khổ cực của những người nghèo nầy, và trong khi muốn giúp đỡ họ với vài điều tốt lành thuộc linh, tôi cảm thấy không nơi nương dựa, bởi vì tôi không bao giờ có thể tìm thấy bình an cho linh hồn tôi. Cuối cùng tôi đến với vị đại diện Giáo hoàng thỉnh cầu được cứu giúp cho chức vụ Linh mục của tôi. Một lần nữa, tôi được khuyên can, vì ông ấy nghĩ tôi chỉ đơn thuần đau khổ do sự chán nản, và ông cho tôi một ít tiền - độ 20 bảng Anh - để khích lệ tôi. Túi tiền tôi đầy hơn, nhưng linh hồn tôi trống rỗng hơn.

Tôi muốn rời chức vụ Linh mục mà không có bất cứ lời phiền trách nào, không có tranh luận hoặc phiền phức nào, nhưng giáo xứ của tôi không muốn tôi im lặng rời bỏ. Tôi bắt đầu cảm thấy mình là một nô lệ cho một hệ thống và giới chức sắc sẽ không bao giờ để tôi đi. Tôi sợ rời bỏ chức vụ Linh mục, vì tôi vẫn bị những niềm tin Công giáo Lamã cai trị. Thí dụ, tôi vẫn tin rằng Công giáo Lamã là nguồn duy nhất ban sự cứu rỗi và ngoài Công giáo Lamã không thể có hi vọng được cứu.

Nhiều lần tôi nghe những Linh mục phản bội bị lên án. Họ luôn bị vẽ hình ra như những gương kiêu ngạo gớm ghiếc, hoặc như những nô lệ cho bản năng thú vật. Không, tôi không bao giờ muốn trở nên một người trong số họ. Lúc đó, tôi biết rằng có hàng ngàn Linh mục đã rời bỏ Giáo hội bởi vì lương tâm của họ không cho phép họ chấp nhận những đòi hỏi của Giáo hội.

Một ngày kia, tôi đến nhà thờ riêng trong giáo xứ của tôi, quỳ xuống, đấm mạnh trên bàn thờ và nói: “Lạy Chúa, nếu Ngài thật sự có ở đây bây giờ, xin giúp đỡ con”. Hoàn toàn vỡ mộng với niềm tin Công giáo Lamã, tôi quyết định đến thăm nhà sách Kinh thánh Beirut để tìm những sách thuộc các tôn giáo khác.
Biết rõ tôi đang đến viếng “các tà giáo”, và tôi mặc áo chùng Linh mục, tôi đến nhà sách. Tôi rung chuông và yêu cầu một sách về các tôn giáo. Thật là ngạc nhiên, tôi đã nhận được một sự chào đón thân mật, những người ở đó nói với tôi rất đơn giản về Chúa Jêsus Christ, và tặng tôi một sách nhỏ tựa đề “Hướng Về Sự Bảo Đảm”. Tôi nhận sách nầy đem về phòng đọc mỗi ngày. Khi tôi đọc sách nầy song song với Tân Ước, tôi hiểu bản chất chân thật của sứ điệp Cơ-Đốc. Tôi đã thuộc nhiều câu Kinh thánh bằng tiếng Ả rạp, A-ram, La-tinh, và tiếng Pháp, nhưng tôi chưa bao giờ đọc với suy nghĩ chín chắn như vậy trước đây. Chưa bao giờ tôi đánh giá Kinh thánh thật sự là Lời Đức Chúa Trời, nhưng bây giờ tôi nắm lời đó cách háo hức với một tấm lòng đói khát.

Một ngày kia tôi quỳ xuống và đầu phục hoàn toàn với Chúa Jêsus Christ đúng như Kinh thánh thuyết phục tôi làm. Tôi nhắm mắt lại và nói với Chúa: “Lạy Chúa Jêsus, chỉ một mình Ngài là Cứu Chúa; Danh Ngài là Cứu Chúa. Con quy phục Ngài làm Cứu Chúa của con, kể từ lúc nầy con sẽ không cúi mình trước bất kỳ điều gì”.
Vì thế, phép lạ mà tôi cần đã xuất hiện rất nhiều – tôi trở nên một người mới, là con của Đức Chúa Trời. Với sự sống mới bên trong, tôi can đảm rời Giáo hội Công giáo Lamã. Cuộc trao đổi dài với vị Giám mục có kết quả sau khi ông nói với tôi: ‘con đã có một ý tưởng khác lạ. Không. Không. Đây là sự dối trá của Tin Lành. Tại sao con không muốn nghe thêm những lời ta nói?” Tôi trả lời: “Bởi vì chỉ một mình Chúa Jêsus có quyền tha tội, Ngài đổ huyết vì chúng ta. Chỉ một mình Chúa Jêsus đáng tin với quyền năng từ Đức Chúa Trời để làm Cứu Chúa và tha tội cho loài người. Tôi không dám xâm phạm quyền của Chúa Jêsus Christ”.

Vị Giám mục muốn tôi nói chuyện với một Linh mục Dòng Tên để hi vọng ông ấy sẽ sửa đổi sự suy nghĩ và gởi tôi đến vị Giáo sư khoa Thần học ở Beirut. Vị Giáo sư hỏi về tình trạng linh hồn tôi: “Đời sống cầu nguyện của con thế nào?”. “Ồ, sự cầu nguyện là sự dốc đổ linh hồn tôi”. “Con có cầu nguyện với Thánh Vincent của Phao-lô không?” “Không. Thưa cha, không khi nào?” “Con có cầu nguyện với Thánh Nữ Đồng Trinh không?” “Thưa cha, không. Con chỉ cầu nguyện với Chúa Jêsus Christ và với Đức Chúa Trời là Cha trong danh của Chúa Jêsus”. “Con không tin gì nơi Thánh Nữ Đồng Trinh sao?” “Chắc chắn con tôn trọng bà, nhưng con không muốn dâng tặng cho bà bất cứ quyền gì thuộc về Chúa Jêsus”. Ông ấy nói: “Đã quá rõ cho ta, con quả là một người Tin Lành và ta sẽ không nói gì thêm với con”.

Tôi rời Giáo hội, nhưng tôi rời bỏ với tấm lòng hoàn toàn bình an, bởi vì tôi đã gặp Chúa mặt đối mặt. Một người tin Chúa Jêsus là một người đã có một kinh nghiệm cá nhân với Đấng Christ và đã tiếp nhận một đời sống mới hoàn toàn như một quà tặng miễn phí từ Đức Chúa Trời. Điều nầy xảy đến ngay khi chúng ta tin Chúa Jêsus Christ và chấm dứt nương dựa vào cố gắng riêng hầu đạt được sự cứu rỗi. Nó xảy ra vào lúc chúng ta hoàn toàn tin cậy những gì Chúa Jêsus đã làm để cất đi tội lỗi chúng ta và xin Ngài ngự vào đời sống chúng ta và cùng đi trong cuộc sống chúng ta.

Do Linh mục qui đạo Toufic Khouri

 

 
Linh Hồn Của Một Linh Mục
Lời chứng cá nhân của Leo Lehmann,
một Linh mục trở lại với Tin lành
 

 
Tôi đã thấy Giáo hội Công giáo Lamã làm việc trên ba Châu lục. Tôi đã cùng đi với các vị Hồng y giáo chủ trong những chiếc Limousine bóng loáng vượt qua đội binh bảo vệ người Thụy sĩ dàn chào tại cổng Đa-mách của Vatican dẫn đến những phòng họp riêng của Giáo hoàng. Tôi đã được ngắm nhìn một vị Giáo hoàng qua đời, đã thấy ông được chôn và được thấy người kế vị đăng quang. Tôi đã đứng bên Cố Giáo hoàng Pius XI trong khi Giáo hoàng Benedict XV mặc cho ông chiếc áo đỏ và đặt lên đầu ông một chiếc nón xếp cổ xưa. Chính tôi choàng chiếc áo dài đỏ lên ngôi của một Hồng y khác mới gia nhập. Tôi đã hành chức Linh mục không chỉ ở những Đại Giáo đường nổi tiếng tại Âu châu, nhưng cũng ở những nông trường của Hà-lan, trên vùng thảo nguyên Phi châu rộng lớn.

Tôi được sinh ra năm 1895 tại Dublin. Tôi không có những kỷ niệm vui thời thơ ấu. Cảm giác sợ hãi bao trùm trên mọi vật. Sự sợ hãi gắn bó với mọi hành động của tôn giáo qua vị Linh mục. Sự xưng tội, dự Lễ Misa vào Chúa nhận, những gì ăn được vào ngày chay và kiêng ăn, địa ngục, thiên đàng, sự chuộc tội, sự chết và sự phán xét của một Đức Chúa Trời giận dữ.

Kinh thánh  là một quyển sách đóng kín với chúng tôi trong lớp học, trong nhà thờ và tại nhà. Chúng tôi không có tiền để mua một bản dịch Kinh thánh Công giáo Lamã, thường giá cao và không có can đảm nhận Kinh thánh miễn phí của Hội thánh Tin Lành.
Sự sợ hãi liên quan với mọi điều trong Giáo hội Công giáo Lamã chủ yếu giúp tôi quyết định làm một Linh mục. Tôi xin và được nhận vào trường truyền giáo ở Mungret, gần Limerick.

Thời gian những năm học chủng viện của tôi ở Lamã, sự nghi ngờ và thực hành Cơ-Đốc giáo thuộc Giáo hoàng lần đầu tiên tấn công tôi. Một số ý nghĩ của tôi lúc đó là: Nếu Công giáo Lamã là trung tâm duy nhất của niềm tin thật, tại sao một đạo thật như vậy lại không có trong công dân thành phố? Tại sao có quá nhiều người vô thần, bất lịch sự, vô luật? Phép lịch sự phổ thông đã tách chúng tôi khỏi đám người lộn xộn ở Lamã khi chúng tôi đi dọc theo những đường phố, những lời lăng mạ thô tục được phát ra từ phía sau chúng tôi do những trẻ con của Lamã. Cũng vậy, tại sao có quá nhiều tiếng phản đối đại diện các Linh mục từ Ai-len và một số nơi, họ tự đi đày sang Trung quốc, Ấn Độ, Phi châu, là những giáo sĩ của giáo đoàn truyền giáo thuộc Giáo hoàng, trong khi chính Lamã đầy nhung nhúc mười ngàn Linh mục gác chân cách lười biếng trong những văn phòng của Vatican, và số lượng bàn thờ đủ cho 400 nhà thờ của Lamã để cử hành Lễ Misa? Một lần nữa tôi tự hỏi tại sao 300 triệu người Công giáo Lamã khắp thế giới phải được giới thiệu ở Lamã bởi một đoàn Hồng y gần 2/3 người Ý? 40 triệu nnn Ý là người Công giáo Lamã chỉ có danh, không phải tất cả đều có tư tưởng ngoan đạo. Thí dụ, 20 triệu người Công giáo Lamã tại Mỹ không phải chỉ là những người trung tín dự Lễ Misa qua đường, nhưng đã đóng góp một số tiền lớn vào những két bạc của Vatican, dù vậy chỉ ba người Mỹ có thể được làm Hồng y – những người bình thường, những đầy tớ trung thành của Lamã, những người không bao giờ dám bày tỏ bất cứ sự bất đồng nào đối với những mệnh lệnh của Giáo hội Công giáo Lamã để giành những ưu đãi của giới chức thẩm quyền tại Vatican với tính tham lam quyền cao trong chức vị Giáo hoàng cũng như tiến lên những vị trí cao hơn. Tôi thấy có nhiều phe đảng cay đắng giữa vòng các chức sắc cao cấp trong Giáo hội. Hằng ngày tôi trải qua nhiều cột mốc  của những hành động lật đổ nhau bởi những tham vọng, những thủ đoạn hèn hạ của họ. Có một Casel di Sant’Agelo, hoặc Hadrian’s Mole, với những bức tường bị đe dọa từ khẩu đại pháo của một Giáo hoàng trong pháo đài Vatican bắn phá liên tục một Giáo hoàng đối lập coi thường những sự dứt thông công của ông.

Cuối cùng ngày phong chức của tôi đã đến. Đó là một lễ hội kéo dài. Các bạn sẽ bị hoang mang bởi vô số những hành động diễn ra chung quanh các bạn, bởi những lời cầu nguyện và đọc Kinh không dứt. Những ngón tay của các bạn được dâng lên để cử hành Lễ Misa, các bạn được bọc trong những bộ quần áo bằng len đầy màu sắc; đầu các bạn được xức dầu, và cũng được bọc trong băng len. Bạn được chạm đến ly vàng, được ban quyền nghe những lời xưng tội, được xức dầu người hấp hối, an táng người chết. Lần đầu tiên các bạn nếm được rượu từ ly Lễ Misa, mà theo niềm tin Công giáo Lamã, rượu đã biến thành Huyết của Đấng Christ từ cách dâng lễ. Vị chủ lễ là Hồng y Basilio Pompilj, và lễ cử hành trong nhà thờ Thánh John Lateran.

Bất cứ niềm vui nào mà tôi kinh nghiệm trong ngày đó cũng không bù đấp được một việc buồn xảy ra bất ngờ mà tôi chứng kiến đêm đó. Một trong những đồng nghiệp của tôi bị xúc động trong tâm trí, căng thẳng vì những tiết mục máy móc, vô số những điều hạn chế nhỏ nhặt, vô số những sự lặp lại của những lời cầu nguyện và các nghi thức, làm rối trí và gây ra những loại cuồng tín gọi là “quá tỉ mỉ”.

Tôi nhớ một sự cố khác giống như vậy. Tại Florida, sau khi làm Linh mục, tôi thường đến thăm một học viện dành cho những đứa trẻ kém thông minh bên ngoài Gaines Ville. Vị Bác sĩ phụ trách đem đến cho tôi một em gái người Công giáo Lamã độ 14 tuổi thuộc loại người mất trí nhớ ở điểm có triệu chứng lặp lại và đếm Kinh “Kính Mừng Ma-ri”. Tâm trí của em gái đó bị trục trặc bởi ý nghĩ rằng cô được ơn để đọc lời cầu nguyện nầy 100 lần mỗi ngày và để chắc chắn đọc đủ, cô đọc hoài trên 1.000 lần trước. Một số Linh mục không nghi ngờ gì đã lợi dụng cho rằng đọc những bài Kinh “Kính Mừng Ma-ri” nầy là sự ăn năn hối lỗi trong việc xưng tội.

Sau ba năm rưỡi làm công việc của một Linh mục tại Nam Phi, tôi được gọi về Lamã để làm việc ở Vatican. Theo thời gian, những hoài nghi của tôi liên quan nguồn gốc chức vị Giáo hoàng lớn dần, sự ngờ vực về những nghi lễ Công giáo Lamã là Cơ-Đốc Giáo thật, gợi lên sự hiểu biết những đời sống thất bại của các anh em Linh mục và một hi vọng mỏng manh về bất kỳ khả năng nào của Hội thánh Cơ-Đốc cải tiến dưới chế độ Giáo hoàng. Tất cả là những băn khoăn nghiêm trọng trong vấn đề thuộc linh, giáo lý, tính chất pháp lý và cá nhân. Chế độ Giáo hoàng như người bảo vệ được bổ nhiệm thiêng liêng để bảo vệ Cơ-Đốc giáo, đã nhanh chóng vỡ vụn trong tôi. Tôi đã đối diện với nhận thức cay đắng rằng tôi phải hoàn toàn tuyệt giao nếu tôi vẫn giữ niềm tin của tôi trong Cơ-Đốc giáo

Từ Lamã, tôi được đổi đến Mỹ. Cái mới như tôi ở trong một xứ lạ. Tôi nghĩ để tự cứu khỏi việc hoàn toàn vỡ mộng bằng cách hăng say chú tâm vào công việc khiêm nhường của chức vụ đối với những nhu cần thuọc linh của những người đơn sơ.

Một trường hợp minh họa ý nghĩa thất bại mà tôi đã kinh nghiệm: Một lần tôi có thử thách đau buồn khi dự buổi kết án tử hình một thanh niên trên ghế điện trong nhà tù Bang Florida tại Raiford rong ranh giới giáo xứ của tôi ở Gaines Ville. Anh ấy ở thành phố phía đông, sanh ra và chịu rửa tội làm một người Công giáo Lamã, và là kết quả của một trường giáo khu Công giáo Lamã. Trong khi còn trẻ, anh ấy được dạy tất cả nghi thức Công giáo Lamã tưởng rằng đó là yếu tố cần thiết cho một đời sống kính sợ Đức Chúa Trời. Anh bị kết án ở Tampa là tòng phạm với mức độ đứng đầu tội giết người trong lúc cướp một nhà hàng, trong đó người chủ đã bị giết. Tôi đã làm tất cả mọi điều có thể để sửa soạn “chặng cuối” cho người thanh niên nầy. Tôi đã thi hành đầy đủ mọi lễ nghi mà Đức Chúa Trời đã qui định cho anh ấy, và bởi ân điển thiêng liêng và sức mạnh được nói đến để thêm cho nhu cần của những linh hồn. Ngay cả khi anh nằm rũ xuống và chết trên ghế điện ngay sau khi dòng điện chết người đã xong việc của nó, tôi xức dầu nơi trán của anh như đã được truyền đối với sự thi hành thánh lễ “xức dầu cuối cùng”. Nhưng tôi biết tôi thất bại để mạng đến bất cứ sự an ủi thật sự nào cho linh hồn đau khổ và đầy vết tích tội lỗi của chàng trai khốn khổ nầy.

Tôi đến thăm anh trong xà lim tử hình trong suốt tuần lễ chờ đợi đầy sợ hãi, làm dấu cho anh với hình thức tha tội nhiều lần. Vào buổi sáng cuối cùng, tôi ở tại cổng nhà giam từ rạng đông, mang theo những dụng cụ nặng nề cần thiết để làm lễ Misa. Tôi sắp xếp môt cái bàn gần song sắt của buồng giam. Tôi mặc những lễ phục Lễ Misa sáng chói, và tiến hành với tất cả thái độ trang nghiêm mà bầu không khí đáng sợ của xà lim kết án cho phép, để dâng “sinh tế” của Lễ Misa đầy trọn. Trong sự chờ đợi bồn chồn sợ hãi, chàng thanh niên đáng thương đi lên đi xuống sau song sắt, hút hết điếu thuốc nầy đến điếu thuốc khác. Anh ném điếu thuốc để nhận vào miệng bán thánh mà tôi dưa ngang qua song sắt xà lim. Nó không đem lại kết quả. Bác sĩ cho anh một mũi morphine, mười phút trước khi anh được dẫn lên ghế điện làm anh dịu đi một chút. Ngay khi đó ttôi thấy rõ mũi morphine của bác sĩ làm cho anh êm dịu hơn là những thánh lễ Công giáo Lamã mà tôi đã phân phát được tin tưởng rằng làm êm dịu cả thân thể lẫn linh hồn. Chúng tôi đi theo anh ấy đến ghế điện.

Khi sức mạnh của dòng điện giết người chạy xuyên vào thân thể, anh co giật dữ dội, làm cứng thân người của anh trong khoảng không, tôi đưa tay làm dấu thánh giá kèm theo những câu tha tội bằng tiếng Latinh làm như tôi cũng có thể gởi một dòng điện ơn tha thứ xuyên vào linh hồn đang ra đi của anh. Thân người của anh đỏ gục xuống và chết khi dòng điện đã dừng, với lọ dầu nhỏ treo nơi các ngón tay, tôi bước tới và yêu cầu người cai nhà tù tháo cái nón sắt khỏi đầu người thanh niên đã chết. Trán của anh vấy bẩn, ướt đẫm mồ hôi, tôi xức dầu theo nghi lễ cuối cùng của Giáo hội Công giáo Lamã. Vì không có người thân của anh ở đó, tôi yêu cầu thi hài của anh được chốn cất với đầy đủ nghi lễ trong một phần nghĩa trang của Giáo hội Công giáo Lamã - mặc dù không long trọng. Một số người Công giáo Lamã ngoan đạo trong xứ đạo của tôi phản đối vì không muốn kẻ sát nhân yên nghỉ giữa những người thân đã chết của họ. Tôi phải nhắc nhở họ rằng Chúa Jêsus Christ đã chết giữa hai tên cướp sát nhân.

Dù vậy, tôi thú nhận rằng, mặc dù việc cử hành những nghi lễ Công giáo Lamã được sử soạn cẩn thận qua những nog1n tay hiến dâng của tôi, tôi cảm thấy rằng mình đã thất bại đối với chàng thanh niên đáng thương, trong giờ phút có cần nhất của anh. Có thể cũng là sự lầm lỗi của tôi, tôi không có gì để cho anh ấy, tất cả đều rỗng tuếch. Thế mà tôi phải tiếp nhận sự khen ngợi của giáo dân Công giáo Lamã vì đã thành công rõ ràng trong công tác của một Linh mục đối với người thanh niên bị kết án đáng thương.
Dọc theo con đường hẹp khó khăn từ nhà thờ của thời thơ ấu và chức vụ Linh mục, tôi phải đi một mình, không ai dẫn dắt và cảm thông, duy mọt mình Chúa Jêsus Christ là bạn đồng hành dẫn dắt tôi. Tôi quyết định nắm lấy cánh tay mở rộng của Ngài và đi theo Ngài bất cứ nơi đâu.

Sau khi tôi được giải thoát khỏi Giáo hội Công giáo Lamã. Chúa Jêsus Christ đã mặc khỏi chính Ngài cho tôi làm Cứu Chúa của cá nhân tôi. Qua việc đọc Lời Đức Chúa Trời, tôi đã thấy nhiều lỗi lầm của Giáo hội Công giáo Lamã. Tư tu sĩ nổi tiếng, tôi phải đổ quỵ xuống trên hai đầu gối để thú nah65n rằng giống như tất cả mọi người, chính tôi là một tội nhân cần được cứu bởi Chúa Jêsus Christ.

Do Linh mục qui đạo Leo Lehmann

 
 

Tôi Nhận Sự Thương Xót
Lời chứng cá nhân của Edoardo Labanchi
 

 
Khi toi6 là một thiếu niên 18, 19 tuổi, chỉ là một thiếu niên bình thường, ý định của tôi là trở nên một giáo viên. Tuy nhiên, một sự thay đổi đột ngột đã thay đổi đời sống tôi. Tôi đến mọt nhà thờ Công giáo Lamã và thường xuyên nhận bí tích, dự Lễ Misa và xưng tội, nhưng những nghi thức của các Lễ và sự cầu nguyện hình như trống rỗng. Tôi đã chán ghét bầu không khí tôn giáo và mê tín quá nhiều trong Giáo hội. Tôi cảm thấy nhu cần cuộc sống thuộc linh cao hơn và cũng cảm thấy sự thu hút của những việc đời dời. Mắc dù quá trẻ, tôi đã ý thức rõ ràng sự chết. Tôi nghĩ “Mọi sự sẽ qua đi, và cuối cùng điều gì sẽ xảy ra cho tôi?”

Tôn giáo duy nhất mà tôi có hiểu biết nào đó là Giáo hội Công giáo Lamã. Vì vậy, tôi quyết định làm một Linh mục, một tu sĩ, và gia nhập dòng tu Dòng Tên. Các bề trên của tôi hình như đã làm thỏa mãn tôi và tôi được nhận lập lời nguyện tạm chỉ sau hai năm thử thách. Tôi phải nhìn nhận điều nầy làm cho tôi thỏa lòng phần nào, nhưng chỉ là sự thỏa lòng phương diện con người. Tôi cảm thấy tôi đang làm một điều khác hơn những người khác và giống như người Pha-ri-si đang đứng trước bàn thờ nhìn xuống người thâu thuế. Tôi cảm thấy không bình an. Tôi đã ở trong Giáo hội Công giáo Lamã và muốn làm một người trọn vẹn. Quả thật tôi có nhiều hoài bảo. Do đó tôi yêu cầu được đi truyền giáo, vì cảm thấy trong việc truyền giáo, tôi có thể hướng đến một đời sống thuộc linh cao hơn. Cho nên tôi được sai đến đảo Tích lan.

Khi đến Tích lan, tôi chưa được phong chức Linh mục. Tôi được sai đến làm việc trong một trường học trước khi bắt đầu học thần học. Dòng tu Dòng Tên có một thời kỳ dài huấn luyện. Ngay sau đó, tôi bị vỡ mộng vì thiếu bất kỳ sự sốt sắng nào về phía các giáo sĩ Công giáo Lamã cải đạo cho người ngoại đạo. Tôi thấy họ dạy trong các truờng, trong nhà thờ trau chuốt, tỉ mỉ, nhưng thật sự rất ít “truyền giáo” như tôi hiểu lúc đó. Tôi nhận ra hầu như không khí hoàn toàn chết.

Kết thúc năm học, tôi được sai đến Ấn Độ để học Thần học và cuối cùng được phong chức Linh mục. Suốt thời gian học, tôi đối diện với các tôn giáo ngoại đạo: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo. Tôi bắt đầu bị thách thức lớn về tôn giáo của tôi, và tự hỏi thực chất những khác nhau giữa Cơ-Đốc giáo và những tôn giáo khác là gì? Họ có các sách thánh và văn phẩm của họ. Họ có những ý tưởng cao, những giới luật và cố gắng sống theo những điều đó. Ấn giáo muốn ngay  lập tức đặt một hình hay tượng Đấng Christ ở giữa các thần của họ mà vẫn giữ sự sung kính Ấn giáo. Có một sự khác biệt nào giữa Cơ-Đốc giáo và các tôn giáo hoặc tất cả các tôn giáo thực tế là giống nhau?

Ngay lúc tôi bắt đầu nghiên cứu, lần lần nhìn thấy ánh sáng và tôi phải xác nhận rằng tôi bắt đầu làm như vậy mặc dù đang ở trong Giáo hội Công giáo Lamã. Tôi đang gần kết thúc việc họ Thần học, những điều chắc chắn là không phải từ môn Thần học mà tôi nhận được sự sáng, cũng không phải từ các giáo sư, cũng không từ sự tận tâm, cũng không phải từ sự tôi vâng lời Giáo hoàng. Tôi có thể đảm bảo với các bạn như vậy. Nghĩa là Đức Chúa Trời đã dùng việc đọc và nghiên cứu Kinh thánh, Lời Đức Chúa Trời. Ngay trước điều nầy tôi đã cảm thấy sự hấp dẫn của Kinh thánh theo cách mà tôi không giải thích được. Vì Lời Đức Chúa Trời là lời tinh sạch, thực tế, phán với tấm lòng và có thể hiểu được, hơn là chỉ đơn thuần thuộc con người. Tôi tiếp tục đọc và học Kinh thánh với sự chú tâm gần gũi hơn, tôi bắt đầu nhận ra nền tảng khác nhau giữa Cơ-Đốc giáo và khuynh hướng các tôn giáo ngoại đạo, không phải về nguyên tắc những giới luật và giáo lý, nhưng trong thân vị là Chúa Jêsus Christ và về công tác cứu chuộc của Ngài. Khi tôi làm như vậy, Chúa bắt đầu càng trở nên thực tế hơn cho tôi. Lần lần Đấng Christ trở nên như mặt trời  mọc lên từ từ ở chân trời của đời sống tôi. Mặc dù tôi vẫn giữ nhiều giáo lý Công giáo Lamã quan trọng, điều kỳ diệu đã xảy ra cho tôi.

Sau khi được phong chức năm 1964, tôi được sai đến Tích lan lần nữa, bây giờ là một Linh mục, và lần nầy tôi đến một thành phố trung tâm của đảo để tặng môt sách về Kinh thánh cho những người dạy giáo lý Công giáo Lamã, bởi các bề trên của tôi biết tôi quan tâm Kinh thánh và tôi đã nghiên cứu đặc biệt về Kinh thánh. Một trong những lần thăm viếng nầy, tôi bước  vào một nhà thờ Tin Lành trong thành phố. Dĩ nhiên, tôi đã thấy nhà thờ nhỏ nầy trước, nhưng luôn xem thường nó. Kế bên là một nhà thờ Công giáo Lamã to lớn, gây ấn tượng mạnh, tôi thường suy nghĩ “những người Tin Lành nhỏ bé nầy nghĩ họ có thể làm gì nhỉ?” Nếu người ngoại giáo qui đạo, họ sẽ đi qua nhà thờ Công giáo Lamã lớn”. Tuy nhiên, vào một ngày đặc biệt, tôi có một sự thôi thúc bước vào bên trong. Có lẽ phong trào cộng đồng thế giới làm cho tôi cảm thấy hiện nay chúng tôi phải tử tế và kết bạn với “các anh em ly khai”. Rõ ràng là họ ngạc nhiên khi thấy tôi bước vào, nhưng họ tiếp tôi rất tử tế và tặng tôi một số ấn phẩm. Tôi không thể ngăn được để bị ấn tượng bởi sự sốt sắng và sung kính của những người này. Một số trong họ là những nhà truyền giáo Thụy Điển, những người khác là những Cơ-Đốc nhân Tích lan và những người làm công. Họ đang tổ chức một chiến dịch Tin Lành, đang phân phát những chứng đạo đơn và thư mời trong các đường phố, ngay cả các thiếu nhi của họ cũng đang phụ tiếp hăng say trong chiến dịch. Tôi không thấy sự sốt sắng nầy trong Giáo hội Công giáo Lamã. Tôi cũng thấy họ đang cố gắng thuyết phục tôi.

Một trong những sách báo họ cho tôi làm tôi chú ý, nhất là một ờ báo tinkính gọi là tờ “Điềm Chúa Đến” hiện được xuất bản trong một số ngôn ngữ, bao gồm ấn bản tiếng Ý, in tại Lamã. Tựa đề của báo ấy với mục đích qui vào sự tái sanh cho một đời sống cá nhân đầu phục Đấng Christ và cho môt đời sống mới thông công với Chúa. Tôi đã biết những điều nầy trong giáo lý, nhưng tại đây nó hình như sống động, thực tế và đụng đến cá nhân. Tôi nghĩ, “Sau hết thảy, đây là những gì về Phúc âm và sẽ mục đích chính”. Tôi tiếp tục dự nhóm với những người Tin Lành nầy trong một số cơ hội, và họ tặng tôi những Chứng đạo đơn cùng những ấn phẩm khác, một số được in bởi Hội Biếu Tặng Kinh thánh, những số thường lệ của tờ “Điềm Chúa Đến”. Ấn phẩm nầy giúp tôi đến gần Chúa hơn. Rồi tôi trở lại Ấn Độ mấy tháng để hoàn tất những bài nghiên cứu Thần học của tôi, ở đó tôi đã tiếp xúc với những người Tin Lành khác.

Thời điểm đó, Đức Chúa Trời bắt đầu làm việc có thể thấy rõ hơn trước. Tôi càng cảm thấy phải trở lại Ý, trong khi tôi đang nghĩ như vậy thì một việc khác xảy ra. Chính quyền Tích lan quyết định tất cả những nhà truyền giáo ngoại quốc phải ra khỏi xứ, và họ khởi sự từ chối cho tái nhập Tích lan đối với những người đã ra ngoài xứ. Tôi cũng không thể trở lại Ấn Độ vì không phải là người của Khối Liên Hiệp Anh, giấy phép cư trú của tôi cho phép tôi lưu lại cho đến khi hoàn tất việc học. Do đó, các bề trên của tôi quyết định sai tôi trở lại những xứ của chúng tôi, và tôi được bảo chuẩn bị về Ý. Trước khi ra đi, tôi đã viết thư cho chủ bút tờ “Điềm Chúa Đến” bằng tiếng Ý tại Lamã, nói rằng trong tinh thần phong trào cộng đồng thế giới, dù tôi là một Linh mục Công giáo Lamã, tôi đã đọc tờ báo nầy và rất thích, tôi cũng muốn cộng tác với họ khi tôi trở về Ý trong khả năng và công việc thích hợp, và tư cách một Linh mục Công giáo Lamã.

Sau hai tháng ở thành phố quê hương tại Naples, các bề trên sai tôi đến Lamã để làm một chuyên viên về Kinh thánh. Họ biết rằng tại Ấn Độ, tôi rất quan tâm Kinh thánh và tôi vẫn hăng hái học nhiều hơn về Kinh thánh. Giới chức Công giáo Lamã hình như nghĩ rằng Kinh thánh sẽ làm một chiếc cầu nối với Hội thánh Tin Lành trong phong trào Công đồng thế giới. Tôi đã được gởi đến Viện Kinh thánh Công giáo Lamã cao cấp nhất hiện nay tại Lamã. PHải nhận rằng đây là một đặc ân và tôn trọng đặc biệt. Tôi quyết định không làm gì thêm với những người Tin Lành hoặc những người cải chánh. Tôikj muốn cộng tác với họ và tờ báo “Điềm Chúa Đến”. Bây giờ tôi dâng mình trọn vẹn cho việc nghiên cứu Kinh thánh và chuẩn bị cho chức vụ tương lai. Tôi hoàn toàn không có thì giờ để làm bất cứ điều gì hơn nữa với những người Tin Lành.

Dĩ nhiên, đây là lý do tôi cố gắng để đưa ra, nhưng bây giờ nhìn lại tôi có thể thấyr ằng lý do thực sự mà tôi cố gắng để tự thuyết phục mình không nên tiếp xúc thêm với những người Tin Lành bởi vì tôi biết rất rõ, từ nơi sâu thẳm trong lòng là nếu tôi gặp họ, tôi phải đi đến quyết định tiến thêm một bước, viễn tượng đó làm tôi sợ hãi.

Vì vậy, tôi tiếp tục việc học và đồng thời được yêu cầu phụ giúp làm Linh mục trong một nhà thờ tại Lamã, nơi tôi thường giảng vào Chúa nhật, và những ngày tĩnh tâm cho khoảng một ngàn người. Tôi lắng nghe những lời xưng tội và làm những việc mà một Linh mục Công giáo Lamã có thể làm. Trong các bài giảng của tôi, tôi cố gắng đưa ra sứ điệp Phúc âm vào phòng xưng tội, cố gắng giúp đỡ về thuộc linh thật sự và khuyên nhủ giáo dân về sự tân sinh. Tôi cảm thấy trách nhiệm và sự quan trọng của những sự tiếp xúc cá nhân thân mật nầy, tôi nghĩ rằng ngoài việc nói với giáo dân cầnlàm một điều tốt, và cho họ một điều gì đó đem về đọc. Rõ ràng nhu cần là một quyển sách nhỏ bằng tiếng Ý, và nó cũng là điều quan trọng mà tôi có thể cho họ mang về mà không gặp khó khăn nào. Vấn đề của tôi là tìm được các quyển sách lẻ như vậy ở đâu.

Rồi tôi nhớ lại những quyển sách lẻ giống như loại nầy mà tôi nhận ở Ấn Độ và Tích lan đã được Hội Biếu Tặng Kinh thánh và những Hội khác phát hành. Tôi tự nghĩ không biết có loại nào tìm được ở Ý không? Tôi nhớ có quyển sách trưng bày thường xuyên tại một quảng trường tại Lamã cùng với tất cả các loại sách bán, giữa đó có một quầy của một Cơ-Đốc nhân trưng bày Kinh thánh, các sách Cơ-Đốc và Chứng Đạo đơn. Ngay cơ hội đầu tiên, tôi đến quảng trường nầy tìm gặp quầy sách. Nhìn các sách bày bán, tôi hỏi anh ấy có loại sách hoặc loại sách nhỏ nào tôi cần. Anh ấy trả lời là có, nhưng không thể cung cấp nhiều cho tôi. Tuy nhiên, nếu ông đi vòng qua góc phố, có một phòng sách Tin Lành, ông có thể có một lượng lớn và có thể chọn bất cứ sách gì cần.

Lúc đầu tôi hơi do dự, nhưng rồi tôi đi. Tôi nghĩ vì tất cả chỉ có một phòng sách và tôi có thể vào mua sách và trở ra nhanh. Khi bước vào phòng sách, tôi được người phụ trách tiếp đón tử tế. Có một người phụ nữ ở đó, sau nầy tôi biết là vợ người phụ trách. Có một dãy sách và tôi chọn những quyển tôi nghĩ là thích hợp. Trong khi người phụ trách gói sách, chúng tôi nói chuyện gẫu và tôi đề cập tôi từng là giáo sĩ ở Ấn Độ và Tích lan.

Rồi tôi chú ý một diều khác lạ hình như đã xen vào. Người phụ trách và vợ đang nhìn tôi và nhìn nhau. Họ liếc nhìn nhau và trao đổi vài lời, tôi nghĩ chắc có gì không ổn trong chiếc áo của tôi, chiếc áo chùng đen. Người đó hỏi tôi: “Nhân tiện, tôi xin hỏi ông quý danh là chi?” Tôi đáp: “À, tôi tên Edoardo Labanchi”. Ông ấy thốt lên: “A, ông là người đó”. Tôi tự nghĩ: “ông ấy muốn nói tôi là ai?” Tôi không biết những người nầy. Tôi hoàn toàn không biết địa chỉ ở đây nữa”.

Dù vậy, có một sự giải thích – có một điều kỳ diệu. Người ấy hỏi: “Có phải ông đã viết một thư cho Giám đốc tờ báo “Điềm Chúa Đến” tại Lamã phải không?”. Tôi trả lời: “Phải, chính tôi”. Tôi nghĩ chắc chắn đây không phải là Giám đốc tờ báo “Điềm Chúa Đến”. Người nầy không giống chủ bút của tờ báo. Không có văn phòng nhà in, và không phải địa chỉ mà ôi đã viết thư. Như đọc được ý nghĩ của tôi, người đó nói tiếp: “Ông xem thư của ông đã gởi đến đây. Giám đốc là người đại diện hợp pháp của tờ báo, và cũng là đại diện cho nhiều việc khác, nhưng thật sự chúng tôi xuất bản báo ở đây. Tôi chủ bút và tôi có thư của ông đây”. Rồi người đó cho tôi xem thư của tôi và nói: “Ông xem, ông nói ở đây rằng ông muốn cộng tác với chúng tôi”.

Tôi nghĩ có những lúc trong cuộc sống của chúng ta khi chúng ta cảm thấy như Đức Chúa Trời đang dồn chúng ta vào chân tường , ép ta vào một góc. Trong một phương diện, nó chính là một chuỗi sự kiện thuộc con người, nhưng ngay lúc đó, tôi cảm thấy rằng một điều bất đã xảy ra trong đời sống tôi.  Tôi cảm thấy Đức Chúa Trời muốn tôi tiếp xúc với những người nầy và từ ngày đó về sau, tôi tiếp xúc gặp những người bạn trong phòng sách, là tiền thân của Trung Tâm Phục Vụ Cơ-Đốc, từ Trung Tâm nầy các hoạt động truyền giáo được xúc tiến. Họ cũng rất lịch sự mời tôi đến dự buổi nhóm của họ trong các gia đình. Tôi thường dự và quen biết nhiều người tin khác. Những buổi nhóm nầy làm giàu cho kinh nghiệm thuộc linh của tôi, nhưng cũng còn điều quan trọng  hơn là họ bắt đầu cầu nguyện cho tôi, và không phải chỉ ở nước Ý cầu nguyện mà cả ở nước Anh. Họ có bạn bè khắp nơi, tin tức lan đi rằng có một Linh mục đang dự nhóm với họ ở Trung Tâm tại Lamã, xin cầu nguyện cho ông ấy.

Đến năm 1966, lòng và trí tôi đã làm một người Tin Lành, hoặc còn hơn thế nữa, Đấng Christ càng lúc càng trở nên nền tảng sự sống của tôi. Tôi bắt đầu từ bỏ tất cả giáo lý và những nghi thức Công giáo Lamã có ít hoặc không có liên hệ đến Phúc âm. Đồng thời tôi đang giúp dịch những bài  vở cho tờ “Điềm Chúa Đến” baăng tiếng Ý, nhưng tôi chưa hoàn toàn đi vào con đường qui đạo. Ngay lúc đó, Công đồng Vatican II khai mạc, càng lúc càng nói nhiều về phong trào Công đồng thế giới, thế cho nên tôi nghĩ: “Tại sao tôi phải rời Giáo hội Công giáo Lamã? Hiện tại chúng tôi đều giống nhau Chúng tôi sẽ hiẹp nhất, tôi có thể làm việc trong Giáo hội Công giáo Lamã và giúp chia sẻ Phúc âm trong khi vẫn theo Giáo hội Công giáo Lamã. Đó là ý của tôi. Tuy nhiên, sau một lần tôi rất thất vọng với Công đồng Vatican II và phong trào Công đồng thế giới, và vì vậy, tôi nghĩ những điều để làm. Vị trí của tôi, như các bạn sẽ thấy, là rất khó khăn. Tô là một Linh mục đương chức. Tôi thuộc về dòng tu quan trọng nhất trong Giáo hội Công giáo Lamã. Tôi đã được bổ nhiệm đến Lamã vì những việc nghiên cứu đặc biệt, và dĩ nhiên các bề trên của tôi có cái nhìn đặc biệt đối với tôi. Đồng thời tôi cảm thấy trong sự bó buộc lý giải tất cả những qui định và giáo lý chính thức, tôi bắt đầu nhận ra rằng tôi không thể lưu lại trong đó, vì đã quá lâu nó không bày tỏ điều tôi suy nghĩ từ nơi sâu thẳm lòng tôi, không có sự thỏa hiệp với lương tâm tôi nhiều cách.

Trong thời gian tôi cố gắng để tự thích ứng với hoàn cảnh, tôi nghĩ rằng tôi có thể làm tốt bằng cách vẫn ở trong hoàn cảnh đó. Tôi thường nói về Đấng Christ và sự cứu rỗi, nhắc đến bà Ma-ri chỉ là một gương mẫu để noi theo. Nhưng khi vị trí Linh mục của tôi buộc tôi thỏa hiệp với những điều tôi biết là đúng, tôi buộc phải quyết định, nhưng vẫn cố gắng hoãn lại. Dù vậy, chính Chúa làm cho tôi thấy rằng tôi phải hành động và làm ngay. Tôi nhớ những gì Ê-li đã nói với dân sự trong Kinh thánh: “… Các ngươi đi giẹo hai bên cho đến chừng nào?” (I Vua 18:21). Thật ra ngay thời điểm nầy chính Đức Chúa Trời kiểm soát và ban cho tôi sức mạnh. Hầu như tự tôi đến với các bạn tôi trong phòng sách và tự tôi nói với họ: “Tôi quyết định rời Giáo hội Công giáo Lamã, và nếu các bạn nghĩ tôi sẽ phải làm như vậy, tôi muốn giúp công việc của các bạn ở Trung Tâm nầy tại Lamã”. Ngài Torio bị bất ngờ trước quyết định của tôi, dù ông đã mong chờ nó từ lâu. Vài ngày sau, tôi rời dòng tu của tôi.

Điểm tôi muốn nhấn mạnh làm lời cuối. Đó là điều quan trọng trong câu chuyện của tôi và củ những người khác đã đi theo đường hẹp như tôi, không phải việc chúng tôi rời Giáo hội Công giáo Lamã, rời một tổ chức, hoặc rời một tôn giáo. Điều quan trọng là chúng tôi đã tìm thấy một đời sống  mới trong Chúa Jêsus Christ. Tôi chưa đi xong chặng đường dài, tôi nói như Phao-lô: “Ấy không phải tôi đã giựt giải rồi, hay là đã đến nơi trọn lành rồi đâu” (Philíp 3:12), nhưng tôi cảm thấy rằng ngay lúc đầu tôi tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa và Chúa của tôi, là Đấng đã chết cho tội lỗi tôi, có điều xảy ra trong tôi. Tôi bắt đầu thật sự càng ngày càng trở nên một tạo vật mới. Trong quá khứ tôi đã nghiên cứu Kinh thánh từ quan điểm kỹ thuật như nhiều người Công giáo Lamã, như các giáo sư của tôi và các đồng nghiệp trong Viện Thánh Kinh. Nhưng bây giờ Kinh thánh đối với tôi có một ý nghĩa mới - một ý nghĩa không đến từ sự nghiên cứu đơn thuần của con người, nhưng tôi tuyệt đối chắc chắn đến từ trên cao.

Cuộc sống làm một người tin Chúa Jêsus theo Tin Lành của tôi chắc chắn không dễ dàng, nhưng Đức Chúa Trời đã đến dẫn dắt tôi lớn lên cách vững vàng cả hai phương diện thuộc linh và hiểu biết những điều về Đức Chúa Trời, ngay dù phải thỉnh thoảng trải qua những cơn bắt bớ dữ dội. Tôi đã có một gia đình hạnh phúc hơn 20 năm với người vợ cũng đã hứa nguyện trong công việc Tin Lành. Chúng tôi có một con gái mới vừa kết hôn với một thanh niên Tin Lành tốt.

Về mặc chức vụ hiện tại của tôi, tôi là Mục sư trong Hội thánh Các Sứ Đồ, nhưng tôi cũng làm việc gần gũi với một số Hội thánh và tổ chức khác. Tôi sống ở Grosseto, nơi tôi làm Trưởng Trung Tâm Nghiên Cứu thần học, mục đích giúp người ta nắm toàn bộ những gì Lời Đức Chúa Trời dạy. Chúng tôi làm điều nầy qua các bài học Kinh thánh bằng thư và một tạp chí của các sinh viên Kinh thánh gọi là “Sự Phản Chiếu” mà chúng tôi đã phát hành được sáu năm. Nguyện Đức Chúa Trời được vinh hiển qua tất cả điều chúng tôi đã làm.

Do Linh mục qui đạo Edoardo Labanchi