Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (9)

Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (9)
Tôi được sinh ta tại Ba-lan, một xứ Giáo hội Công giáo Lamã chiếm đa số áp đảo – ít nhất độ 92% dân số thuộc Giáo hội theo hình thức – vì vậy, tôi được sinh ra trong gia đình Công giáo Lamã trong sạch.


Sự Sáng Chiếu Rọi Ở Ba-lan
Lời chứng cá nhân của Roman Mazierski,
một Linh mục trở lại với Tin Lành


 
Tôi được sinh ta tại Ba-lan, một xứ Giáo hội Công giáo Lamã chiếm đa số áp đảo – ít nhất độ 92% dân số thuộc Giáo hội theo hình thức – vì vậy, tôi được sinh ra trong gia đình Công giáo Lamã trong sạch. Lúc bảy tuổi, tôi bắt đầu học trường Tiểu học nơi đó, ngoài những môn thường lệ, chúng tôi được dạy kiến thức về tôn giáo bởi một Linh mục, thí dụ: một số truyện tích trong Cựu Ước và Tân Ước, cũng như nhiều sự xác tín từ Giáo lý Vấn Đấp. TỪ đó, hai sự mơ ước nảy sinh tron glòng bé nhỏ của tôi là: được gần Chúa Jêsus Christ và đạt được sự hiểu biết tốt hơn về Đức Chúa Trời. Tôi thích nghe tiếng gọi của Chúa rong lòng tôi, mặc dù lúc đó tôi không nhận biết có thật là tiếng gọi của Chúa không, và cách nào tôi có thể trả lời và làm trọn. Tôi không thể tìm sự hướng dẫn trong Lời Đức Chúa Trời, vì chúng tôi không có Kinh thánh. Trẻ con hoặc người lớn cũng không được khuyến khích tìm hiểu Kinh thánh, trái lại một ý kiến luôn được các tu sĩ chia sẻ là đọc Kinh thánh là một điều nguy hiểm, Kinh thánh chứa đựng những mầm móng của nhiều tà giáo, chỉ Giáo hội  mới có thể phân biệt và chọn lọc từ Kinh thánh những gì cần để đọc nơi các bục giảng qua những giờ thờ phượng Chúa nhật. Mỗi Chúa nhật, chúng tôi được các giáo viên hướng dẫn từ trường đến dự Lễ Misa trong nhà thờ gần bên. Chúng tôi không hiểu một lời nào vì nói bằng tiếng La-tinh. Do đó, lòng tôi vẫn đói khát Đức Chúa Trời và lẽ thật của Ngài qua nhiều năm.

Tuy nhiên suốt những năm trong trường Công giáo Lamã đó những đứa trẻ có ít nhất một điều quan trọng là chúng được đến rất gần Chúa Jêsus. Đó là nghi thức trang nghiêm qua Lễ ban Thánh Thể đầu tiên của chúng. Đáng tiếc sự quan trọng đó để lại cho tôi một sự thất vọng cay đắng. Tại sao? Trước khi những đứa trẻ tám hoặc chín tuổi đó được dự Lễ ban Thánh Thể đầu tiên, chúng phải đến xưng tội, học cách chịu lễ chính xác, đó là những môn học dài và sửa soạn cẩn thận. Qua thời kỳ sửa soạn sáu tháng cho việc xưng tội cũng như ban Thánh Thể đầu tiên của chúng tôi, vị Linh mục của chúng tôi đã không cố gắng lấp đầy tấm lòng chúng tôi bằng sự tin cậy và yêu thương Chúa Jêsus, nhưng đã làm một lo ngại là lấp đầy bằng sự sợ hãi và kinh khiếp qua việc nhắc đi nhắc lại chúng tôi phải xưng hết những tội lỗi ‘lớn lao’ của chúng tôi cho các Linh mục trong những Tòa Giải Tội, nếu không, chúng tôi sẽ bị phạm tội bang bổ, và bị hình phạt đời đời nơi địa ngục. Tất cả những điều đúng hoàn toàn chắc chắn trong Giáo hội Công giáo Lamã, lẽ đạo đặt trên sự xưng tội, tất cả giống nhau và nó vẫn là một điều kinh khiếp áp đặt trên tâm trí trẻ con cách khéo léo, như một giáo lý độc ác, có thể phá vỡ tấm lòng chúng và chi phối toàn thể sự sống của chúng bằng sự khiếp sợ. Kết quả đến với chúng tôi là chúng tôi quên hết mọi mong đợi gặp Chúa Jêsus, tập trung toàn bộ vào những bài tập khó để nhớ lại tất cả tội lỗi chúng tôi (rất khó cho chúng tôi biết chắc tội nào lớn, tội nào nhỏ) để rồi cố gắng đừng quên bất cứ tội nào. Nó là một sự tra tấn tâm trí, sự sợ hãi bị hình phạt đời đời đã chi phối tất cả thì giờ. Một số đứa trẻ có cha mẹ nhắc lại tội của chúng, rồi cố gắng học thuộc lòng, nhưng tất cả đều được nhắc lại một điều giống nhau là không được quên quyết định quan trọng là việc xưng tội. Vì vậy, một số trong chúng tôi đem bảng danh sách tội lỗi đến nhà thờ, quỳ nơi các Tòa Giải Tội, cố gắng lén lút đọc cho vị Linh mục nghe đang khi sợ đến bắt run, vì điều đó bị cấm. Nỗi sợ hãi nầy vẫn còn trong nhiều tấm lòng đến suốt đời, ý chí của chúng yếu đuối, què quặt đến chừng chúng trở nên nô lệ hoàn toàn dưới chế độ độc tài thuộc linh của Giáo hội và của giới tăng lữ. Sau đó, chúng được dạy phải vâng lời Giáo hội thay vì lương tâm của chúng. Không được dự bất cứ buổi nhóm “tà giáo” nào có giảng Phúc âm tinh sạch, không được nghĩ đến viẹc rời bỏ Giáo hội, vì như thế chúng sẽ bị tuyệt thông và hậu quả bị hình phạt nơi địa ngục. Tuy nhiên, chừng đó đủ phá vỡ hoàn toàn nhiều tấm lòng trẻ con và đem đến bệnh tật thể xác suốt đời. Tôi đã gặp những nạn nhân của sự khiếp sợ tôn giáo như vậy và bị sốc rất sâu.

Sau khi học xong Tiểu học và Trung học, tôi phải quyết định sự nghiệp của tôi. Tôi vẫn nghe tiếng Chúa gọi tôi đến với Ngài, và cảm thấy lòng tôi mong ước dâng trọn đời sống cho Chúa, nhưng tôi sẽ làm cách nào? Tôiluôn được dạy rằng con đường duy nhất đến với Chúa là qua Giáo hội thật của Ngài, cụ thể là Giáo hội Công giáo Lamã. Vì thế, tôi không thấy một sự trả lời nào khác cho sự kêu gọi của Chúa để trở nên Linh mục trong Giáo hội thật nầy. Tất cả những Giáo hội khác được kưu ý là giả dối, tà giáo, chống lại Đấng Christ, và tôi thật sự tin như vậy. Theo quyết định của tôi, tôi được tuyển làm sinh viên ngành Thần học tại Đại học Lwow. Làm sinh viên Thần học, chúng tôi buộc phải sống trong chủng việc giống như tu viện đặt trên một ngọn đồi, được bao quanh bởi một bức tường, với những phòng nhỏ và những hành lang nhỏ. Lúc đầu tôi cảm thấy rất sung sướng. Mọi việc hình như rất khác thế giới bên ngoài và dành để đem chúng tôi vào sự liên hiệp với Đức Chúa Trời và Cứu Chúa chúng tôi không lâu sau nầy. Cuộc sống của chúng tôi hiện nay được dâng cho hai điều: sự hiến thân và học Thần học. Cả hai điều hình như đã được dành để đem chúng tôi đến sự liên hiệp với Đức Chúa Trời qua Con Ngài cách cá nhân. Vì vật, với lòng sốt sắng và say mê của một thanh niên, tôi tự quăng mình vào việc hoàn thành tất cả sự hiến thân như đã được mô tả mà Giáo hội dạy. Mỗi ngày tôi dự một hoặc hai Lễ Misa, mỗi sáng đều rước Lễ, xưng tội một tuần một lần. Tôi hết sức cẩn thận suy gẫm hằng ngày, đọc sách dưỡng linh và cầu nguyện, dự những buổi thờ phượng tối, đọc Kinh Tràng hạt cũng như Kinh cầu nguyện, đọc nhiều sách mô tả cuộc sống của các Thánh mẫu mực và cố gắng bắt chước họ. Không bao lâu tôi được chú ý là một trong các sinh viên sốt sắng của chủng viên. Nhưng tất cả những cố gắng và “công lao” đó không đem tôi đến gần Cứu Chúa của tôi. Nó là một kinh nghiệm đáng thất vọng. Tuy nhiên, trước đây có một người đã cố gắng theo cách như vậy - sứ đồ Phao-lô, trước khi qui đạo, vẫn là một người Pha-ri-si trung thành, cố gắng đạt tới sự công bình riêng bởi nổ lực riêng để làm trọn mọi luật lệ được truyền theo điều ông đã được dạy từ các Ra-bi, dù vậy, nó không đem ông vào trong sự liên hiệp với Đức Chúa Trời, và ông thú nhận cách đơn giản là ông đã thất bại (Philíp đoạn 3). Tôi cũng đã làm như vậy.

Tất cả sinh viên Thần học (đã được gọi là “thầy Dòng”) thường dự những nghi lễ đẹp và dài tại Đại Giáo đường của thành phố, nơi họ được vị Tổng Giám mục hoặc Giám mục hướng dẫn, được nhiều tu sĩ trong những chiếc áo chùng kết vàng bạc lóng lánh với đá quý, giúp đỡ. Bàn thờ cao, được tô điểm với hoa đẹp và chiếu sáng cùng vô số đèn cầy, đèn điện, hương trầm bốc khói thơm nghi ngút, những chuyển động nghiêm trang từ từ của các tu sĩ hành lễ, giọng hát của họ theo âm điệu Gregorian thời trung cổ, tạo nên một bầu không khí thần bí, làm cho khoảng không gian trong nhà thờ đối vói nhiều linh hồn giống như cảnh dự bị Thiền đàng. Nhưng thình lình tôi khám phá những lễ nghi đẹp và hấp dẫn của Giáo hội hoàn toàn chỉ là hình thức, phía sau không có thần linh gì cả. Những nghi lễ đó được các m thi hành theo cách thức mà tôi đã khiếp sợ, không khó khăn để nhận ra rằng chính các Linh mục cũng không tin điều họ đang làm. Thường qua những nghi thức dâng tế tại Đại Giáo đường, ngay giới tu sĩ cao cấp thường thì thầm thuật lại những nhiệm vụ thánh mà họ thi hành như một trò cười vui.. Thỉnh thoảng họ làm lễ vội vàng giống một số viên chức muốn kết thúc công việc mau lẹ, xếp lại hồ sơ. Tôi thật khó quên lời than phiền mà Chúa đã đặt trong môi miệng của tiên tri Ngài: “Chúa có pah1n rằng, vì dân nầy chỉ lấy miệng tới gần ta, lấy môi miếng tôn ta, mà lòng chúng nó thì cách xa ta lắm: chúng nó kính sợ ta chẳng qua là điều răn của laòi người, bởi loài người” (Êsai 29:31). Tôi rùng mình khi nghĩ đến trong tương lai tôi sẽ phải trở nên một trong số họ, như một trong các thi sĩ Ba-lan của chúng tôi đã viết: “Hãy ngắm nhìn dân tộc của những hài cốt, không trái tim và không thần linh” (A. Miekiewiez).

Thần học đã được định nghĩa là “khoa học về Đức Chúa Trời” và vì vậy theo yêu cầu của khoa học, chúng tôi tham dự các buổi diễn thuyết của các Linh mục – Giáo sư tốt nhất tại Đại học địa phương. Những buổi diễn thuyết liên quan đến việc nghiên cứu Cựu và Tân Ước. Cuối cùng và lần đầu tiên, chúng tôi phải đọc và học Kinh thánh. Một số phân đoạn Kinh thánh được các Giáo sư trích dẫn cách đặc biệt, quyển Kinh thánh mà chúng tôi sử dụng là ấn bản đã được phê duyệt và gần như mỗi trang đã được cung cấp ghi chú, cụ thể là những sự giải thích của các chức sắc Giáo hội. Không thể nào Lời Đức Chúa Trời mà không có “những ghi chú” đó để ngăn ngừa một người khiểu khác hơn ý nghĩa đã được Giáo hội ấn định trước. Ngay bây giờ, đối với tôi nó trở nên bằng cớ những ghi chú đó xoay vào hướng tối nghĩa hơn là làm sáng tỏ Lời Đức Chúa Trời, cũng như thỉnh thoảng những ghi chú mâu thuẫn với Lời Chúa. Tôi bắt đầu nổi lên một số nghi ngờ, và đi đến kết luận rằng một điều gì đó, một chỗ nào đó phải sai. Tôi thử tìm đáp án đúng từ một sự nghiên cứu giáo lý thuộc giới chức sắc Giáo hội được gọi là “dogmata”, chỉ khám phá một số trong đó không đặt nền tảng trên Lời Đức Chúa Trời và một số khác hoàn toàn mâu thuẫn. Một điều gì đó thật sự sai lầm, nhưng đó là điều gì và ở đâu? Với lo lắng và nghi ngờ như vậy trong lương tâm, tôi đến gặp ‘cha đỡ đầu’ của chúng tôi là vị Linh mục được bổ nhiệm để hướng dẫn và khuyên dạy chúng tôi trong những khó khăn thuộc linh. Sau khi chú ý nghe cách cẩn thận những điều tôi nói, ông ấy cho tôi một câu trả lời như sau: “Con biết rằng không thể có bất cứ sai lầm nào trong sự dạy dỗ của Giáo hội, vì Giáo hội là Hội thánh thật của Chúa Jêsus Christ trên đất nầy. Nếu có điều gì sai, đó là lương tâm của con sai. Trong ý đó, con là thanh niên, dấy loạn chống lại uy quyền của Giáo hội. Đây là một thứ cám dỗ thuộc linh thường vây quanh những sinh viên thần học trẻ”. Rồi ông khuyên tôi đừng lo lắng và đừng thử tìm đáp án cho những nghi ngờ của tôi, tốt hơn là quên nó đi.

Theo lời khuyên nầy, tôi cố gắng thành thật không suy nghĩ bất cứ những nghi ngờ nào nữa, và quên nó. Nhiều lần tôi đã chiến đấu chống lại tiếng nói của lương tâm tiếp tục cảnh cáo tôi điều sai, nhưng không bao giờ kết quả lâu. Cuộc đấu tranh thuộc linh nầy thật sự tiếp diễn suốt thời gian học Thần học của tôi, cho đến sau khi tôi đã đỗ tất cả môn thi bắt buộc, thời gian lễ thụ phong của chúng tôi đến. Thời điểm của một quyết định khó khăn đến. Vẫn cứ ở trong những nghi ngờ và cảm thấy rằng một điều gì đó sai lầm. Tôi tự nghĩ hoặc là nhận thụ phong Linh mục hoặc tốt là rút lui. Không muốn tin vào cảm giác riêng, tôi đến gặp một trong những vị Linh mục kinh nghiệm và tận tâm nhất trong thành phố. Sau khi trải lòng ra, tôi hỏi ông tôi phải làm gì? Câu trả lời của ông là: “Không cólý do nào để con rút laui khỏi sự thụ phong. Đôi khi mọi người có vài nghi ngờ về các giáo lý của Giáo hội chúng ta, nhưng họ không phạm tội chống lại, và thử tìm cách giải thoát như con. Bất cứ cách nào, sau khi con đã được thụ phong chức Linh mục, vị Tổng Giám mục sẽ sai con và các bạn đồng sự đến những địa điểm công tác trong các giáo xứ, con sẽ có rất nhiều việc để làm, vì thế con sẽ không có thì giờ tiếp tục suy nghĩ về những nghi ngờ của con nữa”. Lời khuyên nầy làm tôi yên tâm, và nhận chức làm Linh mục.

Chỉ độ hai tuần sau đó, tôi nhận từ Văn phòng Tổng Giám mục lệnh bổ nhiệm đầu tiên làm cha phó cho cha sở tại một thành phố nhỏ ở đông nam Ba-lan. Cha sở coi tôi rõ ràng là quá trẻ và quá thiếu kinh nghiệm làm việc trong thành phố, nên giao cho tôi coi sóc thuộc linh những người dân quê trong 12 làng thuộc giáo xứ. Tôi thấy những nông dân nghèo nầy không được giáo dục nhiều nhưng là những linh hồn đơn sơ rất tận tâm với Giáo hội của họ cũng như trên hết là sự ngoan đạo là để bảo đảm cho họ được cứu. Thường khi tôi cảm thấy đau khổ vì họ và con cái họ được dạy quan tâm với sự tôn kính tuyệt đối những người trung gian giữa Đức Chúa Trời với họ, cũng như những người đại diện của Chúa Jêsus Christ. Nó là sự gợi cảm và chướng tai gai mắt khi tôi nhìn cách các Linh mục lợi dụng địa vị của họ, không phải chỉ dạy những mê tín dị đoan thời trung cổ, mà còn dùng những sự đe dọa trước địa ngục để nô lẹ hóa những linh hồn đó, cũng như qua những mối lợi vật chất từ sự nhẹ dạ của họ.

Điều nầy chắc chắn không phải là cách Chúa Jêsus Christ đối xử với đám dân đông đến với Ngài. Chúa đã dắt tôi theo gương Ngài qua việc đầy lòng đau khổ vì họ, “vì họ tan lạc như chiên không có kẻ chăn” và bị kềm chế bởi những người chăn thuê. Chúa truyền cho tôi sự hăng hái lớn lao đối với công tác đó. Tôi tin rằng đó là sự dẫn dắt của Chúa để chọn tôi trong sự giảng dạy để giữ tôi gần gũi với Phúc âm của Ngài như có thể. Tôi cảm thấy ngay có gì sai, không thể có điều gì sai với Phúc âm của Chúa. Gương của Chúa đã tỏ cho tôi cũng là cách trừ bỏ sợ hãi, kinh khiếp đang đầy dẫy trong bất cứ ai, đặc biệt là các trẻ nhỏ, tôi đã cho chúng ‘sự dãy dỗ tôn giáo’, tỏ cho chúng về Chúa Jêsus là người bạn thân thương của chúng là Đấng chúng không cần sợ theo như Lời Ngài phán: “Nhưng D(ức Chúa Jêsus gọi họ mà phán rằng, hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng ngăn cấm, vì Nước Đức Chúa Trời thuộc về những người giống như con trẻ ấy” (Luca 18:16).

Thỉnh thoảng tôi cảm thấy thật thích thú đem những linh hồn đơn sơ đã tin cậy tôi đến gần Cứu Chúa, dù chính tôi vẫn còn xa cách Ngài. Tôi đã đi con đường sai lầm và không thể tìm được một người công chính dẫn dắt đến Chúa. Vì vậy, còn lại một điều duy nhất chắc chán tôi có thể làm là cầu nguyện. Tôi thường tự giam mình trong nhà thờ vắng lặng, trong buổi chiều khi không có ai trong đó, hoặc chiều tối khi chỉ có ánh trăng xuyên qua kính màu của sổ cách êm dịu xua đi sự tối tăm, tôi quỳ xuống kêu với Chúa: “Lạy Chúa, hãy tỏ cho con con đường ra khỏi tối tăm để đến với Ngài. Hãy dạy con điều gì sai, điều gì đúng”.
Tôi cầu nguyện năm nầy qua năm khác, rõ ràng không có bất cứ thay đổi nào có thể thấy được, cuộc chiến thuộc linh của tôi tiếp tục. Nhưng lần lần sự thương xót của Chúa đã cho tôi một số chứng cớ Ngài đã nghe lời cầu nguyện của tôi. THỉnh thoảng Chúa đã ném điều gì đó giống như những tia chớp của Ngài vào linh hồn tối tăm của tôi, và trong tia chớp của Chúa, tôi có thể nhận rõ hoàn toàn những điều đúng vì nó đã đặt nềnt ảng trên hòn đá vững chắc là Lời Chúa, và điều sai vì nó chỉ được xây dựng trên nền cát lỏng lẽo của giáo lý cùng lời truyền khẩu của loài người. Trong sự sáng đó,  toàn bộ hệ thống và tinh thần của Giáo hội đã ở trong sự đoán phạt bởi sự phán xét của Đức Chúa Trời. Để dễ hiểu hơn điều tôi nói qua những điểm sáng tỏ đó, tôi đơn cử vài thí dụ:
Một lần, có một phụ nữ nghèo khổ nhà quê đem đứa con gái 16 tuổi theo với bà đến gặp tôi. Bà khóc than với tôi về con gái của bà: “Một cái gì đó đã xảy ra cho con gái con. Trước đây nó là một đứa con gái hạnh phúc, nhưng bây giờ nó không muốn bất cứ điều gì trừ ra địa ngục, và nó xác nhận sẵn sàng chịu hình phạt nơi địa ngục”. Tôi chưa bao giờ nghe một điều giống như vậy, tôi ngạc nhiên nhìn thẳng vào mặt cô gái. Mặt cô tái xanh, mắt cô bị lạc hẳn. Cô bị cái gì? Tôi hỏi cô một, hai câu, nhưng cô không trả lời với nụ cười khó hiểu. Cô bắt đầu thuật cho tôi một điều về địa ngục. Cô ấy may mắn không sống trong thời trung cổ, vì nếu vậy, cô sẽ bị thiêu trên cọc giống như một phù thủy. Nhưng bây giờ làm gì? Tôi quay qua bà mẹ và hỏi: “Bà nghĩ gì về nó? Nó bắt đầu khi nào và cách nào?” Lúc đầu bà không muốn nói với tôi ý kiến của bà; sau nầy tôi biết tại sao. Bà sợ bà sẽ chọc giận một Linh mục như tôi. Nhưng khi tôi nhấn mạnh tôi sẽ không giúp bà nếu không biết tất cả điều nầy. Lúc đầu bà do dự, rồi bà kể cho tôi nghe toàn bộ câu chuyện: “Nhiều tháng trước khi cha bắt đầu làm việc trong giáo xứ, có một số thầy đến nhà thờ chúng tôi chuẩn bị một sứ mạng lớn. Qua hai tuần, nhà thờ giáo xứ của chúng tôi mỗi sáng và chiều tối đông đặc nghe những sứ điệp nầy. Con gái tôi đã dự tất cả những buổi thờ phượng đó và chăm chú cách ngoan đạo mỗi bài giảng. Nhưng những thầy đó giảng hầu hết về địa ngục được sửa soạn cho những tội nhân. Khi họ rời nơi đây, con gái tôi đem về một quyển sách truyền giáo và đọc mỗi ngày. Quyển sách nầy cũng đầy những truyện hình phạt đời đời và địa ngục”. Bà ấy chấm dứt câu chuyện bi thảm với nước mắt, và lúc bấy giờ tôi đã biết điều gì xảy ra. Con gái của bà là một cô gái chân thật, cô chịu thuyết phục là một tội nhân. Cô nghe các thầy là những người đối với cô được xem như các thánh từ Thiên đàng, tuyên bố địa ngục dành cho những tội nhân và được mô tả bằng những đau khổ đang chờ họ. Cuối cùng cô đi đến một kết luận cô là tội nhân, nên cô sẵn sàng chịu hình phạt nơi địa ngục. Quyển sách truyền giáo được một vị Giám mục phê duyệt ăn sâu tư tưởng chết chóc nầy trong cô. Thật là một sự tra tấn thuộc linh mà cô đã chịu trước khi cô nhiễm nụ cười khó hiểu và bắt đầu nhuốm bệnh thần kinh. Bây giờ cô đã đứng chỗ một trong nhiều nạn nhân của hệ thống đe dọa được Giáo hhội áp dụng mà tôi đang giới thiệu và góp phần. Tôi cảm thấy giống như một bị cáo đã bị tố cáo là kẻ tong phạm trong hành động tàn ác đó, trừ khi tôi làm điều gì để chữa lành những vết thương gây ra bởi Tòa án Dị giáo thuộc linh. Tôi bị sốc mạnh để không do dự nói với mẹ nầy: “Hãy đem con bà về và điều đầu tiên bà phải làm là ném quyển sách truyền giáo vào lửa để cho con bà không đọc được nữa. Sau đó, hãy đem cô ấy đến một thành phố lớn gần nhất cho vào một bệnh viện đặc biệt về tâm thần và nói với bác sĩ tất cả những gì bà đã nói với tôi. Có thể cô ấy sẽ bị giữ ở đó một thời gian, trong lúc đó, chúng ta phải cầu nguyện cho cô ấy bình phục”. Họ ra về và tôi thường nhớ đến cô gái bất hạnh trước mặt Chúa.

Nhiều tháng trôi qua, đến một ngày người đàn bà trở lại cùng cô gái để cảm ơn tôi về tất cả lời tôi đã khuyên. Bà nói: “Con đã làm theo những gì cha khuyên. Bây giờ họ đã gởi con gái của con từ bệnh viện về, nó đã được chữa lành”. Cô gái trông khỏe mạnh hơn và không còn sự mê muội trong mắt cô. Tôi nói với cô và cô trả lời hoàn toàn hợp lý, không liên quan gì đến địa ngục nữa. Nhưng vẫn còn một điều gì đó trong mắt cô giống như một nỗi buồn sâu kín, rất sâu hoặc là một câu hỏi rất quan trọng: “Tôi đã được cứu chưa? Hoặc tôi có bị hình phạt không?” Ồ, phải, đó là một câu hỏi rất quan trọng cho mọi người: cho cô gài đó, cô tôi, và cho các bạn. Để trả lời câu hỏi đó, không chỉ cho sức khỏe của cô gái, mà ngay cả cho sự sống đời đời của cô. Vì vậy, tôi khởi sự cách nhẫn nại thuyết phục linh hồn khốnkhổ nầy rằng Chúa Jêsus Christ của chúng ta không đến để đoán phạt chúng ta vào địa ngục, dù chúng ta xứng đáng với địa ngục. “Chúa đến để cứu con và đó là lý do Ngài đã dâng chính mình Ngài trên thập tự giá, đổ huyết, chết thay cho con để con được vào Thiên đàng”. Từ từ đang khi tôi nói, nụ cười sung sướng, giống như tia sáng hiện lên trên gương mặt cô, ở đó vẫn còn dấu ấn cuối cùng của một con cái Đức Chúa Trời, và là đã đặt trọn niềm tin vào Chúa. Xiềng xích của sự kinh khiếp địa ngục một lần nào đóng ấn trên cô bởi các thầy đã rớt xuống, và cô ra về với bà mẹ trong bình an và tự do của con cái Đức Chúa Trời.

Nhiều lần Chúa đã mở mắt tôi qua những trường hợp như vậy về việc người ta truyền đạt sự sợ hãi hình phạt đời đời cho trẻ thơ, những người nam người nữ tốt nhất với lương tâm nhạy bén đã và vẫn còn bị đưa vào tâm lý sợ hãi thường xuyên. Họ đến xưng tội hằng tuần, ngay cả mỗi ngày, họ dùng nhiều thì giờ xưng ra tội lỗi và hoàn cảnh của họ cho các “cha giải tội”, để rồi rời phòng xưng tội với những nghi ngờ cũng như sợ hãi mãi mãi vì vài lý do hoặc sự xưng tội của họ không có cơ sở, rồi họ chết trong lương tâm đó. Họ phải đi địa ngục. Họ là một thứ bịnh dịch cho người giải tội, là người được dạy cách đặc biệt suốt thời gian sửa soạn cho chức vụ Linh mục biết cách đối phó với những cá nhân khốn khổ vì “quá thận trọng” như vậy. Nhưng hình như không có gì làm thỏa mãn những linh hồn đáng thương quan tâm đến câu hỏi quan trọng về sự cứu rỗi của họ.

Trường hợp cô gái được chữa lành khỏi sợ hãi do cô đặt niềm tin nơi Chúa Jêsus, nhắc tôi về một nạn nhân bi thảm hơn vẫn còn trước mắt tôi mỗi lần tôi trở lại thành phố quê hương nghỉ ngơi. Trong khi thăm viếng cha mẹ tôi ở đó, tôi có cơ hội để gặp một người bà con gần khi còn nhỏ đã cùng học Tiểu học với tôi. Mỗi ngày sau giờ học, chúng tôi thường chơi chung với những đứa trẻ khác trong khu vườn cây ăn trái. Anh ấy trẻ hơn tôi hai tuổi, có một đắc điểm là rất có tài, luôn đem về những phiếu học tập xuất sắc. Nhưng anh ấy hoàn toàn thay đổi sau sự sửa soạn xưng tội và xưng tội đầu tiên. Anh ấy không muốn nô đùa vui vẻ với những đứa trẻ khác. Thích tìm chỗ cô độc trong vườn, nơi chúng tôi thỉnh thoảng tìm thấy anh đứng gần một thân cây và trầm ngâm điều gì về chính mình. Mẹ anh ấy hỏi: “Con trai à, có gì sai trật trong con vậy? Tại sao con cứ tự nói với mình?” Nhưng anh ấy không giải thích lời nào. Tình trạng càng xấu hơn; anh ấy không còn là học sinh xuất sắc nữa, mặc dù anh đã cố gắng chuyên cần làm bài tập ở nhà rất khuya, tư tưởng của anh bị sự sợ hãi choán cả. Anh ấy lớn lên và sự sợ hãi cũng lớn lên chiếm hết tâm trí của anh. Anh không thể hoàn thành những môn học đại học, cố gắng làm vài công việc nhưng bị sa thải sau một một thời gian ngắn thử việc. Nhưng người chỉ của anh thường giải thích: “Anh không tập trung vào công việc”. Vì thế, là một người trưởng thành anh vẫn phải nương cậy vào sự nuôi dưỡng của người mẹ góa nghèo. Các nhà tâm lý cũng không thể điều trị cho anh. Lần cuối tôi gặp anh ngắn ngủi trước khi chiến tranh xảy ra. Khia ấy anh là một người đàn ông 35 tuổi, hằng đ6m anh không muốn đi ngủ, nhưng đứng ngay giữa phòng ngủ, đứng yên dưới ánh đèn, nhìn chòng chọc phía trước với cặp mắt mở ta sợ hãi. Rồi chiến tranh xảy ra, quân phát xít chiếm Ba-lan, anh bị bắt cùng nhiều người khác và bị đưa vào trại tập trung. Tại đó họ phải làm việc khổ cực với sự canh gác của những người lính Đức bên cạnh. Những người quản lý trại không vừa ý các cố gắng của anh, họ không tin rằng anh bị bại liệt cơ thể vì sợ hãi. Những lính canh độc ác bắt đầu đánh đập anh, vài tháng sau họ giết chết anh. Đây là kết thúc bi thảm của đứa bé sung sướng, niềm hãnh diện cũng như hi vọng của cha mẹ cho đến khi tâm trí mỏng manh của anh rơi vào sự đe dọa của Công giáo Lamã.
Tuy nhiên mặc dù với tất cả kinh nghiệm và sự sáng tỏ về sự khác nhau giữa hệ thống Công giáo Lamã với Phúc âm của Chúa Jêsus Christ, tôi vẫn cố chấp tin rằng Giáo hội Công giáo Lamã là Giáo hội thật duy nhất trong thế gian, tôi cố gắng giải thích tất cả những thói xấu là những hành động của ca nhân giới tu sĩ trong Giáo hội, là những người trở nên quá khích trong việc cố gắng cai trị những linh hồn và lương tâm của bầy chiên (như chứng tỏ chính họ còn “Công giáo Lamã hơn” Giáo hoàng và dùng những phương tiện xấu hầu đạt được mục đích tốt), hoặc trở nên những “trụ cột” bình thường do việc thi hành hoàn toàn tự động công tác chức vụ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng tôi cảm thấy ghê sợ khi chính tôi phải trở nên giống như người đó trong tương lai. Dù vậy, Chúa không để tôi rơi vào trong vực sâu kinh khiếp như thế, dù Chúa đã nhẫn nại rất lâu với tính bướng bỉnh của tôi. Chúa tiếp tục ban cho tôi sự soi sáng kỳ diệu của Ngài, tỏ cho tôi điều gì đúng điều gì sai. Kéo dài nhiều năm, nhưng có một số tự soi sáng nầy rất quan trọng và rõ ràng mà tôi không bao giờ có thể quên, nó rực rỡ trong ký ức tôi đến ngày nay.

Vào trước một buổi sáng Mùa Xuân, khi quê tôi là những ngày âm u, ẩm ướt vì tuyết và mưa. Tôi chỉ có cách duy nhất trở về phòng sau khi dự Lễ Misa trong nhà thờ thì có người gõ cửa và lái chiếc xe ngựa vào. Người đó hỏi tôi: “Thưa cha, cha có thể đến làm lễ cuối cùng cho người hấp hối không?”. “Dĩ nhiên cha sẽ đi với con ngay”. Tôi trả lời và đi vào nhà thờ chọn bánh thánh cùng mọi vật dụng cần cho trường hợp nầy. Trong vài phút, tôi đã ngồi trên chỗ bằng rơm đơn sơ thiếu tiện nghi trên xe ngựa, chúng tôi đi qua những con đường trong thành phố, người lái xe rung một cái chuông nhỏ, trong khi những người qua đường tỏ lòng tôn kính đối với Thánh Thể bằng cách quỳ xuống trên lề đường và cúi đầu. Đó là thói quen trong những xứ đa số là người Công giáo Lamã. Không bao lâu chúng tôi tới một túp lều ở ngoại ô thành phố, tôidc dẫn vào một phòng với những đồ đạc rất nghèo, mái nhà thấp đến nỗi tôi phải cúi đầu xuống để khỏi đụng. Những người rất nghèo phải sống ở đó. Chỗ tốt nhất trong phòng có một cái giường lớn với một ít rơm thay vì một tấm nệm phủ một miếng vải trắng. Một người hấp hối đang nằm trên đó. Ông ấy không lớn tuổi lắm, chỉ độ 46 tuổi, nhưng đã kiệt sức vì bịnh hoặc vì nghèo hoặc vì làm việc cực khổ. Tôi không biết, và không có thì giờ để hỏi, bởi vì tôi thấy ngay rằng ông ấy không còn nhiều thì giờ để sống. Ông nằm yên, mắt mở nhìn chăm lên trần nhà, thở cách nặng nhọc. Phải mau lẹ làm lễ cuối cùng trước khi ban Thánh Thể xá tội cho ông và xức dầu thánh. Nhưng một người ngắt lời tôi – đó là vợ của ông - chị đang đứng tựa vào tường và khóa cách bi thiết. Chị ấy nói: “Xin lỗi cha, tôi nghĩ anh ấy không thể nghe cha nói, chỉ vì anh ấy không còn ý thức”. Tôi nghĩ rằng chí ấy nói sai, thay vì mất ý thức thì anh ấy không chỉ nghe không rõ. Tôi bắt đầu kề tai nói lớn: “Tôi là Linh mục của anh đây, hãy cố gắng nhắc lại tội lỗi và xưng tội đi”. Nhưng anh ấy không chú ý gì đến tôi, cũng không xoay đầu qua tôi. Rõ ràng anh ấy không còn nghe được. Mắt vẫn mở, thế mà anh ấy không thấy được sao? Trong những cố gắng của tôi chạm tới linh hồn nầy đang lìa thế gian và bảo đảm sự cứu rỗi bằng việc thi hành lễ cuối cùng, tôi đi vòng quanh giường và dừng lại phía chân đối diện với anh hi vọng ngay khi đó hoặc lúc nào đó, anh ấy sẽ liếc xuống và chú ý đến tôi trong bộ áo chùng đen, cổ trắng, khăn choàng, và nhạn ra rằng đây là cơ hội cuối cùng để xưng tội và nhận sự tha thứ. Tôi tiếp tục chờ, nhưng anh không bao giờ liếc xuống, rõ ràng anh đã mất thị giác, không thể nhìn một vật nào nữa. Một lần nữa, tôi có gắng gây ảnh hưởng tới linh hồn anh ấy bằng cảm giác tiếp xúc. Tôi với lấy một thập tự giá nhỏ luôn mang theo trong túi thánh, ấn nhẹ trên đôi môi của anh. Tôi mong anh ít nhất tỏ dấu ý thức việc đang hôn thập tự giá. Nhưng anh không có một phản ứng nào cả. Thật đau buồn và hoàn toàn tuyệt vọng. Tôi đứng bên giường người hấp hối nầy với tất cả quyền uy của một Linh mục để cứu linh hồn anh, mở cho anh con đường về Thiên đàng, nhưng cũng không thể làm gì được. Vâng, tôi đã biết rõ từ những bài nghiên cứu Thần học và những sự dạy dỗ của Giáo hội rằng tôi có thể ban cho anh ấy cái gọi là “điều kiện được tha thứ” để làm căn bản vững chắc ngay cả không có sự xưng tội của anh. Anh ấy phải chuẩn bị ăn năn cách thành thật về các tội lỗi trước khi rơi vào tình trạng không còn ý thức. Nhưng phải làm gì nếu như anh không ăn năn? Phải, các nhà Thần học muốn nói: “Nếu vậy, đó là sự thất bại của riêng anh ấy, và nếu anh ấy ở trong tình trạng tội ‘đáng chết’, với cơ sở ‘điều kiện tha thứ’ như vậy, hậu quả anh ấy phải đi địa ngục. Nhưng đó lại là điều tôi không muốn. Tôi đã chán ngấy nghi ngờ của riêng linh hồn tôi, tôi không muốn chịu trách nhiệm đối với linh hồn người nghèo khổ đang đi đến địa ngục nầy. Tôi đứng ở đó lo nghĩ, cảm thấy hoàn toàn bất lực mặc dù đã làm tất cả những việc chuẩn bị của GIáo hội để cứu một linh hồn đang chết. CHứng tỏ Giáo hội không đủ và không chắc chắn ngay cả khi áp dụng trường hợp nầy. Trong đau buồn, một lần nữa tôi nhìn vào gương mặt hốc hác, tái xám của anh ấy, có một điều đặc biệt đánh mạnh vào tôi: môi anh mấp máy. Tôi chỉ nghe tiếng thì thào rất yếu, không thể phân biệt đó là gì. Tôi tập trung tất cả chú ý và cuối cùng tôi có thể hiểu được, đó là “Lạy Cha, con xin giao linh hồn con vào tay Cha”. Cùng một lời như vậy đã được Chúa Jêsus Christ nói trong khi Ngài chịu chết để cứu mọi người: “hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất, mà được sự sống đời” Giăng 3:16). Treo mình trên thập tự giá, Chúa Jêsus cầu nguyện lần cuối cùng: “Lạy Cha, con giao linh hồn vào tay Cha”. Bây giờ, người hấp hối nầy dù không thấy, không cảm giác gì, hoàn toàn mất ý thức trong khốn khổ, tiếp tục lặp lại cách máy móc, thì thào đứt khoảng yếu ớt: “Lạy Cha, con giao linh hồn vào tay Cha”. Rồi anh ấy chết.
Giáo hội hoặc những nghi lễ của Giáo hội thất bại trong việc cứu linh hồn anh. Dù anh ấy đầy dẫy tội lỗi, Chúa đã cho tôi sự bảo đảm mạnh mẽ nhất ngay cùng lúc đó, anh ấy không cần sự tha thứ có điều kiện hoặc vô điều kiện của tôi, không cần bất cứ nghi lễ hoặc thánhh lễ nào, không cần chức vụ Linh mục của tôi để được cứu, bởi vì anh ấy đã được cứ bởi đức tin của mình trong Thầy tế lễ và Cứu Chúa duy nhất là Chúa Jêsus Christ. Niềm tin nầy phải là nhân tố ưu việt từ lâu qua suốt cuộc đời khổ cực và bệnh tật của anh, đã an ủi và đảm bảo cho anh. Vì vậy, ngay trong sự đau đớn, linh hồn tin cậy của an vẫn tìm được cách xuyên phá tâm trí vô ý thức để tiếp tục cầu nguyện: “Lạy Cha, con giao linh hồn vào trong tay Cha”, điều nầy là một sự mặc khải thật cho tôi, và bài luận Thần học tốt nhất trong đời sống tôi, vì chính Chúa đã dạy tôi bên giường người hấp hối rằng sự cứu rỗi linh hồn không tùy thuộc vào bất cứ nổ lực nào của con người, những lễ nghi hoặc giáo lý, nhưng vào sự dâng mình của Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá, bởi đức tin của riêng chúng ta nơi Chúa, qua Ngài đến với Cha chúng ta trên trời. CHỉ mãi sau khi tôi trở lại với Tin Lành, tôi mới tìm được sự xác chứng lẽ thật nầy trong Kinh thánh, cả trong Cựu Ước (Ha-ba-cúc 2:4, “… và người công bình sẽ sống bởi đức tin”), lẫn trong Tân Ước (Rôma 1:17, …như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin”). Sự mặc khải lẽ thật làm vỡ vụn niềm tin của tôi trong giáo điều Công giáo Lamã về quyền lực máy móc (Exapere operato) của các nghi lễ và thánh lễ thuộc Giáo hội Công giáo Lamã. May mắn là sự cứu rỗi đầy đủ của chúng ta không tùy thuộc vào những chức năng không xứng hiệp, không chắc chắn nầy, nhưng tùy thuộc vào sự thương xót của Chúa chúng ta đem chúng ta lên bởi sinh tế tuyệt đối của Con Độc Sanh yêu thương của Ngài.

Tôi vẫn tiếp tục bám vào “Giáo hội thật duy nhất” của tôi. Cuối cùng Chúa đã trả lời sự cầu nguyện liên tục của tôi bằng cách đánh tôi thật mạnh. Sức khỏe tôi suy sụp, bịnh thận bên trái của tôi phát triển. Mặc dù được bác si chăm sóc, bịnh tôi ngày càng xấu hơn, cho đến khi bịnh một năm rưởi, tôi được hướng dẫn đến một người đặc biệt, sau khi khám cẩn thận, vị đó đã nói với tôi rằng tất cả cách điều trị trước đây hoàn toàn sai, tôi phải lập tức chịu giải phẫu vì sự sống của tôi ở trong nguy hiểm. Thế là tôi vào bệnh viện. Không ngờ cuộc giải phẫu khó khăn và lâu như vậy. Tỉnh lại, sau cơn mê, tôi cảm thấy rất yếu, cử động khó khăn mấy ngày, tôi không muốn sống nữa. Cuộc sống hình như là một sự thất bại hoàn toàn, một lỗi lầm lớn, tôi đã thất bại tìm con đường đến với Chúa. Tôi cảm thấy chán ngấy mọi sự và đưa đến kết quả rằng giải pháp tốt nhất là chết thôi. Cái chết có vẻ không quá khó, bởi vì tôi nằm trong tình trạng nguy hiểm. Suốt đêm bác sĩ đến xem tôi còn sống không, vì họ nghĩ tôi sẽ chết ngay đêm đó. Tôi trở nên thờ ơ, từ chối cho kê đơn thuốc. Tôi vẫn muốn chết để được giải thoát, ít nhất là khỏi sự hành hạ thuộc linh. Một buổi chiều khi những người bà con đến thăm, một trong những người đó hỏi không biết tôi có cầu nguyện để được bình phục không. Tôi trả lời không. Họ hoàn toàn ngạc nhiên và xin tôi cầu nguyện. Tôi không thể giải thích với họ tại sao tôi không cầu nguyện, vì vậy tôi hứa sẽ cầu nguyện, vì tôi cảm thương họ, thấy họ đầy lo lắng. Bác sĩ cũng rất bực mình khi ông biết tôi không uống thuốc, tôi phải hứa với ông sẽ không rời các viên thuốc. Tôi giữ cả hai lời hứa, dù nghịch lại ý riêng của tôi. Đặc biệt trong sự cầu nguyện, tôi xin Chúa chữa lành cho tôi, chỉ như vậy Chúa có thể đem một sự thay đổi rõ ràng trong đời sống của tôi và dùng tôi theo ý Chúa trong tương lai. Lời cầu nguyện nầy được trả lời ngay. Tình trạng của tôi ngày càng khá hơn, ngayc ả bác sĩ cũng ngạc nhiên, bởi vì như họ nói thẳng sau nầy, họ có rất ít hi vọng tôi bình phục. Sau hai tháng, tôi rời bệnh viện, dù còn yếu, tôi bắt đầu làm việc. Thật kỳ diệu, Chúa đã chữa lành cho linh hồn tôi và dùng tôi theo ý Ngài. Độ hai năm sau, câu trả lời đã đến khi cuộc tranh chiến thuộc linh trở nên không thể thắng được. Kết thúc mười lăm năm chức vụ của tôi trong Giáo hội Công giáo Lamã khi tôi nhận thức rõ ràng tôi đã ở trong vị trí sai lầm.

Sau tất cả bằng chứng soi sáng của Chúa đã tỏ cho tôi qua suốt mấy năm đó, Chúa đặt trước tôi một thế tiến thoái lưỡng nan: môt phương diện vẫn ở trong Giáo hội Công giáo Lamã nơi mà tôi đã được sinh ra, được phong chức, giữ tất cả những đặc quyền của một Linh mục, được giáo dân tôn kính, được ác bề trên tán thưởng, một chức vụ đầy hứa hẹn trong hàng giáo phẩm của Giáo hội, nhưng mất niềm tin hoàn toàn và không bao giờ được đến với Chúa. Phương diệnkhác, rời bỏ Giáo hội và chức vụ Linh mục vì nó sai lạc hoàn toàn, không xây dựng trên Lời Đức Chúa Trời và để giao phó chính tôi cho Chúa cách trọn vẹn. Nếu các bạn nghĩ tôi lập tức vâng lời Chúa là các bạn đã sai lầm. Tôi không vâng lời. Không thể đơn giản như vậy, vì tôi quá yếu đuối và quá sợ hãi. Hãy hình dung từ nhỏ các bạn đã được dạy rằng: “Ngoài Giáo hội duy nhất nầy không có sự cứu rỗi”, bất cứ người nào rời bỏ GIáo hội sẽ đi địa ngục, bị dứt phép thông công. Làm một Linh mục trong xứ Công giáo Lamã như Ý, Tây Ban Nha, hay Ba-lan, có nghĩa là được quan tâm bởi bà con, bạn hữu cũng như tất cả mọi người; làm một kẻ phản bội, không phải chỉ với Giáo hội, mà là với cả xứ sở của các bạn, vì “người Ý, người Tây Ban Nha hoặc người Ba-lan, thật sự là người Công giáo Lamã”. Do đó, các bạn phải đối mặt với sự tẩy chay của xã hội, hoặc ít nhất là sự quay lưng lạnh lùng của những người vốn là bạn. Cho nên tôi không thể rời bỏ Giáo hội, nhưng cùng lúc đó, tôi biết rằng nó là cơ hội cuối cùng Chúa cho tôi. Tôi vẫn không thể rời bỏ Giáo hội. Lương tâm tôi tiếp tục tranh chiến qua một năm nữa, nhưng vẫn còn một điều tôi có thể làm: đó là cầu nguyện. “Lạy Chúa, hãy làm đi, vì con quá yếu đuối. hãy làm cho tâm linh con mạnh mẽ. Hãy giúp con”. Tôi thườn gkhóc với Chúa, ngày đêm dốc đổ những sâu kín trong lòng tôi.

Cuối cùng ân điển Chúa tràn ngập tôi: Ngài đầy dẫy can đảm cho tôi để vâng lời Chúa gọi. Vì vậy, tôi không còn lưu tâm đến bất cứ sự chịu khổ nào mà tôi gặp phải sau nầy. Tôi đặt tất cả đức tin vào Chúa. Từ đó, tôi không bao giờ hối tiếc. Sự qui đạo của tôi do Chúa thực hiện. Cá nhân tôi không có côn glao gì trong việc nầy. Nhưng nó giống như được nâng đỡ bởi cánh tay đời đời của Chúa đã đem tôi khỏi tối tăm đưa tôi vào phước hạnh làm con cái Đức Chúa Trời.

Điều gì xảy ra sau đó? Tôi đã được yêu cầu nói tất cả sự thương xót của Chúa đã đem tôi đến với Ngài. Cần phải dùng một quyển sách để nói với các bạn về sự chăm sóc, sự nhơn từ và phước hạnh vô hạn của Ngài, mà Chúa đã bày tỏ cho tôi sau khi qui đạo. Có thể một ngày tôi sẽ bắt đầu viết một quyển sách như vậy để dâng lời ngợi khen Chúa. Bây giờ, tôi muốn kết thúc với một câu xác định tất cả sự nghi ngờ, không chắc chắn, sợ hãi đã hoàn toàn xa rời tôi, tôi sung sướng ở rong Chúa hiện nay mà trước đây chưa bao giờ có. Tôi muốn và cầu nguyện để niềm hạnh phúc nầy đến với tất cả những người vẫn còn trong tối tăm như tôi trước đây cho đến khi Chúa xoay tôi về với Ngài.

Do Linh mục qui đạo Roman Mazierski

 

 
Con Đường Đa-Mách Của Tôi
Lời chứng cá nhân của Francisco Lacuera,
một Linh mục trở lại với Tin lành
 

 
Tôi được sinh ra từ cha mẹ là người Công giáo Lamã, ngày 28-9-1911, tại San Celoni, tỉnh Barcelona, Tây Ban Nha.
Cha tôi qua đời năm 1918, ngay thời kỳ đầu của dịch cúm viếng nhiều gia đình trong xứ tôi. Tôi chỉ mới được sáu tuổi, và mẹ tôi phải làm việc cực nhọc từ lúc ấy để chúng tôi khỏi bị nghèo khó.
Hai năm sau, một người bạn đã tìm được một chỗ cho mẹ tôi làm người giúp việc trong một Nữ Tu Viện Conceptionist Franciscan, tại Tarazona ở Aragon, một thành phố nhỏ trong tỉnh Zaragoza. Các nữ tu nhận mẹ tôi với điều kiện để tôi học làm Linh mục, vì họ không muốn những đứa trẻ trong nhà nghỉ của người làm công thuộc Nữ Tu Viện, trừ khi chúng được dành riêng cho sau nầy bước vào chủng viện.
Vì thế, lúc tám tuổi, tôithấy mình đã sẵn sàng được gởi vào một tương lai mà tôi không biết một chút nào. Ảnh hưởng sự hống hách của các nữ tu đến nỗi suốt quá trình trong chủng viện, dù tôi đã nói với mẹ tôi nhiều lần là tôi không cảm động và không có thiên hướng đối với đời sống độc thân, bà dọa sẽ gởi tôi đến viện mồ côi Civil Guard, nơi bà tiếp tục mô tả trong những màu đen tối.

Khi được mười tuổi, tôi vào chủng viện Tarazona học làm Linh mục. Tôi không siêng học đến khi vào những lớp cao hơn, dù vậy tôi có thể đậu tất cả các môn thi với số điểm cao nhất. Tôi cảm thấy điều nầy là một sự bù đấp nhẹ nhàng cho sự kiêu ngạo của tôi để cân bằng những sự hấp dẫn của một công việc bình thường mà tôi có thể nhận biết là mong muốn một tổ ấm cho tôi.
Tôi được phong chức Linh mục ngày 10-7-1934, tại Tarazona, bởi Tiến sĩ Goma, Tổng Giám mục của Toledo. Rồi qua mười lăm năm chức vụ đối với Giáo hội, giữa những nghiên cứu, những lớp học trong chủng viện, và trong trường tư thục, cũng như những tang lễ, các bí tích hôn phối, các lễ nghi tôn giáo khác.

Tháng 9-1948, tôi được thăng chức bởi Giám mục của tôi, làm Chủ tịch Thần học giáo điều đặc biệt trong Chủng viện Giáo khu Tarazona tại Aragon. Một năm sau, tôi cũng được bổ nhiệm làm Magister Canon, đó là chức vụ giảng sư trong Đại Giáo đường. Cho đến lần đó, tất cả những nghi ngờ và những thắc mắc mà tôi đã kinh nghiệm liên quan đến nhiều giáo lý của Giáo hội Công giáo Lamã, qua việc trung tín dạy và bắt buộc tin, tôi đã tìm cách ngăn chận. Điều nầy được thực hiện một phần bởi sự phục tùng lập tức và không điều kiện, chịu hình phạt rút phép thông công, tất cả những người Công giáo Lamã dâng nộp cho Giáo hoàng.

Rồi một ngày, tôi đọc trong một Tạp chí Công giáo Lamã “Calcura Biblica” (Văn Minh Kinh thánh), vị Mục sư Truyền giáo ký tên tiếng Tây Ban Nha, Don Samuel Vila. Ông công kích một số điểm mà ông đã viết trong sách của ông, “Trở Về Nguồn Cơ-Đốc Giáo”, nhắc đến anh em của Chúa Jêsus. Sau nhiều năm, tôi vẫn tình cờ nhớ tên vị Mục sư nầy và tìm địa chỉ của ông trong điện thoại niên giám. Tôi viết thư cho ông và diễn tả những vấn đề thuộc linh của tôi với sự hoàn toàn thành thật.

Mục sư Vila trả lời với một thư đầy hiểu biết, bình thản và được Thánh Linh xức dầu. Trong thư, ông giải thích nhiều lẽ thật cơ bản từ Lởi Đức Chúa Trời, làm tôi ngạc nhiên, nó chống lại mọi điều tôi đã giải thích. Ông Vila không yêu cầu tôi trở nên người Tin Lành, nhưng muốn tôi hoàn toàn vô tư để giải quyết vấn dề thuộc linh của tôi không ở vị trí từ tôn giáo nầy sang tôn giáo khác, nhưng trong sự biến cãi hướng về Đức Chúa Trời. Điều nầy là sự ngạc nhiên đầu tiên của tôi, và không phải là điêu cuối cùng. Ông ấy nói thêm, sự cứu rỗi của tôi tùy thuộc lòng đơn sơ tiếpnhận bằng đức tin của tôi nơi Chúa Jêsus Christ làm CỨu Chúa cho cá nhân tôi, và (thêm một sự ngạc nhiên lớn khác) tôi phải khao khát đời sống Cơ-Đốc như một câu chuyện tình thơ mộng thuộc linh với Đức Chúa Trời. Điều nầy là một sự khác thường đối với tôi, vì những lẽ đạo nầy những người Tin Lành bị vu khống.

Tôi tiếp tục trao đổi thư từ với ông, và sau những bức thư đầu tiên tôi đã nhận, ông gởi cho tôi một số lớn các ấn phẩm Tin Lành được chọn lựa. Tôi luôn nhớ ấn tượng khi tôi nhận được từ lúc đọc quyển: “Trở Về Nguồn Cơ-Đốc Giáo”. Trong đó, tôi tìm được sự trình bày hợp lý những giải pháp còn rụt rè cho việc nghiên cứu của cá nhân tôi chống lại Công giáo Lamã. Tại sao chính mình tôi không nhìn thấy những điều nầy các sinh động và rõ ràng như vậy? Đơn giản, vì tôi không có được sự hiểu biết Kinh thánh rộng rãi, và lịch sử mà Mục sư Vila đã chứng minh trong tác phẩm của ông. Đến đó, tôi đã biệt riêng thì giờ nghiên cứu tỉ mỉ, siêng năng và nghiền ngẫm Lời Đức Chúa Trời, kèm theo sự cầu nguyện nhiều hơn, qua đó tôi tìm kiếm ân điển sung mãn của Đức Thánh Linh để khám phá chân nghĩa của Lời Chúa khi Ngài viết ra Kinh thánh, tích lũy Lời đó trong trí, trong lòng tôi, làm cho Kinh thánh sống động trong đời sống tôi, khiến lời nói  của tôi truyền ra điều Kinh thánh dạy. Chưa quá một năm, tôi đã đọc toàn bộ Kinh thánh hai lần và Tân Ước nhiều lần. Tôi cũng nghiên cứu những bản chú giải tốt nhất của Công giáo Lamã với Tin Lành.

Không bao lâu, tôi nhận được những kết quả bài tập rất vui mừng nầy. Các sinh viên của tôi thường kinh ngạc với những bài tham khảo Kinh thánh thích đáng và thay đổi của tôi qua việc chứng minh những bài giải luận Thần học của tôi. Vượt trên tất cả, lần đầu tiên, tôi thấy rõ sai lầm trong nhiều giáo lý của Giáo hội Công giáo Lamã là những điều khoản về đức tin. Tại sao tôi không chú ý đến điều nầy trước đây? Lý do đơn giản, tôi chưa bao giờ cố gắng nghiên cứu tỉ mỉ và vô tư như vậy đối với Lời Đức Chúa Trời. Đó là lý do đa số tăng lữ Công giáo Lamã cứ tiếp tục trong giáo lý sai lầm của họ, mắt họ không mở ra đối với sự trong sáng của lẽ thật Phúc âm.

Dù sự sáng đã bắt đầu chiếu rọi vào linh hồn tôi từ tháng 2-1961, ngay dù tôi đã được thuyết phục về sự giả dối của Công giáo Lamã, tôi vẫn chưa được cứu. Tôi đã thu xếp trong trí gia nhập Hội thánh Tin Lành. Tôi được khích lẹ lớn nhất trong giai đoạn nầy qua cuộc đối thoại của tôi với Mục sư Samuel Vila trong lần thăm viếng đầu tiên cách cá nhân tại Tarrasa (Barcelona) tháng 5 năm đó. Với nhiệt tình và tận tâm, đặc biệt khi ông cùng tôi và vợ của ông là Don Jose M. Martinez cầu nguyện, nó đã gây ấn tượng và khuấy động tôi rất lớn.

Theo lời khuyên của ông Vila, tôi giao cho Đức Chúa Trời hoàn cảnh khó khăn nhất của tôi và với những kết quả kỳ diệu.
Cuối cùng, vào ngày 16-10-1961 vinh hiển, ở giữa sự thử thách bao vây tôi như những bò đực Ba-san, tôi hướng mắt và tấm lòng tôi lên trời quyết định dâng lòng tôi cho Đấng Christ một lần đủ cả, lật qua trang mới, từ bỏ đời sống tội lỗi, đầu hàng Đấng Christ vô điều kiện, sẵn sàng nhận lấy thập tự giá của Chúa, trung tín theo dấu chân Ngài, không giữ lại sức riêng mình, nhưng nắm chắc quyền năng ân điển của Đức Chúa Trời, gặt hái những chiến thắng vĩ đại nhất trong phương diện yếu đuối bất năng của con người. “Nhưng Chúa phán rằng: ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối của ngươi. Vậy, tôi rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi” (II Côrintô 12:9).
Từlúc đó, tôi đã thấy sự sáng hoàn toàn, nghĩa là tôi đã được sanh lại trong đời sống mới. Mỗi ngày tôi đã cầu nguyện xin Đức Thánh Linh giữ tôi luôn cảnh giác, vâng theo mong muốn nhỏ nhất của Chúa để tôi có thể được dạy dỗ dưới sự dẫn dắt tối thượng của Chúa. Từ tháng 10-1961 đến tháng 6-1962, các bạn tôi, học trò của tôi, những bạn đồng công thân cận nhất của tôi có thể thấy sự thay đổi trong tôi. Những bài giảng của tôi có lửa thuyết phục mà trước đây chưa từng có. Lòng tôi đầy hăng say và vui mừng lớn nhất từ bên trong, thật hạnh phúc kỳ diệu của tôi là được cầu nguyện và tiếp tục nghiên cứu Kinh thánh. Tôi bắt đầu đọc Kinh thánh có phương pháp, nhiều quyển Kinh thánh cũng như Tân Ước được tặng cho các bạn tôi vào ngày sinh nhật và ngày nghỉ của họ.

Tôi nhận ra sau vài lần, hoàn cảnh mới của tôi không thể tiếp tục trong Giáo hội Công giáo Lamã. Vào ngày 21-6-1962, tôi viết thư đề ngày 16 tháng 6 ở Barcelona gởi cho vị Giám mục của tôi, và gởi Chủ tịch Cộng đồng Giáo sĩ Đại Giáo đường Tarazona, nơi mà tôi đã gắn bó 12 năm làm Magister Canon. Trong những bức thư, tôi tuyên bố từ bỏ tất cả những sự tôn kính và địa vị của tôi, đồng thời nói với họ về việc ly khai khỏi Giáo hội Công giáo Lamã. Tôi nói với vị Giám mục rằng tôi không rơi vào sự rủa sả của Galati 1:8-9, “Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời, truyền cho anh em một Tin Lành nào khác với Tin Lành chúng tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị a-na-them! Tôi đã nói rồi, nay lại nói nữa: nếu ai truyền cho anh em một Tin Lành nào khác với Tin Lành anh em đã nhận, thì người ấy đáng bị a-na-them!”. Trong quan điểm quyết định của tôi về nhiều sai lầm của Công giáo Lamã, tôi nói tiếp: Ngày Phán xét, Chúa sẽ không hối tiếc sự tin quyết mà Ngài đã đặt trong tôi.

Cùng ngày 21-6 năm đó, tôi vượt biên qua biên giới Pháp - Tây Ban Nha tại cảng Bou, và chiều ngày 22 hôm sau, tôi đã lên bờ tại cảng Newhaven, thuộc bờ biển phía nam nước Anh. Tại đó, tôi được đón chào với những vòng ty mở rộng bởi ông Luiz de Wirtz, một đầy tớ của Đức Chúa Trời và là bạn của tôi.
Tôi không muốn bỏ sót Chúa nhận đó, 17-6, lần đầu tiên tôi dự nhóm Tin Lành tại nhà thờ Barcelona, và buổi nhóm chiều tại nhà thờ khác ở Tarrasa. Tôi hưởng nhận lòng mến khách và lịch sự của vị Cố vấn thuộc linh của tôi là Don Samuel Vila.

Tôi không muốn kết thúc mà không dâng một lời làm chứng qui đạo mạnh mẽ của tôi cho Chúa Jêsus Christ. Với sự vui mừng lớn lao, tôi đã từ bỏ những địa vị cao thuộc về tôi trong Giáo hội Công giáo Lamã và cuộc sống hào phóng cặp theo. Tôi bước theo sự dẫn dắt thiên thượng của Cha trên trời cách tin quyết, mục tiêu chắc chắn của sự cứu rỗi tôi. Từ khi rời Giáo hội Công giáo Lamã, tôi đã thấy rõ ràng hoàn toàn rằng để có được mọi sự thì trước hết cần từ bỏ mọi sự.

Đối với các bạn, nguyên là các bạn của tôi trong chức vụ Linh mục, tôi xin nói với cả tấm lòng: “Tôi rất hạnh phúc trong cuộc sống mới mà tôi đã đi theo Đấng Christ cùng Phúc âm của Ngài, tôi muốn tất cả các bạn được chạm đến ân điển giống như vậy của sự định trước. Tôi sẽ không quên các bạn trong lời cầu nguyện của tôi và tôi tin có chỗ cho tất cả những người tìm kiếm lẽ thật cách chân thành và với cả tấm lòng ngay thẳng. Phải chắc chắn rằng sự cứu rỗi là vấn đề cá nhân giữa Đức Chúa Trời với mỗi người trong các bạn. Sự cứu rỗi không nằm trong địa vị thuộc viên Giáo hội, cũng không ở trong những việc làm ngoan đạo, những buổi thờ phượng, những kinh tràng hạt, những sứ điệp Fatima, v.v… Rõ ràng sai lầm để tin rằng một người có thể được cứu bởi sự tuân giữ “ngày thứ sáu đầu tháng”, hoặc “những ngày nghỉ đầu tháng”.  Chỉ do cá nhân mỗi chúng ta tiếp nhận skiện cứu rỗi duy nhất của Chúa Jêsus Christ bởi đức tin có thể cứu linh hồn chúng ta, vì chúng ta “đềuđã phạm tội, thiếumất sự vinh hiểncủa Đức Chúa Trời”. Đây không phải là giáo điều của Tin Lành mà là giáo lý của Phao-lô trong thư Rôma. Hãy nghiên cứu Kinh thánh, và Kinh thánh sẽ chỉ dẫn các bạn đến Chân lý. Hãy đề phòng con đường lầm lạc. Hãy tiếp tục suy nghĩ điều nầy hôm nay, ngày mai có thể là quá trễ.

Do Linh mục qui đạo Francisco La Cuera

 

Từ Tu Viện Đến Mục Vụ
Lời chứng cá nhân của Jose Borras,
một Linh mục trở lại với Tin Lành
 
 
“Thưa cha, cha phải phát động chiến dịch chống lại những người Tin Lành. Họ đang lớn mạnh rất nhiều”. Sơ Dolores nói. Sơ là một nữ tu trong một tu viện nơi tôi tiếp tục những Chúa nhật làm Lễ Misa và giảng.
Tôi là một Linh mục trẻ và là một giáo viên trong một trường tiếng Tây Ban Nha, khi vị nữ tu nầy yêu cầu tôi từ Chúa nhật nầy sang Chúa nhật khác làm điều gì đó để chống lại người Tin Lành.
Vị nữ tu nói: “Họ đang lừa dối những người đơn sơ, và với những quà tặng vật chất, họ đang chinh phuc nhiều người tốt cho nhóm tà giáo của họ”.
Vớ ý muốn bảo vệ Phúc âm của Đấng Christ, tôi quyết định chiến đấu chống lại những người Tin Lành. Một điều duy nhất tôi biết về họ là người xấu, giáo lý của họ đầy những sai lầm và tà giáo.

Vài ngày sau, một học sinh đến lớp tôi với một quyển sách mỏng trong tay, học sinh đó nói với tôi: “Thưa cha, đây là một quyển Kinh thánh Tin Lành. Một bà đã tặng nó cho mẹ của con, nhưng mẹ của con không dám giữ vì nghĩ làm như vậy là phạm tội. Cha có muốn con đốt nó không?” Câu trả lời của tôi là: “À, được, cha sẽ thiêu hủy nó. Chúng ta phải kết liễu tất cả tuyên truyền của Tin Lành”. Sau khi xé mấy trang đầu, tôi nghĩ rằng từ khi tôi giảng chống lại người Tin Lành, tôi không biết những sai lầm của họ, tôi có thể đọc Kinh thánh của họ để tìm những tà thuyết của họ. Tôi đọc vài phần Tân Ước rồi so sánh với Kinh thánh Công giáo Lamã. Khi đó tôi khám phá cả hai bản Kinh thánh hầu hết giống nhau. Tôi suy nghĩ lung tung làm thế nào làm thế nào trên thế giới co thể có những sự khác nhau giữa Công giáo Lamã với Tin Lành, vì cả hai rõ ràng có cùng Kinh thánh. Kết luận của tôi là người Tin Lành đã không đọc Kinh thánh của họ, hoặc nếu họ có đọc, chắc chắn họ sẽ làm thoe những sự dạy dỗ của Kinh thánh.

Nghĩ rằng cách tốt nhất để biết mọt người Tin Lành là theo dõi cách sống và những tập tục của họ, tôi đến thăm một gia đình Tin Lành. Tôi nói với họ, tôi là giáo viên và muón biết giáo lý của Tin Lành để dạy cho các học sinh của tôi những điều tốt hơn mà đạo Tin Lành có. Tôi rất ngạc nhiên vì họ lịch sự với tôi. Tôi đã ngạc nhiên thấyr ằng họ biết Kinh thánh hơn tôi. Tôi hổ thẹn khi nghe họ nói với tôi về Đấng Christ với một sự tin quyết rằng, tôi, một Linh mục chưa bao giờ cảm nhận như vậy.

Họ giải thích cho tôi vài câu hỏi và mời tôi nói chuyện với Mục sư Hội thánh Báp-tít của họ. Tôi gặp Mục sư ấy hôm sau. Những lời đầu tiên của tôi là: “Đừng cố gắng thuyết phục tôi, bởi vì ông sẽ lãng phí thì giờ của ông. Tôi tin rằng Giáo hội Công giáo Lamã là GIáo hội chân thật duy nhất. Tôi chỉ muốn biết tại sao ông không phải là một người Công giáo Lamã?” Ông mời tôi đến mỗi tuần để nghiên cứu Tân Ước, bàn luận trong tình bạn những quan điểm khác nhau của chúng tôi. Chúng tôi đã làm như vậy.

Vị Mục sư đã trả lời tất cả những câu hỏi của tôi với nguyên bản từ Tân Ước. Những lý lẽ của tôi luôn luôn là nói về các Giáo hoàng và những nquyét nghị của các Công đồng. Mặc dù bên ngoài tôi không nhận những lý lẽ của ông, nhưng trong trí của tôi nhận rằng những lời Phúc âm có giá trị hơn các quyết nghị của Công đồng, và những điều mà Phê-rô và Phao-lô đã nói có thẩm quyền hơn sự dạy dỗ của các Giáo hoàng.
Kết quả những buổi nói chuyện của chúng tôi, tôi bắt đầu đọc Tân Ước cách siêng năng để tiàm những lý lẽ chống lại giáo lý Tin Lành. Tôi không phải chỉ muốn để tỏ ra vị Mục sư đó sai, mà còn chính phục ông ấy cho Giáo hội Công giáo Lamã. Tuy nhiên, sau mỗi lần gặp, tôi trở lại lớp của tôi và cảm thấy ông ấy đã thắng tôi trong cuộc tranh luận.

Một thời gian dài tôi rất quan tâm đọc Tân Ước và xin Đức Chúa Trời tăng thêm đức tin cho tôi, xua tan những nghi ngờ của tôi, như thế tôi sẽ không phạm sailầm. Nhưng tôi càng đọc Kinh thánh và cầu nguyện, tôi càng bối rối. Có thể nào Giáo hội Công giáo Lamã không phải là Hội thánh của Đấng Christ? Đức tin của tôi có thể sai lầm sao? Nếu thế, tôi phải làm gì?

Tôi đã nghe rằng những Linh mục khác và các thầy đã trở nên người Tin Lành do việc đọc Kinh thánh, nhưng tôikj thể hình dung chính mình đang làm giống như vậy. Trở nên một người Tin Lành! Làm một người tà giáo! Làm một người bội đạo vì đức tin sao? Không bao giờ! Cha mẹ tôi, học trò tôi, bạn hữu tôi sẽ nói gì? Mười một năm học của tôi sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Tôi sẽ làm gì để sống?
Những ý nghĩ nầy khuấy động tôi cách dữ dội. Tôi không thích thay đổi niềm tin. Tôi ước chi không bao giờ nói chuyện với vị Mục sư đó. Tôi cố gắng tự thuyết phục rằng ông ấy sai. Tôi đọc Tân Ước càng nhiều hơn để tìm một câu trả lời làm thỏa mãn địa vị của tôi là một Linh mục Công giáo Lamã. Khi tôi đọc, tôi càng thấy rõ vị trí sai lầm của tôi. Nhưng tôi rất sợ xa rời Giáo hội Công giáo Lamã, vì vậy tôi quyết định tiếp tục làm một Linh mục mặc dù tôi không còn tin giáo lý Công giáo Lamã nữa.

Một Chúa nhật, Sơ Dolores nói với tôi: “Thưa cha, cha không giảng chống lại những người Tin Lành như cha hứa với con. Họ tiếp tục lớn mạnh mỗi ngày, đang chính phục nhiều người cho Hội thánh của họ”. Tôi nói với Sơ ấy: “Sơ à, tôi đã có nghiên cứu giáo lý Tin Lành suốt thời gian nầy, nhưng tôi khám phá rằng họ không xấu như chúng ta nghĩ. Họ đặt nền tảng giáo lý  của họ trên Kinh thánh và chúng ta không thể giảng chống lại Lời Đức Chúa Trời…” Vị nữ tu trả lời: “Thưa cha, cha haòn toàn sai lầm. Họ rất xấu. Họ là những chó sói mặc lốt chiên. Họ là những kẻ thù của xứ sở chúng ta. Họ ghét Ma-ri. Họ đang làm xói mòn niềm tin của chúng ta đối với Giáo hoàng. Chúng ta phải phát động chiến dịch chống lại họ”. Tôi nói với Sơ ấy một số Linh mục muốn giảng chống lại Tin Lành, các vị đó đã qui đạo và trở nên những người Tin Lành khi họ nghiên cứu giáo lý Tin Lành không định kiến và trong ánh sáng của Kinh thánh. Vị nữ tu nầy ngắt lời tôi: “Thưa cha, đừng nói với tôi điều nầy, không phải họ qui đạo mà là bị sai lạc. Họ chuyển sang đạo Tin Lành vì bị loạn trí hoặc vì họ muốn cưới vợ”. Sơ ấy nói tiếp: “cha có thể nghiên cứu giáo lý mà không phải sợ, và tôi dám chắc cha sẽ không bao giờ đến với đạo Tin Lành, vì cha chưa bị loạn trí cũng như cha sẽ không bán Đấng Christ vì một người đàn bà. Tôi trả lời: “Sơ à, tôi đang suy nghĩ giống như vậy. Tôi hứa với Sơ nghiên cứu câu hỏi nầy cách nghiêm túc. Nếu tôi được thuyết phục rằng người Tin Lành sai, tôi sẽ tổ chức một chiến dịch chống lại họ. Nếu tôi khám phá rằng họ đúng, tôi sẽ trở thành người của họ”. Vị nữ tu mỉm cười thỏa lòng với quyết định của tôi, Sơ nói: “Cha sẽ không bao giờ làm một người Tin Lành!”

Tôi đọc đi đọc lại Tân Ước và cầu nguyện với Đức Chúa Trời bằng cả tấm lòngxin sự khôn gnoan và được Chúa hướng dẫn để đạt được quyết định rõ ràng và đúng. Tôi biết tôi không bao giờ được hạnh phúc nào khác. Ba tháng sau, tôi rời bỏ Giáo hội Công giáo Lamã, vì tôi không thể tiếp tục làm những điều giả dối và giả bộ tin những giáo lý mà từ nơi đáy lòng tôi biết là sai. Tôi nghĩ về tất cả những khó khăn có thể, nhưng tôi quyết định theo Chúa Jêsus Christ trong sự giận dữ của Giáo hội.

Điều quan trọng có thể xảy ra cho tôi là khi tôi cósự gặp gỡ cá nah6n với Chúa Jêsus Christ và nhận Ngài làm Cứu Chúa cho cá nhân tôi, không đủ cho tôi làm một người Công giáo Lamã tốt, điều cần yếu là tôi phải được sanh lại trong Đấng Christ. Điều nầy là kinh nghiệm của tôi, khi Đấng Christ ngự vào lòng tôi, tôi kinh nghiệm rằng Chúa không chỉ giải phóng tôi khỏi tội lỗi, nhưng cũng giải phóng tôi khỏi gánh nặng tôi phải mang trong một dòng tu của tu viện.

Cảm ơn Chúa vì nhiều điều được tìm thấy và được yên nghỉ. Cũng Đức Chúa Trời ấy, Ngài đã biến đổi Sau-lơ, kẻ bắt bớ đạo trên đường Đa-mách, đã biến đổi đời sống cha Borras trong địa ngục của một tu viện. Chúa cũng có năng lực biến đổi đời sống các bạn ở bất cứ nơi nào.

Do Linh mục qui đạo Jose Borras

 
 
 
Lẽ Thật Cho Tôi Tự Do
Lời chứng cá nhân của Toon Vanhuysse,
một Linh mục trở lại với Tin Lành.
 

 
Tôi được sinh ra tại Zwevegem, vào gnày 13-10-1940, bắt đầu những năm chiến tranh. Cha mẹ tôi là người rất ngoand 9ạo Công giáo Lamã khắp toàn thân. Cha tôi là một người rất nghiêm khắc, nhưng đồng thời cũng rất nhã nhặn. Ngoài những lo lắng gia đình – chúng tôi có muời anh em – và lo lắng với nhà máy dệt, cha tôi tìm thì giờ cho tất cả các loại “công việc thuộc giáo khu”. Một điều học được từ cha tôi là sự cảm nhận sâu xa về sự công nghĩa. Ông cũng có một trái tim vĩ đại cho việc mở rộng phân phát cứu trợ.

Người mẹ thánh của tôi – bà qua đời vài năm sau – là một phụ nữ tốt. Bà rất hiền và trầm lặng. Điều nầy há không phải trang sức đẹp nhất mà một phụ nữ có thể tự trang điểm cho mình sao? ( I Phi-e-rơ 3:3-4). Bà cũng là một phụ nữ sốt sắng và khéo léo lo cho gia đình. Bà vẫn chân thành, như tác giả sách Châm ngôn nói, giám sát tất cả công việc nhà. Bà bị trở ngại về sức khỏe yếu và chịu đau đớn trong yên lặng. Một phụ nữ không bao giờ kêu ca và chấp nhận mọi khó khăn trong cuộc sống. Bà quan tâm đến những việc người khác nhiều hơn và chúng tôi đã được ích lợi từ tánh ý đó.

Mẹ không phải là một người quan tâm nhiều đến những hoạt động bên ngoài để làm một tín đồ, nhưng bà giấu kính một sự tương giao trực tiếp với Đức Chúa Trời. Đối với cha mẹ tôi Kinh thánh luôn luôn là một quyển sách cám dỗ. Nhưng Đức Chúa Trời toàn năng và Ngài chọc thủng nhiều sự chống cự mà fm đã xây dựng trong tư tưởng và trong lòng của con người. Vì vậy, tôi tin mẹ tôi có sự hiểu biết kính sợ Chúa. Tôi lớn lên với sự sợ hãi sâu xa về Đức Chúa Trời, nỗi sợ hãi đó được biểu thị ra bên ngoài bởi sự hoảng sợ về cơn giận của Chúa đối với tội lỗi.

Tôi nhớ rất rõ khi đang đi đến tòa giải tội, tôi đã tái phạm vì đã phạm tội chống cự Đức Chúa Trời, và đã chịu sự ăn năn đau đớn của lương tâm. Điều đó không rời xa tôi và sự bình an không đến khi tôi đã nhận sự tha tội từ một Linh mục trong tòa giải tội lặp lại nhiều lần và đối với đó là một sự giải khuây. CHúng tôi không bao giờ có sự hiểu biết nào về ân điển của Đức Chúa Trời, về sứ điệp đầy vui mừng qua việc tin vào công việc của Chúa Jêsus để chúng tôi được nhận sự tha tội và được sự sống đời đời. Đó không phải là điều đáng buồn sao? Những lời đó là quyền năng của lời truyền khẩu trong hệ thống Giáo hội Công giáo Lamã.

Thí dụ, hãy xem trường hợp của sự xưng tội nầy: mặc dù Kinh thánh phán – và tôi xin trưng dẫn nguyên văn từ Kinh thánh của tôi: “Hết thảy các đấng tiên tri đều làm chứng về Ngài rằng hễ ai tin Ngài thì được sư tha tội vì danh Ngài” (Công vụ 10:43). Trong khi đó Giáo hội Công giáo Lamã tuyên bố dứt phép thông công tất cả những người xác nhận tin Kinh thánh.

Công đồng Trent dạy điều nầy và lời truyền khẩu đã đẩy Kinh thánh qua một bên, nên chúng tôi phải cẩn thận. Lời Đức Chúa Trời cảnh báo chúng ta về điều nầy! Con người cũng mau lẹ tiếp nhận điều Giáo hội dạy hơn điều Kinh thánh phán - Lời Đức Chúa Trời – đây là vấn đề với lời truyền khẩu.
Tôi bắt đầu học năm thứ hai Đại học H. Hart tại Waregem. Tại đó tôi hoàn thành môn La-Hi cổ điển. Nó là vẫn là thời gian lỷ luật nghiêm khắc, và chúng tôi phải vâng theo tất cả lời dạy và chúng tôi cũng phải học. Chắc chắn không phải là thời gian dễ dàng, suốt toàn bộ thời gian tôi ở trong khuông viên trường – chúng tôi có thể về nhà trong vòng hai hoặc ba tuần. Chúng tôi muốn làm một điều gì đó cho những người nghèo. Trong thời gian học, tôi đọc nhiều báo cáo về những nhà truyền giáo ‘vĩ đại’, và tôi cảm thấy phải nối tiếp bước chân của họ. Vì vậy, tôi bước vào dòng tu Oblatory Missionary Fathers of Mary ở Korbecklo gần Leuven. Tôi không nhớ chính xác đó là năm 59 hay 60.

Ở Korbecklo là thời kỳ tập sự của dòng tu, thật sự là một năm thử thách, nơi chúng tôi chịu xét nghiệm và tập thích ứng với cuộc sống tu viện, là thời gian khó đối với tôi. Mỗi ngày chúng tôi có buổi nhóm cầu nguyện thuộc linh. Bắt đầu từ sáng sớm với sách kinh, suy gẫm, Lễ Misa và dâng hiến cho Ma-ri. Trong môn học ban ngày, chúng tôi có “bài đọc thuộc linh” của chúng tôi, kinh tràng hạt, và một thì giờ đọc Kinh thánh. Buổi chiều, chúng tôi thường làm những công việc thủ công trong yên lặng. À phải, có lẽ tôi xin đề cập ngay: vào vài chiều thứ sáu, chúng tôi có thì giờ ngắn ‘đánh roi’. Người mới vào có một cái roi da và chúng tôi phải đánh vào lưng chúng tôi – làm như vậy một người có thể ‘rút nhanh’ sự o uết của tuần rồi.

Vâng, như thế chúng tôi được huấn luyện một năm cho đời sống tu viện. Khi tôi nhìn lại điều nầy, tôi nghĩ nó có thể làm như thế nào mà chúng tôi không nhận ra tất cả những cái được gọi là bài tập thuộc linh, và tất cả những sự cố gắng hungg tôi tạo ra để có thể phục vụ Đức Chúa Trời là không có một chút giá trị nào. Phao-lô dạy trong thư gởi cho người Cô-lô-se, điều nây chỉ phục vụ để thỏa mãn xác thịt. Tất cả những điều được gọi là phương pháp ‘thánh’ đã đẽo đục Chúa Jêsus ra khỏi địa vị Trung Bảo: “Vả, những kẻ sống theo xác thịt, thì không thể đẹp lòng Đức Chúa Trời” (Rôma 8:8). Ân điển là có thể an nghỉ trong công cuộc cứu rỗi thành toàn của Chúa Jêsus! Tôi muốn nói lời nầy cho tất cả các vị Linh mục và mọi người trong tu viện: “Hãy ăn năn và tin Phúc âm!”.

OÔ, tôi tìm thấy điều rất buồn là những người Công giáo Lamã thường không biết sự khác nhau giữa luân lý và dối trá khi hướng về những điều thuộc linh. Những dối trá đã dành được địa vị chắc chắn mạnh mẽ trong những suy nghĩ và tấm lòng của con người. Nó được nhấn mạnh trong rất nhiều giáo lý của Công giáo Lamã. Một sự dối trá không chịu thua dễ dàng. Tôi đã kinh nghiệm điều nầy cho chính tôi rất rõ ràng, một điều các bạn sẽ kinh nghiệm khi các bạn truyền giảng từ nhà nầy sang nhà khác (như hiện nay chúng tôi đang làm với hội chúng các Cơ-Đốc nhân được sanh lại tại Munsterbilzen). Con người có ác cảm ăn rễ sâu đối với Chânlý. Chân lý là Lời Chúa giải quyết con người tội lỗi và bày tỏ rõ ràng con người khốn khổ như thế nào, họ là những tộinhân hư mất. Mọi người thích chú ý đến những ý kiến của lòng họ hơn điều mà Kinh thánh gọi: “dối trá hơn mọi vật và rất là xấu xa” (Giêrêmi 17:9), và điều nầy nắm bắt họ.

Sau thời kỳ đầu, chúng tôi chuyển đến trung tâm sinh viên mà chúng tôi gọi là “Trung Tâm Kinh Viện” ở Gijzegem, một làng giữa Aalst và Dendermonde. Sau hai năm nghiên cứu triết học và bốn năm Thần học, tôi đã được phong chức Linh mục vào ngày 20 tháng giêng năm 1966. Đó là một bài học, một sự kiện lớn đối với tôi như các bạn có thể tưởng tượng. Những năm sau đó, lúc nầy tôi nhìn lại, nó là sự kiện tưởng thưởng việc học tập và giáodục của tôi. Được làm một Linh mục trong Giáo hội Công giáo Lamã! Không có sự kêu gọi nào cao hơn! Chúng tôi được chọn lựa thực hiện một lần nữa sinh tế Jêsus Christ trong hiện tại. Chúng tôi đã trở nên những người dâng tế của ân điển Đức Chúa Trời. Đó là sự tin chắc của tôi. Chúng tôi có kỳ vọng thèm khát làm “một người làm nên những phước lành”. Bấy giờ tôi đã đi trệch khỏi Kinh thánh. Nó là việc làm ô danh Đức Chúa Trời khi bạn suy xét rằng Chúa Jêsus, sinh tế trọn vẹn và một lần đủ cả, đã bị yếu đi qua ‘sinh tế Lễ MIsa’. Cho nên sự sâu nhiệm của sinh tế trọn vẹn và đủ cả của Chúa Jêsus không được nhận như là quyền năng cứu rỗi đời đời. Thư Hê-bơ-rơ rõ ràng quan tâm điều nầy.

Sau khi sửa soạn chức vụ Linh mục, tôi mãn hạn một năm sửa soạn tại chủng viện năm cuối (khaỏng ở giữa sự lựa chọn cho cuộc sống tu viện) của các Linh mục tại Waregem. Tôi không tìm chỗ tốt nhất nên được yêu cầu đến Antwerp để thi hành công việc có tánh cách địa phương với một toàn Linh mục. Sự phân công cho tôi là công việc chủ chăn đặc biệt với thanh niên.
Sau một năm tôi phải rời Antiwerp – Kiel, vì dòng tu của tôi phân công cho tôi một công việc tương đương, nhưng lần nầy nơi một giáo xứ mới tại Houthalen – East. Với ba Linh mục, chúng tôi lập một toán và làm việc tại đó. Tôi ngạc nhiên về vị trí và chủ nghĩa duy tâm của họ. Nó còn hơn quyền lực của loài người, công trình không xây trên đá, nhưng xây trên cát. Lời Đức Chúa Trời không phải là nền tảng cho đời sống của chúng tôi, với kết quả là cấu trúc tự làm nầy rất dễ lung lay. Và do đó, Kinh thánh nói sự sụp đổ là chắc chắn. bâ  giờ chúng tôi phải kêu cầu Chúa Jêsus Christ và nhận lấy Lời Đức Chúa Trời làm nền tảng vững chắc cho đời sống chúng tôi.

Phải, tôi muốn nói như vậy sau 10 năm phục vụ với chức Linh mục, tôi đã bị dập tắt phần thuộc linh. Tôi không thể trốn tranh lâu hơn sự thất bại chức vụ phục sự của tôi trong Giáo hội Công giáo Lamã. Trên tất cả những tầm quan trọng khi tôi đối diện với nhu cần cơ bản cho con người. Đối với những người có bệnhthật sự, tôi không thể co họ sự an ủi từ Lời Đức Chúa Trời. Đối với những người có cảm giác phạm tội về những sai lầm trong đời sống, tôi không thể chỉ dẫn đến sự tha thứ hoặc giải hòa trong Chúa Jêsus Christ. Lý do là chính tôi cần phải biết Đức Chúa Trời, và nhận sự tha thứ cho tội lỗi tôi. Như một kết quả của sự thiếu thốn cơ bản nầy, đời sống tôi trở thành một đống rác thuộc linh.

Công việc làm một Linh mục trong Giáo hội Công giáo Lamã được biểu thị đặc điểm qua tính rộng lượng, và dĩ nhiên  mong ước được làm thật nhiều điều có thể làm cho nhiều người khi có thể và điều nầy rút từ tiền riêng của tôi. Nhưng điều nầy không bền. Nguyên nhân sâu xa nhất của thất bại nầy là do không hiểu biết Chúa Jêsus Christ hoặc Kinh thánh của Đức Chúa Trời. Thật hết sức ngạc nhiên, không biết cách nào một người làm Linh mục lại không biết Phúc âm và thiếu hiểu biết đúng về Đấng Christ?

Sự bẽ mặt thật sâu sắc để phải thừa nhận rằng điều nầy quả là có thật. Chúa Jêsus đã ở trên tất cả gương mẫu quan trọng đối với chúng tôi. Gương mẫu về một đời sống đạo đức thẳng thắn, không ai có thể cạnh tranh. Gương mẫu về một xã hội và kinh tế công bình, đó cũng là lý do đối với những điều tôi bị dính líu trong ‘đời sống tình anh em’ và ‘sự bảo dưỡng hạnh phúc’. Nhưng bởi ân điển của Đức Chúa Trời, Ngài đã dẫn tôi đến sự sanh ra mới thật sự trong Chúa Jêsus Christ, và đã mở ra cho tôi lời Kinh thánh được viết bởi Đức Chúa Trời. Điều nầy là kết quả tự nhiên, ngay dù kết quả đầy đau đớn. Tôi phải tan vỡ tất cả đối với giá phải trả nơi thập tự của Đấng Christ và ân điển Ngài. Trong ánh sáng chân lý Phúc âm, tôi đã khám phá thật sự tôi là ai, ấy là kẻ đầy tội lỗi, không thể làm bất cứ điều lành nào, và có khuynh hướng làm ác. Không có điều lành trong tôi! Phao-lô đã kêu lên: “Tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu” (Rôma 7:18). Đây là lời chứng của Kinh thánh. Chính Kinh thánh cũng dạy tôi rằng tôi đã bị ngăn chận khỏi mọi hi vọng cứu rỗi, bị dành cho sự chết hủy diệt, như Phao-lô đã viết rõ ràng rong thư Ê-phê-sô. Đức Chúa Trời tìm thấy trong tôi không có điều lành! Ai có thể nghĩ như vậy sau 10 năm chuyên cần làm một Linh mục trong Giáo hội Công giáo Lamã. Phao-lô đã dùng một từ ngữ để tả tiêu chuẩn tất cả sự chuyên cần ấy là vật vô giá trị trong Đức Chúa Trời. Do đó, tôi nghĩ điều nầy là những cái nền để đứng trước Đức Chúa Trời trong một ánh sáng tốt lành, nhưng trái lại nó đã gây tai hại. Ngoài Chúa Jêsus Christ, sự cứu rỗi là bất khả. tất cả chúng ta cần phải được hướng về ân điển của Đức Chúa Trời. Không có con đường nào khác.
Kinh thánh dạy rằng mọi người đều đã phạm tội, không xứng đáng với ân điển của Chúa được ban cho qua Chúa Jêsus Christ. Lời đó trở nên chắc chắn đối với tôi. Bởi đức tin, con người trở nên công nghĩa không bởi công việc của lau65t pháp.

Hãy xem, tôi muốn nhấn mạnh điều nầy cách mạnh mẽ: Kinh thánh không làm sự thỏa hiệp trên điểm nầy. Không có con đường nào ở giữa chân lý và nói dối. Hoặc chân lý, hoặc dối trá! Có một sự cám dỗ lớn cho những người tự coi mình là ngoan đạo và những người dự phần thờ phượng tất cả thì giờ để được công nghĩa. Chúa đã phá vỡ tận gốc rễ trong tôi, trừ khuynh hướng làm dữ để tự cứu. Ôi, điều đó ăn rất sâu trong con người. Chúng ta đã được sanh ra với khuynh hướng đó. Tôi không tin rằng có ai muốn sống ‘chỉ nhờ ân điển’. Chúng ta bị mất hi vọng điều tốt đẹp trong chúng ta. Chúng ta quá kiêu ngạo để thừa nhận sự trái nghịch. Toàn bộ Kinh thánh tỏa ra bầu không khí ân điển của Chúa toàn năng. Tội nhân được phán xét nhờ ân điển, bởi đức tin hiệp tác của con người. Tôi vui mừng vì Đức Chúa Trời đã mặc khải chân lý nầy cho tôi: “Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Giăng 8:32).

Do Linh mục qui đạo Toon Vanhuysse

 

Sự Đáp Ứng Lần Thứ Hai Với Đấng Christ
Lời chứng cá nhân của Juan T. Sanz,
một Linh mục trở lại với Tin Lành.
 
 
Tôi được sanh ra ngày 28-4-1930 tại Samosiera (Madrid, Tây Ban Nha), là con thứ tám trong một gia đình Công giáo Lamã.
Tôi cảm nhận sự kêu gọi vào chức vụ Linh mục khi tôi được 13 tuổi, đang khi nghe một bài giảng trong Lễ Misa trong Lễ hội ngày 29-3-1943. Nhưng vì những lý do kinh tế, tôi không vào chủng viện của giáo khu Madrid cho đến năm học 1945-1946.
Suốt năm năm đầu khóa học, tôi nghiên tiếng La-tinh và khoa nhân văn, ba năm tiếp theo, tôi học Triết, Thần học lý đoán và luân lý. Tháng 9-1953, tôi bắt đầu học Thần học và luân lý là những môn căn bản.

Tôi phải dừng ở đây để chỉ ra rằng không một chủng sinh nào có thể giữ hoặc đọc Kinh thánh suốt tám năm học đầu của mình. Về vấn đề nầy, một biến cố đặc biệt vào sinh nhật 21 của tôi, một phụ nữ,, là người sau nầy làm mẹ đỡ đầu cho Lễ Misa đầu tiên của tôi, đã cho tôi một quyển Kinh thánh, điều làm bà ngạc nhiên là bà phải đem về nhà chờ đến khi tôi được 24 tuổi, khi tôi khởi sự những nghiên cứu bài Thần học. Vì vậy, sự quan tâm của tôi để biết Kinh thánh là sự tò mò hơn là nhu cần.

Tôi được phong chức ngày 14-7-1957, và ngày 18 tháng đó, tôi cử hành “Lễ Misa đầu tiên” của tôi tại quê nhà. Nhà thờ giáo xứ đầu tiên của tôi là La Horimela (Madrid, nơi tôi coi sóc  từ ngày 28-3-1957) và tiếp tục ở đó đến 1959, khi vì lý do sức khỏe của cha mẹ tôi, tôi từ chức và được phân nhiệm phụ tá cho nhà thờ giáo xứ tại vùng lân cận của Canillejas, (Madrid). Tôi đem cha mẹ và chị tôi về ở với tôi tại địa điểm mới nầy, nơi cả hai Linh mục giáo xứ và giáo dân nhận chúng tôi với vòng tay mở rộng. Nhưng chưa hết nửa năm, khi sự thông công của tôi với vị Linh mục giáo xứ dần dần xấu đi, vì đối với thái độ nguyên tắc và bảo thủ của ông ấy về nội dung giảng dạy, sự thi hành các bí tích, hình thức Lễ Misa, và sự sùng kính đối với Nữ trinh Ma-ri cùng các thánh.

Tại sao tôi không giảng điều vị Linh mục giáo xứ muốn? Tại sao tôi chịu ngồi nghe sự xưng tội của những người ăn năn trước khi cử hành Lễ Misa, nếu đây là sự đền chuộc tội lỗi của họ, mặc dù không thích hợp?. Tại sao sự sùng bái đặc biệt với bà Ma-ri và các thánh được cho phép trong khi cử hành Lễ Misa? Tại sao lại sử dụng tiếng La-tinh trong Lễ Misa và thi hành các bí tích khi các giáo dân không thể hiểu?
Quay lại chức vụ của tôi trong giáoxứ đầu tiên của tôi, một năm trôi qua, tôi dùng tiếng Tây Ban Nha trong những phần khác của Lễ Misa, trong tang lễ và các bí tích. Điều nầy được đa số giáo dân hoan nghinh, đối với phạm vi như vậy, nên người có mặt và tham dự trong giờ thờ phượng dần dần gia tăng. Nhưng điều họ không thích lắm là sự kiện tôi đem một số hình tượng vào kho, đồng thời với vài sửa chữa nhỏ trong nhà thờ. Việc di dời các hình tượng và sử dụng tiếng Tây Ban Nha trong nghi thức là những cải cách tôi không hỏi ý kiến vị Giám mục. Nhưng một số việc nầy là mục tiêu của những lời bình luận tán thành.

Bây giờ tôi trở lại với sự chỉ trích chức vụ Linh mục của tôi là một phụ tá cho giáo xứ California (Madrid). tại đó tôi nhận thấy rằng tôi phải cẩn thận về hành vi và lời nói. Sau hai năm, tôi nói với Linh mục chánh xứ của tôi về công việc chăn bầy trước đây của tôi. Suốt buổi nói chuyện, tôi tự nghĩ tại sao tôi không nói với ông ấy về kinh nghiệm của tôi qua việc sử dụng tiếng Tây Ban Nha trong phần lớn nghi thức, về địa điểm và cách dùng Kinh thánh trong giảng dạy, và về việc sử dụng và lạm dụng sung bái những hình tượng.

Vài tháng sau, vị Linh mục chánh xứ thông báo cho tôi rằng, với sự cho phép của vị Giám mục, chúng tôi sẽ được dùng tiếng tây Ban Nha trong nhiều nghi thức và các bí tích, một số hình tượng và bàn thờ sẽ được dọn đi ngay khi lắp đặt hệ thống lò sưởi trong nhà thờ bắt đầu. Điều xảy ra là có nhiều phụ nữ “ngoan đạo” phẫn nộ. Nhưng Chúa nhật và sự giảng dạy hằng quý sẽ giữ nguyên không có sự thay đổi nào, ngay dù tôi đã nghĩ rằng đó cũng là sự răn dạy, do đó không đúng Kinh thánh. Đối với việc như vậy, những đề tài và bố cục giảng dạy được chọn lựa và soạn thảo tỉ mỉ bởi nhóm Linh mục bảo thủ, với mục đích để tất cả tu sĩ giáo khu sẽ giảng cùng đề tài vào những Chúa nhật Lễ Misa thích hợp.

Cả hai hệ thống nầy và nội dung giảng dạy đụng chạm tiêu chuẩn của tôi. Không cò nghi ngờ nào, điều nầy là điểm cốt lõi chiến trường nội tâm của tôi chống lại uy quyền Giáo hội. Nó là một cuộc chiến nội tâm, khi tôi không thể chống đối, nó mở rộng quyền với sự kiện một trong các Linh mục phụ trách sửa soạn đề tài là Linh mục chánh xứ riêng của tôi (và cả danht ei61ng của tôi, phúc lợi của cha mẹ, của chị tôi tùy thuộc vào tình bạn của ông ấy).
Dù vậy, tôi tìm cách ‘đặt tên lại” những đề tài đề nghị theo một hướng mới qui về Đấng Christ. Vị Linh mục chánh xứ của tôi đến nghe và ông làm tôi ngạc nhiên vô cùng, ông giận dữ nói với tôi rằng ông sẽ thay tôi trên tòa giảng bất cứ khi nào ông muốn, dù tôi là chủ tế Lễ Misa. Bởi đó về sau ông đã tiếp tục tạo nhiều khó khăn cho chức vụ của tôi. Trong những ngày khó khăn của chức vụ Linh mục của tôi, tôi dùng Kinh thánh là quyển sách gối đầu giường và tra tìm cho tôi và cho phần còn lại của thế giới càng nhiều hơn về sứ điệp cứu rỗi đời đời của Kinh thánh là đáng tin cậy, sâu nhiệm.
Một ngày, Chúa đã trả lời những thắc mắc của tôi khi Ngài cho tôi đọc và hiểu sách Phúc âm Giăng đoạn 3: Tình yêu thương của Đức Chúa Trời với những lời hứa (và sẽ là) là luật lệ, là quyền năng, là uy quyền duy nhất và phản chiếu tương lai đối với tôi. Có phải những điều chưa hề dành cho tôi không? Dĩ nhiên, những điều đó dành cho tôi!. Bây giờ Đức Chúa Trời dùng những điều đó theo một cách khác để biến đổi tôi bởi Lời Ngài và bởi Đức Thánh Linh: Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu ch hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16). Do đó, Đức Chúa Trời là Cha của tôi và Chúa Jêsus Christ Con Ngài là Cứu Chúa duy nhất, trọn vẹn của cá nhân tôi.

Điều nầy hoàn toàn mới mẻ đối với tôi. Một thay đổi lớn đã chiếm chỗ trong lòng tôi. Tôi cảm thấy như một kịch sĩ trước mặt nhiều người, như một người mù dắt người mù khác. Mùa Hè 1964, tôi xin Chúa dạy tôi làm gì nếu tôi không thể tiếp tục ở trong Giáo hội Công giáo Lamã nữa, vì hệ thống cấp bậc đã gây sức ép trên tôi để giảng “một Tin Lành khác”, khác với sứ điệp cứu rỗi bởi ân điển và đức tin chỉ tìm thấy trong Đấng Christ. Nhưng tôi có thể rời bỏ chức vụ Linh mục khi nào và cách nào? Ai sẽ cấp dưỡng sự sống vật chất cho cha mẹ và chị tôi? Tôi sẽ tìm được sự cấp dưỡng nơi vị Giám mục ngày tôi từ bỏ chức vụ của tôi vì đức tin và lương tâm không? Làm thế nào những người Tin Lành là những người tôi đang suy nghĩ xin vài lời khuyên, sẽ tiếp nhận tôi.

Mùa Xuân 1965, tôi đã biết về việc một Linh mục ‘bị bỏ rơi’ cũng từ Madrid, và cũng là một bề trên của chủng sinh, người ấy với sự giúp đỡ của vị Mục sư thuộc Hội thánh Tin Lành đã rời bỏ Giáo hội Công giáo Lamã, và đã ra nước ngoài để nghiên cứu Tin Lành giáo trong một Đại học Tin Lành Âu Châu. Vì vậy, thái độ của người đồng công và bạn đồng nghiệp cũng như quyết định là câu trả lời cách tôi có thể rời bỏ chức vụ Linh mục để học biết đường lối Tin Lành tự do mầu nhiệm làm con của Đức Chúa Trời. Với mục đích ấy, tôi tiếp xúc Hội thánh người Đức La Iglesia de los Alemanes (Paseo de la Castellaua, 6 Madrid) và họ cho tôi số điện thoại của Mục sư Ruiz Poveda. Sau đó tôi nói với ông rằng tôi là một Linh mục có những vấn đề đức tin và lương tâm, ông ấy khuyên tôi ngừng cuộc trò chuyện để sắp xếp một cuộc gặp vào một ngày và địa điểm nào đó, vì điện thoại của ông thường bị cảnh sát nghe trộm. Và chúng tôi đã làm điều đó.

Trong khi chờ đợi, tôi cảm thấy như đời sống thuộc linh và tâm lý của tôi đang sụp đổ dưới những hệ thống giáo lý của Giáo hội Công giáo Lamã, tôi luôn sống trong ‘đại tội’ – bởi vì tôi nghi ngờ hình thức đức tin của tôi – tôi không tìm sự tha thứ về việc nầy và những tội khác trong bí tích sám hối - bởi vì tôi đã tìm kiếm lẽ thật Kinh thánh trong Tin Lành giáo, mà không phải trong vị Giám mục của tôi và các Giáo sư Thần học - bởi vì tôi từ chối hệ thống giai cấp và uy quyền thuộc Giáo hội Công giáo Lamã - bởi vì tôi từ chối uy quyền thuộc học thuyết của Giáo hội không liên quan Kinh thánh - bởi vì hình như đối với việc xưng tội qua lỗ tai đã cướp lấy Đức Chúa Trời công bình và toàn năng, qua chỉ một mình Ngài trong thân vị và những hành động của Chúa Jêsus Christ Con Ngài - bởi vì sự cử hành Lễ Misa đối với tôi hình như là một phủ nhận giá trị thập tự giá của Chúa Jêsus - bởi vì …

Có phải tất cả những lý do nầy có ý nghĩa là một chấm dứt hoàn toàn chức vụ chăn bầy của tôi không? Chúa phán với tôi qua Lời Ngài rằng: không phải. Nhưng sức ép đối với tôi ngay cả chiến đấu chống lại chính Chúa, chống lại tác dụng tinh thần Công giáo Lamã của tôi, chống lại sự kiêu ngạo bướng bỉnh của tôi. Cuộc chiến đấu nội tâm nầy ảnh hưởng sức khỏe và giấc ngủ của tôi, cũng tạo ra nhiều lo sợ. nó yêu cầu tôi từ bỏ mọi điều… vì tình yêu thương đối với Chúa Jêsus Christ và vì sự cứu rỗi đời đời của riêng tôi.

Tại cuối đường hầm đau khổ và sợ hãi, Chúa Jêsus đã mời tôi đáp ứng với Ngài như sứ đồ Phi-e-rơ đã trả lời lần thứ ba bên bờ hồ và những lời tôi đã chọn làm phương châm cho đời sống trước khi được phong chức Linh mục: “Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi việc, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa” (Giăng 21:17). Tôi rất vui dùng lời chứng cho quyển sách nầy để bày tỏ cách Chúa đã dẫn dắt tôi khỏi bóng tối của Giáo hội Công giáo Lamã, cho tôi bước đi trong ánh sáng của Tin Lành ân điển: “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu; điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không aikhoe mình” (Ê-phê-sô 2:8-9).

Do Linh mục qui đạo Juan T. Sanz

 

 
Từ Tôn Giáo Chết Đến Đời Sống Mới Trong Đấng Christ
Lời chứng cá nhân của Vincent O’Shaughnessy,
một Linh mục trở lại với Tin Lành.

 
“Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới, những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới”
(II Côrintô 5:17)
 
Được sanh ra và lớn lên trong một nông trại ở miền tây Limerick, Ireland, ký ức thời thơ ấu của tôi là những điều hạnh phúc. Tôi là đứa con thứ bảy trong gia đình, có ba người chị, ba người anh. CHúng tôi được nhiều bà con đến thăm hoặc tiếp đón nhiều du khách vào Chúa nhật, sau giờ Lễ Misa. Không người nào quên dự Lễ Misa và Chúa nhật trong những ngày đó ở Ireland, trừ khi họ bịnh nặng. Một Chúa chết mà không được xưng tội và được một Linh mục tha tội, là tội nặng, có nghĩa là đáng chết, đáng ở địa ngục. Các vị Linh mục được kính trọng, ngay cả như một vị  thần. Tôi quyết định làm một Linh mục.

Khi còn nhỏ, tôi nhớ mỗi sáng lăn ra khỏi giường, tôiquỳ xuống để đọc những bài kinh sớm, bắt đầu với kinh Dâng Hiến Sớm Mai mà mẹ tôi đã dạy cùng với kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng Ma-ri. Tôi vẫn nhớ bài Dâng Hiến Sớm Mai được đọc như sau: “Lạy Chúa Jêsus, qua tấm lòng thánh khiết nhất của Ma-ri, v.v…” có ý nghĩa lớn đối với tôi; để đến với Chúa Jêsus, tôi phải qua bà Ma-ri, bởi vì tôi không có con đường nào khác đến với Chúa Jêsus. Tôi cũng có một hình ảnh sống động đang quỳ gối trong nhà bếp mỗi tối để đọc kinh Tràng hạt với gia đình, nhưng tôi nhớ hầu hết kinh Tràng hạt được thêm thắt cho dài hơn bài kinh chính. Mọi người có bất cứ vấn đề gì vớiláng giềng phải đọc ba lần kinh Kính Mừng Ma-ri và tất cả những người bà con qua đời cũng như vậy.

Do đó, tôi đã xin vào Trường Thánh Patrick, một chủng viện truyền giáo tại Thurle, tỉnh Tipperary. Tôi được nhận và bắt đầu sáu năm học về chức vụ Linh mục, gồm hai năm triết, bốn năm Thần học giáo điều, Thần học đạo đức, cộng thêm Luật Kinh Điển và những đề tài khác. Chúng tôi không thực sự học Lời Đức Chúa Trời, chỉ là lý thuyết suông nông cạn về Kinh thánh, nhưng không có bất cứ sự sâu nhiệm hay quan trọng nào. Tôi thường hối tiếc vì không bao giờ có ai bảo tôi nghiên cứu Lời Đức Chúa Trời suốt sáu năm dài. Tuy nhiên, vì không được tái sanh nên có lẽ Kinh thánh chưa hấp dẫn tôi. Tôi thiếu hiểu biết, đôi mắt hiểu biết của tôi chưa được mở ra đối với Lời Đức Chúa Trời.

Sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng ngày phong chức đến vào 15-6-1953. Ngày đó là một cơ hội không thể quên với sự tiếp đãi lớn của gia đình và bạn hữu. Lễ hội tiếp diễn qua ngày sau, ngày Lễ Misa đầu tiên, khi hầu hết giáo dân vui mừng lộ ra mặt vì phước hạnh đầu tiên của vị Linh mục trẻ.
Theo sau ba tháng nghỉ hè tại quê nhà, tôi đi tàu đến New York với nhiều Linh mục mới được phong chức, đi đến nhiều nơi khác tại Hoa kỳ. Đầu tiên tôi được phân công đến Đại Giáo đường ở khu thương mại Sacramento, Bang California, một khu nhà gần thủ phủ của Bang. Tôi bắt đầu những công việc của một Linh mục với đầy năng nổ và ràng buộc trong công tác chức vụ. Tôi đã quyết định làm thật tốt công việc tôi có thể làm và làm một Linh mục tốt nhất trong khả năng. Tôi được phân công ở tần thứ ba của ngôi nhà dành cho các Linh mục thuôc Đại Giáo đường, phòng đó bỏ trống do một người có vấn đề chung giữa các Linh mục Công giáo Lamã, nổi tiếng nghiện rượu. Nhiều lần tôi phải nhặt dọn cho vào thùng rác sau vườn tất cả những cái chai không mà tôi tìm thấy trong những ngăn kệ và trong tủ. Tôi bị phiền phức, vì thời gian nầy tôi là một “người kiêng rượu hoàn toàn” và thuộc một tổ chức của người Ai-len được gọi là Hội Đoàn Tiên Phong Kiêng Rượu Hoàn Toàn”. Chúng tôi nhận ra nhau bằng cách mang hình một chiếc kim nhỏ màu đỏ, khi người Ai-len thấy một người mang huy hiệu như vậy, họ sẽ không tặng rượu cho người đó.

Tại Đại Giáo đường, tôi nhớ việc sử dụng nhiều thì giờ trong việc giải tội. Tôi cần đi ra ngoài để lo việc xưng tội, trong khi người vẫn xếp hàng chờ. Tuy nhiên, khi giờ qui định đã chấm dứt, phải ra khỏi ‘phòng nhỏ’ để không làm phiền những Linh mục khác. Kết quả là tôi thường ra trể do những việc phải ghi thêm, và bị người khác chế nhạo, vì sự phục vụ của tôi dành cho những người đến trể, đặc biệt là những người Mỹ - Mễ. Đức Chúa Trời ban cho tôi tình yêu thương đặc biệt dành cho những người hạ mình khiêm tốn nầy, là những người quay về với tình yêu của Cha họ là Đức Chúa Trời, khi họ quỳ và hôn tay tôi. Kinh nghiệm nầy làm tôi cảm động.

Rời Đại Giáo đường, tôi đến một giáo xứ khác ở ngoại ô haong vắng. Linh mục chánh xứ mới của tôi (trong các Bang, chúng tôi gọi họ là “chủ chăn”) là một người bán thân bất toại với ba phụ tá, nhưng không bao lâu tôi khám phá rằng quyền lực chủ chăn thật là người chị của vị Linh mục chánh xứ, bà là người quản gia. Bà trả lời tất cả những người đến nhà, trả lời điện thoại, gởi những câu trả lời đến em của bà dù họ có yêu cầu hay không. Nhà bếp đã vượt ngoài phạm vi, nó là phòng ăn trừ khi được bà quản gia mời vào dùng bữa. Một ngày kia, bà đã đuổi một trong những Linh mục phụ tá ra khỏi ‘nhà bếp của bà’ bằng một con dao thái thịt, khiến ông ấy phải chịu bằng một cái ghế để tránh bị đâm.

Tôi vẫn ở trong tình cảnh đó năm năm, khi sức khỏe vị chủ chăn già càng lúc càng xấu. Điều nầy khiến tôi có trách nhiệm càng lúc càng nhiều hơn trong giáo xứ hiện thời, và dù tin hay không tin tôi, bà quản gia bắt đầu yêu mến tôi, và chúng tôi rất hòa thuận suốt thời gian còn lại của tôi ở đó.
Không lâu sau, tôi đã nhiễm những điều tôi gọi là chủ nghĩa giả hình khôn khéo, khiến đời sống thuộc linh của tôi chịu nhiều hậu quả. Tôi vẫn để thì giờ cầu nguyện trước và sau Lễ Misa, đọc sách kinh, đọc những bài cầu nguyện theo nghi thức cho các tu sĩ, hằng ngày tôi sửa soạn những bài giảng vào thứ bảy theo nguyênt ắc chung đã được giáo khu cung cấp. Tôi thích sự giảng dạy như tôi đã được huấn luyện cách lôi cuốn những cảm xúc của linh hồn. Tôi không được huấn luyện hoặc không có ý niệm cách chăm sóc tâm linh của giáo dân. Tôi làm cho người ta cảm thấy tốt, và trên tiêu chuẩn đó, tôi được xem là thành công hoàn toàn.

Trong phần hồi tưởng, một lần tôi nhìn lại về năm năm trong chức vụ Linh mục, khi Đức Chúa Trời đã tìm cách đến với tôi và dẫn dắt tôi qua một em bé trai, dù tôi không có một chú ý nào đối với điều em bé nầy nói với tôi. Tôi đang đứng trước nhà thờ, tôi nhớ rằng tôi đang chờ một đám thang đến. Tôi có những lễ phục cho tang lễ và Lễ Misa. Không có ai ở chung quanh trừ ra một bé trai da đen độ ba hoặc bốn tuổi. Nó đến gần tôi với đôi mắt mở to và nói: “Ông là ai? Ông là thầy giảng à?” Rồi nó đi chung quanh tôi lần nữa và nhìn thẳng vào mắt tôi, nó nói: “Ông đã được cứu chưa?” Tôi không nhớ những gì tôi trả lời hoặc phản ứng với em bé, có lẽ là một sự thương hại hoặc thành kiến. Em bé đó hỏi tôi câu hỏi quan trọng nhất của cuộc sống, và tôi không có ý niệm gì về điều bé hỏi. Hiển nhiên, bé hiểu ‘được cứu’ nghĩa là gì theo trí hiểu của bé, nhưng Đức Chúa Trời đã dùng bé để có gắng gây sự chú ý cho tôi, nhưng vô ích. Nếu tôi biết điều tôi khám phá mười hai năm sau như vậy, tôi phải thành thật thừa nhận với em bé đó rằng tôi chưa được cứu. Tôi được 45 tuổi trước khi tôi biết những điều em bé đó đã nói với tôi, trước khi tôi biết được cứu nghĩa là gì để làm một Cơ-Đốc nhân được tái sanh.

Tôi đã xin thuyên chuyển và chính tôi khám phá những miền quê của một nông trại. Không lâu sau, tôi tiếp đón nữ tu Yvonne và nữ tu N. đến giáo xứ của tôi vào tháng 8 năm 1968. Ngay lúc chúng tôi gặp nhau, lập tức sự liên hệ giữa tôi và Sơ Yvonne giống như chúng tôi là những người bạn lâu năm. Sự liên hệ của chúng tôi giữ trong giới hạn chức vụ. Cả hai chúng tôi thích trò chuyện và chia sẻ quan điểm về nhiều đề tài khác.

Một ngày kia, giữa lúc bàn luận về một quyển sách, tôi hỏi Sơ Yvonne: “Thưa Sơ, Sơ thấy tôi thi hành chức năng cai quản trong chức vụ Linh mục như thế nào? Tôi muốn Sơ thẳng thắn dù có tàn nhẫn đối với tôi”. Câu trả lời của Sơ như một cơn gió lốc gây sốc cho tôi, Sơ nói: “Thưa cha, tôi thấy cha đang làm tất cả những điều đúng, tôi đã nghe cha nói những lời đúng trên tòa giảng, tôi thấy cha làm đầy đủ ‘vai trò’ của một Linh mục”. Trong những lần khác, Sơ nói đã quan sát tôi qua cách biểu thị đặc điểm của một Linh mục. Dù vậy, Sơ không nhận ra tác động của những lời Sơ nói đã làm thay đổi quan điểm đời sống tôi. Đối với tôi, từ ngữ ‘vai trò’ có nghĩa là đang diễn kịch trên sân khấu cuộc đời. Shakespeare nói: “Toàn thế giới là một sân khấu”. Tôi không muốn làm Linh mục biểu diễn trên sân khấu đời nữa, và bây giờ tôi muốn được dứt bỏ sân khấu cách mau lẹ. Do đó, tôi bắt đầu những tháng dài đau khổ.
Cuối cùng lớp của các nữ tu kết thúc trước kỳ nghỉ Lễ Giáng sanh, tôi hỏi Sơ Yvonne về chương trình dự định cho năm mới. Đó là lớp cuối của năm 1968, và Sơ không cho tôi thời gian biều mà tôi yêu cầu. Sơ lục trong túi xách và rút ra một bì thư trao cho tôi với lời nói: “Tôi thật sự không muốn làm điều nầy, nhưng tôi tin cha xứng đáng để biết”. Bức thư trong phong bì đề tháng 5-1968, gởi đến bè trên của dòng tu Các Chị Em Gia Đình Thánh. Trong thư, Sơ đã trình bày việc xin ra khỏi chức nữ tu. Tuy nhiên, vì Sơ đã thề nguyện một năm nên Sơ đề nghị nếu việc từ chức gây ra nhiều bất tiện thì Sơ sẽ nghỉ năm sau. Đây là cách Sơ muốn được tái phân công đến núi Shasta  hơn là Nữ Tu viện lớn tại Vịnh San Francisco, nơi mà Sơ đã được phân công. Khi tôi đọc thư nầy có nghĩa là Sơ sẽ không trở lại giáo xứ của tôi, nhưng giọt nước mắt bắt đầu lăn xuống gò má tôi. Sơ nói: “Cha có vấn đề gì vậy?” Tôi đã nói một câu giống như thế nầy: “Tôi không biết. Tôi nghĩ tôi vừa bị sốc”. Các học sinh bắt đầu đến lớp của Sơ, tôi phải rời chỗ đó để Sơ đối diện với lớp. Đó là lần cuối tôi gặp Yvonne kéo dài sau nhiều tuần lễ. Sơ khởi hành đến Nữ Tu viện núi Shasta hôm sau. Giáng sanh năm đó là giáng sanh cô độc, ảm đạm với nhiều tuyết. Sự thật của câu nói: “Sự thiếu vắng làm cho lòng yêu mến tăng thêm” trở nên bằng cớ rõ ràng để cuối cùng tôi phải thú nhận với Đức Chúa Trời và với chính mình rằng tôi đã yêu Yvonne. Tuy nhiên, cô ấy không muốn bất cứ điều gì liên hệ theo cách đó, vì tôi là một Linh mục, và sự kính trọng cao cả ấy đối với sự kêu gọi của tôi. Cô không muốn chịu trách nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời nếu tôi rời chức vụ Linh mục của tôi.
Tôi đã vượt qua nhiều đau khổ, kêu la với Đức Chúa Trời xin hướng dẫn đời sống tôi. Tôi sẽ phải rời bỏ chức vụ Linh mục sao? Hoặc tôi không được rời bỏ? Tôi có thể thay đổi cách biểu thị đặc điểm mà Yvonne đã nói không? Tôi quyết định làm một cái gì đó và tôi đã mời người ban sứ điệp tốt nhất mà tôi biết đến tổ chức cuộc thứ tỉnh hầu đưa đến kết quả phấn hưng thuộc linh cho đời sống tôi cũng như cho giáo xứ. Việc tổ chức nầy trong tuần lễ đầu tiên của mùa chay, nhưng tại đây tôi đã thấy các biểu thị của một nhà truyền giáo được cung ứng để làm. Sứ điệp vang lên cách trống rỗng, vô nghĩa, một tấm lòng dành cho Đức Chúa Trời. Nó có một ‘hình thức tin kính theo tôn giáo’ mà Phao-lô đã nói trong II Timôthê 3:5, “bề ngoài giữ điều nhơn đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhơn đức đó”. Tâm trí quyết định. Tôi thực hiện. Tôi viết thư cho Yvonne nói về sự dứt khoát của tôi, một quyết định không thể thay đổi và hỏi không biết lúc nào tôi có thể nói chuyện cũng như cùng ăn tối bên ngoài với cô. Cô đồng ý và chúng tôi đã ăn tối với nhau. Tôi sẽ không bao giờ quên buổi tối đó tại quán ăn Concord, kê làng quê của cô ở Pleasant Hill, tôi đã thuyết phục cô là tôi bất chấp mọi sự để phát triển mối liên hệ của chúng tôi. Rồi tôi cảm thấy phải nói với cô: “Yvonne, em đã rời bỏ tu viện vì ý muốn tự do của cá nhân em, tại sao anh không thể rời bỏ chức Linh mục?” Thình lình cô nhận ra điều cô làm cho tôi và nói: “Em xin lỗi, em đã sai al62m trong cố gắng can ngăn quyết định của anh. Nhưng nếu anh rời bỏ chức vụ, anh cần làm điều ngoài em ra, anh còn phải biết ý của Đức Chúa Trời”.

Tôi đã viết thư cho Giám mục của tôi, và nói với ông về quyết định của tôi, yêu cầu để chúng tôi có thể xin một sự sắp đặt đến Lamã được kết hôn trong Giáo hội Công giáo Lamã. Cuối cùng việc đó được chuyển đến vị Tổng Giám mục tại San Francisco. Tôi nói với ông, tôi đã tìm được một Linh mục dự bị để cai quản giáo xứ hai tháng sau khi tôi ra đi. Tôi bắt đầu lên đường đến khu vực vịnh San Francisco với một ít tài sản trong toa moóc phía sau xe giáo xứ. Tôi dừng lại để nhìn vị Giám mục của giáo khu Sacramento và bảo đảm với ông là tôi sẽ xếp đặt gởi lại chiếc xe của giáo xứ. Ông hỏi tôi một miếng giấy nhỏ màu hồng, viết lên đó và trao lại cho tôi rồi nói: “Vince, hãy nhận nó. Bây giờ nó là chiếc xe của anh, anh sẽ cần những bánh xe”. Tôi sẽ luôn nhớ hành động tử tế đó.

Tôi tới Oakland, nơi Yvonne có một căn phòng tại hồ Merritt. Tôi dọn vào và cô dọn về nhà mẹ của cô ở Pleasant Hill. Đây là chỗ yên tĩnh cho tôi, một loại nhà kho, nơi tôi bắt đầu cách thức chữa khỏi một chấn thương kinh khủng theo sau quyết định dứt khoát của tôi nhưng tôi đã dùng những ngày cầu nguyện tìm một công việc và làm đơn xin việc. Một ngày kia, một người bạn ở Alameda Probation Department, nguyên là một Linh mục dòng Đa-minh cho tôi một đơn xin việc tình cờ thấy được trên bàn của anh ấy từ tỉnh Celusa. Tôi điền vào, gởi đi, được gọi phỏng vấn và nhận việc.
Yvonne và tôi đã kết hôn, dời đến thành phố Celusa. Sự xếp đặt cuối cùng đến, hôn lễ của chúng tôi được ban phước bởi Giáo hội Công giáo Lamã. Yvonne nhận một công việc là Giám đốc Hội Ái Hữu Giáo lý Cơ-Đốc thuộc giáo xứ. Xin nhớ rằng chúng tôi đã được ủy thác cho những người Công giáo Lamã và đó là cách chúng tôi được giải quyết phần còn lại. Tuy nhiên, mỗi lần chúng tôi trở về sau khi dự Lễ Misa, chúng tôi cảm thấy quá khô hạn, đầy đói khát về Đức Chúa Trời chân thật, như thức ăn để nhai nuốt, nhưng hình như không nơi nào tìm được. Đức Chúa Trời ban cho chúng tôi những việc làm, một ngôi nhà đẹp, và bây giờ có một con gái quý báu là Kelly Ann. Chúng tôi rất hạnh phúc và đầy lòng biết ơn Đức Chúa Trời về tất cả sự nhơn từ của Ngài đối với chúng tôi. Chúng tôi đang tìm kiếm sự tương giao sâu nhiệm hơn và ý nghĩa hơn với Chúa.

Một ngày kia chúng tôi kiếm được một quyển sách về một người đã được sanh lại bởi Đức Thánh Linh, tất cả điều nầy là quá mới đối với chúng tôi. Quyển sách là một bài làm chứng đời sống của người đó và sự gặp gỡ của người đó với Đức Chúa Trời. Sau khi đọc quyển sách nhỏ nầy không lâu, Yvonne và tôi đã được mời đến dự một buổi nhóm nơi một bà chia sẻ bài làm chứng của bà về quyền năng của Đức Chúa Trời đã cứu bà và cách nào bà được sanh lại. Rõ ràng tôi cảm thấy Đức Chúa Trời đã chạm đến lòng tôi và phán với tôi. Khi nơi tòa giảng kêu gọi hoặc lời mời được gởi đến và nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa, ai là người bước lên đầu tiên> D(úng, Yvonne và Vince. Chúng tôi cầu nguyện xin Chúa làm Chúa cả đời sống chúng tôi và lập tức chúng tôi cảm nhận sự khác lạ. Ngay lúc tôi tin, tôi đã được sanh lại và được đảm bảo về sự cứu rỗi, bình an, vì tội lỗi tôi đã được tha thứ. Đời sống cầu nguyện của chúng tôi có nhiều ý nghĩa hơn, thực tế hơn. Kinh thánh là Lời Đức Chúa Trời bắt đầu trở nên sống động và đầy ý nghĩa hơn khi chúng tôi bắt đầu đọc và nghiên cứu.

Chúng tôi khởi sự tham dự nghiên cứu Kinh thánh và tìm hiểu Lời Đức Chúa Trời càng lúc càng sâu hơn, bắt đầu tìm thấy nhiều điều chúng tôi được dạy theo Công giáo Lamã không đúng theo Kinh thánh. Trong sự phân tích cuối cùng, Giáo hội Công giáo Lamã đã dạy một Phúc âm của những việc làm (thí dụ: sự cứu rỗi qua nổ lực riêng của con người, nổ lực để dẫn đến một đời sống tốt lành và để ăn năn đối với tội lỗi, vì cớ Chúa Jêsus Christ không trả thay tất cả qua sự đổ huyết của Ngài trên thập tự giá nơi đồi Gô-gô-tha). Ê-phê-sô 2:8-9 nói rõ sự cứu rỗi là sự ban cho miễn phí của Đức Chúa Trời, tiếp nhận bởi đức tin, “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”.

Chúng tôi đã thấy nhu cần đối với người Công giáo Lamã tách rời họ khỏi những sai lầm của Giáo hội Công giáo Lamã, cũng như ngay cả chúng tôi. Chúa Jêsus đã thật sự ban phước cho đời sống chúng tôi khi chúng tôi tìm cách phụng sự Ngài. Hungg tôi chưa bao giờ hạnh phúc như vậy. Chúa đã ban phước cho chúng tôi với hai con gái xinh đẹp, mở nhiều cánh cửa cho chức vụ chúng tôi đối với Lời Đức Chúa Trời và cầu nguyện cho mọi người.
Lời cầu nguyện của chúng tôi cho tất cả những ai đọc lời chứng nầy để họ được biết Chúa và quyền năng phục sinh của Ngài (Phi-líp 3:10). Tại sao các bạn không tìm kiếm Chúa Jêsus với tất cả tấm lòng? Hãy nhận rằng Ngài và duy một mình Ngài là Cứu Chúa. Chúa Jêsus đã chết để các bạn được sống trong sự sống của Ngài (Phi-líp 3:18), “Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời”. Bây giờ, như một người Ai-len già chúc phước cho các bạn: “nguyện con đường trổi lên với các bạn; nguyện cơn gió luôn nổi lên sau lưng các bạn, và nguyện các bạn ở trên Thiên đàng mãi mãi trước khi kẻ ác biết các bạn đã chết”.


 
Chân thành trong tình yêu và phục vụ của Chúa.
Vince và Yvonne O’Shaughnessy
6134 Laurel Drive
Baradise, California 95969
Điện thoại của chúng tôi: (916) 877-9465
hoặc: (916) 872-9029
Nếu các bạn muốn tiếp xúc với chúng tôi, chúng tôi
rất vui mừng nghe các bạn.
Chúc lành cho các bạn.