Đa-ni-ên

Đa-ni-ên
I/. TÁC GIẢ SÁCH ĐA-NI-ÊN: 1. Nghi vấn: Có vài ý kiến chủ trương phủ nhận ông Đa-ni-ên là tác giả của sách tiên tri Đa-ni-ên (như tà giáo Tân phái Modernist), họ cho rằng sách được viết vào năm 168-167 TC. với mục đích nâng đỡ đức tin của dân Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ bị bắt bớ đời Antiochus Epiphane. Nhưng chúng ta có nhiều bằng cớ chứng minh ông Đa-ni-ên là người viết sách nầy đang khi bị đày qua nước Ba-by-lôn.
--------------------

I/. TÁC GIẢ SÁCH ĐA-NI-ÊN:


1. Nghi vấn:
Có vài ý kiến chủ trương phủ nhận ông Đa-ni-ên là tác giả của sách tiên tri Đa-ni-ên (như tà giáo Tân phái Modernist), họ cho rằng sách được viết vào năm 168-167 TC. với mục đích nâng đỡ đức tin của dân Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ bị bắt bớ đời Antiochus Epiphane.
Nhưng chúng ta có nhiều bằng cớ chứng minh ông Đa-ni-ên là người viết sách nầy đang khi bị đày qua nước Ba-by-lôn.


2. Chính tác giả tự xưng tên là Đa-ni-ên.
7:1, 28; 9:1-2; 10:1-2; 12:4-5

3. Sách Ê-xê-chi-ên làm chứng.
 
3 lần sách Ê-xê-chi-ên nhắc đến tên của Đa-ni-ên:
  • Êx. 14:14, 20, hai lần nhắc nầy xảy ra vào trước năm thứ 6 hay 7 phu tù của Ê-xê-chi-ên (so sánh giữa 8:1 và 20:1)
  • Lúc bấy giờ Đa-ni-ên đã ở tại Ba-by-lôn được độ 15 năm, vì Đa-ni-ên bị bắt lưu đày trước Ê-xê-chi-ên 8 hay 9 năm (so sánh Êx. 1:2 với Đan. 1:1). Nếu Đa-ni-ên bị lưu đày lúc 18 tuổi, thì lúc Ê-xê-chi-ên nhắc đến ở đoạn nầy, Đa-ni-ên đã được 33 tuổi hơn.
  • 28:3, được viết độ năm thứ 11 của Ê-xê-chi-ên bị phu tù (Êx. 26:1), lúc đó Đa-ni-ên đã được 38 tuổi.
Qua những câu đó, Ê-xê-chi-ên làm chứng rằng Đa-ni-ên được xếp ngang với các thánh đồ như: Nô-ê, Gióp. Cũng chứng rằng Đa-ni-ên là người có sự khôn ngoan (Đan. 1:20), là người danh tiếng trong số những người Y-sơ-ra-ên phu tù.
Điều đã nói trên chứng tỏ sách Đa-ni-ên không thể được viết ra sau nầy.


3. Ngụy Thư làm chứng:

Sách I Mác-ca-bê (11o TC.) 2:51-61 đã nhắc đến một câu: Ha-na-nia, A-xa-ria, Mi-sa-ên bởi đức tin đã được cứu khỏi lò lửa. Đa-ni-ên bởi sự vô tội, được cứu khỏi miệng sư tử.

Sách Hê-nóc (200 TC.) đã chịu nhiều ảnh hưởng của sách Đa-ni-ên. Với những sự kiện liên quan như vậy, chứng rằng sách Đa-ni-ên phải có trước sách Mác-ca-bê và sách Hê-nóc.

4.Kinh điển Cựu Ước của Do thái Giáo làm chứng:
Trong phần kinh điển (canon) của Do thái Giáo thì sách Đa-ni-ên được xếp vào phần sách lịch sử, vì người Y-sơ-ra-ên xem Đa-ni-ên là nhà chính trị hơn là tiên tri. Phần kinh điển nầy được sưu tập từ ông E-xơ-ra đến Ben Sirach là cháu nội của E-xơ-ra (400-200 TC.)

5. Sử gia Josephus (90 SC.) cũng xếp sách Đa-ni-ên vào bảng thứ tự 13 sách tiên tri.

6. Chính Chúa Jêsus Christ làm chứng trong Mathiơ 24:15.

B. Tiểu Sử Đa-ni-ên:
  1. Ý nghĩa tên của Đa-ni-ên:
 Tên của Đa-ni-ên có ý nghĩa rất đặc biệt.
ĐAN = Quan xét; I = của tôi (Sở hữu đại từ ngôi thứ nhất (Possessive Pronoun); EL = Đức Chúa Trời
Như vậy, Đa-ni-ên có nghĩa là: Đức Chúa Trời là Quan xét của tôi.
  1. Gia thế:
    • Đa-ni-ên thuộc dòng dõi quý tộc. 1:1-7 làm chứng rằng những người bị lưu đày cùng với Đa-ni-ên là những người thuộc dòng vua hoặc quan chức cao cấp.
    • Đa-ni-ên bị bắt lưu đày sang Ba-by-lôn vào năm 606-605 TC. (Đan. 1:1; II Vua 24:1-5; II Sử 36:5-8)
    • Đa-ni-ên sống trải qua các triều vua: Nê-bu-cát-nết-sa, Bên-sát-xa, Đa-ri-út, và Si-ru. Nghĩa là từ năm bị lưu đày lần thứ nhất (độ 18 tuổi năm 606 TC. – 1:1) đến gần cuối thời kỳ lưu đày 70 năm (9:2; 10:1 – năm 534 TC.). Như vậy, Đa-ni-ên sống độ 90 tuổi và ở tại Ba-by-lôn 72 năm.
  2. Đời sống đức tin của Đa-ni-ên:
    • Đa-ni-ên là người kính sợ Chúa và vâng lời Chúa dạy, thể hiện qua nếp sống đạo nổi tiếng trong 1:8, quyết định không ăn thức ăn đã cúng cho thần tượng, nhưng cũng rất lịch sự để từ chối.
    • Biết nhờ cậy Chúa (2:18)
    • Thường cầu nguyện với Chúa (6:10)
    • Được ơn Chúa (1:9; 9:23; 10:11)
  3. Đối với người chung quanh:
    • Biết yêu thương bạn (1:12; 2:17, 49)
    • Được vua người ngoại bang (Nê-bu-cát-nết-sa của Ba-by-lôn, và Đa-ri-út của nước Mê-đi Ba-tư) quý trọng (2:46-47; 5:29; 6:14, 16; 6:25-28)
  4. Đối với công việc:
6:4 làm chứng rằng Đa-ni-ên làm việc trung tín trổi hơn các viên chức khác, đến nỗi kẽ thù của ông không tìm được lỗi lầm của ông.

II/. NIÊN HIỆU:
  1. Niên hiệu viết sách:
So sánh giữa 1:1 với 10:1, chúng ta có một khoảng thời gian từ:
  • 1:1, năm thứ 3 đời Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa , thì Nê-bu-cát-nết-sa đem quân Ba-by-lôn vây Giê-ru-sa-lem. Tham khảo II Vua 23:36-37; II Vua 24:1; II Sử 36:5-8, thì Giê-hô-gia-kim cai trị Giu-đa được 11 năm Trong đó có thể tính đến năm thứ 8 hay thứ 9, thì chống lại Ba-by-lôn, bị vua Ba-by-lôn bắt làm phu tù.
  • Như vậy, Đan. 1:1, chỉ về sau ba năm Giê-hô-gia-kim thần phục Ba-by-lôn.
  1. Niên hiệu sự kiện trong sách:
    • 1:1 nói đến lần lưu đày đầu tiên gồm có Giê-hô-gia-kim và Đa-ni-ên.
Năm dân Giu-đa bị lưu đày là 587 (586) TC., cộng với 11 năm của Sê-đê-kia (II Vua 24:18), và cộng với 3 tháng của Giê-hô-gia-kin (II Vua 24:8), thì Đan. 1;1 sẽ vào khoảng 598 TC.
  • 2:1, nên tính là năm thứ 2 của Đa-ni-ên phục vụ dưới triều vua Nê-bu-cát-nết-sa.
  • 7:1, Năm đầu và năm thứ ba đời vua Bên-sát-xa (8:1). Nếu tính như sau:
    • Vua Nê-bu-cát-nết-sa chết năm 562 TC. sau hơn 40 năm cai trị Ba-by-lôn.
    • Con trai của Nê-bu-cát-nết-sa là Amel Mardek (II Vua 25:27-30 gọi là Ê-vinh-mê-rô-đác), bị anh rể là Narriglissar ám sát cướp ngôi  vào 559 TC (Giê. 39:3, 13).
    • Bốn năm sau, Narriglissar qua đời, con là Labshi Marduk nối ngôi được 4 tháng thì bị Nabonidus ám sát cứớp ngôi (555 TC.)
    • Trong thời kỳ của Nabonidus cai trị, để đối phó với quân Mê-đi Ba-tư đang tấn công, vua Nabonidus giao việc cai trị thành Ba-by-lôn cho con trai là Bên-sát-xa, còn bản thân vua trấn giữ một ốc đảo ngoài thành đối phó địch quân. Nabonidus cưới con gái của Nê-bu-cát-nết-sa, vì tiếng Hi-bá-lai cũng như tiếng Canh-đê không có từ ngữ Ông Nội, Ông Ngoại, Cháu, nên Đan. 5:2 ghi: “Nê-bu-cát-nết-sa là … cha mình”. Và 5:7, ghi: “Đa-ni-ên được dự BẬC THỨ BA”, nghĩa là sau Nabonidus và Bên-sát-xa.
  • 5:30, ‘ngay đêm đó’, đế quốc Ba-by-lôn sụp đổ bởi người Mê-di Ba-tư, ấy là năm 538 TC. (9:1)
  • 10:1, năm thứ ba đời vua Si-ru, nghĩa là:
    • Đế quốc Mê-đi Ba-tư lật đổ đế quốc Ba-by-lôn vào năm 538 TC. Vua Đa-ri-út là người Mê-đi cai trị trước (538-536 TC., 9:1; 11:1), sau đó Si-ru người Ba-tư lên ngôi (536-529 TC)
    • Năm thứ 3 đời vua Si-ru là năm 534 TC., nghĩa là sau khi dân Y-sơ-ra-ên hồi hương được 2 năm.
    • Đặc biệt trong sách Đa-ni-ên lại ghi thời gian Chúa Jêsus Christ tái lâm (2:44-45; 9:24-27).
III/. BỐ CỤC:
  1. Bố cục tổng quát:
Sách Đa-ni-ên chia làm 2 phần rõ ràng:
  1. Phần Lịch sử: 1: - 6:
    • Phần lịch sử nầy kéo dài khoảng thời gian độ 70 năm từ khi Giê-ru-sa-lem bị đánh phá lần thứ nhất đời vua Giê-hô-gia-kim đến những năm đầu của đế quốc Mê-đi Ba-tư, nghĩa là từ khi đế quốc Ba-by-lôn dấy lên đến khi đế quốc Ba-by-lôn sụp đổ.
    • Phần lịch sử nầy xảy ra trên đất Ba-by-lôn, được một người Giu-đa là Đa-ni-ên, một phu tù đồng thời là một đại quan trong triều đình Ba-by-lôn ghi lại.
    • Phần lịch sử nầy được ghi lại vì có liên quan đến chương trình của Đức Chúa Trời đối với thế giới. Và có liên quan trực tiếp với lịch sử thế giới, bắt đầu từ nước Ba-by-lôn thời cực thịnh đến khi Nước Đức Chúa Trời dấy lên khắp đất.
  2. Phần Tiên tri: 7: - 12:
  • 7: - 8:, phần tiên tri bao quát từ đế quốc Ba-by-lôn đến ngày các đế quốc bị tận diệt.
  • 9:, phần tiên tri có liên quan đến người Y-sơ-ra-ên sau ngày lưu đày trở về đến ngày sau rốt.
  • 10: - 12:, phần tiên tri đặc biệt về cuộc tranh chiến trong ngày cuối cùng (tham khảo thêm Khải 12: 20:)
  1. Bố cục Giải Kinh:
Đề mục:  NGƯỜI ĐƯỢC YÊU QUÝ (ba lần danh hiệu nầy được ban cho Đa-ni-ên – 9:23; 10:11, 19)
Câu gốc: 9:23
  1. Người Được Yêu Quý Là Ai? – 1:
  1. Người được chọn: (Đa-ni-ên là người Y-sơ-ra-ên tức là người được cứu, được chọn – 1:1-7; 1:3-4)
  2. Người thánh: (1:8-21 [1:8], người không chịu ô uế)
Không phải bất cứ ai Chúa cũng yêu quý, dù đó là người Y-sơ-ra-ên – tuyển dân, Chúa chỉ yêu quý kẻ thuộc về Ngài trong thế gian (Giăng 13:1b), nghĩa là người đó đã được cứu và sống đời sống thánh khiết giữa thế gian.
  1. Dấu hiệu người được yêu quý: 2: - 6:
  1. Trong hoạn nạn: 2: - 3: (2:17-18; 3:16-18)
  2. Đối diện tội lỗi: 4: - 6:
  • Tội kiêu ngạo: 4: (4:17)
  • Tội phạm thánh: 5: (5:17, 24-28)
  • Tội ganh tị: 6: (6:3-4, 10)
Đa-ni-ên và ba Bạn:
  • Ở giữa hoạn nạn (bị lưu đày), thử thách đức tin, vẫn trung tín với Chúa và cứ nhờ cậy nơi Chúa, bởi đó Danh Chúa được tôn trọng giữa đế quốc Ba-by-lôn. Không phải họ chống đối hay không vâng phục người cầm quyền, nhưng đây là phương diện niềm tin theo Lời Chúa dạy.
  • Ở giữa một môi trường tội lỗi (một đế quốc thờ hình tượng), họ không hề tham dự vào tội lỗi, trái lại còn can đảm quở trách tội lỗi.
  • Đa-ni-ên và ba Bạn ở trên đất Ba-by-lôn, nói tiếng Ba-by-lôn, ăn thức ăn của người Ba-by-lôn, học văn hóa của người Ba-by-lôn, làm việc cho người Ba-by-lôn, mang tên người Ba-by-lôn, tất cả đều Ba-by-lôn nhưng họ vẫn là Người của Đức Chúa Trời!
  1. Sứ Mạng Của Người Được Yếu Quý: 7: -12:
  1. Đối với mọi người (thế gian): 7:
Nhìn thấy được quyền tể trị của Đức Chúa Trời trên toàn thế gian.
  1. Đối với dân Chúa: 8: - 12:
    • 8:, biết được chương trình của Đức Chúa Trời dành cho dân Chúa.
    • 9:, Cầu thay cho dân Chúa.
    • 10: - 12:, dự phần những khó khăn với dân Chúa.
IV/. ĐẶC ĐIỂM:
  1. So sánh với sách Ê-xê-chi-ên:
 
Ê-XÊ-CHI-ÊN ĐA-NI-ÊN
NHẤN MẠNH: Các ngươi (dân Y-sơ-ra-ên) sẽ biết rằng ta là Đức Giê-hô-va (độ 62 lần).
Phần lớn nói về tuyển dân
Nhấn mạnh: hầu cho những kẻ sống biết rằng Đấng Rất Cao cai trị trong nước loài người (4:17. 25, 32)
 
  1. So sánh với sách Khải huyền:
Hai sách Đa-ni-ên và Khải huyền bổ sung cho nhau:
 
ĐA-NI-ÊN KHẢI-HUYỀN
Bắt đầu từ đế quốc Ba-by-lôn đến đế quốc Lamã (Đan. 2: - 7:) Bắt đầu từ kỳ dân ngoại (từ đế quốc Lamã) đến Chúa Jêsus thăng thiên
Đề cập tổng quát từ hai ống chân đến bàn chân và các ngón chân Cho biết chi tiết trong thời kỳ ống chân, bàn chân và ngón chân
Chỉ đề cập đến Đấng Christ lập Thiên Hi Niên (2:34-35), lúc các đế quốc thế gian bị hủy diệt Bổ sung chi tiết các đế quốc bị hủy diệt như thế nào và những sinh hoạt trong Nước Đấng Christ.
 
  1. Ngôn ngữ:
Sách Đa-ni-ên được viết bằng ba ngôn ngữ (2 chính và 1 phụ):
  • 2:4 – 7:, được viết bằng tiếng A-ram
  • Phần còn lại được viết bằng tiếng Hi-bá-lai
  • 3:5, có dùng tiếng Hi-lạp
Cách dùng ba ngôn ngữ như vậy có lý do: