Ê-xê-chi-ên
1. Tên Ê-xê-chi-ên:
Tên của Ê-xê-chi-ên có nghĩa là: Sức lực của Chúa
Hay là: Đức Giê-hô-va làm cho mạnh mẽ.
2. Gia phổ: 1:3
Ê-xê-chi-ên là thầy tế lễ (giống như Giê-rê-mi – Giê. 1:1)
Con trai của Bu-xi
1:2, Ê-xê-chi-ên bị bắt lưu đày qua Ba-by-lôn trong lần thứ hai. Như vậy là 8 năm sau khi Đa-ni-ên bị lưu đày và 11 năm trước khi Giê-ru-sa-lem sụp đổ:
II Vua 24:1 và Đa-ni-ên 1;1, dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày lần thứ I, trong đó có Đa-ni-ên (606 TC.)
----------------------
I/. TÁC GIẢ:
1. Tên Ê-xê-chi-ên: - Tên của Ê-xê-chi-ên có nghĩa là: Sức lực của Chúa
- Hay là: Đức Giê-hô-va làm cho mạnh mẽ.
2. Gia phổ: 1:3
- Ê-xê-chi-ên là thầy tế lễ (giống như Giê-rê-mi – Giê. 1:1)
- Con trai của Bu-xi
- 1:2, Ê-xê-chi-ên bị bắt lưu đày qua Ba-by-lôn trong lần thứ hai. Như vậy là 8 năm sau khi Đa-ni-ên bị lưu đày và 11 năm trước khi Giê-ru-sa-lem sụp đổ:
- II Vua 24:1 và Đa-ni-ên 1;1, dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày lần thứ I, trong đó có Đa-ni-ên (606 TC.)
- II Vua 24:14-16, dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày lần thứ II, trong đó có Ê-xê-chi-ên (597 TC.). Vì người Ba-by-lôn lựa bắt lưu đày những người có những tiêu chuẩn như:
Thuộc Hoàng tộc, quan chức, trẻ, không bị tật nguyền (Đa-ni-ên 1:3-4).
Những lính chiến mạnh mẽ, thợ chuyên môn (mộc, rèn…) (II Vua 24:14-16
Do đó, có thể biết Ê-xê-chi-ên thuộc vào thành phần trên. Ê-xê-chi-ên là thầy tế lễ nên khi ông bị lưu đày thì ít nhất là lúc ông được 25 tuổi trở lên.
- So sánh 1:2 với 40:1, chúng ta biết Ê-xê-chi-ên sống 25 năm lưu đày và hành chức 20 năm (1:2 tức là 5 năm sau khi bị lưu đày)
- 24:15-18, Vợ của Ê-xê-chi-ên chết sớm, nhưng Chúa không cho ông khóc khi vợ của ông qua đời.
- 29:17, dường như là năm cuối của Ê-xê-chi-ên.
- 1:1 so với Thi thiên 137:1, Ê-xê-chi-ên có một nơi ở bên bờ sông Kê-ba, là con kênh nối hai con sông Ơ-phơ-rát và Hi-đê-ke (Tigris), hiện nay gọi là Kabour (cũng gọi là Nerkabari). Nơi đây là chỗ của cộng đồng người Y-sơ-ra-ên lưu đày ở.
II/. BỐI CẢNH:
Qua sách Ê-xê-chi-ên, chúng ta thấy được bối cảnh của sách được viết ra:
1. Về Tôn giáo: Ê-xê-chi-ên 8:
- 8:9-12, dân Y-sơ-ra-ên thờ hình tượng, thờ côn trùng, thú vật, và bảo rằng Đức Chúa Trời sẽ không thấy
- 8:14, dân Y-sơ-ra-ên thờ thần Tham-mu là thần tình yêu.
- 8:16, Họ thờ thần Mặt Trời
Xuất. 32:7-10, dân Y-sơ-ra-ên chỉ thờ một con bò con bằng vàng mà Chúa còn muốn diệt họ, huống chi lúc bấy giờ người Y-sơ-ra-ên thờ đủ loại hình tượng gớm ghiếc (Rôma 1:23-24)
2. Về Xã hội: Ê-xê-chi-ên 22:
- 22:25, các tiên tri làm hại người thay vì cứu người.
- 22:26, các thầy tế lễ phạm luật thánh
- 22:27, các quan trưởng ham lợi
- 22:29, dân chúng thì bạo ngược, trộm cướp
Tình hình xã hội suy đồi đến nỗi Chúa phải than: Ta đã tìm một người trong vòng chúng nó, nhưng không tìm được một ai (22:30)
III/. ĐẶC ĐIỂM:
- So sánh với các sách khác:
- So với sách Đa-ni-ên:
Ê-XÊ-CHI-ÊN | ĐA-NI-ÊN |
KHÁC NHAU |
Bị lưu đày sau Đa-ni-ên 9 năm | Bị lưu đày trước Ê-xê-chi-ên 9 năm |
Ở với dân phu tù | Ở trong cung vua Ba-by-lôn |
Có danh tiếng tốt với triều đình Ba-by-lôn | Có danh tiếng tốt với cộng đồng Y-sơ-ra-ên phu tù |
GIỐNG NHAU |
Cả hai ghi lại nhiều dị tượng |
Thường trò chuyện với Chúa (Êx. 4:14-15; Đan. 10:15-21 |
Sứ điệp luôn liên hệ đến ngày sau rốt (Êx. 37: - 48:; Đan. 2:; 7: - 12: |
- So sánh với sách Giê-rê-mi:
Ê-XÊ-CHI-ÊN | GIÊ-RÊ-MI |
KHÁC NHAU |
Khi bị lưu đày | Hành chức quá nửa chức vụ |
Ở Ba-by-lôn (Êx. 1:1) với dân Y-sơ-ra-ên bị lưu đày | Ở với dân Y-sơ-ra-ên sót lại trong xứ (Giê. 40:6) |
GIỐNG NHAU |
Đều là thầy tế lễ (Êx. 1:3; Giê. 1:1) |
Cùng ở với dân Chúa, cùng chịu khổ (có lẽ vì chức vụ thầy tế lễ) |
Đều nói đến tội lỗi của dân Giê-ru-sa-lem (Êx. 8: - 22:; Giê. 2:1-2, 11-13) |
Đều nói đến sự đoán phạt dân ngoại (Êx. 25: - 39:; Giê. 46: - 51:) |
Đều nói đến Giê-ru-sa-lem sẽ sụp đổ |
- So với sách Khải huyền:
Cả hai sách có nhiều điểm giống nhau:
SỰ KIỆN GIỐNG NHAU | KINH THÁNH |
Êxêchiên | Khải. |
Tác giả bị lưu đày khi viết sách bởi hai đế quốc ngoại bang. | 1:2-3 | 1:9 |
Thấy thiên sứ | 1:5 | 4:6 |
Nói đến tên dân Gót và Ma-gót | 38:1-2 | 20:8 |
Ăn cuốn sách | 3:1 | 10:9 |
Nói đến Giê-ru-sa-lem mới | 40: - 48: | 21:2 |
Nói đến sông nước hằng sống | 47:1 | 22:1 |
- Nội dung:
- Về Niên hiệu:
Ê-xê-chi-ên rất cẩn thận ghi rõ thứ tự niên hiệu các sự kiện xảy ra mà Chúa đã cho Ê-xê-chi-ên thấy (1:2; 8:1)
- Danh Đức Giê-hô-va:
Từ ngữ :Các ngươi sẽ biết rằng Ta là Đức Giê-hô-va” được nhắc lại độ 62 lần (6:7, 11, 13, 14…)
Sự kiện Chúa xưng danh Ngài nhiều lần như vậy là có mục đích xác nhận cho dân Y-sơ-ra-ên bị đày (Giu-đa) biết rằng Chúa sẽ làm thành lời mà các Tiên tri trước đây cũng như lời của Tiên tri Ê-xê-chi-ên đã cảnh cáo, nhưng họ làm ngơ
- Danh hiệu Con người:
Danh hiệu nầy được dùng độ 90 lần (2:1; 3:1). Chúa gọi Tiên tri Ê-xê-chi-ên bằng danh hiệu nầy để nói đến thực chất bất toàn của con người Ê-xê-chi-ên.
So sánh giữa hai cách xưng danh: Đức Giê-hô-va và Con người, Chúa muốn bày tỏ sự yếu đuối của loài người so với sự oai nghi tuyệt đối của Đức Chúa Trời.
- Vinh Quang của Đức Giê-hô-va:
Ê-xê-chi-ên mô tả vinh quang của Đức Giê-hô-va rất đặc biệt.
- 9:3; 10:4, sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va lên khỏi chê-ru-bin đến ngạch cửa đền thờ.
- 10:18, vinh hiển của Đức Giê-hô-va ra khỏi ngạch cửa đền thờ
- 10:19, vinh hiển của Đức Giê-hô-va ra đến cửa.
- 11:23, vinh hiển của Đức Giê-hô-va dấy lên từ giữa thành đến núi phía Đông (núi Ô-li-ve)
- 43:2-5, vinh hiển của Đức Giê-hô-va trở lại đền thờ.
IV/. BỐ CỤC:
Đề mục: Y-SƠ-RA-ÊN
Câu gốc: 37:13
- Tội Lỗi Của Y-Sơ-Ra-Ên: 1: - 24:
- Cảnh cáo tội lỗi của Y-sơ-ra-ên: 1: - 7:
- Đấng cảnh cáo: 1: (1:3)
- Sứ giả cảnh cáo: 2: - 3: (2:3; 3:4, 11)
- Nội dung lời cảnh cáo: 4: - 7: (gồm nhiều hành động tượng trưng)
- Tình trạng tội lỗi của Y-sơ-ra-ên: 8: - 23:
- Tình trạng Tôn giáo: 8: (đầy dẫy hình tượng)
- Các cấp lãnh đạo phạm tội: 9: - 15:
- Những người cai trị phạm tội: 9:
- Vua phạm tội: 12:10
- Tiên tri phạm tội (13:2)
- Dân sự bội giao ước: 16: - 23:
- Hậu quả tội lỗi của Y-sơ-ra-ên: 24:
- Ba-by-lôn sẽ chiếm xứ: 24:1-2
- Thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị đốt: 24:3-14 (9-10)
- Người sẽ bị giết: 24:15-27 (21)
- Các Lân Quốc của Y-sơ-ra-ên: 25: - 32:
- Những lân quốc làm hại Y-sơ-ra-ên:
- Am-môn: 25:3
- Mô-áp: 25:8
- Ê-đôm: 25:1
- Phi-li-tin: 25:15
- Một lân quốc kiêu ngạo: Ty-rơ – 26: - 28:
- Một lân quốc hùng mạnh: Ai Cập (29:9b – 30:22; 32:2)
- Tương Lai Của Dân Y-sơ-ra-ên: 33: - 48:
- Dân Y-sơ-ra-ên được trở về: (34:25; 36:8, 24, 26, 29; 37:10, 13; 39:9, 25)
- Đền thờ được lập lại: 40: - 44:
- Được xây lại: 40: 42:
- Vinh quang của Đức Giê-hô-va trở lại: 43: (43:5)
- Người phục vụ nơi thánh: 44: (44:5b)
- Đất Hứa Mới: 45: - 48:
- Luật pháp mới: 45: - 46:
- Biên giới mới: 47: (47:13)
- Thủ đô mới: 48: (48:30-35)
V/. SỨ ĐIỆP ĐẶC BIỆT:
- Hành động tiêu biểu:
Ê-xê-chi-ên có cách giảng bằng những hành động tiêu biểu:
- Vẽ thành Giê-ru-sa-lem bị vây trên một tấm ngói: 4:1-3
- Ê-xê-chi-ên nằm nghiêng (c. 5-6) bày tỏ số năm Y-sơ-ra-ên phạm tội; Ê-xê-chi-ên bị trói (c. 8) ngày Y-sơ-ra-ên bị bao vây.
- Ê-xê-chi-ên ăn hạn chế (c. 10-12) tỏ ra tình trạng Giê-ru-sa-lem bị vây.
- Ê-xê-chi-ên cắt tóc, cạo râu: Cảnh Y-sơ-ra-ên bị tàn sát: 5:1-4
- Ê-xê-chi-ên dọn nhà (c. 7): chỉ về vua và dân bị đày: 12:
- Hai gậy hiệp một: 37:15-17: Y-sơ-ra-ên được hiệp nhất (c. 19)
- Dùng nhiều thí dụ:
Đoạn 16 và 23, là thí dụ về hai chị em bất trung Ô-hô-la và Ô-hô-li-ba (23:4), chỉ về Sa-ma-ri và Giê-ru-sa-lem bất trung với Chúa.
Đoạn 17, vua Sê-đê-kia được ví như cây nho lập ước cùng với chim ưng:
- Chim ưng thứ nhất: Ba-by-lôn
- Chim ưng thứ hai: Ai Cập