20:09 EDT Thứ năm, 31/10/2024

Trang Chủ » Thần Học » Thánh kinh Thông lãm

Phục Truyền Luật Lệ Ký

Thứ hai - 08/10/2012 03:25
Phục Truyền Luật Lệ Ký

Phục Truyền Luật Lệ Ký

I/. TÊN SÁCH: Theo tiếng Hi-bá-lai: Theo nguyên ngữ Hi-bá-lai, như chúng ta đã nói trong các sách trước đây, khi chia Bộ Ngũ Kinh nầy ra 5 phần, sách đã lấy những chữ đầu của phần sách đó làm tên sách. Vì vậy, tên sách thứ năm nầy có tên là: Haddebharim = Nầy là lời… (1:1). Theo các Bản Dịch: a/. Bản Hi-văn: Bản dịch 70 (Septuagint – Thế kỷ III TC.) có tên là: Deuterosnomos do hai từ ngữ: Deuteros = lần thứ hai. Nomos = Luât pháp. Từ đó bản Anh ngữ là Deuteronomy ...


------------------------------
 
 
I/. TÊN SÁCH:

  1. Theo tiếng Hi-bá-lai:
Theo nguyên ngữ Hi-bá-lai, như chúng ta đã nói trong các sách trước đây, khi chia Bộ Ngũ Kinh nầy ra 5 phần, sách đã lấy những chữ đầu của phần sách đó làm tên sách.
Vì vậy, tên sách thứ năm nầy có tên là: Haddebharim = Nầy là lời… (1:1).

  1. Theo các Bản Dịch:
a/. Bản Hi-văn:
Bản dịch 70 (Septuagint – Thế kỷ III TC.) có tên là: Deuterosnomos do hai từ ngữ:

  • Deuteros = lần thứ hai
  • Nomos = Luât pháp
Từ đó bản Anh ngữ là Deuteronomy
b/. Bản Việt ngữ: dịch là “Phục Truyền Luật Lệ Ký”, có nghĩa là:

  • Phục = trở lại
  • Truyền = làm cho người khác biết
  • ký = ghi
Như vậy, sách Phục Truyền Luật Lệ Ký không phải là truyền một luật lệ mới, nhưng là một sự giải thích, truyền lại luật lệ đã có. Lý do vì những người thế hệ cũ đã qua đời trong hành trình 40 năm, thế hệ mới nầy sắp vào Đất Hứa cần biết rõ luật lệ của Chúa dạy họ.

II/. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÁCH:

  1. Đối với Ngũ Kinh:
Bộ Ngũ Kinh tức là 5 sách đầu của Cựu Ước (Penteteuchos = Pente – năm [5]; teuchos = sách), người Y-sơ-ra-ên gọi là “Luật Pháp”, hoặc gọi là “Thứ Luật” (TORAH – Bản dịch Kinh Thánh của Công Giáo Lamã dịch là Thứ Luật
Bộ Ngũ Kinh ghi lại lịch sử thế giới và loài người ít nhất là 2,500 năm trước Chúa giáng sanh và có tương quan với nhau.
 
PHƯƠNG DIỆN LOÀI NGƯỜI
Thứ tự đặc biệt nầy dành cho dân Chúa qua mọi thời đại
 

SÁNG. Hậu quả của tội lỗi (Sự bại hoại do tội lỗi của loài người – đồng thời cũng được thấy Ân điển của Chúa chọn Áp-ra-ham từ loài người tội lỗi, Chúa không chọn Áp-ra-ham từ những thiên thần – Hê. 11:8)
XUẤT. Sự cứu chuộc (bởi Huyết Chiên Con và đức tin của con người)
LÊ-VI KÝ Sự Thông công (qua các của Lễ và đức tin của người dâng của Lễ)
DÂN . Sự dẫn dắt (theo ý Đức Chúa Trời và đức tin của người được dẫn dắt))
PHỤC. Hoàn thành (bởi sự thành tín của Chúa và đức tin tin vào sự thành tín của Chúa)
 
 
PHƯƠNG DIỆN ĐỨC CHÚA TRỜI
Các Mỹ Đức nầy của Đức Chúa Trời không hề thay đổi
 

Toàn năng Sáng tạo và lựa chọn tuyển dân
Yêu thương Giải cứu
Thánh khiết Ban tiêu chuẩn thánh hóa
Công nghĩa Thương xót và nghiêm khắc
Thành tín Kỷ luật và làm trọn lời hứa
 
  1. Đối với tuyển dân Y-sơ-ra-ên:
Sách Phục Truyền Luật Lệ Ký ghi lại 4 biến chuyển quan trọng của Lịch sử dân Y-sơ-ra-ên:
  • 1:34-40, Thế hệ mới: (trừ Ca-lép và Giô-suê, những người trong thế hệ cũ là những người được cứu ra khỏi Ai Cập đều chết trong đồng vắng, thế hệ mới chuẩn bị vào Đất Hứa.
  • 8:6-10, Địa điểm mới: con đường đồng vắng được thay bằng Đất Hứa Ca-na-an.
  • 8:11-13, Sinh hoạt mơi – Cuộc sống mới: Ngôi nhà thay vì Lều Trại, cuộc sống định cư thay vì lưu lạc, sữa và mật thay vì ma-na
  • 4:37; 7:7-8; 10:15; 23:5, Khải thị mới: được mặc khải về tình yêu thương của Đức Chúa Trời (Từ Sáng thế ký đến Dân số ký không hề nói đến tình yêu thương của Đức Chúa Trời; đến Phục Truyền Luật Lệ Ký, chúng ta có từ ngữ kỳ diệu nầy xuất hiện.
 
  1. Đối với Tân Ước:
Ngũ Kinh được so sánh với 5 sách đầu của Tân Ước (các sách Tin Lành – Mathiơ, Mác, Luca, Giăng, Công vụ).
Riêng sách Công vụ giống với sách Phục Truyền Luật Lệ Ký, ghi lại những biến chuyển quan trọng:
 
BIẾN CHUYỂN PHÂN BIỆT
 

PHỤC TRUYỀN CÔNG VỤ
Luât pháp với Lịch sử Tin Lành với Thư Tín
Sách thứ 5 của một nhóm Sách thứ 5 của một nhóm
Thế hệ Mới trong Đất Hứa Thế hệ Mới trong Đấng Christ
Địa điểm Mới: Ca-na-an thuộc thể Ca-na-an thuộc linh: Hội Thánh với phước trong Đấng Christ (Êph. 1:3-14)
Sinh hoạt Mới: NHÀ thay TRẠI; định cư thay lưu lạc, năng lực mới tự tạo nhu cần đời sống Sinh nhật Mới, sinh hoạt Mới bởi ân điển thay vì Luật pháp; năng lực Mới bởi Đức Thánh Linh.
Sự Mặc Khải Mới: Đức Chúa Trời yêu thương (4:37; 7:7-8; 10:15; 23:5 Hội Thánh: là sự mầu
nhiệm mới được mặc khải (Êph. 3:4-10)
 
III/. BỐ CỤC CỦA SÁCH:


Đề mục: ĐỨC CHÚA TRỜI THÀNH TÍN
Câu gốc: 6:23
A/. ĐỨC CHÚA TRỜI THÀNH TÍN TRONG QUÁ KHỨ: 1: - 11:

  1. Thành tín trên đường đến Sinai: 1: - 3:
  2. Thành tín tại Sinai: 4: - 11:
B/. ĐỨC CHÚA TRỜI THÀNH TÍN TRONG HIỆN TẠI: 12: - 34:
  1. Thành tín với Dân Y-sơ-ra-ên: 12: - 30:
  2. Thành tín với Môi-se: 31: - 34:
Trọng tâm Sứ điệp của sách Phục Truyền Luật Lệ Ký là “Sự Thành Tín của Đức Chúa Trời”, tức là Chúa đã làm hoàn thành lời Ngài đã hứa với Tổ phụ của dân Y-sơ-ra-ên là Áp-ra-ham trong Sáng thế ký
  • 12:1-3, Chúa hứa với Áp-ra-ham 3 điều khi Ngài kêu gọi Áp-ra-ham: Chúa sẽ ban cho Áp-ra-ham một xứ để ở, làm cho Áp-ra-ham nên một dân lớn, và các chi tộc thế gian sẽ nhờ Áp-ra-ham mà được phước (tức là Đấng Cứu Thế sẽ đến từ dòng dõi Áp-ra-ham.
  • 13:14-17, Chúa nhắc lại lời hứa ban cho dòng dõi của Áp-ra-ham xứ mà Áp-ra-ham nhìn thấy được, họ sẽ làm chủ xứ đó đời đời.
  • 15:13-16, Chúa cho Áp-ra-ham biết trước dòng dõi của ông làm tôi mọi một dân khác, nhưng sau 400 năm Chúa hứa giải cứu họ và đưa họ về Đất Hứa.
Bây giờ Chúa đã dùng Môi-se đưa họ đến biên giới Đất Hứa. Sách Phục Truyền Luật Lệ Ký là lời Môi-se nhắc lại tất cả điều Chúa đã hứa và đã làm.
Sứ điệp nầy an ủi chúng ta ngày nay, vì tất cả mọi điều chúng ta trải qua đều được Đức Chúa Trời kiểm soát. Phaolô nhắc lại Lẽ thật nầy trong I Côrintô 1:8-9; II Timôthê 2:13.

IV/. ĐẶC ĐIỂM CỦA SÁCH PHỤC TRUYỀN:

  1. Giáo lý Căn Bản: Đức Chúa Trời Ba Ngôi:  6:4-5
Giáo lý căn bản đặc biệt nầy được ghi trong 6:4-5
Chúa Jêsus Christ đã nhắc lại và gọi đây là Điều răn lớn hơn hết (Mác 12:29-30)
Nguyên ngữ Hi-bá-lai, chữ “ĐỨC CHÚA TRỜI của CHÚNG TA” là elohenu, đây là danh elohim  (số nhiều – nghĩa là các thần – gods), ngôi thứ nhất sở hữu cách (The First Personal Possessive) số nhiều.
Vì vậy, câu nầy phải được dịch: “HỠI Y-SƠ-RA-ÊN! HÃY NGHE: GIÊ-HÔ-VA (NHỮNG) ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA CHÚNG TA LÀ GIÊ-HÔ-VA CÓ MỘT KHÔNG HAI” (Hear, O Israel: Jehovah our Gods, Jehovah is one)
Trong Hi-bá-lai ngữ, chữ MỘT (echad) là một chữ nhấn mạnh vào phương diện kết hiệp, không phải là sự đồng nhất tuyệt đối, nhưng là một tập hợp đồng nhất như một chùm nho. Còn chữ MỘT chỉ về phương diện đồng nhất tuyệt đối là chữ yacheed, chữ nầy không bao giờ được dùng trong sự Hiệp Một của Đức Chúa Trời.
Điểm đáng chú ý là trong 6:4-5, Danh Giê-hô-va được xưng tụng 3 (ba) lần, có thể có ý xác định số nhiều là Ba Ngôi. Mathiơ 22;37 có thể Chúa Jêsus Christ đã đề cập đến Đức Chúa Trời Ba Ngôi
Đây là Giáo lý căn bản mầu nhiệm của Cơ-Đốc Giáo.

  1. Câu căn bản: 6:23
Ngài đã đem chúng ta ra khỏi xứ ấy, để dẫn vào xứ Ngài đã thề cùng tổ phụ chúng ta; để ban cho chúng ta.
Câu căn bản nầy là nền tảng Sứ điệp của Cơ-Đốc Giáo, chỉ một câu đã bao gồm hết câu chuyện của Năm (5) sách:

  • Chúng ta: Sách Sáng thế ký – biết chúng ta từ đâu và tại sao được chọn.
  • Ra Khỏi: sách Xuất Ê-díp-tô ký, được cứu ra khỏi.
  • Dẫn: Sách Lêvi ký = Chúa dẫn chúng ta vào sự hiện diện của Chúa; Sách Dân số ký = Chúa dẫn dắt chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.
  • Vào xứ: Sách Phục truyền.
  •  


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn