21:04 EDT Thứ năm, 31/10/2024

Trang Chủ » Tạp Chí Thần Học » Lời Chứng

Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (10)

Chủ nhật - 04/06/2017 10:16
Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (10)

Xa rời La-mã - Gần Đức Chúa Trời (10)

Qua 17 năm làmlm Công giáo Lamã (1955-1972), và từ khi còn thơ ấu đến tuổi 44, Giáo hội Công giáo Lamã đã làm trụ cột lẽ thật cho tôi, một sự dẫn dắt đến với Đức Chúa Trời không sai lầm.
 

Tự Do Thật
Lời chứng cá nhân của Alexander Carson,

một Linh mục trở lại với Tin Lành.




“Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành” (II Timôthê 3:16-17)

 
Qua 17 năm làmlm Công giáo Lamã (1955-1972), và từ khi còn thơ ấu đến tuổi 44, Giáo hội Công giáo Lamã đã làm trụ cột lẽ thật cho tôi, một sự dẫn dắt đến với Đức Chúa Trời không sai lầm. “Trụ cột lẽ thật” nầy, Giáo hội Công giáo Lamã không xây dựng trên Kinh thánh vô ngộ, mà cũng được xây trên những lời truyền khẩu của con người, là một phần Kinh thánh. Những lời tông truyền nầy được cho là mặc khải từ Đức Chúa Trời, nhưng thật ra mâu thuẫn với những sự dạy dỗ rõ ràng của Kinh thánh.

Suốt thế kỷ thứ nhất trong thời các sứ đồ, lẽ thật đã được giảng trên các đường phố, những khu vực quanh đền thờ tại Giê-ru-sa-lem. Lời đó sau nầy được kết tập thành nội dung Tân Ước. Sách Công vụ đoạn 6 câu 7 chứa đựng lời chứng cho sự giảng dạy đó, “Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra, số môn đồ tại thành Giê-ru-sa-lem thêm lên nhiều lắm. Cũng có rất nhiều thầy tế lễ vâng theo đạo nữa”. Kết quả quan trọng đặc biệt, những thầy tế lễ Cựu Ước người Do thái đã từ bỏ mọi sự để theo Chúa Jêsus khi tấm lòng họ bị lẽ thật là Lời Đức Chúa Trời, là thanh gươm hai lưỡi xuyên thấu (Hê-bơ-rơ 4:12). Tất cả những người nguyên là Linh mục Công giáo Lamã đã trở nên người “vâng theo đạo” (đức tin)” có thể thuật lại cách chắc chắn như câu Kinh thánh nầy (Công vụ 6:7) từ Wycliff, John Huss, Luther, đến ngày nay. Đức Chúa Trời đã dùng Lời thành văn của Ngài qua cách thức và thời gian khác nhau, để ban cho loài người sự tự do, ngay cả các Linh mục Công giáo Lamã. Chúa Jêsus tuyên bố: “Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta; các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Giăng 8:31-32). Đây là cách đã xảy ra cho tôi vào năm 1972 đang khi tôi là chủ chăn thuộc Giáo hội Công giáo Lamã Thánh Tâm tại Rayville, bang Louisiana, Hoa kỳ.

Tôi chíu bí tích gia nhập Giáo hội Công giáo Lamã năm 1928, lúc tôi còn thơ ấu. Khi tôi trên một tuổi, gia đình tôi chuyển từ bang New York đến New Milfort, bang Connecticut, nơi tôi được lớn lên trong đức tin Công giáo Lamã. Tôi hoàn toàn tin tất cả những sự thực hành và niềm tin Công giáo Lamã, tôi có sự liên hệ với Giáo hội, và vì vậy đối với Đức Chúa Trời là rất nhiêm trọng. Lễ Mình Thánh và bí tích thêm sức đầu tiên của tôi là sự kiện quan trọng đối với tôi.
Sau bậc trung học, tôi tiếp tục vào Đại học Tufts ở Boston học năm dự bị y khoa, hi vọng một ngày kia sẽ trở thành một Bác sĩ y khoa giống như người cậu đáng kính của tôi. Tuy nhiên, cuối hai năm học, tôi lại thật mong muốn làm một Linh mục. Tôi cảm thấy sự cứu giúp thuộc linh quan trọng hơn là chữa bịnh cho người ta bằng thuốc.

Tháng 9-1948, tôi bắt đầu học về chức vụ Linh mục tại Chủng viện Thánh Giăng ở Brighton, bang Massachusett. Tôi yêu mến Chủng viện làm sao! Mọi vật ở đó là “quá thánh”. Dù vậy, kết thúc năm đầu tiên tại chủng viện, tôi đã rút lui. Tôi cảm thấy không bao giờ có thể vượt qua để làm một Linh mục. Tôi bị thuyết phục đó là một sự kêu gọi cao nhất cho đời sống một thanh niên. Tôi học Đại học Boston (Dòng Tên), cũng như trợ tế Lễ Misa tại một tu viện Công giáo Lamã địa phương hầu như mỗi sáng.

Ngay thời gian này, suốt mùa thu 1949, Đức Chúa Trời đã bởi ân điển cứu tôi (cáchd uy nhất), chính lúc tôi không biết Kinh thánh bao nhiêu. Chúa Jêsus cứu kẻ ăn năn tin cậy Ngài, ngay khi họ bước đi trong phạm vi hỗn loạn và tối tăm. Tôi đã ở một vị trí không chắc chắn về mọi điều trên. Một đêm kia, tôi đã quỳ trong phòng xưng tội và xưng mọi tội trong đời sống tôi mà tôi đã nuôi dưỡng trong trí. Lúc xưng tội, tôi xưng nhận thật sự với Đức Chúa Trời, dù cho có sự hiện diện của một Linh mục là người sẽ ban “sự tha tội”, “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác” (I Giăng 1:9). Sau khi bày tỏ sự ăn năn và trong khi vị Linh mục ban “sự tha tội” theo nghi lễ, tôi kêu la với Đức Chúa Trời từ lòng tôi rằng: “Đức Chúa Trời ơi, nếu Ngài tha thứ cho con, con sẽ nhận Ngài làm Chúa của đời sống con, và con sẽ phục vụ Ngài phần còn lại của đời sống con”. Rời phòng xưng tội, đi ngang qua nhà thờ, tôi cảm nhận một sự bình an lớn, lòng tôi reo lên: “A-ba, Cha!” Tôi biết rằng bây giờ tôi có một sự tương giao với Đức Chúa Trời! Điều nầy xảy ra không phải bởi sự hiện diện của vị Linh mục theo nghi lễ. Nó xảy ra vì sự hiện diện của Chúa Jêsus Christ là Thầy tế lễ Thượng phẩm của chúng ta, là Đấng cầu thay cho tôi, cũng là Đấng khiến tôi trở thành đối tượng của ân điển, nhơn từ, thương xót của Ngài. “ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi Huyết Ngài, được tha tội theo sự dư dật của ân điển Ngài;… Vả, ấy là nhờ ân điển, bỏi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Ê-phê-sô 2:8-9).

Năm sau, tôi trở lại chủng viện, học chuyên cức vụ Linh mục, là con đường tốt nhất mà tôi đã biết để phục vụ Đức Chúa Trời. Tôi được phong chức bởi Giám mục Lawrence Shehan, tại Bridgeport, bang Connecticutt, vào ngày 2 tháng 2 năm 1955, và bắt đầu chức vụ Linh mục giáo xứ hoặc Linh mục triều tại giáo khu Alexandria, Louisiana. Tôi cảm thấy sự sôi nổi và vui mừng lớn về vị trí phục vụ tuyệt vời của tôi bắt đầu suy giảm sau vài năm; cố gắng làm nhưng việc lành trở nên những nghi thức trống rỗng, vô nghĩa. Năm 1971, sau nhiều năm kêu la với Đức Chúa Trời, tìm kiếm những điều có ý nghĩa hơn, sự đói khát dịu đi khi tôi nhận được sự đầy dẫy Thánh Linh theo sách Công vụ 1:8 và 2:4. Chúa Jêsus và Lời Đức Chúa Trời (Kinh thánh) trở nên thực tế đối với tôi. D(ức Thánh Linh là Đấng “khiến Lời Đức Chúa Trời trải khắp trong lòng chúng ta” dẫn dắt tôi xem xét lại Thần học Công giáo Lamã qua tiêu chuẩn Kinh thánh. Trước đây, tôi luôn luôn xem xét Kinh thánh qua giáo lý và Thần học Công giáo Lamã. Đó là một sự đảo ngược uy quyền trong đời sống tôi.

Một tối Chúa nhận tháng 7 năm 1972, tôi bắt đầu đọc thư Hê-bơ-rơ trong Tân Ước. Bức thư nầy tôn cao Chúa Jêsus, chức vụ tế lễ của Ngài và sinh tế  một lần đủ cả cho Giao ước cũ. Đây là một trong những điều tôi đã đọc: “Không như những thầy tế lễ thượng phẩm khác, cần phải hằng ngày dâng tế lễ, trước vì tội mình, sau vì tội chúng dân; Ngài làm việc đó một lần thì đủ cả, mà dâng chính mình Ngài làm tế lễ” (Hê-bơ-rơ 7:27). Câu nầy làm tôi giật mình, tôi cảm thấy rất khó chịu. Lần đầu tiên tôi hiểu rằng sinh tế của Chúa Jêsus là sinh tế được dâng tại Gô-gô-tha, có giá trị giải hòa tôi với Đức Chúa Trời cũng như mọi người ăn năn tin cậy trong mọi thời đại. Lúc bấy giờ, tôi đã thấy “Thánh Thể của lễ Misa” mà tôi và hàng ngàn Linh mục Công giáo Lamã dâng hằng ngày là một sự giả dối và hoàn toàn không xứng hiệp. Nếu ‘tế lễ’ hằng ngày tôi đã dâng khi làm Linh mục là vô nghĩa, vậy thì ‘chức vụ Linh mục’ tôi hiện có cho mục đích dâng ‘tế lễ’ cũng vô nghĩa và không có nền tảng. Không bao lâu những nhận thức nầy được xác định rõ ràng khi tôi tiếp tục đọc trong thư Hê-bơ-rơ đoạn 10: “Còn như Đấng nầy (Chúa Jêsus) đã vì tội lỗi dâng chỉ một của lễ, rồi ngồi đời đời bên hữu Đức Chúa Trời, từ rày về sau đương đợi những kẻ thù nghịch Ngài bị để làm bệ dưới chân Ngài vậy. Vì nhờ dâng chỉ một của tế lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được tron vẹn đời đời” (Hê-bơ-rơ 10:12-14), “Bởi hễ có sự tha thứ thì không cần dâng của lễ vì tội lỗi nữa” (Hê-bơ-rơ 10:18).

Đêm đó tôi đã mất lòng tin nơi Giáo hội Công giáo Lamã, vì Giáo hội đã dạy những điều rõ ràng trái với Kinh thánh, cho nên tôi chọn Kinh thánh làm tiêu chuẩn lẽ thật cho tôi, tôi không còn chấp nhận ‘uy quyền’ hoặc thẩm quyền dạy dỗ của Giáo hội Công giáo Lamã là tiêu chuẩn cho tôi nữa. Trong thư từ chức khỏi Giáo hội Công giáo Lamã và chức vụ, tôi đã nói tôi không thể tiếp tục dâng lễ Misa nữa, vì nó trái với Lời Đức Chúa Trời và trái với lương tâm của tôi. Đó là năm 1972. Không lâu sau khi tôi chịu báp-têm bằng cách được dìm xuống nước, tôi bắt đầu học Kinh thánh, được phong làm Mục sư Tin Lành. Hơn 20 năm qua, tôi đã bước đi trong sự tự do như Chúa Jêsus phán: “Bấy giờ Ngài phán cùng những người Giu-đa đã tin Ngài rằng: Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta, các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Giăng 8:31-32) và “Vậy, nếu Con buông tha các ngươi, các ngươi sẽ thật được tự do” (Giăng 8:36).

Do Linh mục qui đạo Alexandria Carson

 

 
Không Bao Giờ Quá Già Để Tìm Thấy Lẽ Thật hay Lìa Bỏ Lỗi Lầm
Lời chứng cá nhân của Antoine Bailly,
một Linh mục trở lại với Tin Lành.
 

 
Trong thời gian thờ phượng Chúa của Hội thánh thuộc Hội thánh Tin Lành Cải  Cách tại Toulouse vào ngày 7-10-1990
 
“Tôi sẽ vui mừng và khoái lạc bởi sự nhơn từ của Chúa; vì Chúa đã đoái đến sự hoạn nạn tôi, biết nỗi sầu khổ linh hồn tôi. Chúa không nộp tôi vào tay kẻ thù nghịch, song đặt chơn tôi nơi rộng rãi” (Thi thiên 31:7-8)
 
Tôi thấy một dấu hiệu cảm động của đức tin mà anh đã yêu cầu tôi viết lời nhắn tin gấp cho anh. Chỉ tám ngày qua mà tôi đã lên tòa giảng làm chủ chăn trong Giáo hội Công giáo Lamã. Lời chứng của tôi à? Vâng, làm sao tôi có thể kể lại điều đã xảy ra cho tôi để thuật lại cuộc sống của tôi bị đảo lộn như thế nào. Làm sao tôi có thể đanh giá đúng về Lời Đức Chúa Trời? Làm sao qua điều đó, qua đức tin, tôi có thể khám phá sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời? Tôi đề nghị câu chuyện Áp-ra-ham có thể bày tỏ rõ hơn

Anh biết Áp-ra-ham đã sống tại U-rơ xứ Canh đê, nơi hiện nay là của Saddam Hussein. Áp-ra-ham vẫn còn trẻ khi thình lình nghe tiếng Đức Chúa Trời mà ông chưa hề biết kêu gọi ông, ông có thể vâng theo Đấng đó không phản kháng, và với một lời hứa không rõ ràng: “Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn” (Sáng thế ký 12:1-2). Và Áp-ra-ham đã vâng lời. Ông tự hỏi mình câu hỏi: “Chính tôi liên hệ thế nào với Đức Chúa Trời của lời hứa nầy? Các thần của những người khác không tốt bằng Đức Chúa Trời sao? Chính Đức Chúa Trời có lừa gạt tôi không?”

Áp-ra-ham đã lập kế hoạch, bắt đầu: “Tôi sẽ lập đầy tớ tôi là Ê-li-ê-se, người Đa-mách thừa kế tôi”. Nhưng Chúa trả lời: “Không!”. Rồi Sa-ra cho lời khuyên: “Vậy xin ông hãy lại ăn ở cùng con đòi tôi, có lẽ tôi sẽ nhờ nó mà có con chăng” (Sáng thế ký 16:2). Môt lần nữa Chúa đến giữa họ: “Không. Ích-ma-ên không phải là con của lời hứa, mà là Y-sác”. Vì vậy chúng ta thấy việc đó phải xảy ra để Áp-ra-ham là người luôn làm điều tốt nhất hầu nhận biết chương trình của Đức Chúa Trời. Nhiều lần đã bước vào sự âu thuẫn với lời hứa của Đức Chúa Trời, Áp-ra-ham đã phải học rằng mọi vật được ban cho ông từ Đức Chúa Trời, được biệt riêng cho Đức Chúa Trời: “Năm sau cũng cùng ngày”. Anh có thể dựa theo câu chuyện nầy.
Cuộc đời ngắn ngủi của tôi, tôi đã kinh nghiệm đường lối của Chúa: Một sự kêu gọi mạnh mẽ và dứt khoát; sự khám phá ttương lại con người qua ranh giới chính mình, và không biết nhiều hơn điều mình phải làm; sự mặc khải của Đức Chúa Trời quan những hành động cá nhân của mình, kết quả những việc làm của Đức Chúa Trời vượt hơn mọi điều loài người mong đợi.

Trước Sự Kêu Gọi của Chúa
Khoảng tám năm qua, có một người bước vào giáo xứ của tôi là người được chuyển đến Toulouse. Đó là một người trẻ đã dâng mình trọn vẹn cho việc rao giảng về Chúa Jêsus Christ. Qua cuộc tiếp xúc với anh ấy, tôi bắt đầu nhận ra, mặc dù năng nổ và tận tụy, tôi đã bận rộn xây dựng một giáo đoàn của Đấng Christ bằng rơm rạ. Tôi đã làm việc với bề ngoài mạnh mẽ, mặt trước đẹp đẽ, nhưng bên trong nhà thờ nầy không có người nào trở lại với Đấng Christ, biết sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, nhưng kêu gọi cho nước riêng của tôi. Cho nước riêng của tôi và cho vinh hiển của thứ bậc Giáo hội, và những uy quyền của Giáo hội Công giáo Lamã.

Sự khám phá nầy làm tôi vỡ vụn. Tòa nhà sự sống của tôi đổ sụp. Tôi đã làm việc 20 năm cho một điều mà thình lình dường như đối với tôi trở thành vô nghĩa. Đó là thời điểm bắt đầu  qui đạo của tôi. Từ lúc đó tôi tiếp tục giảng về nhu cần trở lại với Đấng Christ. “Nó không phải là việc chịu đủ bí tích để được cứu, nhưng bạn phải quay lại và tin  nhận Đấng Christ cách cá nhân”.

Sự giảng dạy đó đã gặp phản kháng lớn. Họ đã kiện cáo tôi với vị Giám mục, là người duy trì bình an trong giáo xứ, đòi tôi phải từ chức. Tốt hơn là tôi phải rời ngay giáo xứ, nhưng tôi sẽ đi đâu?
Tôi biết Hội thánh Tin Lành Cải Cách Truyền Giáo Độc Lập (EREJ)qua sự tiếp xúc nội bộ giáo xứ của tôi, nhưng … chuyển qua giáo hội đó sao? Không, tôi không thấy đó là việc phải làm. Dù  vậy, đã có một ánh sáng yếu ớt ở chân trời. Vào một tối mùa đông 1987, tôi đã nghe một sứ điệp của Tiến sĩ Laurence (thuộc Hệ phái Các Hội Chúng Đức Chúa Trời). Ông giảng trước một nhóm thanh niên, năm hoặc sáu người trong nhóm họ là những thành viên của Hội thánh ông. Nhà Truyền đạo nầy giảng về Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa duy nhất cho những tội nhân. Ông cũng làm chứng việc Đức Chúa Trời làm trong đời sống của ông. Gần 30 năm trước, Chúa đã kéo ông ra khỏi vũng bùn tội lỗi.

Tôi tiến lên phía trước, tràn ngập vui mừng sâu xa. Tôi thấy rằng người nầy hoàn toàn tin cậy Đấng Christ và từ khi qui đạo đến nay, tôi đã dâng mình như vậy.
Vài tuần sau sự việc đó, tôi nghe Tiến sĩ Eugene Boyer trong nhà thờ tại Salin nhơn tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất của các Cơ-Đốc nhân. Một lần nữa, tôi chú ý nhà Tuyền giáo nầy cũng đã trải qua niềm tin nơi một mình Đấng Christ. Tôi lại kinh nghiệm niềm vui giống như vậy. Rồi tôi quyết định tiếp xúc với ông.

Ông rất sẵn lòng tiếp tôi. Ông cho tôi bài xưng tội của De La Rochelle, bài xưng tội của Giáo sư Courthial, và bản giáo lý vấn đáp Heidelberg, thức ăn kỳ diệu cho tâm linh và tấm lòng. Ông cũng cho tôi tiếp xúc với Thần học giản yếu của AIX En Provence, nhưng ông không ép tôi vào một hướng nào rõ rệt.
Tôi đã nói với ông những điều về cuộc du hành của tôi bên trong Giáo hội Công giáo Lamã. Ông không ngạc nhiên, ông đã biết những điều nầy qua “những xưng tội “ của các Linh mục mà ông đã gặp.

“Hãy đi đến xứ mà ta sẽ chỉ cho”, Chúa đã dành sẵn vùng đất đó cho tôi. Đó là Hội thánh Tin Lành Cải Cách Truyền Giáo Độc Lập. Nhưng tôi sẽ bước vào chỗ đó cách nào? Rồi những bức tường Giê-ri-cô dựng lên trước mặt tôi: Những khó khăn đã xuất hiện dường như để ngăn chận giai đoạn tiến bộ của tôi, tình trạng tài chánh, sự kiện tôi tiếp tục thi hành chức vụ như một mục sư, mong ước tiếp tục sống tại Toulouse của tôi, cũng như địa vị mà tôi sẽ được ban cho.
Vì vậy, tôi, chính tôi đã chồng chất những nan đề trước một hội đồng phải quyết định về việc tôi gia nhập đoàn tu sĩ, một hội đồng mà mọi việc vẫn phải theo sự sắp xếp và luật lệ của Giáo hội liên quan đến những phúc trình. Tôi cảm thấy câu trả lời cho thỉnh cầu của tôi sẽ bị phủ quyết. Do đó, tôi rút lại các thỉnh cầu nầy. Đó là một thất vọng lớn đối với tôi. Nhưng tôi có đức tin về sự phán xử của các nhà Truyền đạo nầy. Tiếng ‘không’ của họ có ý nghĩa cho tôi như tiếng ‘không’ của Chúa (tôi không nghĩ như vậy về cuộc phiêu lưu đức tin của Áp-ra-ham).

Về việc rút laui, tôi quyết định chờ đợi cho đến khi tự do hoàn toàn để liên hệ với EREJ. Nhưng Chúa cũng phán ‘Không’, không chờ đợi nữa, bây giờ phải bước ra. Vì thế Chúa đã gọi một người ở xứ khác bước ra: Tiến sĩ H. Hegger, một Linh mục qui đạo khởi sự một tổ chức với mục đích giúp các Linh mục vì lương tâm muốn rời Giáo hội Công giáo Lamã của họ. Người trung gian của EREJ đã tiếp xúc với ông, nhưng hình như việc bắt đầu giải quyết không đến từ mặt nầy. Ngày 14-7, tôi quyết định tiếp tục dùng hai tuần của kỳ nghỉ đến những người bạn tại Luân-đôn. Đúng lúc tôi ra về trên xe buýt, tôi tìm thấy bức thư của Tiến sĩ H. Hegger. Trước nhất ông đã muốn tìm tôi tại Toulouse, nhưng không có cơ hội lúc đó. Hiện nay ông đang có cuộc họp tại Luân-đôn từ 16-7 đến 20-7 (!), và ông cần gặp tôi. Tuy nhiên, địa chỉ mà ông ghi trên bì thư gởi cho tôi không rõ, chỉ ghi là “Central Hall”, là nơi tổ chức cuộc họp. Tôi không tìm nơi đó được. Thiếu can đảm và mệt mỏi vì áp lực tìm kiếm mà không tìm được, tôi muốn từ bỏ việc tìm ông, nhưng bởi sự nài nỉ của các bạn hữu, ngày hôm sau tôi thử tìm một lần nữa.

Rồi thì sự thành công đến! Địa điểm đó ở trong khu vực của Central Methodist Hall, kế bên Toà nhà Quốc Hội, giữa trung tâm Luân-đôn. Tôi đã đi xuống đó ngày trước và quẹo ngã khác, tôikj chú ý Central Hall đơn giản chỉ về Central Methodist Hall.
Buổi gặp nhau đó rất thân mật. Chúng tôi nóiđến thời gian dài khi Tiến sĩ Hegger gởi tên tôi cho Văn phòng của Tổ chức “Đường Ngay Thẳng” của ông.
“Anh có thể ra đi ngay, chúng tôi thông báo một sự bảo đảm mọi chi phí của anh cho đến khi anh được sắp xếp”. Ông dắt tôi đến một trong những người lãnh đạo hội nghị, người nầy đã cầu nguyện giữa những người đang thảo luận sôi nổi ở hành lang. Từ chỗ đó, ông lấy cho tôi một số tiền lớn đủ cho chuyến trở về của tôi cũng như thời gian tôi còn ở Luân-đôn. Điều nầy nhận chìm tôi hoàn toàn. Tôi yên lặng. Một lời duy nhất tôi có trong sự sắp xếp của tôi là được giải thoát ngay lúc nầy.

Từ những khó khăn lúc đầu đến việc từ bỏ, rồi làm thành viên của EREJ, rồi từ những việc nhành chóng tiếp theo sau. Trở lại Toulouse, tô tập trung vào việc thuên một phòng nhỏ vừa với tôi. Nhưng công ty địa ốc do dự vì theo họ, tôi chỉ có được dâng cúng quá ít không đủ bảo đảm tài chánh để thuê chắc chắn. Chị tôi là đỉnh cao kế hoạch rời Giáo hội Công giáo Lamã của tôi từ đầu, đã hứa giúp tôi vượt qua khi tôi cần. Chị đã ký hợp đồng bảo đảm và qua đó tôi có thể mướn một phòng nhỏ.

Trong 15 ngày, Chúa đã rút những khó khăn khỏi con đường. Những gì tôi nghĩ là bất năng, Chúa đã đưa đến thanh thản. Tôi đã sẵn sàng chính thức hành trình rời Giáo hội Công giáo Lamã, nhưng Chúa đã dùng một tai nạn lúc tôi đi bộ làm bể xương đầu gối của tôi, để dạy tôi học một lần nữa rằng không phải tôi mà là Chúa quyết định. Điều đó Chúa muốn nói: “Ta đồng ý việc ngươi khởi hành, nhưng khởi hành ngay lúc nầy theo ta là tốt nhất; hãy dùng ba lần cần phục hồi quan trọng bằng băng bột thạch cao của ngươi để sự bình an của ta thổi vào ngươi, và cũng để chính ngươi trở nên chín chắn phần tâm linh qua sự cầu nguyện hầu cho ngươi viết lời cáo biệt giáo xứ của ngươi”.

Không thể nào tốt hơn! Chúa “cho phép hoãn lại hai tuần”. Sau đó tôi đã nói với Chúa, tôi sẽ ra đi dù có hay không có băng bột. Chúa đã thấy là tốt, vì tôi đã quyết định những thay đổi nầy. Để ngăn tôi kiêu ngạo, tôi phải thêm một điều nữa: Hai sự chọn lựa mà tôi đã nghi ngờ và đã nản chí trước khi chọn lựa bước kế tiếp, ngay vào đêm trước ngày 30-9, địa điểm Chúa muốn tôi ở di dời từng mét một. Phải, Chúa đã dạy điều đó cho tôi, “Tại sao con nghi ngờ đức tin nhỏ bé của con?” Chúa đã dạy tôi như Ngài vẫn thường làm.

“Lạy Chúa, Ngài đã nhịn nhục con. Chúa thật đã luôn kéo con ra khỏi móng vuốt của kẻ ác thuộc thể cũng như thuộc linh, từ khi con mới được sanh ra. Ôi Chúa, con biết Ngài yêu con, con thường kinh nghiệm điều ấy, và càng kinh nghiệm hơn khi con lớn tuổi. Hiện nay, trong những ngày nầy, Chúa đã đầy dẫy sự vui mừng, bình an kỷ diệu cho con! Con có thể nói như Phao-lô: con biết con đã tin Đấng nào.

Lãy Chúa, có lẽ con thật thiếu kiên nhẫn để hỏi Chúa: ‘Ngài muốn gì ở con? Chúa muốn dành cho con nhiệm vụ gì lúc nầy? bây giờ con đã 64 tuổi, cái tuổi hầu hết mọi người đều nghĩ về lương hưu trí của họ. Lạy Chúa, hãy tỏ cho con con đường của Ngài”.

Do Linh mục qui đạo Antoine Bailly

 

Chúa Jêsus Cứu Chính Tôi
Lời chứng cá nhân của Jose Manuel De Leon,
một Linh mục trở lại với Tin Lành.
 
 
Tôi được sinh ra tại Viscaia, Tây Ban Nha, vào ngày 9 tháng 4 năm 1925. Lúc 11 tuổi, cha tôi mất, nạn nhân cuộc nội chiến. Hoàn cảnh đã dứt tối khỏi niềm vui của người mẹ. Đối với vài người cậu, thành thật mà nói, đã lừa tôi vào con đường học làm Linh mục. Tôi được phong chức Linh mục vào ngày 24-9-1949. Mặc dù với tám năm, tôi đã làm công việc dạy dỗ thanh niên tại Tây Ban Nha, tôi, chính tôi cần sự bình an và mặc dù với tất cả những lời nguyện sống nghèo khổ, trinh bạch và vâng phục, tôi đã không chế ngữ được để quyết định những vấn đề thuộc linh và thống khổ của linh hồn tôi.

Với những dằn vật của lương tâm, tôi tuân giữ vô số khuôn phép, luật lệ, tôi nhận những bí tích và thực hành những nghi thức. Tuy nhiên, tôi không hiểu biết Đấng Christ là Cứu Chúa của tôi, ngay cả việc không muốn đọc Lời của Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên ngoài ra tôi không thể dạy những điều tôi bác bỏ. Điều dó chưa bao giờ xuất hiện để khiến tôi nghĩ rằng tôi đang thi hành một chức vụ trái với Kinh thánh.

Trong lúc đó, tôi được bổ nhiệm đến giáo khu “Our Lady of Redemies”, tại Rocha, Uruguay, với tư cách cha giáo xứ. Một năm ở tại Châu Mỹ La-tinh, tôi đã trung tín thực hiện sứ mạng của tôi, nhưng không tìm được phương thuốc cho những phiền muộn của tôi.
Tôi chưa bao giờ nói chuyện với những Cơ-Đốc nhân Tin Lành (hoặc ‘cải chánh’ như họ thường gọi), tôi cũng chưa bao giờ muốn trở nên một người nào đó như họ. Tuy nhiên, trong sự thương xót của Đức Chúa Trời, Ngài đã dẫn dắt tôi. Vào tháng 9-1958, tôi gặp hai nữ truyền giáo đến từ Buenos Aires, cuộc nói chuyện với họ để lại một cảm giác vui vẻ trong linh hồn tôi. Họ cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời với sự tin cậy và hoàn toàn hiểu biết Lời Chúa. Họ hỏi tôi được cứu chưa. Tôi trả lời rằng tôi đang mong được cứu bởi công lao của Đấng Christ và bởi những việc lành của tôi. Họ đáp rằng bởi “được xưng công bình qua đức tin, chúng ta được hòa thuận với Đức Chúa Trời”“Huyết của Đức Chúa Jêsus làm sạch mọi tội chúng ta”. Tất cả điều họ nói được trưng dẫn Kinh thánh (Êphê-sô 2:8; Rôma 5:1; I Giăng 1:7). Tôi phản đối rằng: “Điều nầy được hiểu ngầm là bởi Giáo hội hằng dâng Lễ Misa hằng ngày qua các tế lễ thay cho tội chúng ta và chết thay”. Các bà ấy trả lời: “Giáo hội Công giáo Lamã và các ông là những Linh mục sẽ muốn nói nhiều việc; tuy nhiên, Kinh thánh đãm bảo cho chúng tôi rằng: “Bởi hễ có sự tha thứ thì không cầnd âng tế lễ vì tội lỗi nữa” (Hê-bơ-rơ 10:18).

Ngay lập tức tôi gởi thư cho các bạn tại tây Ban Nha và yêu cầu họ gởi cho tôi hai bản dịch Kinh thánh, một bản Nacar-Colunga của Công giáo Lamã và bản Reina-Valera của Tin Lành. Không lâu sau, hai bản Kinh thánh đó được gởi đến, tôi bắt đầu đọc cách thèm khát theo tỉ lệ bảy hay tám giờ một ngày. Tôi dám chắc rằng hai bản dịch đều giống nhau, trừ vài từ ngữ dùng do dịch giả. Lời Đức Chúa Trời đã cách mạng tâm linh tôi. Sau ba tháng trong “Ngôi Trường Thật của Đức Chúa Trời”, tôi đến Buenos Aires vì muốn biết cách ‘cá nhân’ những người Tin Lành. Trong ba ngày tôi tham dự những buổi thờ phượng và trò chuyện với họ, đủ để thuyết phục tôi rằng những người nầy đã hưởng rất nhiều bình an, hạnh phúc, đã cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời luôn xin trong Danh Chúa Jêsus Christ, không thể sai lầm.

Quay về Rocha, tôi không thể ngừng giảng Lời Đức Chúa Trời cho giáo xứ trung thành của tôi. Song song với Lễ Misa những ngày đó, sự nhắc nhở đến thí dụ về người gieo giống, sự chữa lành người mù tại Giê-ri-cô, sự cám dỗ Chúa Jêsus trong đồng vắng, v.v… Dịp tiện được tán thành ủng hộ giáo dân đọc Kinh thánh. Tôi không tấn công bất cứ giáo lý nào của Công giáo Lamã, trong tinh thần tôi, tôi nắm vững quyết định không công kích Giáo hội Công giáo Lamã. Tôi tiếp tục tin rằng tôi đã xa rời sự cứu rỗi. Hơn nữa, tôi đã bị hạn chết đến với sự cứu rỗi vì những lợi ích cá nhân.

Tuy thế, điều ngạc nhiên lớn cho tôi khi vào Lễ Kỷ Niệm một năm tôi đến Rocha (21-2-1959), Đức Giám mục nói với tôi rằng theo ý kiến của nhiều người tố cáo tôi giảng ‘như một người Tin Lành’. Tôi bị trục xuất khỏi giáo khu, và phải trở lại Tây Ban Nha như trước.
Nếu tôi giảng chống lại giáolý Cơ-Đốc, tôi muốn được công khai từ chức. Nhưng chống lại pháp chế riêng của Giáo hội, thông báo sẽ được gởi đến nhóm người có thành kiến trước khi họ có thể tác động lên phán quyết của Giáo hội, làm tôi bị tổn thương chức vụ của tôi. Mặc dù lương tâm tôi không tố cáo tôi trước mặt Đức Chúa Trời, tôi đã đến gặp vị đại diện của Giáo hoàng để yêu cầu được đối chất với vị Giám mục. Ông ấy tử tế hơn một chút, và tôi quyết định rời Rocha. Sau tám ngày ‘rút lui thuộc linh’ (tỉnh tâm), tôi nhận chức vụ tại Rio Branco.

Những ngày tỉnh tâm đã giúp tôi được hiểu thêm về Kinh thánh. Tôi càng đọc càng bị thuyết phục rằng Giáo hội Công giáo Lamã hoàn toàn đi chệch ra ngoài tinh thần Phúc âm. Trong quyển “Tại Sao Tôi Theo Đuổi Chức Vụ Linh mục và Tại Sao Tôi Rời Bỏ”, tôi đã giải thích rộng rãi những lý do khiến tôi rời bỏ Giáo hội Công giáo Lamã. Trong đó, mọi điều được đặt đúng vị trí của nó. Đấng Christ là hòn đá góc nhà của Hội thánh Ngài, không phải Phê-rô. Kinh thánh chứ không phải là những lời truyền khẩu. Nũ trinh Ma-ri là mẹ của Cứu Chúa chứ không phải là mẹ của Đức Chúa Trời. Những người thánh của Đức Chúa Trời chính là những người được đặc ân nhưng không phải là những người trung gian, v.v… Tôi đã ghi chú rằng điềur ăn thứ hai trong cùng bản dịch Công giáo Lamã đã trưng dẫn, không phải chỉ bị Đức Chúa Trời cấm, mà cả việc tạo ra những hình tượng (Giáo hội Công giáo Lamã đã cắt bỏ trong bản “Giáo lý Vấn đáp”). Điều răn đó là: “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào … ngươi chớ quỳ lạy trước các hình tượng đó…” (Xuất Ê-díp-tô ký 20:4-5).

Trong giới hạn không gian tôi có ở đây, tôi đưa ra ba lý do như sau: Họ (những vị thầy của những giáo sự Công giáo Lamã) dạy rằng: (1) vị Linh mục được gọi là cha, thay thế Đức Chúa Trời dạy dỗ; (2) ngươi phải xưng tội với vị Linh mục vì họ được quyền tha tội; (3) chỉ qua vị Linh mục và qua một mình Giáo hội, ngươi có thể tìm được sự cứu rỗi.

Đức Chúa Trời dạy trong Lời Ngài rằng: (1) Chúng ta không được gọi ai là cha trên đất vì Chúa là Cha, là Đức Chúa Trời và Ngài là Thầy, là Christ, và vì vậy Đức Thánh Linh dạy dỗ dẫn dắt chúng ta vào mọi lẽ thật (Mathiơ 23:9-10; Giăng 14:26; 16:13); (2) Tội lỗi phải xứng với Chúa và đó là cách tẩy sạch chúng ta khỏi mọi điều không công bình (I Giăng 1:8-10; Êsai 42:26); (3) Ngoài Đấng Christ là Đấng đã chết trên thập tự giá vì mọi tội nhân, không có một danh nào ban cho loài người để chúng ta nhờ đó được cứu (Công vụ 4:12; 5:31; Hê-bơ-rơ 7:25).

Cho nên, không thể tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại Đức Chúa Trời, chống lại Lời Ngài, và chống lại lương tâm của chính mình, tôi quyết định dâng chính mình vào tay Chúa và tự phóng thích tôi ra khỏi Giáo hội Công giáo Lamã. Một lần nữa, Lời Đức Chúa Trời được ứng nghiệm nhiều hơn: “Các ngươi sẽ biết lẽ thật và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” (Giăng 8:32). Tôi không làm gì hơn là vâng theo một trong những lời cảnh cáo uy nghiêm nhất để  kết thúc Kinh thánh: “Hỡi dân ta, hãy ra khỏi Ba-by-lôn, kẻo các ngươi dự phần tội lỗi với nó, cũng chịu những tai họa nó nữa chăng” (Khải huyền 18:4).

Bây giờ, như sứ đồ Phao-lô, tôi giảng Tin Lành “theo như đạo mà họ gọi là một phe’“nhờ ơn Đức Chúa Trời bảo hộ, tôi còn sống đến ngày nay, làm chứng cho các kẻ lớn nhỏ… phải rao truyền ánh sáng ra cho dân sự và dân ngoại” (Công vụ 24:14; 26:22-23)

Do Linh mục qui đạo Jose Manuel De Leon

 

 
PHẦN KẾT
Có Phải Tu Viện Do Loài Người lập?
 
 
Một người cố gắng tự thánh hóa, hoặc tự tẩy uế theo cách riêng của mình, không theo Lời Chúa, Kinh thánh gọi là một sự đáng gớm ghiếc. Toàn bộ lời kết luận sách Êsai, đoạn 66, phải làm với sự nầy, hoàn toàn nghiêm túc bởi vì trong những từ ngữ Kinh thánh, nó có nghĩa là “dâng của lễ chay cũng như chọc huyết heo” (Êsai 66:3). Từ thời Cải Chánh, có vẻ như toàn bộ vấn đề tranh cãi về hình thức tu hành của đời sống chưa được toàn tâm toàn ý. Trong phần kết nầy, tôikj dám bỏ mặc câu hỏi không được yêu cầu: Có phải hình thức tu hành của đời sống được Đức Chúa Trời phác họa? Mục đích của tôi là đo lường “đời sống tu hành chống lại lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời cũng đã được tuyên bố trong sách Êsai:
“Hãy theo Luật pháp và lời chứng! Nếu dân chẳng nói như vậy, chắc sẽ chẳng có rạng đông cho nó” (Êsai 8:20)

Có phải hình thức đời sống tu hành
đã được Đức Chúa Trời phác họa không?
Khi các bạn đọc quyển sách nầy, các bạn có thể để ý ngoài việc làm Linh mục, nhiều người trong những chứng nhân nầy đã thực hện chức năng trong các dòng tu khác nhau qua Giáo hội Công giáo Lamã, như Enrique Garcia nói về bảnc hất một thầy dòng Phan-xi-cô, Dario Santamaria là một người dòng Đa-minh, Bob Bush là người dòng tu Dòng Tên, và Bart Brewer là thuộc dòng tu kín. Thêmững người nầy không chỉ từ bỏ chức vụ Linh mục Công giáo Lamã, nhưng cũng từ bỏ cuộc sống tu hành trong hẹ thống Giáo hội Công giáo Lamã. Vì vậy, cần hiểu giáo lý Công giáo Lamã là gì trên cuộc sống tu hành để so sánh với ánh sáng của lẽ thật Kinh thánh.

Trong sự dạy dỗ của Giáo hội Công giáo Lamã, hoàn toàn nghiêm ngặt và rõ ràng đối với ‘hình thức đời sống tu hành’. Tài liệu Công đồng Vatican II, No. 28, Lumen Gentium, tuyên bố rõ, không thể giảit hích hai cácnh:

“Ngoài việc ban quyền hành hợp pháp đối với hình thức đời sống tu hành và như thế đã đưa nó lên chân giá trị hợp qui điển. Giáo hội đặt nó trước nghi thức tế lễ cũng như vị trí thánh hóa đối với Đức Chúa Trời. Chính Giáo hội với tư cách thẩm quyền được Đức Chúa Trời ban cho, tiếp thêmận thêmững lời nguyện của thêmững ai tuyên xưng hình thức nầy của đời sống”[1] (sự thêmấn mạnh được thêm vào).
Như thế câu hỏi được đặt ra: Có phải bất cứ tổ chức đoàn thể nào cũng có quyền ban cho quyền hợp pháp đối với một hình thức đời sống tu hành không? Một tổ chức đoàn thể có thể dựng lên một hình thức khác của đời sống hơn là quy quyền của Đức Chúa Trời đã ban cho trong Kinh thánh của Ngài không? Câu trả lời dứt khoát là không! Trong cái nhìn của Đức Chúa Trời, hệ thống đời sống tu hành dựng lên bởi Giáo hội Công giáo Lamã không phải là đời sống được Đức Chúa Trời qui định phác thảo trong Kinh thánh.

Ba Thể chế do Đức Chúa Trời qui định
Có thể thấy rất rõ ràng trong Kinh thánh là Đức Chúa Trời đã qui định chỉ ba thể chế khác nhau: Gia đình, Giáo hội và Quốc gia. Đứng đầu và quan trọn nhất là Gia đình, vì nó là nền tảng trên đó hai thể chế kia dựa vào[2].
Có thứ tự trong bà thể chế do Đức Chúa Trời ban cho. Mỗi thể chế có phạm vi cai quản hợp pháp của nó. Tuy nhiên, nó vô hiệu và không hợp pháp nếu cố dựng  lên lên một thể chế tuyên bố là tốt hơn những hình thức đời sống được Đức Chúa Trời ban cho. Đây đúng là những gì Giáo hội Công giáo Lamã đã làm, và cả gan gọi nói là “Môt con đường Hoàn Hảo hơn”, như thế ngụ ý phỉ bang đời sống gia đình. Có những lần Giáo hội Công giáo Lamã dùng từ ngữ “Gia đình” khi dạy về đời sống tu hành, “Các thành viên của các Gia đình [tu hành] nầy hưởng nhận nhiều sự giúp đỡ hướng về sự sống thánh khiết của đời sống. Họ có một cách sống Cơ-Đốc đặt nền tảng vững vàng và chắc chắn hơn…[3] Đây là điểm chỉ ra điều Giáo hội Công giáo Lamã ở trong tội lỗi. Không ai có thể thánh hóa một thể chế để đòi hỏi được “đặt nền tảng vững vàng và chắc chắn” hơn những gì Chúa đã ra lịnh[4].
Thỉnh thoảng nền tảng hiểu biết không phải chỉ là đời sống tu hành “theo sát Đấng Christ”, nhưng ý tưởng cũng được ban cho là một sự liên hiệp mầu nhiệm với Đấng Christ. Một thí dụ xác nhận gấp đôi tính ưu việt là đoạn trích về “Đời sống Thánh hóa và Vai trờ của Đời sống trong Giáo hội giữa Thế gian”.
“…Tương đương với những hình thức đời sống thánh hóa nầy là một dòng tu của các đồng trinh là những người đang lắng nghe sự kêu gọi thánh theo Đấng Christ gần hơn, được thánh hóa với Đức Chúa Trời bởi Giám mục giáo phận theo lễ nghi bí tích đã được tán thành: được liên hiệp vợ chồng mầu nhiệm với Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời; được hiến dâng để phục vụ Giáo hội”[5].
“Gần hơn” ở đây, một lần nữa trái với những gì Đức Chúa Trời qui định trong Lời thành văn của Ngài; nhưng yêu sách thứ hai là “Một dòng tu của các đồng trinh” như vậy “được liên hiệp vợ chồng với Đấng Christ” cách mầu nhiệm là một lời nói dối hoàn toàn. Trong Kinh thánh, Chúa làm cho mọi người sanh bởi Đức Thánh Linh được vui mừng như một chàng rể làm cho cô dâu vui mừng, “Vì chồng ngươi tức là Đấng đã tạo thành ngươi, danh Ngài là Đức Giê-hô-va vạn quân” (Êsai 54:5). Đi quá xa những gì Đức Chúa Trời đã lập là tội lỗi. Kinh thánh đã quở trách thẳng thắn: “Chớ vượt qua lời đã chép” (I Côrintô 4:6).

Một Kiểu Mẫu Không Hợp Pháp
Địa vị uy quyền tối thượng của Giáo hội Công giáo Lamã đã tuyên bố không ai được xét đoán Giáo hội (Canon 1404)[6] cố gắng chứng minh hình thức đời sống tu hành mà Giáo hội đã dựng lên bằng việc tuyên bố những lời khuyên từ Phúc âm (ba lời nguyện về sống nghèo khổ, trinh bạch và vâng phục)[7] là phần dạy dỗ và gương mẫu của chính Đấng Christ, như Giáo hội Công giáo Lamã tuyên bố chính thức trong Lumen Gentium.
“… Hơn nữa, tình trạng tu hành tạo nên một sự noi gương gần hơn và một sự lập lại giáo lịnh tồn tại mãi trong Giáo hội về hình thức đời sống mà Con Đức Chúa Trời đã tạo dựng cho riêng Ngài khi Ngài nhập thể để thực hiện ý muốn của Đức Chúa Cha và điều mà Ngài đã đề xuất cho các môn đồ là những người theo Ngài”[8].
Nếu như vậy, thì dụ, giáo lý những lời nguyện ấy thật sự đặt nền tảng trên sự dạy dỗ và gương của Đấng Christ, sau đó là của các sứ đồ và những môn đồ muốn sống độc thân, họ muốn được sống trong những công xã đặc biệt. Cũng vậy, sau khi Chúa Jêsus phục sinh, những người nam nữ nầy muốn được ở dưới lòi nguyện vâng phục tuyệt đối với các sứ đồ. Dĩ nhiên, không có  một điều nào trong những điều đó là như thế. Hơn nữa, Kinh thánh tuyên bố tất cả người tin Chúa chân thật “là dòng giống được lữa chọn, là chức tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời” (I Phi-e-rơ 2:9). Ân tứ độc thân chỉ được ban cho một số người và việc chọn lựa để sống như vậy là giữa Chúa với người tin. Thời gian và hoàn cảnh của cuộc sống độc thân đó cũng là cá biệt giữa Chúa với cá nhân, “Người nào lãnh nổi lời ấy thì hãy lãnh” (Mathiơ 19:12).

Như vậy, trái với những gì Giáo hội Công giáo Lamã tuyên bố, “hình thức đời sống mà Con Đức Chúa Trời tạo dựng cho riêng Ngài”, Chúa không sống trong tu viện, cũng không có một sự gợi ý nào để dựng lên cuộc sống như vậy. Đối với Chúa, điều quan trọng là đang khi người tin vẫn còn trong thế gian, nhưng họ không thuộc về thế gian. Trong sự dạy dỗ của Chúa, những cá nhân được thánh hóa do lẽ thật từ LỜi Đức Chúa Trời, không phải bởi sự cố gắng xuất thế. “Con chẳng cầu Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ cho khỏi điều ác” (Giăng 17;15), “Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh; Lời Cha tức là lẽ thật” (Giăng 17:17).

Luật qui điển của Giáo hội Công giáo Lamã (1983) được đặt căn bản trên những tài liệu của Công đồng Vatican II. Chính như Công đồng đã dạy rằng đời sống tu hành được “đặt nền tảng vững vàng và chắc chắn hơn”, vì vậy sự dạy dỗ chính thức của Giáo hội Công giáo Lamã trong qui điển 573 tuyên bố, Para 1: “Đời sống được thánh hóa bởi sự tuyên xưng theo những lời khuyên dạy của Phúc âm là hình thức vững chắc của sự sống do bất cứ sự trung thành nào, theo Đấng Christ càng gần hơn dưới sự hành động của Đức Thánh Linh, được hiến dâng hoàn toàn cho Đức Chúa Trời…” (xem chú thích 6).

Ý nghĩa sự hiến dâng nầy được ban trong Para 2 cùng qui điển: “Ki-tô hữu trung tín là người tuyên xưng tin theo những lời khuyên của Phúc âm về sự trinh bạch, nghèo khổ và vâng phục, qua những lời nguyện hoặc những cam kết khác…”
Vì vậy, những từ ngữ “càng gần gũi hơn” của Para 1 trái với những lời nguyện hôn nhân, đời sống được thánh hóa là đời sống để theo Đấng Christ gần hơn. Đức Chúa Trời có bao giờ tuyên bố như vậy không? Không! Lý do người nam lìa cha mẹ là để dính díu với vợ mình, “hai người sẽ trở nên một thịt… Thế thì, vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng là một thịt mà thôi”.

Trong mạch văn chính xác nầy Chúa phán về người hoạn vì cớ Nước Thiên đàng (c.12), được ghi chú trong trường hợp nầy không có một thể chế mới nào được cho phép; hơn nữa, cá nhân có thể tiếp nhận, hãy để người đó nhận. Vấn đề nầy ở trong sự bền vững của cuộc sống gia đình do Chúa lập mà một cá nhân với ân tứ của Đức Chúa Trời cho sống độc thân có thể cố gắng sống ở ngoài sự kêu gọi của mình. Chúa đã KHÔNG phán những điều như thế nầy: “Vì lý do người nam sẽ rời cha mẹ và chính người đó gia nhập vào một nhóm người sống độc thân khác, và cách sống của họ sẽ được thành lập”. Hình thức đời sống như vậy không bao giờ được Chúa thiết lập.

Một số người có thể cố gắng hợp thức hóa bằng cách nói rằng cái văn hóa đó sẽ có được sự phát triển và sau đó được Chúa đồng ý. Một hình thức đời sống như vậy đã tồn tại nơi các Cuộn Biển Chết được tìm thấy tại Qumran, phái Essences sống trong kiểu cách tu viện thời Chúa Jêsus trên đất. Nếu Chúa đã có ý muốn thiết lập đời sống tu viện, Ngài sẽ làm như vậy.

Hãy đặt Chúa làm đầu tuyệt đối trong những mối liên hệ là những gì Chúa đã dạy đid ạy lại, “Ai yêu cha mẹ hơn ta, thì không đáng cho ta…” (Mathiơ 10:37).
Như vậy, việc rời bỏ gia đình, cha mẹ, anh em, vợ con, vì cớ Chúa là những điều tất cả người tin phải làm. Không có điều gì và không một ai được trở nên quý trọng hơn chính Chúa. Nhưng một cuộc sống như vậy không được lập ra để chuyển sang một đoàn thể tu hành và các thầy dòng hoặc nữ tu, mà được dựng lên rõ ràng bởi lời hứa của Chúa cho những người tin hiện nay trong thế giới: “mà chẳng lãnh được đương bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn về những nhà cửa, anh em, chị em, mẹ con, đất ruộng, với sự bắt bớ …” (Mác 10:30).

Phải, chính những mối liên hệ được sâu sắc hơn và nhận thức càng đúng đắn hơn, cùng với sự bắt bớ trong bảng liệt kê của Chúa. Một lần nữa Lời Đức Chúa Trời là rõ ràng và chính xác, là một thanh gươm hai lưỡi. Nếu Chúa đã có dự định những tu viện, các mẹ bề trên, hoặc các cha trưởng tu viện, Chúa sẽ phán như vậy trong văn mạch nầy. Trăm lần hơn được ban cho người tin cùng cơ cấu những gì chính Đức Chúa Trời đã qui định không có lời gợi ý về sự tách riêng ra “hình thức cuộc sống vững vàng … để theo Đấng Christ càng gần hơn”. Ra lịnh như vậy trên thực tế có những điều làm guy hại cho hôn nhân. Bộ không phải chính vì vậy mà sự phê bình hiện nay về tình yêu tâm lý xảy ra giữa nhiều người được gọi là “nhà tu” đã làm sao? “Vì vậy, loài người không nên phân rẽ người mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp”.

Hơn nữa, lời khấn dòng được Giáo hội Công giáo Lamã xác định trong Canon 654, “Bởi lời khấn dòng, những thuộc viên thừa nhận bằng lời nguyện chung tuân theo ba lời khuyên của Phúc âm, được tánh hóa đối với Đức Chúa Trời qu chức vụ của Giáo hội, được kết nạp vào hội với những quyền hạn và bổn phận, luật lệ đã xác định (xem chú thích 6).

Trong khi tuyên bố rằng các thuộc viên ‘được thanh hóa như vậy đối với Đức Chúa Trời’, nhưng khi những luật lệ đối với đời sống tu hành lộ ra rõ ràng trở thành thánh hóa đối với Giáo hội Công giáo Lamã hơn là  đối với Đức Chúa Trời. Nếu điều nầy không phải như vậy thì Canon 701 có thể giải thích cách nào? “Những lời nguyện, những quyền lợi và những nghĩa vụ nhận được bởi tự bản thân tuyên xưng sẽ chấm dứt khi bị hồi tục hợp pháp…” Nếu những lời nguyện của một người thật được thánh hóa đối với Đức Chúa Trời, thì không có ‘sự hồi tục hợp pháp’ nào của loài người có thể làm cho những lời nguyện ấy ‘bởi tự bản thân chấm dứt được”.

Sự Cám Dỗ Thanh Niên
Hệ thống Giáo hội Công giáo Lamã cám dỗ thanh niên của GIáo hội vào bậc tu hành. Giáo hội tuyên bố trong sự dạy dỗ của Công Đồng Vatican II rằng Đấng Christ đã dựng nên bậc tu hành ‘của riêng Ngài và Ngài đã đề xuất cho các môn đồ’. Câu đó chỉ là một lời nói dối. Chúa Jêsus Christ sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian. Chúa tuyệt đối vâng lời Đức Chúa Cha, cũng như người tin Chúa được dạy phải vâng lời Ngài và Lời của Ngài. “Chiên ta nghe tiếng ta”, “Nếu ai yêu mến ta thì vâng giữ lời ta”.

Tuy nhiên, lời nguyện vâng lời của Giáo hội Công giáo Lamã đã đưa vào một khái niệm trái với ý tưởng của Kinh thánh. Canon 601: “LỜi khuyên Phúc âm về sự vâng lời, bảo đảm trong tinh thần của đức tin và yêu thương qua việc theo Đấng Christ, là Đấng đã vâng lời ngay cả đến chết, đòi hỏi một sự phụ tùng ý muốn bề trên hợp pháp, là người đại diện Đức Chúa Trời, khi họ ra lịnh theo những tổ chức thích hiệp”.

Trong Mathiơ đoạn 23, Chúa quở trách toàn thể người Pha-ri-si là những người đang đứng đầu sự hướng dẫn như vậy khi họ được dân chúng gọi là ‘cha’ hoặ ‘thầy’. Chúa không chỉ ở ngoài hệ thống nầy, Ngài cũng quở trách sự quỵ lụy đối với điều họ dạy. Dù người Pha-ri-si chất những gánh nặng trên dân chúng, họ không bao giờ đến bất cứ chỗ nào gần như tuyên bố một sự vâng phục đối với ‘các bề trên, là những người đại diện Đức Chúa Trời’. Tuy nhiên, trong những tài liệu của Công đồng Vatican II đã tuyên bố: “Giống như vậy, sự ngoan đạo bắt buộc tuân theo tất cả các mệnh lệnh mà các Hội đồng Giám mục hoặc các Hội nghị hợp pháp ra lịnh đóng kết lại tất cả”.[9]
Canon bắt tôn trọng cùng tiêu chuẩn. Canon 1320: “Người tu hành có thể bị buộc bởi những mệnh lệnh do Giám mục địa phương trong mọi vấn đề, vì họ ở dưới quyền của ông ấy”.

Như thế, Giáo hội Công giáo Lamã tìm cách phá vỡ những lời nguyện hôn nhân bằng việc đòi hỏi lòng trung thành đối với sự trinh bạch theo Giáo hội, theo cách ấy, việc thiết lập đời sống độc thân là tình trạng bị đòi hỏi đối với người tu hành. Lần lượt đối với việc thề nguyện trung thành với Giáo hội, thề nguyện sống nghèo khổ. “Giáo hội Mẹ” hứa bảo đảm hoàn toàn vè kinh tế (trong cái gọi là sống nghèo khổ, một cá nhân có thể không có điều gì riêng, nhưng thương là một thành viên thuộc một đoàn thể của một dòng tu, người đó có thể được sự dâng hiến của cải vật chất đầy đủ). Âm mưu lừa gạt nầy là một cố gắng ngăn chận sự trưởng thành cần thiết của một người tin cậy Đức Chúa Trời không phải vì miếng ăn hằng ngày, mà cũng làm cho người đó đui mù đối với sự việc người đó phải làm để sống, “Song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời” (Mathiơ 4:4).

Sự vâng lời đốivới mạng lịnh của Chúa trong Kinh thánh bị đổi thành sự vâng lời đối với bề trên địa phượng, theo luật Công giáo Lamã, họ là ‘người đại diện Đức Chúa Trời’. Việc bóp méo lời dạy của Kinh thánh như thế chuyển đổi những lời đó thành những lời truyền khẩu do con người lập ra có thể được thấy trong những lời tuyên bố chính thức của Giáo hội. Tất cả những luật lệ thuộc con người ép buộc qui phục thể chế do con người lập ra, là trái với những gì Chúa ra lịnh cho các đầy tớ của Ngài: “Đấng Christ đã buông tha chúng ta cho được tự do; vậy, hãy đứng vững, chớ lại để mình dưới ách tôi mọi nữa” (Galati 5:1)

Hình Thức Cám Dỗ
Hệ thống Công giáo Lamã phải có sự đổ huyết mới trong mỗi thế hệ. Nếu các Linh mục của Giáo hội được phép kết hôn, bảo đảm rằng con cái của họ sẽ nhận biết sự lừa dối của Giáo hội. Nhưng mục tiêu căn bản của hệ thống Công giáo Lamã là lòng sốt sắng thanh niên tính và chủ nghĩa lý tưởng. Không còn nghi ngờ gì con đường đạt đến ‘người tu hành’ sẽ vẫn còn được che chắn mạnh mẽ bởi hệ thống Giáo hội. Sự cần thiết của ‘đời sống tu hành’ giữ cho hệ thống Công giáo Lamã tiếp tục lớn mạnh vì nó vẫn kích thích long thèm muốn của thanh niên bằng những lời gây ấn tượng mạnh mẽ như trong tài liệu Evangelical Testificatio của Công đồng Vatican II.

Ý nghĩa sâu sắc của sự vâng lời được mặc khải đầy đủ trong lẽ mầu nhiệm của sự chết và phục sinh, qua đó vận mệnh siêu nhiên của con người đưa đến nhận thức một cách trọn vẹn. Thật ra qua sự hi sinh, sự đau đớn và sự chết, con người đạt đến sự sống thật. Vì vậy, việc thực thi uy quyền giữa các anh em của bạn có nghĩa là làm đầy tớ cho họ, theo đúng lời Chúa: “Đấng ban sự sống mình làm giá chuộc nhiều người”[10]

Tài liệu Anh ngữ được trưng dẫn nầy đã được sử dụng là ‘lời cổ vũ của các sứ đồ về việc phục hồi ‘Đời sống Tu hành’, Ý kiến và cảm xúc của những câu nầy giống như: “… Th5ât ra quasự hi sinh, chịu khổ và chết mà con người đạt đến sự sống thật…” đã dắt dẫn nhiều người trong quyển sách nầy bước vào ‘Đời sống Tu hành’. Satan luôn bóp méo lời dạy của Kinh thánh cho sứ điệp riêng của nó là các bạn có thể tự cứu mình.
Đây là cách cám dỗ được ban cho thanh niên thời nay. Trong các lần trước đây cũng cùng một sứ điệp: “Hãy sốt sắng tự cứu mình và cứu người khác”, chỉ khác nhau là những từ ngữ sứ điệp lừa dối đó được dùng. Thí dụ: Trong những năm sau Thế chiến II, một số người trong chúng tôi là những người trong sách nầy đã có một bức thư phổ biến rộng rãi nổi tiếng của Giáo hoàng Pius XII, “Trên Thân Thể Mầu Nhiệm”. Tôi còn nhớ một số những lời trong thư dùng để thúc đẩy tôi hướng về sự ăn năn càng lúc càng mạnh hơn vì ‘sự cứu rỗi của nhiều người’. D(oạn văn 44 của tài liệu đó công bố: “Đây là một sự mầu nhiệm sâu sắc, và là một đề tài suy gẫm vô tận, đó là sự cứu rỗi của nhiều người tùy thuộc vào những lời cầu nguyện và những sự ăn năn tình nguyện mà những chi thể trong Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Jêsus Christ dâng lên cho mục đích nầy…”[11]

Những năm đầu của tôi làm thầy dòng lúc 18 tuổi, tôi nhớ Tổng Giám mục Finbar Ryan đến vào lúc tập sự. Trong giọng nói sôi nổi gây ấn tượng sâu sắc. Về điều ông đã biết, ông nói về cái chén thống khổ phải được làm đầy: “Trái tim của Ma-ri đã bị xuyên thấu tuôn huyết, rồi trái tim của Giô-sép, của Giu-đe và của các sứ đồ, của Dominic, của Francis, của Aquinas, và của Catherine. Họ đã nhỏ những giọt máu của họ vào chén nầy. Bây giờ đến phiên các con”. Trong tay ông là một cái chén tưởng tượng đưa qua trước mặt những thầy dòng tập sự gây cho họ ấn tượng sợ hãi. Sau đó trong lời chia sẻ, ông nói về sự sốt sắng của thanh niên Hitler vào khoảng cuối Thế chiến. Ông nói về những người thuộc Churchill kêu khóc đòi hi sinh huyết, mồ hôi, nước mắt nhiều hơn, một sự hi sinh sự sống chúng tôi làm tế lễ như Chúa Jêsus Christ đã làm vì sự cứu rỗi của những linh hồn.

Những linh hồn đó có thể được cứu qua sự ăn năn. Những người phù hợp vớis ứ điệp của Satan trong sự thờ cúng và tà giáo. Nó hấp dẫn đối với một người kiêu ngạo thuộc linh – ngay cả trong đời sống tu viện, nơi mà không ai thấy. Các bạn “sẽ như Đức Chúa Trời” (Sáng thế ký 3:5) là sứ điệp nói dối cơ bản của Satan, và như vậy đề tài tiếp tục: “thật sự qua sự hi sinh, thống khổ và chết, người đó đạt được sự sống thật”. Chiến thuật của Satan là phân nửa sự thật, đó là dối trá hoàn toàn.

Sứ Điệp Thật của Kinh thánh
Sứ điệp thật của Kinh thánh là nhận thức bởi bản chất mọi người có một lý lịch và một tấm lòng xấu xa, như các câu nầy tỏ bày: “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rôma 3:23), và “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật và rất là xấu xa; ai có thể biết được?” (Giêrêmi 17:9).
Một mình Chúa Jêsus Christ đã trả giá chuộc tội cho loài người “…sau khi Con làm xong sự sạch tội, bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao” (Hê-bơ-rơ 1:3b).

Chúa Jêsus Christ không chỉ trả giá đầy đủ làm thỏa mãn được đòi hỏi của Cha Ngài, đối với toàn bộ tội lỗi của loài người, nhưng hiện nay bởi việc được ở trong Ngài, sự công bình của Ngài được kể cho các bạn, như II Côrintô 5:21 giải thích rõ ràng: “Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời”.

Sự cứu rỗi đến qua đức tin trong một mình Đấng Christ: “Cha yêu Con và đã giáo hết mọi vật trong tay Con. Ai tin Con thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó” (Giăng 3:35-36).

Hãy biết rằng bởi bản chất mọi người có một lý lịch và tấm lòng xấu xa. Trước mặt Đức Chúa Trời, mọi người đã chết trong tội lỗi mình. Về chính mình, một người không thể làm gì để đạt được sự cứu rỗi. Hãy hiểu rằng Đấng Christ đã cầu thay cho các bạn trên thập tự giá một lần đủ cả, “Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ…” (I Phi-e-rơ 2:23). Hãy kêu cầu với Chúa bởi ân điển Ngài sẽ thay đổi tấm lòng của các bạn, vì vậy các bạn có thể tin cậy Ngài. Rồi sau đó Chúa sẽ đặt trong các bạn ý muốn ăn năn. Các bạn sẽ được sanh lại trong Chúa, “Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt, hễ chi sanh bởi Thánh Linh là Thần” (Giăng 3:6).

Sống Đời Sống Đức Tin
Thật là một sự khích lệ lớn lao để thấy một người như Bob Bush (một người đã rời bỏ đời sống tu hành) thật sự nương cậy vào Chúa trong tình trạng bại liệt hoàn toàn sau hai năm mổ cột sống. Sự bình và vui mừng mà Bob đã tỏ ra suốt thời gian thử thách khắc nghiệt đó chứng minh đời sống tu hành theo Kinh thánh thật sự. Những người trong sách nầy, giống như Bob Bush, đã rời bỏ hình thức sống tu hành không theo Kinh thánh để trưởng thành trong cuộc sống thánh khiết trong Chúa là Chúa Jêsus Christ, là Sự sống.

Ai đó giữa các bạn trong “Đời sống Tu hành thật đã được cứu bởi ân điển và chỉ nương cậy vào sự công bình của Chúa Jêsus Christ, bây giờ có thể thấy tại sao hàng ngàn người đã rời bỏ các tu viện ngày thời cải chánh. Các bạn có thể biết Canon 702 cũng như tôi: “Những ai đã rời bỏ thể chế tu hành hoặc đã bị đuổi cách hợp pháp không thể thỉnh cầu điều gì để làm bất cứ công việc nào…”

Từ trong hệ thống, đời sống tu hành hình như không có khả năng đối diện bất cứ điều gì trong tương lai. Đây chính là quan điểm mà những lời chứng nầy đối với sự thành tín của Chúa trở nên quý báu bội phần. Cha chúng ta săn sóc mỗi ngày. Chúa gọi tên các bạn và tiếp trợ cho các bạn. Đức Chúa Trời Toàn năng là Cha chúng ta, phán với các bạn: “Hãy ra khỏi hungg nó. Đừng đá động đến đồ ô uế, thì ta sẽ tiếp nhận các ngươi. Ta sẽ làm Cha các ngươi, các ngươi làm con trai con gái ta, Chúa Toàn năng phán vậy” (II Côrintô 6:17-18).
Richard P. Bennett, Co-editor
Portland, Oregon
26-5-1994
 

[1] No.28, Lumen Gentium, 21-11-1962, Công đồng Vatican II: Các tài liệu Conciliar và Post Conciliar, Austin Flannery, O.P., Genneral Editor, 2 Vol. (Costello Publishing Co., Northpork, New York, 1975 & 1982) Vol. I Para 45, trang 406
[2] Gia đình được Đức Chúa Trời qui định rõ ràng như được tìm thấy trong Mathiơ 19:4-6, Ngài trả lời rằng: Các ngươi há chưa đọc lời chép về Đấng Tạo hóa, hồi ban đầu, dựng nên một người nam, một người nữ, và có phán rằng: Vì cớ đó người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu với vợ mình; hai người sẽ cùng nên một thịt hay sao. Thế thì, vờ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp”.
Ê-phê-sô 5:22-28 là rõ ràng: “Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội thánh, và Hội thánh là thân thể Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội thánh”.
Và I Côrintô 11:3 dạy chúng ta: “Dầu vậy, tôi muốn anh em biết Đấng Christ là đầu mọi người: người đờn ông là đầu người đờn bà; và Đức Chúa Trời là đầu của Đấng Christ”.
Hội thánh do Đức Chúa Trời thiết lập. Sứ mạng của Hội thánh là để thờ phượng Đức Chúa Trời qua Chúa Jêsus Christ trong tâm linh và lẽ thật, và để cùng góp phần vào nhiệm vụ thiên liêng môn đồ hóa tất cả các nước. Điều nầy phải làm qua sự rung tín dạy mọi điều mà Chúa đã ban cho dân Chúa trong Kinh thánh.
Cuối cùng, chính quey62n đời nầy tồn tại bởi mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Những người cầm quyền thi hành uy quyền hợp pháp dưới sự kiểm soát của Đức Chúa Trời, như Mathiơ 22:21 tuyên bố: “Ngài bèn phán rằng: Hãy trả cho Sê-sa vật gì của Sê-sa; và trả cho Đức Chúa Trời vật gì của Đức Chúa Trời”.
Trong Rôma 13:1-2, chúng ta thấy: “Mọi người phải vâng phục các đấng cầm quyền trên mình; vì chẳng có quyền nào mà không đến bởi Đức Chúa Trời, các quyền đều bởi Đức Chúa Trời chỉ định”.
Sau đó, trong I Phi-e-rơ 2:13-14 được viết: “Vì cớ Chúa, hãy phục theo mọi phép tắc loài người lập lên, hoặc vua, như đấng rất cao, hoặc các quan, như người vua sai ra để phạt kẻ dữ và khen người làm lành”.
[3] Lannery, No.28, Lumen Gentium, 21-11-1964, Vol. I, Para 44, trang 404
[4] Flannery, No.28, Lumen Gentiun, Vol. I, Para 43, trang 403
[5] Câu được trưng dẫn là “Câu Anh ngữ được in bởi Liberia Editrice Vaticana. Thành phố Vatican, tựa đề “Đời sống Thánh hóa: Những phần trích dẫn từ Lineamenta for the 9th Ordinary General Assembly của Hội đồng Giám mục”, Công giáo Quốc Tế, tháng 2-1993, Vol. 4, No.2, North American Province of Brighton, MA. 02135, trang 58.
[6] Điều lệ của  Luật Qui Điển, Latin-English ed. (Canon Law Society of America, Wash. DC. 20064), 1983. Tất cả các buổi hội thảo về Luật Qui điển được sử dụng từ volume nầy trừ khi được tuyên bố cách khác.
[7] Flannery, No.28, Lumen Gentium, Vol. I, Para 43-44, trang 402-404
[8] Flannery, No.28, Lumen Gentium, Vol. I, Para 44, trang 404
[9] Flannery, Vol. I, No.92,  S.C. R. S. I., Matuac Relations, tháng tư 1978, Para, trang 235.
[10] Flannery, Vol. I, No.53, S.C.R.S.I., Evangelical Testificatio, 29 tháng 6, 1971, Para 24, trang 691.
[11] Mystici Corporis, 29 tháng 6, 1943, AAS 35 (acta Apostolicae Sedis) 1943, 202f. (ản dịch ANh ngữ, Các Con Gái của Thánh Phao-lô, Boston, MA 02130) trang 28.
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn