Một Con Chó Chết Như Tôi
*
Lời chứng cá nhân của Robert A. Champagne,
một Linh mục đã trở lại với Tin Lành
“Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy”
(Ê-sai 53:6a)
Một cách nào đó, con chiên nầy đã đi đường riêng của mình trong một thời gian rất dài. Sự mù lòa và phiêu lưu trong loạn nghịch của anh đã đưa anh qua những con đường tối tăm và giả dối của Lamã-Giáo, tâm lý học, các tôn giáo Đông phương, và triết lý thời đại mới. Thực sự, Chúa Jêsus Christ đã dạy: “Ví bằng Cha là Đấng đã sai ta, không kéo đến, thì chẳng ai được đến cùng ta, và ta sẽ làm cho người đó sống lại nơi ngày sau rốt” (Giăng 6:44). Khi tôi nghĩ đến quá khứ của mình, nó giúp tôi nhận biết rằng đến với Chúa Jêsus Christ theo cách riêng của mình là điều hoàn toàn không thể thực hiện được. Đấng Chăn Hiền Lành đã tìm tôi và kéo tôi ra khỏi những vực sâu, cứu tôi khỏi địa ngục nơi mà tôi đáng phải chịu vì cớ tội lỗi của mình. Từ nơi sâu thẳm của tấm lòng mới mà Chúa đã ban cho tôi, tôi có thể thưa với Đấng Christ câu mà Mê-phi-bô-sết đã nói với vua Đa-vít: “Kẻ tôi tớ vua là gì, mà vua lại đoái đến một con chó chết như tôi đây” (II Sam. 9:8)
Ước muốn trở nên một linh mục đã bắt đầu khi tôi được năm hay sáu tuổi. Sau mười hai năm học trong Chủng viện (sáu năm ở đây, Sherbrooke, Quebec, và sáu năm tại St. Mary's ở Baltimore - Maryland), tôi được tấn phong Linh mục Công Giáo Lamã thuộc Giáo phận Manchester, New Hampshire ngày 17 tháng 5 năm 1969. Xứ Đạo đầu tiên của tôi là Blessed Sacrament tại Manchester, quê nhà của tôi.
Suốt thời gian nầy, có đến hàng trăm cơ hội tôi đã xúc phạm Lời Đức Chúa Trời bởi sự nhiệt tình thành thiếu hiểu biết, bằng cách dângtế lễ không cần huyết của Lễ Misa. Hiện nay Lễ Misa đang đi ngược lại với Lời Đức Chúa Trời, là Lời dạy rõ ràng rằng: “Không có sự đổ huyết thì không có sự tha thứ” (Hêb. 9:22). Thật là dại dột để lập lại tế lễ của Đấng Christ trong khi Đức Chúa Trời phán: “Ấy là theo ý muốn đó mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ một lần đủ cả” (Hêb. 10:10); “Vì nhờ dâng chỉ một tế lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời” (câu 14) và “bởi hễ có sự tha thứ thì không cần dâng của lễ vì tội lỗi nữa” (câu 18).
Người ta thường hỏi tôi, nếu tôi đã học và đọc Kinh Thánh với tư cách của một chủng sinh hay một Linh mục, thì tại sao tôi lại không nhìn thấy lẽ thật? Trước hết, người chưa được tái sanh thì không thể nhìn thấy sự sáng (I Côrintô 2:14). Thứ hai, trong hệ thống Công Giáo Lamã, lời truyền khẩu tương đương với Kinh Thánh. Vấn đề nầy đã được xác nhận ở Công Đồng Trent và Công Đồng Vatican II, họ cho rằng: “Giáo hội không tỏ ra tính chắc chắn của mình không chỉ từ lẽ thật đã được mặc khải nơi một mình Kinh Thánh” (Vatican II, Constitution on Divine Revelation - Paragraph 9). Còn Chúa Jêsus phán: “Các ngươi bỏ hẳn điều răn của Đức Chúa Trời đặng giữ theo lời truyền khẩu của mìn” (Mác 7:9)
Mặc dù sự thật cho thấy việc thi hành và thiết lập Lễ Misa, chức vụ Giáo hoàng, chức vụ tế lễ, cầu nguyện với các Thánh, xưng tội với con người, cầu nguyện cho người chết, hình tượng, kể cả tượng Chúa bị đóng đinh trên cây thập tự, v.v
rõ ràng là trái với Lời Đức Chúa Trời. Lời truyền khẩu của Công Giáo Lamã đề cao những điểm đó ngay cả việc uốn cong làm hạ thấp Kinh Thánh, thay đổi Kinh Thánh hoặc bỏ bớt một phần Kinh Thánh. Hãy để ý sự bỏ bớt điều răn thứ hai của tổ chức Công Giáo Lamã để khuyến khích việc thờ lạy hình tượng: “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vậy trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quỳ lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó” (Xuất. 20:4-5a). Nhiều sách Giáo lý Công Giáo chối bỏ hẳn điều răn thứ hai.
Khi tôi viết bài làm chứng ngắn ngủi nầy, tôi muốn nói rõ là tôi không có ý chê bai những cá nhân nào còn ở trong hệ thống của Công Giáo Lamã, ngược lại, lòng tôi mong mỏi họ cũng sẽ được xoay khỏi “tối tăm mà qua sáng láng, từ quyền lực của quỉ Satan mà đến với Đức Chúa Trời” (Công vụ 26:18).
Kinh Thánh phán: “Lòng người toan định đường lối mình, nhưng Đức Giê-hô-va chỉ dẫn các bước của người” (Châm ngôn 16:9). Năm 1970, vị Giám mục của tôi đã sai tôi đến Viện Odyssey để học cách phục vụ cho những người nghiện ma túy. Kinh nghiệm khó nhọc nầy rõ ràng đã giúp tôi ra khỏi chức vụ bước vào một tôn giáo cận đại mà người ta gọi là ‘Tâm Lý học’, nó dẫn tôi đến một ngõ cụt khác. Công Giáo Lamã đã trần tục hóa tôi vào năm 1974.
Sau bảy năm trời phục vụ như một nhân viên trị liệu phục hồi lý trí, một lần nữa tôi lại quan tâm đến lãnh vực thuộc linh. Duy lần nầy tôi đã khám phá ra sự huyền bí sai lạc là điều đã phát triển “Khoa học” Tâm lý như là bằng cớ từ những tiểu sử của Freud và Jung. Tôi cũng nghiên cứu qua các Tôn giáo Đông Phương. Sau khi tỉnh ngộ và ngã lòng rất nhiều, tôi đã nói về nhu cần “phải sanh lại”.
Nhà thờ đã dạy tôi và một số chức sắc trong Công Giáo Lamã rằng, muốn được cứu, trước hết chúng ta phải cẩn thận làm theo luật pháp của Chúa để nhìn thấy tấm lòng gian ác của mình, sau đó đến với Đấng Christ. Điều nầy rất đúng với kiến thức về Công Giáo Lamã của tôi, ở đó bất kỳ người nào tin rằng loài người được giải thoát và được xưng công bình chỉ bởi đức tin mà thôi thì đáng bị anathem. ‘Hãy làm, làm, làm, hãy đóng góp cái gì đó vào sự cứu rỗi của mình, hãy làm phần của bạn đi’. Thế nhưng sự cứu rỗi là thuộc về Chúa: “Là kẻ chẳng sanh bởi khí huyết, hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy.” (Giăng 1:13).
Tôi thật ngợi khen Đấng Chăn Giữ linh hồn tôi vì sự thương xót của Ngài. Ngài có quyền bỏ mặc tôi trong tội lỗi, tôi đáng ở trong địa ngục, lưu lạc trong vũng lầy tôn giáo hiện có của chúng tôi. Thay vì làm như thế, Chúa đã tỏ cho tôi thấy tôi đã chết trong tội lỗi mình, đến nỗi tôi không thể tin được nếu không có ân sủng của Chúa. Chúa đã kêu gọi tôi qua Lời của Ngài. Chúa đã ban cho tôi một tấm lòng tan vỡ và một tâm linh cáo trách, Chúa đã ban cho tôi ân tứ đức tin (Êphêsô 2:8-9). Phải, Chúa Jêsus, “ĐấngTác Giả và Thành Toàn của đức tin chúng ta” đã rửa mọi tội của tôi bằng chính huyết của Ngài. Thật là kỳ diệu khi nghe: “nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhơn đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài” (I Phierơ 2:9).
Chúa đã đặt tôi ở đây, trong Giáo hội Công Giáo Lamã Quebec, Lois, vợ tôi cùng tôi đang nổ lực vâng theo Chúa và trở nên những chứng nhân cho Ngài. Tại đây, chúng tôi cầu nguyện để Đức Chúa Trời gây dựng chúng tôi vững vàng như một Hội Thánh điạ phương luôn trung tín, sống động thánh khiết. Chức vụ của chúng tôi gồm có giảng dạy lẽ thật trong tình yêu thương khi Chúa mở nhiều cánh cửa, và chúng tôi cũng viết sách nữa. Có một nhu cần về dịch thuật, có rất ít sách vở và truyền đạo đơn tốt, mạnh, nói đến lẽ đạo ân điển bằng tiếng Pháp. Một số người ở các khu vực khác trong Quebec đã hỏi xin băng ghi âm các bài giảng Tin Lành bằng tiếng Pháp, vì thế chúng tôi muốn bắt tay vào lo công việc nầy. Chúng tôi cũng muốn thực hiện sẵn bài học Kinh Thánh bằng băng nhựa và sách là cách phục vụ đặc biệt giúp cho người Công Giáo Lamã. Có quá ít thì giờ để làm nhiều việc như thế. Trong việc làm nầy chúng tôi nương cậy hoàn toàn vào sự tiếp trợ đầy ơn của Chúa, quả thật Chúa rất thành tín. Nhu cần lớn nhất của chúng tôi là dành cho những chiến sĩ cầu nguyện, là những Người tin Chúa Jêsus “vì anh em chiến đấu không thôi trong khi cầu nguyện, để anh em trở nên toàn vẹn, và trọn niềm vâng phục mọi ý muốn của Đức Chúa Trời” (Côlôse 4:12).
“Vì mọi vật đó phải tiêu tán thì anh em đáng nên thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào. Trong khi chờ đợi trông mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến, là ngày các từng trời sẽ bị đốt và tiêu tán, các thể chất sẽ bị thiêu mà tan chảy đi” (II Phi. 3:11-12)
Sẽ ra sao nếu đa số người đều xem lẽ thật như chuyện hoang đường? Bạn phải “khá cứu mình thoát khỏi giữa dòng dõi gian tà” (Công vụ 2:40), “Vậy các ngươi hãy ăn năn và trở lại, đặng cho tội lỗi mình được xóa đi” (Công vụ 3:19).
Đừng thỏa mãn với lời truyền khẩu mà bỏ Lời Đức Chúa Trời. Đừng yên nghỉ trên một sự tuyên xưng đức tin bề ngoài đến từ trí khôn hoặc đến từ ý muốn của bạn. “Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít” (Mathiơ 7:13-14) Vậy Đức Chúa Jêsus đáp rằng: “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống, chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14:6).
Hãy hết lòng tìm kiếm Chúa qua Lời Ngài. Hãy hướng về Chúa kêu cầu lẽ thật, hầu cho bạn sẽ không bị tấm lòng gian ác của chính mình lường gạt mình, và không bị lường gạt bởi thời kỳ gian ác bạn đang sống trong đó.
Nếu tôi có thể giúp gì cho bạn, đừng ngần ngại tiếp xúc với tôi. Thật là sung sướng trả lời cho mọi thắc mắc của bạn.
Robert A. Champagne, Ministre
Eglise Reformee de Bishopton
36, Chemin Grenie
Bishopton, Quebec, JOB IGO
Telephone (819) 887-6711
Được Cứu Khi Dâng Lễ Misa
*
Lời chứng cá nhân của Franco Magiotto
một vị Linh mục đã trở lại với Tin Lành
Lúc tôi còn ở tuổi Thiếu niên, tôi đã sống trong Giáo hội Công giáo Lamã. Tôi vào Đại học để thi lấy bằng Triết học và hoạt động trong một tổ chức có tên là Hành Động Vì Công Giáo, nhưng sự năng nổ đó không đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của tôi. Hết thảy những điều nầy không thể bóp chết ý thức tội lỗi mà tôi cưu mang trong lòng. Tôi cảm thấy mọi thứ đều vô nghĩa trong linh hồn tôi. Tôi đã tuyệt vọng!
Tôi có mọi điều mà một Thanh niên có thể có. Gia đình tôi có thể dành được bất cứ địa vị nào trong xã hội nước Ý. Chúng tôi dám quả quyết như thế. Gia đình chúng tôi có tiền, cho nên tôi có mọi điều tôi muốn. Tôi có đủ thứ mà bạn sẽ có với quyền lực của con người, thế nhưng tôi không có điều mà một người phải có để sống. Bạn có thể có mọi điều bạn muốn, nhưng đó chỉ là sự tồn tại thôi, chưa phải là sống. Bạn không thể sống mà không có ý nghĩa của cuộc sống, và ý nghĩa cuộc sống đó chỉ có khi sự sống từ trên cao ban cho bạn.
Vì thế, tôi đã đến gặp vị Giám mục của tôi, nói cho ông ấy biết những ý nghĩ nầy. Vị Giám mục của tôi nói rằng hết thảy những điều đó đều có ích, song tôi hãy còn quá trẻ, không cần phải có loại suy nghĩ ngu xuẩn đó. Vì Chúa Jêsus Christ, trước khi thăng thiên đã trao hết thảy quyền phép của Ngài vào tay Phê-rô (Phierơ - ND), vào tay Đức Giáo Hoàng và các Tông đồ. Cho nên tôi sẽ gặp được Nước Thiên Chúa, tôi sẽ tìm được mọi điều có liên quan đến tội lỗi tôi trong Giáo hội. Giáo hội có đầy đủ những phương tiện trong các phép bí tích để tẩy sạch tất cả linh hồn cũng như chính linh hồn tôi để tôi sẵn sàng có được một mối tương giao với Thiên Chúa. Tôi có thể sử dụng các phép bí tích để rửa sạch linh hồn tôi, qua phép bí tích rửa tội, đó là con đường chắc chắn gặp được Thiên Chúa. Thế là, ngay lập tức, giống như bao thanh niên khác, tôi chọn sự gian khổ với lòng nhiệt thành mà Giáo hội Công Giáo Lamã có. Tôi trở thành một người khổ tu. Tôi vào một tu viện nằm ở trên một ngọn đồi gần thành Rome. Từ Tu viện, tôi có thể nhìn thấy toàn thành phố Rome. Tôi chỉ cạo râu mỗi tuần hai lần. Không ai trong chúng tôi để tóc cả. Tôi mặc một chiếc áo dài lớn dệt bằng len vào mùa Đông lẫn mùa Hè. Vào mùa Hè, cái nóng rất khủng khiếp, và mùa Đông thì trời rất rét, gió luôn thổi bất cứ mùa nào. Tôi đã làm hết mọi điều với tất cả cố gắng tiêu diệt tội lỗi của mình qua sức mạnh của đời nầy, qua ý chí con người. Tôi phải với tới Thiên Chúa và hầu như tôi đang giết chính mình.
Sau một năm, Bác sĩ bảo tôi phải rời khỏi tu viện. Tôi dự định sau nầy khi già tôi sẽ trở lại. Tôi đến sinh hoạt trong một chủng viện để học thần học. Tôi trở thành một Linh mục, và được sai đến một Giáo khu rất lớn, với một vị Linh mục khác của Giáo phận. Ông nầy đã hơn 80 tuổi, vì thế tôi phải đảm đương hết mọi việc.
Tôi cố gắng để sống đẹp lòng mọi người. Tôi rất buồn dù được lòng mọi người, và tôi đã nhìn thấy rất nhiều người vây quanh tôi. Tôi thích trở thành một Linh mục, nhưng tôi không thấy phước hạnh gì trong linh hồn mình, trong lòng mình. Rồi dù tôi đã làm mọi sự, tôi vẫn không có cái cần thiết để gặp được Thiên Chúa. Tôi không nhìn thấy một sự bảo đảm nào cả. Tôi lỗi tôi hãy còn đó. Khi tôi tìm cách hỏi han, họ luôn luôn nói cho tôi biết cần phải đọc trong sách Phúc âm Luca, và có một câu thực sự là một hòn đá vấp phạm cho tôi.
Câu nầy nằm trong phương diện quyền lực tôn giáo, trong lý lẽ của con người - Chúa Jêsus Christ đã phán với các sứ đồ Ngài: “Ai nghe các ngươi, ấy là nghe ta; ai bỏ các ngươi, ấy là bỏ ta, và ai bỏ ta tức là bỏ Đấng đã sai ta”. Qua đó vị Giám mục đã nói với tôi rằng: “Trước khi thăng thiên, Chúa Jêsus Christ đã trao hết thảy quyền phép của Ngài cho chúng ta. Vì lẽ đó nếu con không nghe chúng ta là con không nghe Chúa Jêsus. Nếu con khinh bỏ Chúa Jêsus, nghĩa là con khinh bỏ Thiên Chúa”. Vì thế, tôi sợ phải suy nghĩ. Tôi không cần suy nghĩ, tôi chỉ cần tin tưởng nơi vị Giám mục của mình.
Nhưng một ngày kia, hầu như trong tình trạng thất vọng, một số thanh niên và tôi khởi sự dịch Tân Ước từ tiếng Hi-lạp. Ngay lúc khởi sự thì suông sẻ lắm, nhưng càng tiếp tục, chúng tôi nhìn thấy một lỗ hổng, và lỗ hổng lớn nhất tôi có thể nhìn thấy, ấy là Chúa Jêsus Christ luôn cố gắng đưa người ta đến với Thiên Chúa, đối diện với Thiên Chúa, còn Giáo hội thì luôn luôn đưa người ta đến với chính Giáo hội.
Khi chúng tôi hoàn tất bản dịch đầu tiên sách Phúc âm Ma-thi-ơ, vị Giám mục Giáo khu thật sự lấy làm bối rối. Ông bị bối rối vì tôi đang giảng dạy Kinh Thánh. ‘Nếu họ biết những điều chúng ta biết, họ sẽ không trở lại nữa, họ sẽ không bao giờ bước đến Nhà thờ nữa’. Bằng cách nào đó, chúng tôi dịch đến phần cuối của sách, có đôi điều trở nên sáng tỏ hơn. Chúa Jêsus phán với các Sứ đồ: “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi” (Mathiơ 28:19-20).
Rõ ràng Chúa Jêsus Christ đã phán với các Sứ đồ: “Ai nghe các ngươi ấy là nghe ta; ai bỏ các ngươi, ấy là bỏ ta”. Chúa Jêsus không bao giờ phán với các Sứ đồ: Hãy đi và dạy hết cả mọi điều các ngươi thích; hãy đi và dạy hết cả mọi điều khiến các ngươi thành một nhân vật quan trọng; hãy đi và dạy hết cả mọi điều để dựng lên một Giáo hội thật lớn, đầy quyền lực; hãy đi và dạy hết cả mọi điều làm cho người ta sung sướng; và nếu họ bỏ các ngươi, họ sẽ bỏ ta. Chính Chúa Jêsus phán: “Hãy đi và dạy dỗ …hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi”. Dĩ nhiên, nếu các ngươi ra đi, và dạy hết cả mọi điều ta đã truyền cho các ngươi không được thêm hoặc bớt. Nếu họ bỏ các ngươi, ắt là họ bỏ ta. Vì thế, tôi bắt đầu suy nghĩ nếu có một lỗ hổng, thì tôi cần phải xem xét kỹ càng hơn nữa.
Lý do đó, tôi đọc Kinh Thánh càng nhiều hơn, nhiều như cỏ mọc và tôi cảm thấy mình đang giảng những điều nghịch lại với chính mình.
Tôi không sử dụng bất cứ bài giảng nào vào sáng Chúa nhật để tạo uy quyền cho tôi, nhưng tôi đang sử dụng bài giảng của mình chống lại mình. Điều nầy đã đem rắc rối đến cho tôi. Lúc đầu họ đày tôi cử hành Lễ Misa lúc 6 giờ sáng. Buổi sáng sớm có rất ít người đến dự, chỉ một vài phụ nữ đọc kinh lần tràng hạt. Tôi có thể kêu la trong giờ đó. Nhưng sau vài tuần, Lễ Misa lúc 6 giờ đầy chật người. Họ biết sắp có điều gì xảy ra. Vị Giám mục cho gọi tôi lên, và ông đã rất bối rối. Ông cho tôi biết ông có ý sai tôi đến một giáo khu khác. Tôi được thăng cấp đến một Giáo khu có trên 55.000 người tại thị trấn Imperia, với một nhà thờ mới, một Linh mục phụ tá và nhiều thứ nữa. Đến nơi đó, tôi thấy mình ở trong một vị trí tốt đối với một người quá trẻ, tôi là một Linh mục cao cấp đối với hết thảy Linh mục quanh tôi. Tôi nghe người ta nói như thế nầy: ‘Ồ, ông ấy còn quá trẻ. Ông ấy có một chức phận thật quan trọng. Thật là một người xứng đáng’. Bây giờ khi tôi nhớ lại cảnh tượng ấy, tôi thật xấu hổ, trong chính tôi chẳng có gì sung sướng. Tôi cố gắng tìm vài lời giải thích. Tôi ra sức tìm một điều gì đó từ Kinh Thánh. Và khi tôi làm như vậy, tôi luôn thu hút giáo dân. Đôi khi Giáo dân đến nhà thờ bằng xe buýt. Nhưng một lần nữa tôi đã kết nối sự bối rối với uy quyền của tôi. Đức Hồng y nói cho tôi biết rằng, khi Chúa Jêsus Christ thăng thiên, Ngài trao mọi quyền phép của Ngài vào tay của các Sứ đồ, cho nên Người tin Chúa Jêsus phải tìm kiếm nơi các Sứ đồ là Đức Giáo Hoàng, sự dẫn dắt, dạy dỗ, giảng dạy, quở trách, và nhiều điều khác nữa. Thế là tôi trở lui, còn giáo dân và lớp thanh niên thì thúc đẩy. Do đó, tôi nói với họ là khi chúng ta nhóm lại, tôi sẽ mở Kinh Thánh ra để xem Chúa muốn chúng ta làm gì. Tôi nhóm với lớp người trẻ nầy. Bây giờ tôi nhớ lúc ấy chúng tôi mở thư Galati, tôi đọc đoạn 1. Khi đọc đến câu 8, tôi không thể nói điều gì nữa: “Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời, truyền cho anh em một tin lành nào khác với tin lành chính tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị a-na-them” (bị dứt phép thông công - ND). Tôi liền bị sốc, bị sốc ngay lập tức. Ở đây Sứ đồ Phaolô là người đã chịu khổ gây dựng giáo dân của mình, yêu mến giáo dân mình hơn cả mạng sống, ông nói với họ: “Nếu tôi giảng cho anh em tin lành nào khác, xin dứt bỏ tôi đi”. Nếu có bất kỳ vị Sứ đồ nào nói với bạn một tin lành nào khác, xin làm ơn dứt bỏ họ vì không có sự cứu rỗi nào nơi các Sứ đồ.
Dù Thiên sứ đến từ trời cũng không có sự cứu rỗi
Chúng ta có sự cứu rỗi nơi Lời của Thiên Chúa. Vì vậy, tôi nói, tôi biết chỗ tôi phải khởi sự, chỗ mà tôi sẽ tìm ra sự cứu rỗi ấy. Tôi tiếp tục với các giáo dân của tôi. Vị Giám mục rất khéo léo, ông biết cách khiến tôi phải chấm dứt. Ông nói: ‘Anh quá kiêu ngạo, anh tưởng anh là ai? Anh tưởng anh có thể hiểu Kinh Thánh hơn tôi, hơn Đức Giáo Hoàng sao?’ Khi vị Giám mục nói tôi kiêu ngạo, tôi biết mình quá kiêu ngạo. Tôi biết tôi thích địa vị của tôi, nhưng bây giờ tôi biết chỗ để tìm câu trả lời - ấy là Lẽ thật! Tôi biết tôi là một tên ăn mày, là một tội nhân khốn khổ, và tội lỗi vẫn còn đó để hủy diệt tôi.
Kế đó tôi hướng sang Cựu Ước để tìm chỗ Thiên Chúa đã phán với các vị Tiên tri, với tổ phụ: Hãy đi và giải thích Đạo ta. Tôi tiếp tục tìm chỗ nào Thiên Chúa ban uy quyền của Ngài để giải thích Đạo, nhưng tôi không thể tìm được. Vì thế, tôi quay về Tân Ước, và tôi không thấy trong sách nào, một ý tưởng nào nói Chúa Jêsus Christ trao quyền phép của Ngài để giải bày Kinh Thánh cho ai. Chúa không hề phán với các Sứ đồ: hãy đi và giải thích Kinh Thánh của ta. Tôi nhìn thấy một điều rất rõ ràng - tôi không biết điều nầy có rõ ràng nơi bạn không, nhưng trong những ngày đó đối với tôi thì rất rõ ràng, trong Giăng 14:26, Chúa Jêsus Christ nói cho các Sứ đồ biết trước khi Ngài thăng thiên: “Nhưng Đấng Yên Ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhơn danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi” - không phải trong danh Giáo hoàng hay Giám mục hoặc Phê-rô của người Công Giáo Lamã, cũng không phải trong danh của Mục sư, mà là trong danh Ta, Ngài sẽ dạy dỗ các ngươi; Ngài là Đấng giải thích. Thiên Chúa không bao giờ trao quyền phép của Ngài lại cho ai để giải thích Kinh Thánh bao giờ.
Điều nầy khiến tôi được đầy lòng dạn dĩ. Dĩ nhiên là tôi đã gặp rắc rối. Tôi bị đẩy đến một nhà thờ khác, một Giáo phận lâu đời, nhưng có đến 9 nhà thờ. Họ tưởng rằng đưa tôi đi như thế tôi sẽ không còn nghị lực và những ý tưởng nghiên cứu nữa. Nhưng tôi vẫn tiếp tục và tìm cách được giảng dạy. Suốt thời gian đó, tôi không sung sướng, vì tội lỗi tôi. Lúc ấy tôi biết tìm thấy Lẽ Thật ở đâu, nhưng còn tội lỗi tôi thì sao? Linh hồn tôi sẽ như thế nào? Tôi đã bỏ nhiều đêm quì trước bàn thờ, và người gác nhà thờ đã phải phụ giúp tôi vào buổi sáng, vì có hôm tôi đã quì cho đến sáng. Còn Chúa, Ngài đã thương xót tôi, thương xót ngay khi tôi đang phạm tội với Ngài.
Tôi nhớ một ngày vào khoảng 12 giờ trưa Chúa nhật, tôi đang hướng dẫn hát cho Lễ Misa. Có hai Linh mục với tôi và 25 người mặc áo trắng đứng bên nầy, 25 người mặc áo trắng đứng bên kia, ca đoàn đang hát thật hay. Tôi đứng nơi chân bàn thờ, ngay lúc đó tôi cầu nguyện: Chúa là một Thiên Chúa thật độc ác. Sao Chúa không giết con tại đây cho rồi? Sao Chúa không hủy diệt con đi? Rồi trong khi tôi rửa tay nơi bàn thờ, một thanh niên đọc thư Hê-bơ-rơ 10:10, thật như một cú sốc mạnh vào tâm trí tôi. Khi tấm lòng tôi đang tranh chiến, người ấy đọc: “Ấy là theo ý muốn đó mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ một lần đủ cả”. Và tôi đã bị sốc: ‘Ngươi là một tên ngu xuẩn. Ngươi nghĩ là ta đã phó mạng sống để rồi trở nên vô ích sao? Ngươi có nghĩ rằng không biết ai đó sẽ nói việc ta cứu ngươi chẳng ăn nhằm gì không? Ngươi, con người ngu xuẩn, ngươi nghĩ ngươi là ai? Ta đã cứu ngươi vì ta muốn cứu ngươi, vì ta yêu ngươi’. Thật như có một cái búa đập vào tâm trí tôi: “Phàm thầy tế lễ mỗi ngày đứng hầu việc và năng dâng của lễ đồng một thức, là của lễ không bao giờ cất tội lỗi được”.Tôi nói với các Linh mục cùng đứng đó với tôi: ‘Các ông có nghe Chúa phán không? Các ông có nghe Chúa phán không?’ Tôi liếc nhìn họ, và họ nhìn tôi trừng trừng. ‘Hãy nhìn xem ở đây chép gì. Chúa đã dâng của lễ, còn chúng ta thì vô dụng’. Rồi tôi nhìn chung quanh nhà thờ lớn nầy. Giáo dân đang kêu la và khóc, rồi tôi nói: ‘Chúa đã dâng của lễ, còn chúng ta thì vô dụng’. Tôi rất sung sướng kêu lớn tiếng lên, rồi cất tiếng cười. Sau cùng một điều rất rõ ràng trong trí tôi - ấy là tôi đã bị cách chức, và không ai sung sướng hơn tôi. Không một người nào bị cách chức mà lại sung sướng hơn tôi. Tôi biết mình đã bị cách chức. Một lần cho đến đời đời, Chúa đã dâng của lễ một lần đủ cả.
Họ cho rằng tôi bị bịnh, vì hết thảy trách nhiệm nầy giao cho một người trẻ tuổi như tôi là quá nhiều. Không sao, tôi rất sung sướng, tôi đã cố gắng nói cho vị Giám mục của tôi biết điều sung sướng đó khi ông đến gặp tôi. Họ không muốn tôi rời bỏ chức vụ, nhưng tôi không thể giảng Lễ Misa nữa, vì tôi đã bị cách chức. Vì thế họ giao cho tôi một trường học lớn với 800 thanh niên và dĩ nhiên cũng có nhiều giáo sư và sinh viên khác nữa. Tôi ở đó nhưng tôi không dự Lễ Misa. Tôi đang cố gắng dạy người khác và các nữ tu. Họ rất chăm chú. Vào một tối thứ bảy, người ta đến xưng tội. Tôi hỏi họ: ‘Tại sao anh đến đây?’. ‘Để xưng tội lỗi của con’. ‘Anh có yêu Chúa Jêsus không?’. ‘Thưa có’. ‘Tại sao Anh yêu Ngài?’. ‘Vì Ngài đã chết vì tôi’. ‘Vậy à, nếu Chúa chết vì tội của anh, hãy đi đi và ngợi khen Chúa. Tại sao anh lại đến xưng tội với tôi?’
Thế là buổi xưng tội chấm dứt. Các nữ tu đã đến trình cho vị Giám mục, sau cùng tôi thấy họ chẳng hiểu gì cả. Do đó, tôi lìa khỏi Giáo hội Công Giáo Lamã mãi mãi với một số người theo tôi. Tôi đã thụ huấn ở Đại học Rome, ở Anh quốc, ở Hà-lan. Tôi nghĩ nhiều người Tin Lành đã ném bỏ Kinh Thánh. Nhưng khi tôi gặp nhiều Người tin Chúa Jêsus đã được tái sanh, với những người nầy, tôi dám nói với họ rằng: “Thiên Chúa của các bạn là Thiên Chúa của tôi, dân sự các bạn là dân sự của tôi”. Cho nên giờ đây, tôi có rất nhiều bạn thông công Cơ-Đốc. Tôi có tiếp xúc với nhiều Linh mục. Hai năm qua, tôi giảng cho 3.000 Linh mục tại Rome. Nhiều cộng đồng Cơ-Đốc đang lớn lên khắp nước Ý. Mong ước của tôi là hướng dẫn những người Công Giáo Lamã đến với Đấng Christ, và nếu có thể được, ngay cả Đức Giáo hoàng cũng trở lại với Tin Lành.
Franco Magiotto,
Một cựu linh mục đã trở lại với Tin Lành
Tôi Đã Mù,
Bây Giờ Được Sáng
*
Lời chứng cá nhân của Jose A. Fernander,
một Linh mục trở lại với Tin Lành
Năm 1899, tôi chào đời đã bị mù, không phải mù thuộc thể, mà mù thuộc linh, trong một khu vực núi non hiểm trở ở Asturias, gọi đúng tên là “Thụy sĩ Tây Ban Nha”.
Cha mẹ tôi là người Công Giáo Lamã rất sùng đạo, họ có đức tin của “người thợ mỏ” mà Thánh Teresa của Avila đã nói đến: nghĩa là họ tin quyết mọi sự mà Giáo hội Công Giáo Lamã đã dạy và tin. Thật ra họ đã có một đức tin mù lòa, rồi truyền lại cho 17 đứa con của mình. Tôi đã ra đời trong một ngôi nhà mà giáo lý Công Giáo Lamã đã ngấm sâu vào lòng, vào trí và vào cả thân thể của từng cá nhân; tại đó mỗi đứa trẻ sẽ được trưởng dưỡng bằng sữa của người mẹ, cũng như bằng tình yêu và sự sùng bái Bà Maria và các Thánh. Về sau, đứa trẻ tại vùng đó có ấn tượng sâu đậm với mọi giá trị của huân chương, những chiếc áo choàng, các loại chuổi hạt, những tranh thánh, v.v
Ở đó, lời nói của vị Linh mục là luật ai nấy đều phải tuân theo.
Tôi còn nhớ vào lúc ấy, tôi có thiên hướng mạnh mẽ về mọi điều liên quan đến nhà thờ, và Linh mục là người mà tôi được dạy phải xem như một người siêu nhiên, đã thoát ra khỏi những nhu cần thông thường của con người và mọi yếu đuối. Sự thích thú lớn lạo nhất của tôi là được phục vụ như một đồng nam giúp Lễ bên bàn thờ, xét cho cùng đó là một đặc ân lớn và vinh dự. Cho nên tôi đã dậy sớm vào buổi sáng, đi bộ hai dặm đường trong tuyết, qua những địa hình núi non đến phụ giúp lễ cho vị Linh mục làm Lễ Misa. Lúc lên 7 tuổi, tôi đã có thể đọc đối đáp các kinh nguyện bằng tiếng La-tinh.
Sự sùng đạo của gia đình gồm việc học thuộc lòng bài kinh lần tràng hạt, và một bài kinh nguyện dài dâng lên cho các thánh bảo hộ, được tuân giữ hằng đêm, không có một ngoại lệ nào cả. Cả gia đình, tính luôn trẻ con, đều nhóm lại trong căn bếp cũng được xem như phòng khách, chúng tôi lập thành một hội chúng. Khi cha tôi rút sợi chuổi hạt ra khỏi túi của ông, đó là dấu hiệu hết thảy chúng tôi phải quì xuống trên nền nhà trơ trụi bằng đá, sẵn sàng cho thử thách phía trước, thường kéo dài 40 phút. Bài kinh lần tràng hạt thuộc lòng gồm có bài “Tín điều các Sứ Đồ”, 53 lần bài “Kinh Kính Mừng”, 6 lần bài kinh “Sáng Danh”, 5 lần bài “Kinh Lạy Cha”, một bài “Tung hô Nữ Vương”, và bài chúc tụng Thánh Mẫu Đồng Trinh, phải cố gắng học đầy đủ; hơn thế nữa là phải lần tràng hạt đều đặn; một loạt kinh nguyện dường như không bao giờ dứt với ‘Đức Bà Đồng Trinh’, với các Thiên Thần, và các Thánh khác nhau được cầu đến vì sự biện hộ và bảo vệ của họ trong mọi hoàn cảnh và trong mọi thăng trầm của cuộc sống.
Đặc biệt cha tôi là người mù lòa đức tin trong mọi điều Giáo hội dạy. Tôi không bao giờ quên được lúc ông đang làm việc ngoài đồng ngày 14 tháng 8, ngày Lễ Thăng thiên của Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, là Đấng bổn mạng của làng, đó là một ngày ăn chay và kiêng ăn trong Giáo hội Công Giáo Lamã (ngày đó người Công Giáo Lamã không được phép ăn thịt, hay bất cứ món gì nấu với thịt). Ông đang làm việc ngoài đồng cách nhà chừng hai dặm, tôi mang thức ăn trưa cho ông để trong một cái giỏ. Khi ông ngồi xuống ăn, ông để ý thấy cái Phuchero (một loại đĩa đặc biệt của người Tây Ban Nha) được sắp sẵn thịt, ông không đụng vào đĩa đó, và bỏ đi làm mà không ăn uống gì cả cho đến xế chiều hôm ấy. Rồi ông lưu ý tôi: ‘Ba sẽ mua Bula, nhưng chúng ta chưa có đủ điều kiện’. ‘Bula’ là một cái thẻ mà Giáo hội Công Giáo Lamã bán ở Tây Ban Nha, nó cho phép người mua có quyền ăn thịt vào các ngày mà thịt không được phép ăn theo luật lệ chung của Giáo hội. Thực ra có đến 4 loại ‘Bula’ được bán ở Tây Ban Nha: ‘Bula Thập tự chinh thánh’ (ban nhiều sự xá tội cho người mua); ‘Bula thịt’ (cho phép ăn thịt trong những ngày đó); ‘Bula hòa giải’ (cho phép người chủ mua Bula nầy giữ lấy tài sản kiếm được do thủ đoạn gian trá, không thể tìm ra chủ hợp pháp của món đồ đó); và sau cùng là ‘Bula cho người chết’ (có lợi cho người chết).
Cuộc sống tôn giáo ban đầu của tôi tập trung vào một biến cố chính trong năm: Lễ Mừng Thánh Nữ Đồng Trinh Ban Mai, kỷ niệm sự thăng thiên của Bà Maria, vào ngày 15 tháng 8. Thánh Nữ Đồng Trinh Ban Mai là thánh bổn mạng của làng tôi. Theo truyền thuyết, Thánh Nữ Đồng Trinh đã hiện ra cho một người chăn chiên nào đó gần một ngọn núi gọi là ‘Alba’ hay ‘Ban Mai’. Tại chỗ đó, một bàn thờ đã được dựng lên để tôn kính sự hiện ra. Mỗi năm một tuồng hát về tôn giáo được cho diễn, và hàng ngàn khách hành hương gần xa đã đến viếng nơi linh thiêng nầy. Tượng Thánh Nữ Đồng Trinh được trang hoàng lộng lẫy, được kiệu đi trong một đám rước ngang qua sườn núi, với sự tôn kính tung hô của những người sùng bái, họ đã đổ xô đến cầu xin phép lạ hay để cảm tạ bà vì cớ phép lạ đã được làm ra rồi. Mỗi khu vực tại Tây Ban Nha đều tự cho là ít nhất một phép lạ của Thánh Nữ Đồng Trinh kỳ diệu như vậy tại khu vực mình. Phép lạ Fatima đã được sao chép lại hàng trăm lần.
Mặc dù Thần học Công Giáo Lamã phân biệt giữa người và tượng, nhưng trong thực tế chỉ phân biệt trong sách vỡ mà thôi. Theo sự dạy dỗ lý thuyết suông của sách Giáo lý Vấn đáp, không có gì trong trí tôi rõ ràng cả, tôi và những người miền núi chất phác đó đã thực sự thờ lạy hình tượng. Trong niềm tin của chúng tôi, một quyền lực siêu nhiên đã gắn liền với phần vật chất của hình tượng, vì nó không hẳn là một bức tượng theo ý nghĩa riêng của ngôn ngữ. Bức tượng ấy có một số cây được sắp xếp làm bộ sườn có một gương mặt được gắn lên. Rồi tượng được mặc quần áo bằng vải và mạ vàng. Một ngày kia tôi bị một cú sốc khi nhìn thấy bức tượng Đức Bà không được mặc quần áo và nhận ra các Thánh Nữ Đồng Trinh trong những giấc mơ của mình hóa ra chỉ là một con rối mà thôi. Từ đó, ấn tượng như vậy về hình tượng tồn tại mãi trong tôi.
Để ý thấy khuynh hướng tôn giáo của tôi, vị Linh mục giáo phận đến với tôi đề nghị tôi nên đi học để trở nên Linh mục. Bị dẫn dắt bởi ý đề cao mà tôi đã có đối với chức vụ đó, tôi đồng ý ngay với sự vui mừng và thỏa mãn của người cha sùng đạo của tôi, và người mẹ tin kính không kém gì cha tôi, là người đã chống lại ý đó theo lý lẽ của một người mẹ và vì yêu thương tôi.
Thầy Dòng và Linh mục
Rời gia đình lúc 12 tuổi, tôi không còn nhìn thấy cha mẹ, anh chị em của tôi nữa. Sự vinh hiển của cuộc sống Linh mục, những quyến rũ của tu viện, và sự cứu rỗi của linh hồn tôi, đã được vạch ra trong phạm vi hiểu biết của tâm trí tôi, đã thắng hơn nỗi buồn tự nhiên đến với tôi khi rời xa gia đình và những hình ảnh thời thơ ấu của tôi.
Tôi được gởi đến một trường trung học trong tỉnh Valladolid. Trường nầy do các Linh mục dòng Đa-minh (Dominican) quản lý với mục đích huấn luyện các thiếu niên đã thoát ly cha mẹ làm Linh mục. Suốt bốn năm ở đó, tôi không chỉ học những môn cấp trung học, mà còn thông thạo giáo lý Công Giáo Lamã. Chính trong ngôi trường nầy mà thân, hồn, linh của tôi đã bị giáo lý Công Giáo Lamã hớp lấy tất cả; chính ở đó mà hột giống cố chấp đã được gieo vào linh hồn tôi, như giáo lý cứ khăng khăng là chỉ có một Giáo hội chân thật của Chúa Jêsus Christ, ngoài Giáo hội đó không có sự cứu rỗi. Giáo hội đó chính là ‘Giáo hội Tông đồ Công Giáo Lamã’. Chính ở đó mà Thiên Chúa đã được giới thiệu cho tâm trí non trẻ của tôi như một quan tòa nghiêm khắc sẵn sàng báo trả chúng tôi theo tội lỗi của chúng tôi; một Thiên Chúa thạnh nộ chỉ có thể nguôi giận bởi những việc lành, thống hối và khổ tu.
Người ta có thể hiểu rõ ảnh hưởng của Giáo hội Công Giáo Lamã đã có trên linh hồn của người Tây Ban Nha, đặc biệt là trên những ứng viên chức vụ Linh mục, được nuôi dưỡng ngay khi còn thơ ấu trong bầu không khí và với những tư tưởng như vậy. Điều nầy có thể giải thích cho thấy lý do tại sao trong nhiều thế kỷ qua, những nhà cải chánh đã bị thiêu sống, và trong thời hiện tại, họ đang bị bắt bớ trong các xứ sở Tây Ban Nha của tôi.
Hai năm đầu học tập, đời sống tôi rất mẫu mực trong việc tuân giữ các điều luật và trong sự siêng học, nhiều lần tôi được khen ngợi kèm theo phần thưởng đặc biệt.
Từ ngôi trường ‘Tông đồ’ đó, tôi được gởi đến dòng tu Đa-minh ở Avila, trong tu viện nổi tiếng Santo Tomas, tôi được mặc bộ áo đen trắng của dòng tu Đa-minh lúc 16 tuổi. Trọn một năm biệt mình vào sự học tập chuyên về luật lệ và sự thành lập dòng tu, tuân giữ lễ nghi, cầu xin sự giúp đỡ của Thánh Nữ Đồng Trinh, sáng chiều kiên trì dưới sự giám sát của vị Phó Giáo Chủ. Thời gian đó là sự thử thách và tập sự, chỉ những người có cá tính mạnh mẽ nhất mới có thể vượt qua được. Kiêng ăn được qui định từ ngày 14 tháng 9 cho đến Lễ Phục sinh. Thư từ qua lại đều bị Bề Trên kiểm soát chặt chẽ. Mọi liên hệ với thế giới bên ngoài đều bị ngăn cấm. Không một cuộc trò chuyện hay thông tin nào có được với các Linh mục và thành viên trong tu viện. Sám hối mỗi tuần, đây là điều bắt buộc, và thường được tổ chức vào ngày thứ bảy, và phải sám hối với vị Phó Chủ Giáo, là người bấy giờ là cha Bề Trên và là người giám thị trực tiếp của chúng tôi.
Thật là khó tưởng tượng được nỗi lo sợ và đau khổ tinh thần qua cách sống không có tình thương như vậy, từ khi được sửa đổi bởi luật Canon của Giáo hội, áp dụng cho các thầy tập sự trẻ, họ rất sợ hãi, theo nghĩa đen, khi tới ngày thứ bảy. Thế nhưng giấc mơ và sự mong đợi một ngày kia trở thành một thầy dòng xứng đáng đã cho tôi sự can đảm cần thiết để đứng vững và hoàn thành năm tập sự đó, và là năm đoạn tuyệt bản ngã của tôi một cách tuyệt đối.
Ngày tự do một phần đã đến, đó là ngày 8 tháng 9 năm 1917, là ngày Lễ Sinh Nhật của Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, là ngày tôi được tuyên bố là thành viên của dòng tu Đa-minh. Bốn năm kế đó tôi được gởi đến Học viện Santo Tomas để bắt tay vào chức vụ tập sự.
Từ khi tôi rời gia đình lúc 12 tuổi cho đến khi hoàn tất việc học ở tuổi 21, tôi chưa hề nói chuyện với một người phụ nữ nào cả. Giới nữ được giới thiệu cho tâm trí non trẻ chúng tôi như một điều ác, và trong nhiều cơ hội các thầy dạy môn tôn giáo đã kể cho chúng tôi nghe những mẫu chuyện về các vị Thánh, là những người không bao giờ nhìn vào ngay cả mặt mẹ của mình, họ kể lại những câu chuyện nầy như một tấm gương trinh bạch mà chúng tôi phải bắt chước theo.
Sau 4 năm trung học, 17 chủng sinh chúng tôi được lệnh đi Mỹ để học Thần học và Anh ngữ. mặc những chiếc áo tu do Linh mục Hoa kỳ may, chúng tôi bước đi trên những đường phố Madrid, và đây là lần đầu tiên sau 9 năm ở tu viện Tây Ban Nha, những gương mặt non choẹt của chúng tôi thẹn thùng mỗi khi mắt chúng tôi gặp phải một thiếu nữ trẻ. Khi chúng tôi đi dọc theo đường phố, đám đông đã dừng lại một chốc để nhìn chúng tôi đang mặc những bộ áo khác thường, rồi họ thì thầm: “Trông các Linh mục nầy như sắp lấy vợ vậy”, một lời phê bình không thiện cảm ở Tây Ban Nha nói đến các Mục sư Tin Lành.
Tôi đã được 21 tuổi, và tôi chưa hề biết hay gặp một người nào ngoài Giáo hội Công Giáo Lamã, vì mọi người ở Tây Ban Nha lúc bấy giờ đều tự nhận là người Công Giáo Lamã. Tôi có đọc và nghe về những người Tin Lành, nhưng không thể tin được hạng người đó thật sự tồn tại. Lần đầu tiên tôi có cơ hội gặp một vài người không phải là người của Giáo hội Công Giáo Lamã trong chuyến đi từ Tây Ban Nha sang Hoa kỳ. Trên chuyến tàu ấy có một người đang trở về Hoa kỳ với người con gái 17 tuổi rất quyến rũ, cô ta nói tiếng Tây Ban Nha rất lưu loát.
Với bản tính con người trong tu viện, ngày kia ba người trong nhóm chúng tôi hẹn gặp nàng để trò chuyện, thì khám phá ra trong nỗi kinh hoàng của chúng tôi, nàng là một tín đồ Tin lành. Do sốt sắng, nóng cháy thiếu thận trọng, ngay lập tức, chúng tôi thực hành mọi điều đã học về cách đem những người theo đạo Tin lành trở lại với Công Giáo Lamã. Đề tài chúng tôi nói đến là Thánh Nữ Đồng Trinh Maria.
Chúng tôi hỏi cô ấy: ‘Cô không tin Thánh Nữ Đồng Trinh Maria sao?
Cô ấy đáp: ‘Có chứ, nhưng không phải như các anh tin đâu’.
Chúng tôi lấy làm sợ về câu trả lời mới mẻ nầy và hỏi: ‘Bộ cô không biết người ta phải cầu nguyện với Bà Maria để được cứu sao?’
Cô ấy trả lời thật mau lẹ và xấc xược: ‘Không, tôi không biết điều đó’.
Cuối cùng, chúng tôi nói với cô ấy với sự thất vọng: ‘Cô không biết những thiếu nữ trẻ đẹp như cô phải cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để được che chở cho sự đồng trinh sao?’
Cô ta bắt đầu khóc, chạy lên cầu thang rồi nói với cha mình. Hai phút sau ông ta bước xuống cầu thang tay lăm lăm khẩu súng lục để bắn chúng tôi. Và ông ta sẽ bắn nều như viên thuyền trưởng không đến can thiệp.
Đó là nỗ lực truyền giáo đầu tiên của tôi! Kể từ đó tôi đem lòng sợ người Tin lành.
Tôi trải qua ba năm tại chủng viện Thần học Đa-minh ở Louisiana, và một thời gian tại Đại học Notre Dame. Không lâu sau khi được tấn phong Linh mục vào năm 1924, tôi được gởi đi làm Linh mục phụ tá cho một trong những nhà thờ Công Giáo Lamã lớn nhất ở New Orleans, bang Louisiana. Tôi đã phục vụ với tư cách đó chín năm. Năm 1932, tôi được chỉ định làm Linh mục cho nhà thờ đó, ở tuổi 32. Trong sáu năm làm Linh mục, tôi đã làm việc không mệt mỏi, sốt sắng và đã được thành công rất lớn. Tín đồ trong xứ đạo gia tăng, họ tham dự các buổi lễ thờ phượng, nhận các bí tích, và ngay cả những món quà vật chất nữa. Khi tôi trở thành Linh mục, trường học của giáo xứ có một quyển sổ ghi tên 450 học sinh; hai năm sau quyển sổ có đến hơn 1.000. Tôi làm điều đó để có thể cho hàng trăm trẻ em nghèo nhận sự giáo dục tôn giáo miễn phí.
Dòng tu Đa-minh đã đưa tôi lên chức vụ Bề Trên của Tu Viện Đa-minh có liên hệ với nhà thờ. Cộng đồng của tôi gồm có năm Linh mục và hai Thầy dòng. Tôi cũng là cha giải tội của nhiều nữ tu trong tu viện của các Nữ tu; Đức Tổng Giám mục, hội chúng và những Bề trên tôn giáo của tôi đã đánh giá cao tôi giao cho tôi những chức vụ đó. Thực ra tôi là “Người Pha-ri-si của những người Pha-ri-si”, là người cần đến sự gặp gỡ riêng tư với Đấng Cứu Thế hằng sống trên con đường thuộc linh đến thành Đa-mách của tôi.
Linh hồn ăn năn
Trong những năm cuối chức vụ Linh mục của tôi, tôi bắt đầu nghi ngờ tính xác thực của một số giáo lý của Giáo hội Công Giáo Lamã. Việc đầu tiên mà tôi nghi ngờ và từ chối, ấy là quyền tha tội của Linh mục trong việc xưng tội. Đồng thời, tôi không thể buộc mình phải tin vào giáo lý biến thể, hay sự hiện diện thân thể của Đấng Cứu Thế trong Bánh thánh và rượu lễ.
Đức tin của tôi nơi Giáo hội Công Giáo Lamã suy yếu đi. Tôi cảm thấy không thể tiếp tục làm một kẻ giả hình nữa. Tôi có rời bỏ chức vụ Linh mục, Thiên Chúa đã can thiệp và cung cấp cho tôi cơ hội một lần nữa qua những con người. Lần nầy chính vị Tổng Quyền Bề trên của Dòng tu Đa-minh đã truyền lịnh từ Lamã ra lịnh các Linh mục Tây Ban Nha dòng Đa-minh ở Louisiana phải rời nhà thờ của họ chuyển qua dòng Đa-minh Hoa kỳ. Một số trở về Tây Ban Nha, một số sang Phi-luật-Tân.
Tôi đành tự nguyện từ bỏ giáo phận mà không có một phản ứng nào cả, tôi cảm thấy ngón tay của Thiên Chúa đang hiện diện trong những sự thay đổi nầy. Tuy nhiên, tôi từ chối không chịu từ bỏ đất nước mà tôi học phải yêu mến. Tôi rời bỏ chức vụ Linh mục, và bước vào con đường dẫn tôi vào chốn bùn nhơ tội lỗi. Thế nhưng trên con đường đó, Thiên Chúa đã ban sự thương xót trên tôi, và Ngài cứu tôi khỏi kết cuộc thảm khốc. Trong một năm rưởi. linh hồn tôi luôn ở trong sự tranh chiến liên tục. Tôi cảm thấy mình bị cám dỗ lìa khỏi Thiên Chúa và mọi điều thánh khiết. Nhưng tôi nhớ những lời thốt ra từ nơi sâu thẳm đáy lòng của Thánh Phê-rô: ‘Lạy Chúa, chúng tôi theo ai? Chúa có lời của sự sống đời đời’.
Thế gian với tất cả sự khoái lạc và quyến rũ của nó không thể lấp đầy khoảng trống trong linh hồn tôi. Sau khi cố gắng tìm kiếm phước hạnh qua những điều theo đời nầy một cách vô ích, với ước muốn giải cứu linh hồn mình, tôi chọn con đường đưa đến một tu viện ở Florida. Chính mục đích muốn dâng đời sống tôi cho Thiên Chúa trong cảnh tĩnh mịch của đời sống tu hành, tôi giam mình trong bốn bức tường trong vòng rào thánh, muốn làm việc và tìm sự cứu rỗi cho riêng mình, và tôi tưởng Thiên Chúa chắc chắn sẽ ban sự đảm bảo ơn cứu rỗi, phước hạnh mà tôi đang tìm kiếm cho linh hồn tôi. Đó là mục đích của tôi, nhưng Thiên Chúa lại có chương trình khác cho tôi. Kể từ đây, bàn tay của Thiên Chúa dẫn dắt tôi cách tỏ tường nhất. Chính thời gian ở trong tu viện mà tôi đã làm quen được với Cơ-Đốc Giáo Tin Lành.
Trong lúc làm việc ở Thư Viện trong Tu viện. Trong Thư viện có một căn phòng đặc biệt với dòng chữ “Các Sách Cấm”. Sự tò mò thôi thúc tôi thật nhiều, rồi một ngày kia, tôi lấy chìa khóa mở cửa căn phòng ấy, tôi nhìn thấy sáu hay bảy quyển sách. Tôi đọc hết từng quyển một. Đó là những sách tôn giáo ghi những bằng chứng qua một Hội Thánh thật của Chúa Jêsus Christ chống lại Giáo hội Công Giáo Lamã.
Mặt khác, tôi càng đọc Kinh Thánh nhiều hơn nữa. trước đó Kinh Thánh chưa phán với tôi theo cách riêng nhiều như vậy. Quả thật Kinh Thánh chính là Lời được cảm thúc bởi Thiên Chúa, còn tôi được dạy dỗ là tâm trí của con người bình thường thì không thể hiểu được ý nghĩa thực sự của Kinh Thánh. Một tâm trí siêu đẳng, một uy quyền vô ngộ, tôi tin là cần thiết để cung cấp cho chúng ta ý nghĩa những điều có trong tâm trí Thánh Linh khi Ngài cảm thúc các trước giả viết ra Kinh Thánh. Tôi càng thích đọc Lời Thiên Chúa khi hiểu được uy quyền không hề sai trật nầy hơn, như đã có trong khi đọc các sách Lễ Misa và sách kinh của Giáo hội Công Giáo Lamã. Dần dần việc đọc Kinh Thánh trở thành một nguồn yên ủi và cảm hứng trong cảnh tỉnh mịch của Tu viện và tôi bắt đầu hiểu được ý nghĩa những phân đoạn Kinh Thánh nào đó mà trước đây tôi không lưu tâm đến. Tôi có ấn tượng rất đặc biệt với những câu Kinh Thánh sau đây, khi tôi đọc những câu ấy ngay trong bản Douay Công Giáo: “Vì chỉ có một Thiên Chúa, và chỉ có một Đấng Trung Bảo ở giữa Thiên Chúa và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người; Ngài đã phó chính mình Ngài làm giá chuộc mọi người. Ấy là lời chứng đã làm đúng kỳ” (II Timôthê 2:5-6).
Ê-phê-sô 6:24, “Nguyền xin ân điển ở với hết thảy những kẻ lấy lòng yêu thương chẳng phai mà kính mến Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta”.
Công vụ 16:31, “Hãy tin Đức Chúa Jêsus Christ, thì ngươi và cả nhà ngươi đều sẽ được cứu rỗi”.
I Timôthê 4:1-3, “Vả, Đức Thánh Linh phán tỏ tường rằng, trong đời sau rốt, có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỉ dữ, bị lầm lạc bởi sự giả hình của giáo sư dối, là kẻ có lương tâm đã lì, họ sẽ cấm cưới gả, và biểu kiêng các thức ăn Đức Chúa Trời đã dựng nên cho kẻ có lòng tin và biết lẽ thật, tạ ơn mà dùng lấy”.
Hột giống Lời Thiên Chúa nhơn đó được trồng trong ngôi vườn linh hồn tôi; thật ra tôi đã cố dập tắt nó, nhưng hột giống nhỏ bé đó đã lớn lên và kết quả đúng kỳ.
Việc dạy môn lịch sử Hội Thánh cho các Thầy dòng trẻ làm tôi càng nhận ra sự suy đồi của Giáo hội Công Giáo Lamã, cả về giáo lý lẫn cách sống đạo, trong lòng tôi cảm nhận được sự kính phục sâu xa đối với các nhà lãnh đạo công cuộc cải chánh đầy can đảm.
Sau hai năm trong tu viện, tôi không tìm được sự bình an cho tâm trí, cũng không tìm được hạnh phúc cho linh hồn của tôi. Vậy thì tôi phải làm gì đây?
Người Lính Mỹ
Không còn muốn sống mãi trong vòng vây đó, mong ước trở nên ích lợi theo cách nào đó cho nhân loại, và biết rõ quê hương tôi đang ở trong chiến tranh, tôi đã làm một việc vinh dự nhất: ấy là đầu quân vào Quân đội Hoa kỳ làm một binh nhì. Trong việc nầy, một lần nữa, Đấng Toàn Tri đã hướng dẫn tôi. Toàn bộ quyển sách được viết ra là về những kinh nghiệm cuộc sống trong quân đội, trong lứa tuổi với lai lịch của tôi, là làm một người lính trơn trong chiến tranh.
Quân đội là một trường học kỳ diệu, và tôi rất sung sướng vì những kinh nghiệm phong phú trong ba năm phục vụ giữa quân đội. Việc tệ hại nhất mà tôi chứng kiến trong quân đội, ấy là những viên hạ sĩ và trung sĩ giẻ rách thường gặp trong phòng kỷ luật, những viên hạ sĩ và trung sĩ nầy làm ra vẻ có nhiều quyền hành đến nỗi họ tự coi mình là một bản sao về Hitler, Mussolini, hoặc Tojo. Và những nhân vật nầy đã làm cho cuộc sống của lính binh nhì khổ sở.
Sau thời gian học cơ bản quân sự, tôi được gởi đến Trung tâm huấn luyện Tình báo Quân đội tại trại Ritchie, bang Maryland. Những người được chọn vào học Trường Tình báo đều là những người có trình độ văn hóa cao. Chúng tôi phải chịu kỷ luật từ những viên hạ sĩ và trung sĩ như vậy, phần lớn những người nầy trong cuộc sống dân sự không làm gì khác hơn là quét đường hay rửa chén mà thôi, nhưng họ là những người có thể sử dụng lời nói mạnh mẽ, còn mạnh hơn cả cấp bậc. Tạ ơn Thiên Chúa, vì có những con người như thế, họ đã giúp tôi biết cách sống cho chức vụ Cơ-Đốc trong tương lai, như họ dạy tôi khiêm nhường, vâng phục, kỷ luật và tinh thần dân chủ.
Hơn nữa, tôi được chỉ định phục vụ tại văn phòng Tuyên Úy trong một thời gian dài. Vị Tuyên Úy nầy cũng là Mục sư của Hội Thánh Cải chánh Hà-lan, ông có một tâm trí sáng suốt, một tấm lòng vàng. Tên của ông là Mục sư Tuyên Úy (Thiếu Tá) Herman J. Kregel, ông được bổ nhiệm làm tuyên úy cho trường Võ Bị West Point, sau ba năm làm Tuyên úy cho các lực lượng quân đội tại Nhật Bản. Tôi thích nghe các bài giảng của ông vào sáng Chúa nhật, vì ông là một diễn giả lưu loát và hấp dẫn. Dưới sự dẫn dắt của ông, lý trí tôi phản ứng thuận lợi với những cách giải thích đầy đủ rõ ràng về các vấn đề giáo lý. Lòng tôi bị cuốn hút vào gương sống đạo đức, lòng nhân ái, tánh không vị kỷ, sự tự nhiên và tâm trí rất cởi mở của ông. Đây là lần đầu tiên tôi nhận ra một Mục sư Tin Lành đã sống hạnh phúc, chơn thật theo đức tin và trong việc làm của mình.
Trong quân đội Mỹ, không như các nơi khác, sự qui đạo của những thành viên khác đức tin không do các Tuyên Úy thực hiện. Mối liên hệ giữa Mục sư Tin lành và chính tôi đều rất thành thật bình thường giữa một Tuyên Úy với người lính không hơn không kém. Ông không có phản đối nào về việc tôi tham dự các buổi thờ phượng Tin lành - sau hết vì quyền thờ phượng lúc nào và ở đâu người ta thích là một trong những điều chúng tôi đang chiến đấu cho.
Một buổi sáng Chúa nhật kia, ông đã giảng về sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin, nền tảng chính cho lập luận của ông dựa trên sự dạy dỗ của Sứ đồ Phaolô. Dù đến khi ấy, tôi đã hầu như từ bỏ tất cả giáo lý và việc thực hành những nghi thức của Giáo hội Công Giáo Lamã, nhưng tôi vẫn bám chặt vào niềm tin được cứu bởi việc làm. Sau buổi thờ phượng, tôi đến Văn phòng của ông để cho ông biết tôi đã nghĩ thế nào về những câu nói ‘quá tà giáo’ của ông. Được trang bị một câu trích từ thư Gia-cơ 2:24, “Nhơn đó anh em biết người ta cậy việc làm được xưng công bình chớ chẳng phải là cậy đức tin mà thôi”, tôi nói với ông bằng thái độ tự phụ và thiếu hiểu biết. ‘Nếu điều ông nói là đúng, thì Gia-cơ đã nói sai; còn nếu Gia-cơ đúng, thì ông và Phaolô đã sai rồi. Cho nên ông phải công nhận là có sự mâu thuẫn trong Kinh Thánh’. Với một nụ cười thương hại trên gương mặt, vị Tuyên úy mời tôi ngồi xuống và ‘Hãy bình tĩnh’. Trong một tư thế bình tĩnh, khiêm nhường, và rất tôn trọng, giọng nói của ông đầy tình cảm dành cho trận chiến thuộc linh của người lính nầy, là người đã đến với thắc mắc phần Thần học của mình. Ông giải thích:
‘Jose, không hề có mâu thuẫn trong Kinh Thánh, vì Đức Thánh Linh chính là tác giả duy nhất, và Đức Thánh Linh không hề tự mâu thuẫn’. Dĩ nhiên tôi đồng ý câu nói ấy hoàn toàn.
Ông nói tiếp: ‘Còn bây giờ, khi Phaolô nói sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin, ông đang nói từ quan điểm của Thiên Chúa, là Đấng dò xét trong trí, thấy trong lòng chúng ta. Đến ngay lúc liên hệ với Thiên Chúa, chúng ta được cứu ngay thời điểm chúng ta tin. Xin vui lòng để ý, niềm tin nầy là sự tin cậy, chớ không phải đơn thuần là sự chấp nhận theo lý trí đối với vài câu giáo lý đâu’. Chưa bao giờ tôi nghe được đức tin định nghĩa theo cách ấy.
Vị Mục sư Tuyên Úy tiếp tục: ‘Mặt khác, khi Gia-cơ nói sự cứu rỗi cũng bởi việc làm, ông nói theo quan điểm của con người, là những người không thể dò được trong trí, không thấy trong lòng chúng ta. Sự cứu rỗi ấy giống như được thấy, sờ mó được, nhơn đó chúng ta quyết chắc mình được cứu hay chưa. Đến khi chúng ta có liên hệ, chúng ta được cứu khi chúng ta làm ra những việc lành vì: “Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được” (Mathiơ 7:16). Nhưng những việc lành không phải là căn bản mà chỉ là kết quả của sự cứu rỗi mà thôi’.
Quả là sự giải thích có một không hai, tôi chưa bao giờ nghe như thế. Tôi hoàn toàn đồng ý với câu nói ấy. Hàng rào cuối cùng của lý trí được cất khỏi tôi. Tôi trở thành một tín đồ hiểu biết, và hứa dâng đời sống mình cho Chúa, sau khi tôi ra khỏi quân đội để bước vào chức vụ Truyền giáo. Dù vậy, tôi vẫn chưa thỏa mãn với chức vụ đó. Tâm trí tôi đã được biến cải, nhưng tấm lòng tôi vẫn chưa bị đụng đến. Một biến đổi thật sự phải tạo ra một sự thay đổi không những tâm trí, nhưng trước hết phải thay đổi tấm lòng. Tôi tin từng lẽ thật cơ bản trong Kinh Thánh, nhưng tôi chưa đem tấm lòng đầu phục Đấng Cứu Thế. Một lần vì công việc tôi phải rời đơn vị, Đại diện trong đoàn Đại biểu Tòa Thánh (thuộc hệ thống của Vatican kiểm tra người của Giáo hội), vị nầy cho tôi biết là nếu tôi trở lại tu viện dành một thời gian sám hối, tôi sẽ được giao cho một giáo phận lần nữa. Nhưng mấy cái bánh xe của Lamã chạy chậm quá. Công giáo Lamã đã có nhiều thắc mắc và nghi ngờ không thể trả lời được đã dậy lên từ lúc tôi được chỉ định vào làm việc tại Văn phòng của vị Tuyên úy Tin lành.
Tội Nhân Được Cứu Bởi Ân Điển
Tôi đã cầu nguyện để nhận được sự sáng, nghiên cứu tài liệu và vào những ngày nghỉ phép, tôi đến thăm nhiều nhà thờ khác nhau ở Maryland và Pennsylvania, để tìm cho ra người chỉ cho tôi biết những điều cơ bản nhất của Kinh Thánh. Trong một hành trình qua các nhà thờ ở Baltimore, tôi đã gặp một phụ nữ, là người sẽ trở thành người bạn đời của tôi - một phụ nữ có đạo sâu nhiệm trong cộng đồng Báp-tít, có một cá tánh lôi cuốn, có khả năng hài hước hấp dẫn, và một tấm lòng Cơ-Đốc cao đẹp. Cuộc trao đổi ngắn ngủi của chúng tôi chấm dứt trong một sự kết hiệp hạnh phúc nhất tạo nên bởi một Mục sư Báp-tít. Người phụ nữ hiền lành nầy không thể cho tôi kinh nghiệm, nhưng lòng thương xót của Chúa sẽ ban kinh nghiệm đó cho tôi sáu tháng sau, chúng tôi cưới nhau.
Mùa thu năm 1944, tôi được bổ nhiệm làm thông dịch cho các Sĩ quan Nam Mỹ nghiên cứu khoa học quân sự về Kỵ Binh Cơ giới tại Fort Ritley, bang Kansas. Trong khi học quân sự, tôi cũng tiến hành thăm dò về mặt thuộc linh. Trong suốt thời gian nầy, tôi đang tìm Chân lý. Vào một tối thứ bảy, tôi đến dự một buổi thờ phượng ngoài trời của Đội Cứu Thế Quân ở một góc đường trong thành phố Junction, bang Kansas. Lúc đầu, thái độ của tôi hướng về buổi nhóm là một sự dửng dưng, ngay cả coi thường. Nhưng khi buổi nhóm tiếp tục, tôi đã bị một sức mạnh siêu nhiên điều khiển thích ứng chú ý cách nghiêm chỉnh. Cố gắng của tôi đã được ban thưởng.
Một phụ nữ trẻ mặc bộ đồng phục của Cứu Thế Quân, đã trình bày sứ điệp gây cảm xúc kỳ diệu. Cô ấy đã kết thúc bằng sự kêu gọi những người đang đứng gần đó hãy dâng lòng mình cho Đấng Cứu Thế. Rồi cô dẫn chứng Lời của Chúa Jêsus Christ đã ghi trong Giăng 5:24, “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống”.
Ngay giây phút ấy, tôi cảm thấy chính mình vượt khỏi sự chết mà đến sự sống, và dưới tác động của một sức mạnh siêu nhiên, tôi đã đến quì xuống, tuyên xưng Đấng Cứu Thế làm Cứu Chúa của đời sống tôi và tiếp nhận Chúa làm Chủ cá nhân tôi. Tôi không thể nói được điều gì đã xảy ra như thế nào; mọi điều tôi có thể nói, ấy là nhắc lại lời của người mù nói trong sách Tin lành Giăng: “Trước tôi mù, mà bây giờ lại sáng”.
Trong cục diện đời sống được biến cải, không thể chối bỏ được quyền năng của Đức Thánh Linh. Đều đã xảy ra trong đời sống tôi là tôi không phải như con người trước đây. Tôi yêu những điều mà tôi thường ghét, ghét những điều mà tôi thường yêu. Đối với những người nam nữ chưa được tái sanh, điều nầy dường như là dại dột vì: “Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Thiên Chúa, bởi chưng người đó coi sự ấy là dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thuộc linh” (I Côrintô 2:14).
Kể từ đó, cuộc đời của tôi trở thành một chứng cớ cho quyền năng biến cải của Đức Thánh Linh: Một tội nhân được cứu bởi ân điển!
Mục sư Tin Lành
Blue Ridge Summit là một nơi nghỉ mát vào mùa hè nằm trên rặng núi chia cách bang Maryland và Bang Pennsylvainia, về phía Tây Gettyburg 15 dặm, và chỉ nửa dặm từ Trại Ritchie, nơi đơn vị tôi đồn trú.
Không lâu sau đám cưới của chúng tôi, vợ tôi và tôi có một chỗ ở khu vực, nơi mà Hội Thánh Trưởng Lão là Hội Thánh hàng đầu. Vị Mục sư của Hội Thánh nầy là ông C. P. Muyskens, một bạn học của vị Mục sư Tuyên Úy Kregel, và cũng giống như Tuyên Úy Kregel, ông nguyên là Mục sư của Giáo hội Cải chánh Hà-lan. Đến thờ phượng thường xuyên tại Hội Thánh nầy, chúng tôi quen dần tánh nghiêm nghị của ông, của nhà truyền đạo và là Mục sư. Đến thăm viếng gia đình ông, chúng tôi có ấn tượng qua cuộc sống gia đình Cơ-Đốc, ông không để tôn giáo mình lại tòa giảng, mà đem nó về với ông trong gia đình. Nơi ông, tôi tìm được sự thúc giục, hướng dẫn, và khích lệ mà tôi cần đến trong khoảng thời gian biến chuyển - từ một người lính trở thành một Mục sư Tin Lành.
Tôi bắt đầu thọ huấn nơi ông, khi tôi được gởi đến tổ chức thờ phượng cho Trại Riley. Bốn tháng sau đó, tôi trở về, tôi là người phước hạnh nhất trên thế giới; tôi có được hai điều: trong lòng tôi có Đấng Cứu Thế và trong túi tôi có giấy khen thưởng của Hiệu Trưởng Trường Calvary.
Vào ngày 24 tháng 4 năm 1945, tôi được tấn phong Mục sư thuộc hệ phái Trưởng Lão tại Hội Thánh Trưởng lão Hawley Memorial ở Blue Ridge Summit, đang khi vẫn còn ở trong quân đội. Hai tháng sau, tôi được trao cho một chứng thư mà tôi đang trông đợi cách thèm khát: Giấy giải ngũ ra khỏi quân đội Hoa kỳ.
Mùa thu năm ấy, tôi vào Chủng viện Thần học Princeton, tại đó tôi đã học và nhận được bằng Cử nhân Thần học. Thật không ngờ thời gian tôi ở Princeton là thời gian phước hạnh nhất của đời tôi. Tại đó trình độ thuộc linh của tôi được nâng cao, cả về mối tương giao Cơ-Đốc, sự hiểu biết tăng thêm, và kinh nghiệm tôn giáo rất sâu xa nữa. Quả thật thời gian nầy rất giống với trường hợp của Sứ đồ Phaolô, một A-ra-bi đối với tôi. Xa rời vẻ đẹp vật chất quanh trường, tôi gần gũi nhiều với các lẽ đạo của các vị Giáo sư, với những đời sống cao đẹp, và với sự tự do trong Thánh Linh, với những người nam nữ đã dâng trọn đời sống để phục vụ. Khi tôi so sánh các điều kiện ở đây với những điều kiện của chủng viện trước kia của tôi, sự khác biệt rất rõ rệt. Sợ hãi, lo âu, tập thể, và sự giám thị thường xuyên đã nhường cho tình yêu thương, vui mừng, và tự do của con cái Thiên Chúa.
Lời Chứng
Quyền năng của Thiên Chúa đã được làm chứng trong các chương trước, nên lấy làm phải để chương kết luận nầy dành cho đề tài: ‘Tin Lành cho tôi những gì?’, là cách làm chứng của tôi về sự năng nổ của người Tin lành. Đối với tôi, Tin lành chính thống, lịch sử, hình thức tiêu biểu của nó chính là hiện thân của Cơ-Đốc Giáo và Cơ-Đốc Giáo đối với tôi có nghĩa là một đời sống trong Đấng Cứu Thế qua đức tin nơi Chúa, là Đấng duy nhất có quyền giải cứu.
Tin Lành đã cho tôi Kinh Thánh và qua Kinh Thánh, tôi mới quen biết với Đấng Cứu Thế hằng sống chơn thật, là Đấng tôi đã tiếp nhận làm Cứu Chúa cho riêng mình, và là ‘Đấng Trung Bảo duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người’ Là một người Công Giáo Lamã Tây Ban Nha, tôi chỉ biết Đấng Cứu Thế là một con trẻ nằm trong vòng tay của Mẹ Ngài, như một hài nhi nằm trên hai đầu gối của Bà Maria. Một Đấng Cứu Thế phục sanh hằng sống thực sự không hề thực hữu trong tôi cho đến khi Kinh Thánh đưa tôi đến đồi Gô-gô-tha và ngôi mộ trống.
Trong 44 năm, tôi bị dẫn đến núi Sinai, ở đó tôi đã nghe những tiếng sấm sét của luật pháp từ nghi thức của Giáo hội, nhưng hết thảy những sấm sét của luật pháp không thuyết phục được tôi về tội lỗi, cho đến một ngày tôi đến đồi Gô-gô-tha và nhìn thấy Cứu Chúa của tôi treo lên tại đó vì tôi. Trong sự hiện diện của Thập tự giá, lần đầu tiên trong đời, tôi nhận biết được đầy đủ ý nghĩa của sự chuộc tội. Tôi tin, không chỉ bằng lý trí của mình mà với cả tấm lòng nữa, bản ngã tôi đầu phục trong vòng tay của Cứu Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá. Ngay lúc ấy, tôi cảm thấy gánh nặng của mình đã được cất bỏ, tôi đã được sanh lại, giờ đây linh hồn tôi được hưởng sự sống đời đời.
Như một kết quả tất nhiên, tôi đã được nếm trải mùi vinh hiển của sự sống lại. Tôi được xưng công bình trước mặt Thiên Chúa, và mọi tội lỗi tôi đều được ném bỏ sau lưng Chúa. Đấng Cứu Thế đã trở thành một thực tại sống động đối với tôi. Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho tâm linh tôi là một con cái của Thiên Chúa, ‘là kẻ dự phần bổn tánh thiêng liêng’. Sự sợ hãi cái chết, điều nhuốm nặng trong những người Công Giáo Lamã đã hoàn toàn biến mất khỏi lòng tôi. Vì vậy, giờ đây, tôi có thể đồng thanh với Phaolô “Vì Đấng Cứu Thế là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy, và tôi cũng có thể cùng với Gióp nhắc lại cách vui mừng đắc thắng: “Tôi biết Đấng Cứu Chuộc tôi vẫn sống”, và cùng với tác giả bài Thánh ca mà tôi có thể hát thật vui vẻ đắc thắng: “Ngài sống! Ngài sống! Chúa Jêsus sống hiện rày! Đi chung, trò chuyện suốt lối hẹp hòi, tâm tôi vui mừng thơ thái! Ngài sống! Ngài sống! Để ban ơn cứu ta đấy. Nếu hỏi chứng cớ Chúa sống đâu nào? Rằng Chúa sống trong lòng nầy”. Tôi xác quyết Đạo Tin Lành trong bản chất là năng động, vì đạo ấy có quyền lực năng động trong Sứ điệp cao khiết của Tin Lành, là những điều có trong lời của chính Phaolô: “Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin” (Rôma 1:16). Quyền lực năng động nầy dường như tự chiếu ra từ lãnh vực thuộc linh vào những phạm vi kinh tế, vật chất, theo lời hứa trực tiếp của Thiên Chúa cùng Giô-suê: “Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo …vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước” (Giô-suê 1:8).
Chúng ta cần phải tiếp xúc với “quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin” - là Kinh Thánh. Kinh Thánh là nguồn sức mạnh của Tin Lành và là nền tảng mà đạo Tin Lành được xây dựng trên đó. Đối với nhiều người Tin lành ngày nay, Kinh Thánh là một quyển sách bị bỏ quên, một quyển sách có lẽ được trang hoàng làm đẹp cho kệ sách trong thư viện của chúng ta, không ai đọc hoặc thỉnh thoảng mới đọc. Quyển sách được cảm thúc thiên thượng nầy đang làm đề tài cho phái phê bình có tâm trí hẹp hòi như chúng ta. Thật đáng buồn và thảm hại làm sao khi hạ thấp chính nền tảng mà đạo Tin Lành được xây trên đó. “Anh em đã được dựng lên trên nền của các Sứ đồ cùng các đấng tiên tri” (Êphêsô 2:20) – “Nếu các nền bị phá đổ, người công bình sẽ ra làm sao ?” (Thi thiên 11:3)
Hãy cho tôi nghe một sứ điệp đơn sơ của Tin Lành, sứ điệp ấy dường như là ngu dại đối với sự khôn ngoan của thế gian nầy; sứ điệp đó đủ ích lợi cho tôi, vì đó là quyền phép của Thiên Chúa để cứu mọi kẻ tin. Với sứ điệp đơn sơ đó, các Cơ-Đốc nhân đầu tiên đã có thể chinh phục được cả thế giới ngoại đạo cho Đấng Cứu Thế, và bởi sứ điệp ấy các nhà cải chánh đã thành công khi chống lại các thế lực Gô-li-át giềnh giàng trong Giáo hội Công Giáo Lamã.
Không một Cơ-Đốc nhân nào am hiểu Kinh Thánh lại chịu lìa bỏ Kinh Thánh và sự dạy dỗ trong đó thay cho giáo lý vấn đáp của Công Giáo Lamã và những mệnh lệnh của con người. Chính những người Tin Lành đó nếu không có “quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin”, sẽ sa vào cảnh làm mồi cho sự quyến rũ của tôn giáo theo vật chất, theo nghi thức, theo sự xa hoa hào nhoáng bên ngoài. Ngược lại với niềm tin mà mọi người đều biết, Đạo Tin Lành không phát xuất chủ yếu như một nguồn đối kháng với những sai lầm và bại hoại của Giáo hội đang hiện hữu. Động lực chính đã thúc đẩy các nhà Cải chánh phát động phong trào là lòng yêu mến lẽ thật mà họ đã tái khám phá trong Tin Lành. Rồi như một kết quả tất nhiên, họ đã lên tiếng chống lại những điều mà Giáo hội đã dập tắt hay đã đánh mất sự sáng của Tin Lành. Chính sự đứng vững của họ trong Lời của Thiên Chúa đã thúc đẩy sự phát triển đạo Tin Lành trên vầng đá Đấng Chirst và trên các trụ của Lời Chúa.
Sự Thách Thức của Thời Gian
Chúng ta phải làm gì để tỏ ra sức sống của chúng ta?
1/. Chúng ta hãy ăn năn! Chúng ta cần phải quì xuống và xưng tội với tấm lòng thống hối vì chúng ta đã lạc khỏi con đường của tổ phụ chúng ta, là những người đã anh dũng chiến đấu ‘cho đức tin’. Vì vậy, chúng ta đã xa rời Lời Thiên Chúa đến với những mệnh lệnh của con người, hệ thống chủ nghĩa hình thức cũ và chủ nghĩa luật pháp, chống lại những điều các nhà Cải chánh đã chống đối; do chúng ta đã đánh mất “lòng kính mến ban đầu”, nên tầm nhìn của chúng ta vào Giáo hội không còn giá trị bị che khuất.
Trong sách Khải huyền, chúng ta thấy thiên sứ của Thiên Chúa nói với Hội Thánh Sạt-đe, tiêu biểu cho Giáo hội Cải chánh trong những lời tỏ tường nầy: “Ta biết công việc ngươi, ngươi có tiếng là sống, nhưng mà là chết. Hãy tỉnh thức và làm cho vững những sự còn lại, là sự hầu chết; vì ta không thấy công việc của ngươi là trọn vẹn trước mặt Đức Chúa Trời ta. Vậy hãy nhớ lại mình đã nhận và nghe đạo thể nào, thì giữ lấy, và ăn năn đi” (Khải. 3:1-3).
2/. Chúng ta hãy trở lại với Kinh Thánh ! Chính Đấng Cứu Thế là Ngôi Lời. “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời … Ngôi Lời đã trở nên xác thịt ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật” (Giăng 1:1, 14). Chúng ta đọc Lời, Đấng Cứu Thế ở với chúng ta, chính Đấng Cứu Thế là Đấng đã bước đi trên đất, đã chịu chết tại đồi Gô-gô-tha, và đã sống lại từ kẻ chết. Chỉ qua chính Lời Chúa, chúng ta có thể mong đợi làm sống lại Cơ-Đốc Giáo của chúng ta, khiến đạo Tin Lành năng động, và để giải cứu thế giới khỏi tình trạng hỗn loạn và suy sụp.
3/. Chúng ta hãy làm chứng cho Đấng Christ! Chúng ta hãy trở thành những người Tin Lành thật! Chữ ‘Tin Lành’ bao hàm một yếu tố tích cực, là chữ có hình thức làm chứng theo nguồn gốc tiếng Latinh ‘Protestare’. Một người Tin Lành là người làm chứng cho Đấng Cứu Thế và Tin lành của Ngài; không phải chỉ là người đưa ra những vụ tranh cãi, hoặc chống lại một điều gì hay chống ai đó. nếu Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, thì mỗi xác thịt phải trở thành lời nói, công bố ‘những sự giàu có không dò lường được của Đấng Christ’. Nếu Đấng Cứu Thế là điều có ý nghĩa lớn cho chúng ta, thì chúng ta hãy có một lời nói tốt về Ngài. Nếu chúng ta đã kinh nghiệm được quyền phép giải cứu của Chúa, chúng ta hãy dâng chính đời sống của chúng ta phục vụ Ngài. Như tác giả Thi thiên nói: “Các người Đức Giê-hô-va đã chuộc khỏi tay kẻ hà hiếp hãy nói điều đó” (Thi thiên 107:2).
Lời chứng cá nhân của Linh mục qui đạo Jose A. Fernander