10:15 ICT Thứ ba, 19/03/2024

Lớp Học Kinh Thánh Hàng Tuần


1. Những bài học Kinh Thánh hằng tuần cho mọi lứa tuổi
2. Các Bản Thánh Ca - Tôn Vinh

» Xem chi tiết


............................................................................................
 

............................................................................................................

Giải Đáp Thắc Mắc Hôm Nay


                               » Xem chi tiết

............................................................................................

Đang truy cậpĐang truy cập : 2


Hôm nayHôm nay : 247

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 8981

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1848814

Trang Chủ » Giải Đáp Thắc Mắc » Câu Hỏi

Câu Hỏi 58: Tôi nghe nói người Tin Lành rất chú trọng đến sự chết của Chúa Jêsus, sự chết của Chúa Jêsus có khác gì với sự chết của các bậc danh nhân, giáo chủ không?

Thứ sáu - 13/05/2016 08:37
Câu Hỏi 58: Tôi nghe nói người Tin Lành rất chú trọng đến sự chết của Chúa Jêsus, sự chết của Chúa Jêsus có khác gì với sự chết của các bậc danh nhân, giáo chủ không?

Câu Hỏi 58: Tôi nghe nói người Tin Lành rất chú trọng đến sự chết của Chúa Jêsus, sự chết của Chúa Jêsus có khác gì với sự chết của các bậc danh nhân, giáo chủ không?

Cảm ơn Chúa, tuần lễ nầy là tuần lễ đặc biệt liên quan đến 2 trong 3 Đại Lễ của những người tin Chúa Jêsus,


TRẢ LỜI:

Cảm ơn Chúa, tuần lễ nầy là tuần lễ đặc biệt liên quan đến 2 trong 3 Đại Lễ của những người tin Chúa Jêsus, đó là ngoài Lễ Kỷ Niệm Chúa Jêsus giáng sanh rất quen thuộc, còn có hai Lễ khác là Lễ Kỷ Niệm Chúa Jêsus chịu khổ nạn và chịu chết; Lễ thứ ba là Lễ Kỷ Niệm Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết. Cảm ơn Bạn thính giả đã có câu hỏi liên quan đến sự chết của Chúa Jêsus trong thời điểm quan trọng nầy. Ít nhất có 3 điều cần nói đến trong sự chết của Chúa Jêsus

I/. ĐIỀU CẦN NÓI ĐẾN THỨ 1 LÀ SỰ HẠ MÌNH CỦA CHÚA JÊSUS.

Kinh thánh ghi lại cái đêm đau thương, sỉ nhục mà Chúa Jêsus phải chịu đã bắt đầu như sau: Trước ngày Lễ Vượt qua, Đức Chúa Jêsus biết giờ mình phải lìa thế gian đặng trở về cùng Đức Chúa Cha đến rồi; Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng… Đức Chúa Jêsus … đứng dậy khỏi bàn, cởi áo ra, lấy khăn vấn ngang lưng mình. Kế đó, Ngài đổ nước vào chậu, và rửa chơn cho môn đồ, lại lấy khăn mình đã vấn mà lau chơn cho… (Giăng 13:1-4).
Kinh thánh đã đưa ra hai hình ảnh cách biệt nhau:

1. Một Bên Là Chúa Jêsus:

Kinh thánh giới thiệu Chúa Jêsus là Đấng từ Đức Chúa Trời đến thế gian nầy, Ngài là Thầy, là Chúa. Kinh thánh muốn tái xác quyết rằng Chúa Jêsus chính là Đức Chúa Trời Tạo Hóa, Ngài là Chủ của những người đang hiện diện trong đêm cuối cùng trước khi chịu chết đền tội cho nhân loại. 

2. Một Bên là các Môn đồ:

Các môn đồ nầy là ai? Họ là con người thọ tạo, là những ngư dân tầm thường, hoặc một công chức địa phương, là những người dốt nát không học từ những Trường chính qui nổi tiếng nào (Công vụ 4:13).
So sánh giữa hai đại lượng đó, thật là một sự cách biệt quá xa. Nhưng Chúa Jêsus đã làm gì? Chúa Jêsus đã hạ mình xuống làm người, thậm chí làm một tôi tớ phục vụ các môn đồ bằng cách rửa chơn cho họ, lấy khăn mình lau chơn cho họ. Kinh thánh phán: Chúa Jêsus Christ vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng của mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự (Philip 2:5-8)

Nguyên nhân nào khiến Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời Tạo Hóa hạ mình như vậy? Đến nỗi vua Đa-vít phải thốt lên lời ngạc nhiên quá sức: Loài người là gì, mà Chúa nhớ đến? Con loài người là chi, mà Chúa thăm viếng nó? Và câu trả lời duy nhất là: vì Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng. Nhiều lần Kinh thánh nhắc đến lý do khiến Đức Chúa Trời Tạo Hóa hạ mình làm người là Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá cứu người, Kinh thánh phán, Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài… Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Chúa Jêsus Christ vì chúng ta chịu chết… Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống. Nầy, sự yêu thương ở tại đây: ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta (Giăng 3:16; Rô. 5:8; I Giăng 4:9-10).

Chỉ vì yêu thương con người, muốn cứu con người khỏi tối tăm, khỏi quyền lực của ma quỉ, khỏi tội lỗi, Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời Tạo hóa phải hạ mình chịu chết đền tội cho loài người. Kinh thánh phán: Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng (Giăng 13:1b).

II/. ĐIỀU THỨ 2 CẦN NÓI ĐẾN TRONG SỰ CHẾT CỦA CHÚA JÊSUS LÀ CHÚA JÊSUS ĐÃ ĐỔ SỰ SỐNG ĐỂ CỨU LOÀI NGƯỜI.

Kinh thánh ghi lại buổi tối cuối cùng trước khi Chúa Jêsus chịu chết đền tội cho nhân loại như sau: Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất (Luca 22:44).

Bây giờ chúng ta bước vào một cảnh trạng khác, không phải Chúa Jêsus với các môn đồ, mà Chúa Jêsus với quyết định dâng sự sống của Ngài để nhận lấy một cái chết sỉ nhục, đau thương. Trong giờ phút nầy, trước mắt của Chúa Jêsus là một thập tự giá mà kẻ bị treo trên đó là kẻ đã bị Đức Chúa Trời rủa sả, Kinh thánh phán: Chúa Jêsus Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp, bởi Ngài đã trở nên sự rủa sả vì chúng ta, - vì có lời chép: Đáng rủa thay là kẻ bị treo trên cây gỗ (Gal. 3:13).

Tại ngày nay, sau khi Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá, thì cây thập tự trở nên biểu tượng của tình yêu thương, nên nhiều người hãnh diện mang vác nó, nhất là khi thập tự giá được làm bằng bạc, bằng vàng, rồi còn chạm ngọc quý trên đó. Nhưng trước khi Chúa Jêsus chịu đóng đinh trên thập tự giá, thì cây thập tự là hình cụ ghê sợ dùng xử tử tội nhân tội nặng nhất mà địa vị lại hèn hạ nhất như nô lệ, thập tự bị khinh ghét và không ai dám đụng đến. Hiểu được như vậy, chúng ta mới hiểu sự tranh chiến trong Chúa Jêsus trước khi chấp nhận mang hết tội lỗi của loài người để chịu đóng đinh trên cây thập tự.
Kinh thánh diễn tả giờ phút tranh chiến đó rất ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc: Trong cơn rất đau thương, Chúa Jêsus cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên giọt máu lớn rơi xuống đất. Và Chúa Jêsus quyết định: Ý Cha được nên! Chúa Jêsus bằng lòng chấp nhận chịu sỉ nhục, chịu rủa sả, chịu chết đau thương, chịu đổ sự sống của Ngài để cứu chuộc con người.
Nguyên nhân nào khiến Chúa Jêsus bằng lòng dâng mạng sống của Ngài nhận lấy thập tự giá? Câu trả lời duy nhất mà chúng ta có được là: vì Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng (Giăng 13:1b). Phải, chỉ vì Chúa Jêsus yêu thương chính Bạn và tôi!

Kinh thánh ghi lại rằng sau khi Chúa Jêsus hoàn tất chương trình cứu rỗi cho loài người qua sự chết và sự sống lại của Ngài, Chúa Jêsus đã thăng thiên về trời, có một người trẻ học thức lại có quyền thế đời nầy muốn bắt giết ai tùy ý, tìm cách chống lại Chúa Jêsus bằng cách đi nhiều nơi trong nước Y-sơ-ra-ên tìm người nào tin Chúa Jêsus thì bắt giam hoặc giết. Nhưng sau đó, người trẻ nầy phải nhìn nhận Chúa Jêsus Christ là Đấng đã yêu tôi, phó chính mình Ngài vì tôi (Gal. 2:20), và người trẻ nầy đã tình nguyện làm người rao truyền Tin Lành của Chúa Jêsus cho thế giới thời đó từ Trung Đông đến Âu Châu.

Từ đó đến nay trải qua gần 2 ngàn năm, có biết bao người đã cảm nhận được Chân lý Chúa Jêsus vì yêu thương đã bằng lòng dốc đổ sự sống của Ngài cho chính họ, họ đã nhận và đã được Chúa yêu thương, Bạn thính giả hãy nghe vài người nói lên cảm xúc vui sướng của họ:
Vì lòng yêu thương Chúa Jêsus đã đến,
Để đỡ linh hồn của chính tôi lên.
Từ hầm tội dục, nhục ô hôi thối, Chúa lấy yêu thương vực tôi.
Ngài vực tôi thoát khỏi chốn sập sình, dùng tay âu yếm cứu vớt thân, linh.
Hoặc:
Cứu người, Chúa vui mang thập hình, thế tôi, Chúa cam tâm hi sinh
Chính tôi biết lấy chi đền bồi tình yêu vô đối, ôi Chúa ôi!

Cũng có người viết nữa:
Lạy Jêsus ôi, tôi nay đáng chi Chúa yêu, mà Ngài hi sinh, thân báu phải đau thương nhiều. Trời cao bao nhiêu, nhân ái của Chúa bấy nhiêu, cứu tôi nên Chúa chịu gai, giáo, đinh khổ đau trăm chiều. Ôi tình thương! Ôi tình thương! Tình thương khiến Chúa hi sinh. Thế tôi thân Chúa đầy thương, cam chết trên thập hình.

Thưa Bạn thính giả, nếu bây giờ tôi yêu cầu Bạn viết lên cảm nghĩ của Bạn trước tình yêu thương quá cao vời của Chúa Jêsus đối với Bạn, Bạn sẽ viết thế nào? Có giống như cảm xúc của những người mà tôi đã ghi lại không? Xin Chúa ban cho Bạn một cảm xúc như vậy.

III/. ĐIỀU THỨ 3 CẦN NÓI ĐẾN TRONG SỰ CHẾT CỦA CHÚA JÊSUS

Chúng ta đã nghe Kinh thánh nói đến hai điều liên quan sự chết của Chúa Jêsus khiến sự chết dù là điều thường bị cấm kỵ, nhưng sự chết của Chúa Jêsus lại được hơn phân nửa dân số thế giới hằng năm nhắc đến với niềm vui, hãnh diện. Và bây giờ, điều thứ 3 liên quan đến sự chết của Chúa Jêsus luôn được Kinh thánh nhắc đến: Ấy là lòng nhịn nhục của Chúa Jêsus từ khi Ngài chịu chết đền tội cho nhân loại đến nay.

Chúng ta hãy nghe Kinh thánh nói về sự nhịn nhục của Chúa Jêsus để Ngài bằng lòng chịu chết đền tội cho nhân loại. Kinh thánh chép rằng: Bấy giờ, Phi-lát bắt Đức Chúa Jêsus và sai đánh đòn Ngài. Bọn lính đương một cái mão triều bằng gai, đội trên đầu Ngài, và mặc cho Ngài một cái áo điều. Đoạn, họ đến gần, nói với Ngài rằng: Lạy Vua dân Giu-đa! Họ lại cho Ngài mấy cái vả (Giăng 19:1-3)
Bây giờ chúng ta có một sự so sánh giữa hai đại lượng nữa:

Một bên là Bọn Lính:
Bọn lính là ai? Đây là những người lính La Mã đang đô hộ xứ Palestine, dĩ nhiên họ có một cái quyền nào đó, dù rất hạn chế, ít nữa là làm theo lịnh của Quan Tổng Đốc Toàn quyền La Mã lúc đó là Phi-lát. Bọn lính đã đánh đòn Chúa Jêsus bằng những ngọn roi da có móc sắt; bọn lính đã sỉ nhục Chúa Jêsus bằng cách đội trên đầu Ngài chiếc mão gai thay vì vương miện bằng vàng của một vua; bọn lính đã vả má của Chúa Jêsus.

Một bên là Chúa Jêsus:
Chúa Jêsus là ai? Ngài là Đức Chúa Trời Tạo Hóa vì yêu thương nhân loại, muốn cứu con người khỏi tội, khỏi quyền lực của ma quỉ; Chúa Jêsus là Đấng phán một lời sóng yên gió lặng; Chúa Jêsus là Đấng phán một lời thì người chết sống lại, thậm chí người đã chết 4 ngày đã có mùi hôi; Chúa Jêsus là Đấng phán một lời thì ma quỉ run sợ vâng lịnh Ngài; Chúa Jêsus là Đấng có thể ra lịnh cho 12 đạo thiên sứ. Bạn thính giả có biết thiên sứ có quyền năng như thế nào không? Kinh thánh cho biết chỉ cần một thiên sứ của Chúa đi ngang qua thì 185 ngàn quân của đạo quân bách chiến bách thắng của Đế quốc A-si-ri vào thế kỷ thứ 9 TC. đã ngã chết trong một đêm, thế mà Chúa Jêsus có quyền ra lịnh sai khiến 12 đạo thiên sứ như vậy.

Dù vậy, Kinh thánh cho chúng ta biết Chúa Jêsus đã im lặng như chiên câm trước mặt kẻ hớt lông, bằng lòng nhịn nhục chịu đựng để hoàn thành sự cứu rỗi cho loài người.
Cái gì đã khiến Chúa Jêsus nhịn nhục như vậy?
Câu trả lời duy nhất là: Vì Chúa Jêsus đã yêu thương kẻ thuộc về mình trong thế gian thì cứ yêu cho đến cuối cùng… (Giăng 13:1b).
Sở dĩ mỗi năm Hội thánh Tin Lành của Chúa Jêsus tổ chức Lễ Kỷ Niệm Chúa Jêsus chịu thương khó, chịu chết đền tội cho nhân loại, không phải để thương khóc, không phải để cảm thương, mà để giới thiệu cho mọi người, trong đó có Bạn Thính Giả rằng: Đã có một Đức Chúa Trời Tạo hóa yêu thương Bạn, đã hạ mình đến thế gian chịu đổ sự sống để cứu Bạn khỏi tội lỗi, khỏi quyền lực của ma quỉ, là Chúa Jêsus Christ, và Ngài đã nhịn nhục bao niêu năm qua chờ Bạn quay về để ăn năn tội, tiếp nhận Chúa làm Đấng Cứu Thế của Bạn.

Chắc chắn sự nhịn nhục của Chúa cũng có giới hạn, đến một thời điểm nào đó, cánh cửa cơ hội tin Chúa Jêsus của chúng ta sẽ kết thúc, vì vậy, Kinh thánh phán: Kìa, hiện nay là thì thuận tiện; kìa hiện nay là ngày cứu rỗi… nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được? là sự cứu rỗi Chúa đã truyền ra trước hết, rồi có những kẻ chịu nghe chứng nghiệm nó cho chúng ta (II Cô. 6:2; Hê. 2:3). Mùa Kỷ Niệm Chúa Jêsus chịu thương khó là cơ hội để Bạn ăn năn tội tin nhận Chúa làm Cứu Chúa của Bạn đó. Mong lắm thay!
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn