06:42 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Lớp Học Kinh Thánh Hàng Tuần


1. Những bài học Kinh Thánh hằng tuần cho mọi lứa tuổi
2. Các Bản Thánh Ca - Tôn Vinh

» Xem chi tiết


............................................................................................
 

............................................................................................................

Giải Đáp Thắc Mắc Hôm Nay


                               » Xem chi tiết

............................................................................................

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 9187

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1849020

Trang Chủ » Giải Đáp Thắc Mắc » Câu Hỏi

Câu Hỏi 62: Các ông rao giảng rằng Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương. Vậy sao tôi đọc trong các sách Cựu Ước thấy nhiều lần Đức Chúa Trời phán bảo dân Do thái phải giết sạch kẻ thù của họ?

Thứ hai - 16/05/2016 21:53
Câu Hỏi 62: Các ông rao giảng rằng Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương. Vậy sao tôi đọc trong các sách Cựu Ước thấy nhiều lần Đức Chúa Trời phán bảo dân Do thái phải giết sạch kẻ thù của họ?

Câu Hỏi 62: Các ông rao giảng rằng Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương. Vậy sao tôi đọc trong các sách Cựu Ước thấy nhiều lần Đức Chúa Trời phán bảo dân Do thái phải giết sạch kẻ thù của họ?

Các ông rao giảng rằng Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương. Vậy sao tôi đọc trong các sách Cựu Ước thấy nhiều lần Đức Chúa Trời phán bảo dân Do thái phải giết sạch kẻ thù của họ, kể cả phụ nữ, trẻ em, thật là quá tàn nhẫn. Như vậy có mâu thuẫn không?

CÂU HỎI:

Các ông rao giảng rằng Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương. Vậy sao tôi đọc trong các sách Cựu Ước thấy nhiều lần Đức Chúa Trời phán bảo dân Do thái phải giết sạch kẻ thù của họ, kể cả phụ nữ, trẻ em, thật là quá tàn nhẫn. Như vậy có mâu thuẫn không?

TRẢ LỜI:

Đúng như Bạn thính giả đã được nghe, Đức Chúa Trời thật là một Đức Chúa Trời yêu thương – yêu thương đến nỗi đã ban Con Một của Ngài là Chúa Jêsus Christ cho nhân loại. Kinh thánh phán: Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống, và Kinh thánh khẳng định: vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương (I Giăng 4:8, 9).

Tuy nhiên, hoặc là Bạn thính giả không có thì giờ nghe đầy đủ, hoặc người rao giảng đã không rao giảng đầy đủ về Đức Chúa Trời như Kinh thánh dạy, nên Bạn thính giả chỉ mới nghe một mặt yêu thương của Đức Chúa Trời, chưa được giới thiệu một mặt nữa là sự Công bình của Đức Chúa Trời. Bạn hãy nghe chính Đức Chúa Trời giới thiệu chính mình Chúa như sau: Giê-hô-va! Giê-hô-va! là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng và tội lỗi; nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội, và nhơn tội tổ phụ phạt con cháu trải ba bốn đời (Xuất. 34:6-7). Rõ ràng Đức Chúa Trời là Đấng vừa yêu thương vừa công bình. Đáng tiếc là một số người chỉ biết về một Đức Chúa Trời yêu thương nên trong trí cứ nghĩ đến Đức Chúa Trời như một ông nội ông ngoại lúc nào cũng yêu cháu, che chở, không hề phạt con cháu.

Thật ra, đa số người VN cũng ý thức phương diện công bình của Chúa với những lời như: Trời phạt, Trời hại, chạy Trời không khỏi nắng…
Bạn thính giả có thể nhìn thấy rõ ràng Bản Tánh của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua Chúa Jêsus Christ. Vì Đức Chúa Trời là Đấng Chí Thánh, không dung chứa tội lỗi. Do đó, khi tổ phụ loài người chúng ta phạm tội không vâng lời Chúa, lại đi nghe lời ma quỉ, đức Công bình của Đức Chúa Trời đòi Chúa phải phạt loài người. Kinh thánh phán: Vì tiền công của tội lỗi là sự chết… (Rô. 6:23). Dù vậy, đức yêu thương của Đức Chúa Trời muốn Chúa tha thứ cho tội nhân. Và để thỏa mãn đòi hỏi của hai thánh đức yêu thương và công bình nầy, Đức Chúa Trời đã hạ mình làm người là Chúa Jêsus Christ giáng sanh chịu chết trên cây thập tự đổ huyết đền tội cho loài người để trả xong sự đòi hỏi của đức công bình; đồng thời sự chết của Chúa Jêsus trên thập tự giá đã bày tỏ cho nhân loại một Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi hạ mình làm người hi sinh mạng sống cho nhân loại.

Và kỳ diệu thay, bất kỳ lúc nào, chúng ta cũng bắt gặp một Đức Chúa Trời vừa yêu thương và cũng vừa công bình, ngay cả khi Chúa đoán phạt kẻ có tội.
Tuy nhiên, thắc mắc của Bạn thính giả là Đức Chúa Trời có quá tàn nhẫn khi phạt tội nhân không? Thật sự, Chúa không cần ai biện hộ cho Ngài vì Chúa là Đấng đã phán: Hãy nói cùng chúng nó rằng: Chúa Giê-hô-va phán: Thật như ta hằng sống, ta chẳng lấy sự kẻ dữ chết làm vui, nhưng vui về nó xây bỏ đường lối mình và sống (Êx 33:11), và Chúa cũng là Đấng Công bình được mô tả như một Tòa Án Lớn và Trắng – nghĩa là tối cao và không còn khiếu nại (Khải. 20:11-15).
Qua Kinh thánh, tôi sẽ trình bày hai cách Đức Chúa Trời đoán phạt tội nhân, rồi Chúa cho Bạn khôn ngoan tự nhận xét Chúa có quá tàn nhẫn không nhé”

I/. Thứ 1: CHÚA PHẠT NGƯỜI KHÔNG CHỊU ĂN NĂN?


1. Câu chuyện Chúa phạt tổ phụ loài người là A-đam và Ê-va
 
Kinh thánh ghi lại rằng khi tổ phụ loài người chúng ta không vâng lời Đức Chúa Trời, lại đi nghe lời ma quỉ qua con rắn, ăn trái của cây Chúa dặn không nên ăn. Đáng lẽ có tội thì Chúa phải phạt, nhưng Chúa đã không phạt liền, Chúa đã dành thì giờ cho tổ phụ loài người chúng ta ăn năn, Chúa đã phán hỏi với những lời gợi cho tổ phụ loài người chúng ta ăn năn nhìn nhận tội không vâng lời Chúa và xin Chúa tha thứ. Tiếc thay, tổ phụ chúng ta thay vì nhận tội thì đã đổ thừa nhau, A-đam đổ thừa cho người nữ cám dỗ ông ăn trái cây Chúa không cho ăn – nếu đọc cẩn thận lời A-đam trả lời Chúa, chúng ta còn nhận ra rằng A-đam dám phạm thượng đổ thừa Chúa xui ông phạm tội khi ông nói: Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi (Sáng 3:12). Đến khi Chúa hỏi người nữ cũng gợi ý để bà Ê-va ăn năn, nhưng bà đã thưa với Chúa: con rắn dỗ dành tôi và tôi đã ăn rồi (Sáng. 3:13).
Bạn có thấy Chúa thật yêu thương không? Chúa không phạt liền mà còn tìm cách cho tổ phụ chúng ta ăn năn. Tiếc thay, cả hai đã không ăn năn, không nhận tội, mà còn tìm cách để tỏ ra mình là tốt hơn người kia. Bạn nghĩ có đáng bị phạt không? Một người bình thường cũng phải tuyên bố ‘đáng phạt!’


2. Câu chuyện Chúa phạt thế giới đời Nô-ê:
 
Bạn biết câu chuyện Kinh thánh ghi lại trận Nước Lụt đời Nô-ê lớn và kinh khiếp đến nỗi hầu như dân tộc nào có lịch sử từ thượng cổ đều nói đến, ngay cả dân tộc VN chúng ta với truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Chúa đã cho nước lụt hủy diệt toàn thế giới thời đó. Tại sao Chúa phải hình phạt như vậy? Kinh thánh đã mô tả tội ác của loài người thời đó như sau: Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn… Thế gian bấy giờ đều bại hoại trước mặt Đức Chúa Trời và đầy dẫy sự hung ác. Nầy Đức Chúa Trời nhìn xem thế gian, thấy đều bại hoại, vì hết thảy xác thịt làm cho đường mình trên đất phải bại hoại. Tôi tin rằng Bạn phải rùng mình khi đọc những lời Kinh thánh mô tả tình trạng tội ác thời đó và đồng ý là đáng phạt lắm.

3. Câu chuyện Chúa phạt thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ:
 
Bạn hãy nghe Kinh thánh mô tả sự thịnh vượng của hai thành phố nầy: Lót bèn ngước mắt lên, thấy khắp cánh đồng bằng bên sông Giô-đanh, là nơi (trước khi Đức Giê-hô-va chưa phá hủy thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ) thảy đều có nước chảy tưới khắp đến Xoa; đồng đó cũng như vườn của Đức Giê-hô-va và như xứ Ê-díp-tô vậy (Sáng 13:10). Họ được Chúa ban cho một đất nước tốt đẹp đến nỗi được so với vườn Ê-đen của Chúa, đáng lẽ họ phải biết ơn Chúa, tiếc thay, họ lại phạm tội lớn đến nỗi Chúa phán: Tiếng kêu oan về Sô-đôm và Gô-mô-rơ thật là quá, tội lỗi các thành đó thật là trọng (Sáng. 18:20). Nhưng Chúa cũng chưa phạt, Chúa đã tự hạ mình hiện ra điều tra tại chỗ, Chúa phán: Ta muốn ngự xuống, để xem xét chúng nó ăn ở có thật như tiếng đã kêu thấu đến ta chăng; nếu chẳng thật, thì ta sẽ biết (Sáng. 18:21), và Chúa hứa rằng nếu Chúa tìm thấy trong hai thành tội ác đó có 10 người công bình thì Chúa sẽ tha không đoán phạt (Sáng 18:32). Và Bạn có biết không, khi Chúa đến xem xét hai thành, dân hai thành đó thấy Chúa thay vì ăn năn mà họ còn muốn phạm tội thêm nữa, không có một người công bình nào trong hai thành cả, lúc bấy giờ Chúa mới giáng hình phạt trên họ.
Bạn cũng hãy đọc lời Chúa phán về tội ác của các dân tộc được ghi trong sách tiên tri A-mốt với nhóm từ được lặp đi lặp lại: Bởi cớ tội ác của Đa-mách đến gấp ba, gấp bốn lần… Bởi cớ tội ác của Ga-xa đến gấp ba gấp bốn lần… Bạn thấy Chúa nhẫn nại biết bao cho đến khi tội ác của họ gia tăng gấp ba gấp bốn lần, Chúa mới phạt họ.
Thưa Bạn thính giả, với những trường hợp loài người phạm tội ác ngập ngụa như vậy, chúng ta là loài người vốn ở trong tội lỗi cũng phải nhận rằng không thể tha thứ, huống chi Đức Chúa Trời là Đấng Chí Thánh! Vậy mà Chúa vẫn nhịn nhục chờ đợi những người đó ăn năn cho đến khi Chúa không thể chờ đợi được nữa.
Đó là lý do tôi nói với Bạn rằng trong đoán phạt của Chúa dành cho tội nhân, Bạn vẫn thấy được lòng yêu thương của Chúa. Bây giờ,

II/. Điều thứ 2: CHÚA CÓ QUÁ TÀN NHẪN KHI ĐOÁN PHẠT KHÔNG?


1. Câu chuyện đoán phạt thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ:
 
Kinh thánh ghi lại, mặc dù tội ác hai thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ lên thấu trước mặt Chúa, nhưng Chúa vẫn hạ mình đến xem xét tại chỗ có thật không, và Chúa hứa nếu Ngài tìm thấy trong hai thành phố đông đúc đó có được 10 người công bình (Sáng 18:32), Chúa cũng sẽ tha, không phạt. Tiếc thay Chúa không tìm được một ai!

2. Câu chuyện Chúa phạt thành Ni-ni-ve:
 
Kinh thánh ghi lại rằng vào khoảng năm 700 TC., khi Chúa muốn phạt dân thành Ni-ni-ve là thủ đô của Đế quốc A-si-ri độc ác, tức là nước Iraq ngày nay, Chúa đã sai tiên tri Giô-na đến công bố án phạt trước 40 ngày. Thành phố đó phạm tội đến nỗi tiên tri Giô-na là con người mà còn không muốn tha thứ, nhưng khi họ biết hạ mình ăn năn tội, Chúa đã tha thứ, và Chúa phán với Tiên tri Giô-na khi ông giận Chúa không phạt thành: Ngươi tiếc một dây dưa mà ngươi chưa hề khó nhọc vì nó, ngươi không làm cho nó mọc, một đêm thấy nó sanh ra và một đêm thấy nó chết. Còn ta, há không đoái tiếc thành lớn Ni-ni-ve, trong đó có hơn mười hai vạn người không biết phân biệt tay hữu và tay tả, lại với một số thú vật rất nhiều sao? (Giô-na 4:10-11). Rõ ràng, Bạn cũng như tôi và tiên tri Giô-na, không thể thương con người hơn Chúa yêu thương.

3. Câu chuyện về Chúa Cứu Thế Jesus:
 
Chúa Jêsus có thuật một câu chuyện về người trồng nho, xây dựng đầy đủ những nhu cần của nghề trồng nho, rồi cho thuê. Đến mùa hái trái, chủ vườn sai các đầy tớ đến thu hoa lợi, thì những người thuê vườn đã bắt đánh các đầy tớ và giết đi. Chủ lại sai một số đầy tớ khác đông hơn đến thì cũng bị bắt đánh và giết như thế. Cuối cùng chủ sai chính con mình đến vì nghĩ rằng những kẻ đó sẽ nễ con của chủ mà tử tế. Tuy nhiên, những kẻ thuê vườn nho đó lại bắt con của chủ và giết luôn. Chúa Jêsus đã hỏi những người thời đó: Vậy thì người chủ vườn nho đến, thì sẽ xử với bọn làm vườn ấy thể nào? Thật đáng ngạc nhiên, chính những người gian ác đang đeo bám theo Chúa Jêsus cũng phải trả lời: Người chủ sẽ diệt đồ hung ác ấy… (Math. 21:33-41).

Và Kinh thánh áp dụng câu chuyện Chúa Jêsus kể đó: Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài… (Hê. 1:1-3), là Chúa Jêsus ở giữa họ làm việc quyền phép, sự lạ và dấu lạ,… vậy mà họ mượn tay độc ác đóng đinh Ngài trên thập tự giá và giết đi (Công vụ 2:22-23). Theo Bạn, những người độc ác như vậy có đáng phạt không? Tôi tin rằng Bạn đồng ý ‘đáng phạt’!
Thế nhưng kỳ diệu thay, Chúa phán: nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn (II Phi. 3:9). Bạn hãy nghe Chúa phán: Ngày nay, ta bắt trời và đất làm chứng cho các ngươi rằng ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, sự phước lành và sự rủa sả. Vậy, hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi được sống (Phục. 30:19). Chúa Jêsus cũng phán: Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thí ít (Math. 7:13-14).

Thật sự không cần đâu xa, nhìn vào chính Bạn đã thấy Chúa không tàn nhẫn chút nào, mà còn đầy lòng yêu thương, Chúa đầy lòng nhịn nhục chờ đợi Bạn đến hôm nay với lời cảnh báo rằng: Nếu chúng ta còn trễ nãi sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh khỏi được? – là sự cứu rỗi Chúa truyền ra trước hết, rồi có những kẻ nghe chứng nghiệm nó cho chúng ta (Hê. 2:3), nghĩa là nếu Bạn không ăn năn tội và không tin nhận Chúa Jêsus Christ làm Cứu Chúa của Bạn ngay, Bạn sẽ không còn cơ hội, và Chúa sẽ phải phán với Bạn: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta không biết các ngươi đâu (Math. 25:12). Khi đó vì Bạn đã chọn cho mình con đường bị Chúa phạt, nên dù ở lứa tuổi nào, Bạn sẽ không thể than rằng tại sao Chúa phạt tôi, không yêu thương tôi.

 
Tổng số điểm của bài viết là: 35 trong 7 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
NGUYEN TRUNG - 06/03/2022 20:43
Tạ ơn Chúa! Cảm ơn Tôi tớ Chúa về bài viết này.
BAY LUONG - 09/07/2020 09:42
CẢM ON TÁC GIẢ BÀI VIẾT NÀY GIÚP CON DÂN CHÚA CÓ CƠ SỞ THÁNH KINH ĐỂ TRẢ LỜI NHỮNG NGƯỜI HAY HỎI LẼ
Trần Phước Nguyên - 04/06/2018 15:27
cảm ơn vì bài viết rất hay và rất súc tích! đem đến ý lời cho tôi trong việc giúp chính tôi có đủ thông tin để giải đáp cho minh và cho người khác!

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn