15:12 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

Lớp Học Kinh Thánh Hàng Tuần


1. Những bài học Kinh Thánh hằng tuần cho mọi lứa tuổi
2. Các Bản Thánh Ca - Tôn Vinh

» Xem chi tiết


............................................................................................
 

............................................................................................................

Giải Đáp Thắc Mắc Hôm Nay


                               » Xem chi tiết

............................................................................................

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 748

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 12519

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1872346

Trang Chủ » Thần Học » Thánh kinh Thông lãm

Châm Ngôn

Châm Ngôn

I/. TÊN SÁCH: Nguyên văn Hi-bá-lai: Trong nguyên văn Hi-bá-lai, sách có tên là Mishle Shelomoh (Châm ngôn của Salômôn – 1:1) có nghĩa rất rộng, được dùng để chỉ: Một bài diễn thuyết, Những câu châm ngôn, Những thành ngữ. Từ ngữ Mishle được dịch trong: Dân số ký 23:7, 18 = lời sấm, lời tiên tri ...

Thi Thiên

Thi Thiên

I/. TÊN SÁCH: Theo tiếng Hi-bá-lai: Trong tiếng Hi-bá-lai sách có tên là Tehillim (số ít: Tehillâh), có nghĩa là những bài ngợi khen (chỉ thích hiệp một số Thi thiên). Sách cũng có tên là Tephiloth, có nghĩa là “Những bài cầu nguyện”. Tựa nầy gọi theo Thi thiên 72:20

Gióp

Gióp

I/. TÁC GIẢ: Không biết rõ tác giả sách Gióp. Sách mang tên Gióp vì thuật chuyện về đời sống của Gióp. Có 3 ý kiến về tác giả của sách: Chính Gióp viết trong tuổi già vì tư tưởng, phong tục giống một Tộc Trưởng người A-rạp nói...

Ê-Xơ-Tê

Ê-Xơ-Tê

I/. TÁC GIẢ SÁCH Ê-XƠ-TÊ: Không biết rõ tác giả là ai. Nhưng căn cứ vào nguyên văn Hi-bá-lai, có xen vào vài tiếng Ba-tư, tỏ ra tác giả là người Y-sơ-ra-ên nhưng có tiếp xúc với người Ba-tư. Câu chuyện trong sách tỏ ra tác giả biết rất rõ mọi việc xảy ra và tên các nhân vật trong sách. Do đó, có ý kiến cho rằng tác giả sách là Mạc-đô-chê.

Nê-Hê-Mi

Nê-Hê-Mi

I/. TÁC GIẢ SÁCH NÊ-HÊ-MI: Các nhà giải nghĩa Kinh Thánh đều công nhận phần lớn sách Nê-hê-mi là do Nê-hê-mi viết từ đoạn 1 đến đoạn 7 và từ đoạn 12:27 đến đoạn 13:31 (vì trong các đoạn nầy, tác giả dùng nhân xưng đại danh từ ngôi thứ nhất: TÔI); còn lại là từ đoạn 8 đến đoạn 12:26 có lẽ là do E-xơ-ra viết. Nê-hê-mi 12:11,22, có tên Gia-đua, sử sách chép Gia-đua là thầy tế lễ thượng phẩm vào lúc Alexander the Great đến thăm Giê-ru-sa-lem, trên đường đi đánh nước Ba-tư

E-Xơ-Ra

E-Xơ-Ra

I/. TÊN SÁCH E-XƠ-RA: Tên sách là tên của tác giả. Người Y-sơ-ra-ên và các Cơ-đốc nhân đầu tiên đều tin ông E-xơ-ra là người viết sách E-xơ-ra, vì những lý do: Trong nguyên văn tiếng Hi-bá-lai lúc ban đầu thì sách Sử ký (I & II), sách E-xơ-ra và sách Nê-hê-mi, là một sách chung, do một người biên soạn. Về sau các Văn sĩ người Y-sơ-ra-ên chia làm 3 sách. Sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi được liệt vào kinh điển trước. Sách Sử ký sau nầy mới được công nhận vào kinh điển.

II Sử Ký

II Sử Ký

I/. BỐ CỤC: Bố cục tiếp theo sách I Sử ký: CHÁNH ĐẠO (Chánh Thống). Gia phổ Chánh Thống: (I Sử ký 1: - 9: Vị vua Chánh Thống: (I Sử ký 10: -29: Địa điểm Chánh Thống: - II Sử ký 1: -9: ĐỀN THỜ Dân Y-sơ-ra-ên không bao giờ dám nghĩ đến hoặc xây một Đền thờ thứ hai, ngoài Đền thờ tại Giê-ru-sa-lem – II Sử ký 6:6. Sau nầy họ chỉ lập Nhà Hội – Luca 4:16.

I Sử Ký

I Sử Ký

I/. TÊN SÁCH: Nguyên ngữ: Giống như I & II Samuên, và I & II Các Vua, hai sách Sử ký trong nguyên bản Hi-bá-lai là một với đề tựa: Dibrê Hayyyâmim = “Những sự kiện diễn ra hằng ngày” (Events of the days).

II Các Vua

II Các Vua

I/. BỐI CẢNH: Học sách II Các Vua chúng ta phải am tường những nước làm bối cảnh cho sách lịch sử nầy. Nước Sy-ri: Lần đầu tiên xuất hiện tên nước Sy-ri trong II Samuên 8:5. Nhưng trong sách II Các Vua, sau khi nước Y-sơ-ra-ên bị suy yếu vì chia rẽ, thì nước Sy-ri có liên hệ nhiều.

I Các Vua

I Các Vua

I/. NGUỒN GỐC CỦA SÁCH: Tên sách: Như chúng ta đã đề cập trong sách I Samuên thì sách I và II Samuên, I và II Các Vua, I và II Sử ký, là một sách trong nguyên bản Hi-bá-lai. Các sách nầy được chia ra làm hai từ khi Kinh Thánh được dịch ra tiếng Hi-lạp (Thế kỷ thứ III TC.). Lý do chia ra là vì bản hi-văn dài hơn bản Hi-bá-lai 1/3, mà những cuộn sách thời đó bằng cây chỉ thảo (Papyrus) hoặc bằng da, đều có chiều dài giới hạn

II Sam-mu-ên

II Sam-mu-ên

I/. TÁC GIẢ: Điều chắc chắn sách I và II Samuên không phải là do Samuên viết, vì lúc bấy giờ Tiên tri Samuên đã qua đời. Các nhà giải nghĩa Kinh Thánh đồng ý sách II Samuên là do hai Tiên tri Gát và Nathan viết (I Sử ký 29:29). NATHAN: Tên của Nathan có nghĩa là Người ban cho, khác với Na-tha-na-ên (Giăng 1:45) có nghĩa là Đức Chúa Trời ban cho.

I Sa-mu-ên

I Sa-mu-ên

I/. TÊN SÁCH: Hi-bá-lai: Tên “Sa-mu-ên” có nghĩa là “Đức Chúa Trời nhậm lời” - I Samuên 1:20. Trong nguyên ngữ Hi-bá-lai, hai sách Samuên I và II chỉ là một (cũng như sách Các Vua và Sử ký) “Sa-mu-ên” là tên của Tiên tri trong nước Y-sơ-ra-ên làm Quan xét cuối cùng của thời ký Quan xét (I Samuên 7:15)

Ru-Tơ

Ru-Tơ

I/. TÊN SÁCH: Chữ RU-TƠ: Có nghĩa là Bạn hữu, sự Đứng đắn, Sự Dịu Dàng (Comeliness). Đây không phải là tên Tác giả của sách, nhưng là tên Nhân vật chính trong sách.

Các Quan Xét

Các Quan Xét

I/. TÊN SÁCH: Tiếng Hi-bá-lai: Tên sách là Shophetim = (Sách của) Các Quan Xét. Chức vụ Quan Xét gồm hai chức năng: • Quan: đây là Quan Văn, chức năng là “trị”, cai trị. • Xét: xét xử, thẩm xét, cũng là “sư” là người chỉ dạy cho dân chúng. (Tiếng Trung quốc là: Quan Sư = Quan là trị; sư = dạy) Chức vụ Quan xét không phải là vua, cũng không cao trọng như chức vụ của Môi-se, Giô-suê. Họ được Đức Chúa Trời dấy lên để giải cứu dân Chúa trong những lúc có cần, họ có thể là những chiến sĩ cầm quân ra trận, có khi cũng làm nhiệm vụ xét xử công bình cho dân Chúa.

Giô-Suê

Giô-Suê

I/. TÊN SÁCH: Tên sách được ghi theo tên của nhân vật chính trong sách là GIÔ-SUÊ. Tên Giô-suê có nghĩa: “Giê-hô-va là Cứu Chúa”, có khi gọi là Giê-hô-sua – Xa-cha-ri 3:3, 8 Tân Ước theo tiếng Hi-lạp là JÊSUS – ‘‘Ιŋσοΰν - (Mathiơ 1:21) Có thể từ 24:29-33 về sau là do một người khác viết, còn hầu hết là do Giô-suê viết vì các bằng cớ:

Phục Truyền Luật Lệ Ký

Phục Truyền Luật Lệ Ký

I/. TÊN SÁCH: Theo tiếng Hi-bá-lai: Theo nguyên ngữ Hi-bá-lai, như chúng ta đã nói trong các sách trước đây, khi chia Bộ Ngũ Kinh nầy ra 5 phần, sách đã lấy những chữ đầu của phần sách đó làm tên sách. Vì vậy, tên sách thứ năm nầy có tên là: Haddebharim = Nầy là lời… (1:1). Theo các Bản Dịch: a/. Bản Hi-văn: Bản dịch 70 (Septuagint – Thế kỷ III TC.) có tên là: Deuterosnomos do hai từ ngữ: Deuteros = lần thứ hai. Nomos = Luât pháp. Từ đó bản Anh ngữ là Deuteronomy ...

Dân Số Ký

Dân Số Ký

I/. TÊN SÁCH: 1. Theo Nguyên ngữ: - Theo Hi-bá-lai văn: Tên sách nầy lấy theo những chữ đầu của sách trong Hi-bá-lai văn là BE-MIDBAR, có nghĩa là “tại đồng vắng” (1:1 “Tại đồng vắng”), tức là câu chuyện dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng. - Theo tiếng Hi-lạp: Tên của sách theo tiếng Hi-lạp (Bản 70) là ARITHMOI, gốc của chữ “Arithmetic” (số học). Chuyển dịch sang tiếng Latinh trở thành NUMERI. Trong Anh ngữ trở thành: NUMBERS ...

Lê-Vi Ký

Lê-Vi Ký

Hi-bá-lai: Trong Kinh Thánh tiếng Hi-bá-lai, sách được gọi theo chữ đầu của sách là: Wayyiqra, chữ nầy có nghĩa là “VÀ CHÚA GỌI”. Tên thường gọi: là Lê-vi ký. Hi-văn: Leuitikon. Latinh: Leviticum. Anh ngữ: Leviticus dịch từ tiếng Hi-lạp (Bản Septuagint) có nghĩa là: thuộc về người Lê-vi, hoặc sách ghi những việc liên quan đến người Lê-vi. Việt ngữ: Chữ Ký là “ghi chép”, nên cũng có nghĩa như tiếng Anh.

Xuất Ê-Díp-Tô Ký

Xuất Ê-Díp-Tô Ký

1/. Hibálai: nguyên văn Hibálai thì sách không có tên, chỉ dùng những chữ đầu của sách làm tên cho sách: Elleh Shemoth có nghĩa: “Đây là danh sách”. 2/. Hi-lạp: (Bản Septuagint) gọi tên sách là Exodos Exit (departure), có nghĩa ĐI RA, XUẤT HÀNH. 3/. Việt ngữ: Sách được đặt tên theo 19:1, theo Hán văn (các dịch giả đã dịch theo bản Hoa ngữ), có nghĩa là: Xuất = ra khỏi; Ê-díp-tô = theo âm tiếng Pháp là xứ Ai Cập ...

Sáng Thế Ký

Sáng Thế Ký

1. Theo Hi-bá-lai văn: BERSHITH = BAN ĐẦU. 2. Theo Hi-văn: GENESIS = GỐC TÍCH (Đây là gốc tên sách theo Anh ngữ). 3. Theo Việt ngữ: SÁNG THẾ KÝ. Tên nầy dịch theo Hán tự gồm ba từ: Sáng = Sáng tạo; Thế = Thế giới; Ký = ghi chép. Như vậy Sách Sáng thế ký là “bản Ghi Chép Cuộc Sáng tạo Thế giới”.

  Trang trước  1 2