14:03 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

Trang Chủ » Thần Học » Thần học Mục vụ (ứng dụng)

Thần Đạo Học - Chương IV - Cảnh Trạng Chúa Jêsus Christ Tái Lâm (P9)

Thứ hai - 06/10/2014 03:55
Thần Đạo Học - Chương IV - Cảnh Trạng Chúa Jêsus Christ Tái Lâm (P9)

Thần Đạo Học - Chương IV - Cảnh Trạng Chúa Jêsus Christ Tái Lâm (P9)

Kinh Thánh cho chúng ta biết sự tái lâm của Chúa Jêsus Christ là một chân lý, một sự kiện tương lai không có gì phải nghi ngờ, ấy là Chúa Jêsus Christ từ trời trở lại trên đất, trong tích tắc. Bây giờ chúng ta dành phần 9 này để khảo học chi tiết tiến trình tái lâm của Chúa Jêsus Christ.







CHƯƠNG IV - PHẦN 9
CẢNH TRẠNG
CHÚA JÊSUS CHRIST TÁI LÂM


******************************


Kinh Thánh cho chúng ta biết sự tái lâm của Chúa Jêsus Christ là một chân lý, một sự kiện tương lai không có gì phải nghi ngờ, ấy là Chúa Jêsus Christ từ trời trở lại trên đất, trong tích tắc. Bây giờ chúng ta dành phần 9 này để khảo học chi tiết tiến trình tái lâm của Chúa Jêsus Christ.
Theo cách nói thông thường là Chúa Jêsus Christ tái lâm, do đó có nhiều người hiểu lầm Chúa Jêsus Christ tái lâm MỘT LẦN, hoặc có những người qua việc học về lẽ đạo quan trọng này lại hiểu là Chúa Jêsus Christ tái lâm HAI LẦN. Thật ra, theo sự dạy dỗ của Kinh thánh, chúng ta biết được rằng Chúa Jêsus Christ tái lâm: MỘT LẦN nhưng qua HAI CHẶNG.
CHẶNG I: Liên hệ với Hội Thánh, như chàng rể rước Cô Dâu (Mathiơ 24:27-28; Luca 17:24, 27), cũng được gọi là Tái Lâm Ẩn Nhiên, tức là Chúa tái lâm nơi không trung, chỉ những người tin Chúa mới biết được.
CHẶNG II: Liên hệ với vũ trụ, thế gian, với dân Y-sơ-ra-ên và Hội Thánh, như một Vị Vua được phong chức từ xa trở lại nhận lấy Nước để cai trị (I Timôthê 6:14-15), cũng được gọi là Tái Lâm Hiển Nhiên, tức là Chúa Jêsus Christ tái lâm rõ ràng mọi người đều thấy.
CHẶNG I
CHẶNG II
Chúa Jêsus Christ đến nơi không trung (I Tês. 4:16-17
Chúa Jêsus Christ đến trên đất
(Xach. 14:4)
Chúa Jêsus Christ đến vì các thánh đồ của Ngài (I Tês. 4;16-17)
Chúa Jêsus Christ đến các thánh đồ của Ngài (I Tês. 3:13; Giu-đe 14)
Chúa Jêsus Christ đến rước cô dâ của Ngài
Chúa Jêsus Christ đến với cô dâu của Ngài.
Không nói đến trong Cựu Ước (I Côr. 15:51)
Thường được nói đến trong Cựu Ước
Không có những dấu hiệu sắp xảy ra.
Được báo trước bởi nhiều dấu hiệu (Mathiơ 24:4-29)
Là thời kỳ phước hạnh và an ủi (I Tês. 4;18)
Là thời kỳ hủy phá và phán xét (II Tês. 2:8-12)
Chỉ liên quan những người tin Chúa Jêsus (Giăng 14;1-3; I Côr. 15;51-55; I Tês. 4:13-18)
Liên quan dân Y-sơ-ra-ên và các quốc gia dân ngoại (Mathiơ 24:1 – 25:46)
Sẽ xảy ra trong tích tắc trong
Toàn thế giới sẽ thấy Chúa rõ
nháy mắt; chỉ những người thuộc về Chúa sẽ thấy Chúa (I Côr. 15:51-52)
ràng (Mathiơ 24:27; Khải huyền 1:7).
Những dấu hiệu bắt đầu Đại nạn
Những dấu hiệu bắt đầu Thiên Hi niên.
Chúa Jêsus Christ đến như Sao Mai sáng chói (Khải huyền 22:16)
Chúa Jêsus Christ đến như Mặt Trời Công Bình (Malachi 4:2)
Sau đây chúng ta sẽ đi vào chi tiết hai chặng tái lâm của Chúa Jêsus Christ mà Kinh thánh đã bày tỏ.

A. CHẶNG I - CHÚA JÊSUS CHRIST TÁI LÂM ẨN NHIÊN - (I Têsalôniaca 4:16-17)1

Câu hỏi cần nêu lên trước khi đi sâu vào chi tiết chặng tái lâm thứ I, tái lâm ẩn nhiên của Chúa Jêsus Christ là: Khi Nào Chặng Thứ I Diễn Ra?
Qua Kinh thánh, chúng ta thấy hầu hết các dấu hiệu báo trước thì giờ Chúa Jêsus Christ tái lâm đều liên quan đến chặng tái lâm thứ II. Vì vậy, đang khi chúng ta xem xét các dấu hiệu Chúa Jêsus Christ tái lâm, thì phải luôn tỉnh thức chắc chắn chặng tái lâm thứ I sẽ xảy ra trước khi bắt đầu chặng thứ II.
Dù vậy, vì thời kỳ trước khi chặng thứ I diễn ra là Thời Kỳ Ân Điển hay còn được gọi là Thời Kỳ Hội thánh, nên ít nhất chúng ta có thể nhìn vào tình hình Hội thánh được thể hiện theo như Khải huyền đoạn 2 và đoạn 3, để biết thời gian Chúa sắp tái lâm đón rước Hội thánh lên nơi không trung gặp Chúa, giao trả trách nhiệm chính lại cho tuyển dân Y-sơ-ra-ên.

1. Hội thánh tại Êphêsô:
Đây là Hội thánh thuần túy đầu tiên đã trung tín với Chúa và nổ lực truyền giáo khắp thế giới thời đó từ khi được thành lập trong Công vụ 2: đến cuối đời cửa sứ đồ Giăng - 100 SC.

2. Hội thánh tại Si-miệc nơ:
Là thời kỳ Hội thánh bị bách hại dữ đội nhất bởi Đế quốc La Mã đến khi Đạo của Chúa được Đế quốc La Mã công nhận là Quốc giáo, tức là từ năm 100 đến năm 311 SC.

3. Hội thánh tại Bẹt-găm:
Tiêu biểu cho Hội thánh từ năm 311 đến năm 590 SC., là Hội thánh đã kết hôn với thế gian, pha trộn các hình thức tôn giáo ngoại đạo, cũng như thế quyền. Phần đông người gia nhập Hội thánh chưa hề ăn năn tội và thật lòng tin Chúa Jêsus Christ, chưa hề nếm trải sự tái sanh, dấu hiệu rõ nhất là lập ngôi Giáo hoàng.

4. Hội thánh tại Thi-a-ti-rơ:
Đây là kết quả tình trạng Hội thánh được sanh ra do sự kết hôn giữa Hội thánh với thế gian, thế quyền. Đây là thời kỳ tổ chức Giáo hội cầm quyền, không còn là Hội thánh của Chúa Jêsus Christ nữa, Kinh thánh bị nhốt vào các Tu viện, chỉ có các giáo điều. Đây là tình trạng Hội thánh từ năm 590 đến 1517 là lúc Martin Luther khởi xướng cuộc cải chánh Giáo hội.
1 Trong phần sau đây phần lớn được trích từ 101 ANSWERS TO THE MOST QUESTIONS ABOUT THE AND TIMES của Mark Hitchcock, published by Multnomash Publishers, Ins. 2001, từ tr. 80-96

5. Hội thánh tại Sạt-đe:
Đây là thời kỳ Hội thánh cải chánh, nghĩa là từ năm 1517 đến 1755, Hội thánh có tiếng là sống với ý hướng ra khỏi tổ chức của Giáo hoàng, muốn quay về với Kinh thánh, nhưng bên trong cũng tranh chấp và dựa vào thế quyền, thời kỳ mà Kinh thánh gọi là có tiếng là sống mà là chết.

6. Hội thánh tại Phi-la-đen-phi:
Hội thánh thời kỳ này có sự phục hưng nổ lực truyền giáo thế giới, đem Tin Lành đến nhiều nơi, ngay cả những dân tộc thiểu số, dã man, sai phái nhiều Giáo sĩ. Có ý kiến cho rằng đó là thời kỳ Hội thánh từ năm 1755 đến khi Chúa Jêsus tái lâm nơi không trung

7. Hội thánh tại Lao-đi-xê:
Có ý kiến cho rằng đây là tình hình Hội thánh trước ngày Chúa Jêsus Christ tái lâm nơi không trung. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây là tình trạng Hội thánh bị bỏ lại phải chịu khổ trong thời Bảy Năm Đại nạn. Điều quan trọng là tình trạng Hội thánh thời gian này là 'hâm hẩm', về mặt hình thức hay tổ chức thì giàu có, nhưng bên trong thì không có quyền năng của Đức Chúa Trời, tự mãn. Có thể là thời kỳ chuyển tiếp giữa lúc Hội thánh sốt sắng như thời kỳ Hội thánh tại Phi-la-đen-phi chuẩn bị vào Hội thánh tại Lao-đi-xê là Hội thánh bị bỏ lại chịu Bảy Năm Đại nạn.


 
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những bài viết mới hơn

Những bài viết cũ hơn